Home Blog Page 184

Chỉ định trọng tài viên có bắt buộc phải không?

Các bên có bắt buộc phải chỉ định trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên của VIAC không khi thủ tục trọng tài được giải quyết theo Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC?

Theo Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC, đối với những tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì các bên bắt buộc phải chỉ định trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên của VIAC. Còn đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì các bên có thể tự do chọn chỉ định trọng tài, có thể chỉ định trọng tài viên không có tên trong Danh sách Trọng tài viên của VIAC.

Tự hòa giải có được công nhận không?

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, việc các bên tự hòa giải có được công nhận không? Nếu có thì quyết định công nhận hòa giải thành được thi hành như thế nào?

Theo Điều 9 – LTTTM 2010, trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền được tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp, hoặc cũng có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.

Khi các bên thoat thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài sẽ lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài (Điều 58 – LTTTM 2010).

» Luật sư bảo vệ đương sự tại trung tâm trọng tài

Kỹ năng của luật sư tham gia tranh tụng vụ án lao động

Kỹ năng của luật sư tham gia tranh tụng vụ án lao động Thực tiễn về kỹ năng của luật sư trong việc giải quyết các vụ án lao động do vậy là rất cần thiết đối với những người làm nghề luật sư nói chung và những luật sư chọn hướng đi chủ yếu liên quan đến giải quyết các vụ án lao động nói riêng.

I. Kỹ năng của luật sư tham gia tranh tụng vụ án lao động với hiình thức sa thải người lao động

Khi luật sư tham gia bào chữa quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong bất kỳ một vụ việc dân sự nào cũng phải tiến hành theo các giai đọan cơ bản như sau:

  1. Tiếp xúc, trao đổi với thân chủ và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
  2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án.
  3. Thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ.
  4. Hòa giải.
  5. Chuẩn bị tham gia phiên tòa.
  6. Tham gia phiên tòa.

Bởi vì thế một Luật sư khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình trong các vụ án lao động với hình thức sa thải người lao động, để hoàn thành tốt được công việc theo yêu cầu, đòi hỏi người Luật sư phải có các kỹ năng sau đây để hoàn thành sứ mệnh của mình:
– Kỹ năng của Luật sư trong quá trình khởi kiện và thụ lý vụ án.
– Kỹ năng của luật sư trong giai đoạn thu thập chứng cứ và nghiên cứu hồ sơ.
– Kỹ năng hòa giải.
– Kỹ năng của luật sư tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.
– Kỹ năng của luật sư trong giai đoạn thi hành án.

II . kỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG QUÁ TRÌNH KHỞI KIỆN  VỤ ÁN LAO ĐỘNG VỚI HÌNH THỨC SA THẢI

II.1.  Kỹ năng của Luật sư trong quá trình chuẩn bị khởi kiện vụ án lao động

II.1.1. Tiếp xúc và trao đổi với khách hàng

Kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp Luật sư là quyền lợi của khách hàng và đạo đức nghề nghiệp của người Luật sư trong suốt quá trình hành nghề để mang lại sự công bằng cho con người và công lý cho xã hội. Vì vậy việc đầu tiên là Luật sư phải xác định được quan hệ tranh chấp lao động ở đây là tranh chấp là gì? Cụ thể là về việc sa thải người lao động cho nên luật sư cần phải tìm hiểu rõ thực tế vụ việc đã xảy ra nhu thế náo và yêu cầu hiện nay mà khách hàng cung cấp cho mình gồm những thông tin sau đây:

  1. Quyết định sa thải của người sử dụng lao động.
  2. Hợp đồng lao động cùng tất cả những giấy tờ liên quan khác của người lao động và người sử dụng lao động trong suốt quá trình làm việc và thực tế.

Ngoài ra Luật sư cần quan tâm đến và làm rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa các bên ví dụ như: Thời điểm xảy ra tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động, thủ tục tiến hành kỷ luật sa thải có đúng trình tự luật qui định không? Các yêu cần của thân chủ là những yêu cầu gì? Ví dụ như: Muốn đòi bồi thường tiền lương trong những ngày không làm việc, nhận tiền trợ cấp .. hay muốn được trở lại làm việc để Luật sư khoanh vùng pham vi luật qui định để áp dụng cụ thể vào tình huống cụ thể đang xảy ra của vụ án lao động.

II.1.2 Kiểm tra các điều kiện khởi kiện của khách hàng

Sau khi nắm vững được nội dung vụ việc, nếu khách hàng quyết định khởi kiện thì Luật sư cần kiểm tra những vấn đề sau:
– Điều kiện khởi kiện của khách hàng: Luật sư cần phải xem xét tất cả những điều kiện khởi kiện sau: Khách hàng có quyền khởi kiện không?
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo yêu cầu của khách hàng có được thực hiện hay không?
– Điều kiện về thời hiệu khởi kiện vụ án sa thải người lao động: Nếu việc tranh chấp của khách hàng đã hết thời hiệu khởi kiện thì Luật sư cần phải khuyến cáo đến khách hàng không nên khởi kiện vụ tranh chấp ra Tòa án mà nên tiến hành việc đàm phán hòa giải với nhau.

II.1.3. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án lao động cho khách hàng

Sau khi trao đổi tiếp xúc và kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách hàng, nếu khách hàng quyết định khởi kiện, luật sư cần giúp họ chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm những công việc sau đây:

  1. Chuẩn bị đơn khởi kiện: Về nguyên tắc đơn khởi kiên vụ án lao động nói chung và sa thải người lao động nói riêng cũng cần phải có đầy đủ nội dung được quy định tại điều 164 BLTTDS.
  2. Chuẩn bị các tài liệu chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện: Trong vụ án sa thải các tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp là:
    – Quyết định kỷ luật sa thải
    – Hợp đồng lao động
    – Nội quy lao động của doanh nghiệp đã được đăng ký với Sở LĐTB và XH
    – Thỏa ước lao động tập thể đã được đăng ký với Sở LĐTB và XH.

II.2. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG QUÁ TRÌNH THU THẬP CHỨNG CỨ VÀ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG VỚI HÌNH THỨC SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG.

Vụ án lao động với hình thức sa thải người lao động bên cạnh những những đặc điểm chung của một vụ án dân sự còn có những khía cạnh đặc thù riêng nhất định khác. Bởi vì, trong việc thu thập chứng cứ và nghiên cứu hồ sơ vụ án lao động, bên cạnh việc đảm bảo những kỹ năng nói chung thì người Luật sư cần phải chú ý đến những vần đề nêu ra dưới đây:

II.2.1  Thu thập xác minh chứng cứ, nghiên cứu vụ án để chứng minh tính hợp pháp và bất hợp pháp của một quyết định kỷ luật sa thải người lao động

Căn cứ vào lý do sa thải mà người sử dụng lao động đã sử dụng để ra quyết định kỷ luật người lao động, Luật sư cần giúp thân chủ của mình thu thập và xác minh các chứng cứ thể hiện các tình tiết sự kiện dưới đây: 

Nếu sa thải theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 85  Bộ Luật lao động:

  • Với hành vi trộm cắp hoặc tham ô: Luật sư phải tìm hiểu xem người lao động đã có thực hiện hành vi này hay chưa? Cần xác minh lại các mối liên hệ pháp lý giữa người lao động với tài sản của doanh nghiệp? Họ đã có thực hiện hành vi để cấu thành tội danh này hay chưa? Thời gian, địa điểm xảy ra hành vi trộm cắp hoặc tham ô, cụ thể như thế nào? Giá trị của tài sản bị trộm cắp hoặc tham ô có đạt đến mức cấu thành tội danh hay chưa? Nội quy lao động của doanh nghiệp có quy định cụ thể về vấn đề này không?
  • Với hành vi tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp: Luật sư cần phải xác minh, thu thập chứng cứ để chứng minh thông tin bị tiết lộ có được qui định là bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Thời gian, địa điểm, đối tượng tiết lộ với mục đích như thế nào? Thiệt hại có xảy hay không? Mức độ thiệt hại và hậu quả như thế nào?

Nếu sa thải theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 85 Bộ luật Lao động

  • Người lao động đã bị xử lý kỷ luật chuyển sang làm việc khác hoặc kéo dài thời hạn nâng lương hay chưa? Việc xử lý có tương ứng với hành vi vi phạm và đúng thủ tục sa thải theo luật định hay không?
  • Cụ thể thời điểm người lao động bị xử lý kỷ luật?
  • Người lao động đã được xóa kỷ luật chưa? Cụ thể người lao động đã vi phạm bao nhiêu lần?
  • Hành vi tái phạm là gì? Thời điểm người lao động thực hiện hành vi tái phạm kỷ luật lao động là vào lúc nào?
  • Thiệt hại (nếu có), cụ thể đến mức độ nào?

Nếu sa thải theo điểm c khoản 1 điều 85 Bộ Luật Lao động

  • Có sự kiện xảy ra của người lao động đã tự ý nghỉ việc hay không?
  • Lý do tự ý nghỉ việc có chính đáng không ?
  • Thời điểm bắt đầu tự ý nghỉ việc? Tổng số ngày người lao động đã nghỉ?

Ngoài ra Luật sư cần quan tâm đến những vần đề sau đây:

  • Về trình tự xử lý kỷ luật có đúng với các quy định của pháp luật hiện hành qui định hay không?
  • Thời hiệu xử lý kỷ luật người lao động có còn hiệu lực hay không?
  • Các thủ tục xử lý kỷ luật cụ thể như sau: Sự có mặt của người lao động, sự tham gia và quan điểm của Ban chấp hành công đoàn, Biên bản xử lý kỷ luật, hình thức và thẩm quyền ra quyết định kỷ luật

II.2.2  Thu thập, xác minh chứng cứ và nghiên cứu vụ án để giải quyết hậu quả pháp lý của quyết định sa thải người lao động:

Việc giải quyết hậu quả pháp lý của quyết định sa thải người lao động phụ thuộc vào tính hợp pháp hay bất hợp pháp của một quyết định sa thải theo luật định mà người sử dụng áp dụng thực tế vào vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, nói chung, các chứng cứ cần thu thập, xác minh để giải quyết hậu quả pháp lý chủ yếu trong vụ án lao động dưới hình thức sa thải người lao động bao gồm:
– Thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động và khoảng thời gian đó đã bao lâu rồi?
– Mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp căn cứ theo hợp đồng lao động mà hai bên đã thỏa thuận với nhau như thế nào?
– Mức lương và phụ cấp thực tế mà người lao động được lĩnh hàng tháng như thế nào?
– Diễn biến về thay đổi mức lương trong 06 (sáu) tháng gần đây nhất như thế nào?
– Các chế độ khác người lao động được hưởng theo luật định hoặc do doanh nghiệp qui định.

II.3. KỸ NĂNG HÒA GIẢI TRONG VỤ ÁN LAO ĐỘNG VỀ VIỆC KỶ LUẬT SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Đây chính là cơ hội tốt để các đương sự có thể cùng ngồi lại cùng thương lượng và bàn bạc giải quyết vấn đề một cách êm thấm mà không cần tốn thời gian và tiền bạc cho những thủ tục giải quyết tiếp theo. Về phía người lao động, việc hòa giải ở giai đoạn này trong trường hợp họ vẫn còn mong muốn và khả năng quay trở lại làm việc thực sự có ý nghĩa rất lớn. Đối với người lao động, việc thắng hay thua trong một vụ kiện không chỉ là đòi được các quyền lợi của mình trong vụ án cụ thể mà là việc thực hiện tiếp theo mối quan hệ lao động như thế nào với người sử dụng lao động. Điều này sẽ thật khó khăn cho người lao động thắng trong vụ kiện đó mà sau đó lại quay trở lại công ty để tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động đã được giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy, trong trường hợp để bảo vệ cho người lao động và họ vẫn muốn quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp, Luật sư cần thật sự khôn khéo để giải thích, thuyết phục hai bên phải cùng bàn bạc, nhượng bộ lẫn nhau để có thể có được một kết quả tốt nhất giữa người sử dụng lao động và người lao động. Người Luật sư lúc này không chỉ như một người bảo vệ quyền lợi thiên lệch về một phía mà cần thể hiện (ít nhất là về mặt hình thức) như một người đứng giữa với cái nhìn công bằng về vấn đề, vụ việc đang xảy ra thì mới có thể thuyết phục thành công.

Trong trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ xem xét và quyết định đưa vụ án ra xét sử sơ thẩm.

Trong quan hê lao động, hòa giải là rất cần thiết bởi nhìn chung trình độ pháp luật của người lao động hiện nay còn thấp, người sử dụng lao động cũng thường quan tâm đến những quy định trong lĩnh vực kinh doanh nhiều hơn . Vì vậy, khi Luật sư đã tham gia vụ án thì hai bên nên tham gia hòa giải. Mặc dù tại điều 184 BLTTDS không quy định thành phần phiên hòa giải phải có Luật sư tham gia nhưng Luật sư có thể tham gia hòa giải theo quy định của khoản 1 và khoản 3, điều 64 của Bộ Luật tố tụng dân sự qui định.

Theo quy định tại Chương XIII của BLTTDS, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đượng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Thực tế nếu hòa giải thành thì điều đó sẽ thuận lợi rất nhiều cho cả hai bên, nhất là người lao động trong trường hợp họ bị sa thải trái pháp luật và có yêu cầu trở lại doanh nghiệp để tiếp tục làm việc. Vì vậy, Luật sư nên cố gắng tận dụng cơ hội này tham gia hòa giải để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình, đặc biệt là để duy trì thiện chí, vui vẻ chấp thuận của người sử dụng lao động khi quyết định nhận người lao động trở lại làm việc. Vai trò của Luật sư rất quan trọng trong giai đoạn này. Luật sư cần trao đổi với khách hàng trước để khách hàng thông báo về việc hòa giải, chủ động tới phiên hòa giải, tích cực tham gia hòa giải để đạt được mục đích tốt nhất cho thân chủ của mình.

II.4 . KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CHO PHIÊN TÒA SƠ THẨM VÀ THAM GIA PHIÊN TÒA SƠ THẨM GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG VỚI HÌNH THỨC SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG.

Tại phiên tòa lao động cũng như các phiên tòa dân sự, kinh tế khác đều được thực hiện theo một thủ tục tố tụng dân sự chung. Tuy nhiên, nhưng công việc chuẩn bị của luật sư trong mỗi loại án thì sẽ có những đặc thù riêng. Vì vậy, để chuẩn bị cho phiên tòa lao động với hình thức sa thải người lao động thì ngoài những kỹ năng chung, người luật sư cần phải lưu ý thêm những vấn đề sau đây:
– Đề xuất với Tòa án ra các quyết định tố tụng (Nếu thấy cần thiết).
– Xây dựng phương án bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
– Chuẩn bị các văn bản pháp luật, tài liệu cần thiết đối với vụ án lao động bằng hình thức sa thải người lao động.
– Chuẩn bị kỹ lưỡng bản luận cứ và các câu hỏi cho phần hỏi và tranh luận tại Tòa án.

Có thể nói rằng, kỹ năng của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm vụ án lao động không khác gì so với kỹ năng của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án có tính chất dân sự, kinh tế khác. Điều khác biệt lớn nhất chính là luật sư cần phải có gắng trang bị cho mình những kiến thức lao động nói chung và kiến thức pháp luật lao động nói riêng để có thể đưa ra những câu hỏi có lợi nhất, trình bày được những luận điểm, luận cứ bảo vệ có tình, có lý và còn để có thể chứng minh được cho các yêu cầu của khách hàng. Tại phiên tòa, nếu như cơ hội cho các bên tự thỏa thuận vẫn còn thì Luật sư cần triệt để tận dụng cơ hội nhất là khi luật sư đứng về phía người lao động.

Việc chú ý theo dõi, bám sát các tình huống tại phiên tòa sẽ giúp các luật sư có thể điều chỉnh luận cứ bảo vệ cho phù hợp. Không những thế, trong trường hợp kháng cáo theo thủ tục xét xử phúc thẩm, việc nắm bắt được nội dung phiên tòa sơ thẩm có một ý nghĩa to lớn. Nó giúp luật sư đánh giá được tính chính xác, tính có căn cứ của mỗi quyết định mà bản án của tòa tuyên để đánh giá, so sánh với yêu cầu của khách hàng và luận điểm bảo vệ của mình rồi từ đó xây dựng được hệ thống luận điểm và yêu cầu khi tham gia trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án.

Một vấn đề nữa luật sư cần chú ý là về thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm vụ án lao động. Về cơ bản, thời hạn kháng cáo này không khác so với thời hạn kháng cáo tại các vụ án khác – 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc từ ngày đương sự nhận được bản án, quyết định của tòa án (nếu không có mặt tại phiên tòa).

 II.5. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC THI HÀNH ÁN LAO ĐỘNG

Thông thường, Luật sư có thể nhận hoặc không nhận tham gia trong quá trình thi hành án. Trong quá trình thi hành án, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan như xác định về cơ quan có thẩm quyền trong việc thi hành án, thời hiệu cho việc yêu cầu thi hành án, soạn thảo các loại giấy tờ cần thiết yêu cầu thi hành án, đề xuất các biện pháp trong thi hành án….

II.6. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM VỤ ÁN LAO ĐỘNG dưỚI HÌNH THỨC SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Về cơ bản, kỹ năng của luật sư tại phiên tòa phúc thẩm không khác lắm so với kỹ năng của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm vụ án lao động..

II.7. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN TÁI THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN LAO ĐỘNG

Xét về bản chất, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án lao động không phải là một cấp xét xử đối với vụ án mà chỉ là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định.

Luật sư không được tham gia vào quá trình xét lại đó mà nếu có chỉ là người phát hiện, người chỉ ra những căn cứ cho việc xét lại bản án và dựa vào đó, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền xem xét để ra quyết định kháng nghị hay không?

Vấn đề cần chú ý của luật sư trong những trường hợp như vậy chính là thời hạn và căn cứ kháng nghị. Bộ luật tố tụng dân sự quy định rất rõ về vấn đề này cụ thể tại các Điều 283, 288, 305, 308.

Tóm lại:

Việc nắm vững các kỹ năng ứng dụng cụ thể vào các vụ án lao động của Luật sư sẽ giúp cho người luật sư giải quyết vụ án một cách hợp lý, hợp tình. Quá trình tham gia của luật sư vào vụ án lao động tuy phải đứng về một phía đương sự song nếu nắm chắc tính đặc thù và giải quyết bằng các kỹ năng đặt thù liên quan đến vụ việc sẽ góp phần đáng kể vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án và giải quyết đúng đắn yêu cầu của các đương sự.

theo luatdaiviet

» Tư vấn khởi kiện vụ án lao động ra Toà án

» Tư vấn pháp luật lao động

Giá trị pháp lý của Quyết định trọng tài?

Trường hợp đã có Quyết định trọng tài, nếu một bên không đồng ý với Quyết định trọng tài thì có quyền kiện tiếp ra tòa án không?

Quyết định trọng tài có tính chung thẩm, ràng buộc tất cả các bên của tranh chấp dù các bên có đồng ý hay không. Nếu hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết thì bên được thi hành phán quyết có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Vì vậy, khi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trọng tài thì các bên không thể kiện tiếp lên tòa án, trừ trường hợp một bên gửi đơn yêu cầu Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài và Tòa án hủy phán quyết trọng tài theo các căn cứ được quy định tại Điều 68 – LTTTM 2010.

Tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên?

Tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên gồm những điều kiện gì? những ai đủ tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên, những ai không được làm trọng tài viên?

Những ai đủ tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên?

Tiêu chuẩn trọng tài viên được quy định tại Điều 20 – LTTTM 2010, theo đó một người muốn trở thành trọng tài viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

Điều 20. Tiêu chuẩn Trọng tài viên

1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;

b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;

c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.

2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:

a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;

b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.”

cc

Có quyền chọn luật áp dụng không khi chọn trọng tài?

Trong trường hợp chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, các bên có quyền chọn luật áp dụng không?
Điều 14 – LTTTM 2010 quy định cụ thể về luật áp dụng giải quyết tranh chấp như sau:

1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
Như vậy, theo quy định này, các bên chỉ được tự do lựa chọn luật áp dụng trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài; còn đối với các tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì Hội đồng trọng tài sẽ mặc nhiên áp dụng luật Việt Nam.

Chọn trọng tài adhoc để giải quyết tranh chấp

Tôi muốn chọn trọng tài adhoc để giải quyết tranh chấp. Xin cho biết pháp luật Việt Nam có cho phép sử dụng trọng tài adhoc không?

Luật trọng tài thương mại 2010 cho phép các bên được lựa chọn trọng tài vụ việc (trọng tài ad hoc) để giải quyết tranh chấp. Đối với trọng tài vụ việc, các bên có thể tự do thỏa thuận về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.

Phát triển phương thức hòa giải trong thương mại Việt Nam

Hòa giải và phát triển phương thức hòa giải trong thương mại ở Việt Nam

Hoà giải thương mại hay trung gian thương mại 1 (Commercial Mediation) là một phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Cùng với thương lượng và trọng tài, hoà giải được coi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) và rất được các doanh nhân ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội của các phương thức này so với tố tụng tòa án.

Với mong muốn thúc đẩy sự phát triển của các phương thức giải quyết tranh chấp phương thức giải quyết tranh chấp thay thế nói chung và phương thức hòa giải nói riêng tại Việt Nam, bài viết giới thiệu những đặc điểm cơ bản nhất của phương thức hòa giải và phân tích một số điểm còn khiếm khuyết của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành của Việt Nam liên quan đến phương thức hòa giải trên cơ sở đối chiếu và so sánh với kinh nghiệm của một số nước.

1. Bản chất và sự phát triển của phương thức hòa giải ở một số nước

Bản chất của phương thức hòa giải

Hoà giải là quá trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết tranh chấp với sự trợ giúp của một bên thứ ba độc lập (hoà giải viên)2. Hòa giải khác với phương thức thương lượng ở sự có mặt của bên thứ ba (hòa giải viên) và cũng khác với phương thức trọng tài ở chỗ, hòa giải viên không có quyền xét xử và ra phán quyết như trọng tài viên. Vai trò của hòa giải viên trong quá trình hòa giải chỉ dừng lại ở việc khuyến khích và trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang tính thực tế mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu những lợi ích và nhu cầu của họ. Tùy thuộc nội dung, tính chất của vụ tranh chấp và sự thỏa thuận của các bên, số lượng hòa giải viên có thể là một hoặc nhiều. Theo thông lệ quốc tế, căn cứ vào tổ chức đứng ra thực hiện việc hòa giải, hòa giải được chia thành hai hình thức là hòa giải công (public mediation) và hòa giải tư (private mediation). Hòa giải công do các cơ quan nhà nước, chủ yếu là các Tòa án, đứng ra thực hiện (gọi là court-based mediation). Hòa giải tư thường do các tổ chức trọng tài thương mại3 hoặc các tổ chức hòa giải thương mại chuyên nghiệp tiến hành4. Ngoài ra, các bên cũng có thể yêu cầu các cá nhân (thường là chuyên gia về hòa giải hoặc về lĩnh vực đang có tranh chấp) đứng ra hòa giải.

Sự phát triển của phương thức hòa giải trên thế giới

Hiện nay, hầu hết các tổ chức trọng tài thương mại lớn trên thế giới đều có quy tắc hòa giải và tổ chức việc hòa giải nhằm giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả5. Hoạt động hòa giải cũng bắt đầu diễn ra nhộn nhịp tại các nước trong khu vực với sự xuất hiện của nhiều trung tâm hòa giải như Trung tâm hòa giải của CIETAC (Trung Quốc), Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung tâm hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Thái Lan6… và đã thể hiện được những ưu điểm rõ rệt về thời gian, chi phí và hiệu quả, thu hút được sự chú ý của đông đảo giới luật sư và doanh nghiệp. Chẳng hạn, tại Singapore, theo số liệu thống kê của Trung tâm hòa giải Singapore (SMC), tính tới tháng 4/2009, đã có 1.400 vụ tranh chấp được đưa tới trung tâm này để hòa giải, trong đó tỷ lệ hòa giải thành công chiếm khoảng 75%. Trong số các vụ tranh chấp được hòa giải thành, trên 90% được giải quyết chỉ trong vòng một ngày làm việc. Các tranh chấp được đưa ra hòa giải tại đây rất đa dạng từ các tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng, xây dựng, hợp đồng, công ty, bảo hiểm, hàng hải cho tới các loại tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, công nghệ thông tin, bồi thường thiệt hại… Ngay cả những vụ tranh chấp có giá trị lớn (trên 90 triệu đô la Singapore) cũng đã được tiến hành hòa giải tại SMC. Về mặt chi phí, các bên tranh chấp rõ ràng cũng đã tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn nếu so với tố tụng tại Tòa án. Ví dụ, đối với một vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa trung thẩm (High Court), nếu các bên chọn con đường hòa giải tại SMC, các bên có thể tiết kiệm được tới 80.000 đô la Singapore. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối năm 2008 với 18.884 bên tranh chấp và 1.563 luật sư đại diện cho các bên tranh chấp khi tham gia hòa giải tại SMC, trên 80% đối tượng được hỏi đã khẳng định tiết kiệm được chi phí và thời gian khi sử dụng phương thức này và trên 94% cho biết sẽ giới thiệu phương thức này cho các tổ chức cá nhân khác khi có tranh chấp tương tự7.

Hiện nay, tại Việt Nam, phương thức hoà giải thường được tiến hành kết hợp với phương thức tố tụng trọng tài hay Tòa án, theo đó, việc hòa giải giữa các bên tranh chấp chủ yếu do các thẩm phán hoặc trọng tài viên tiến hành trong quá trình tố tụng8. Ngoài ra, trên thực tế, các bên tranh chấp cũng có thể nhờ tới các chuyên gia là những người có kỹ năng và kinh nghiệm về hòa giải hoặc một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực đang tranh chấp (như tài chính, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm…) đứng ra thực hiện việc hòa giải9. Trung tâm hòa giải với tư cách tổ chức hòa giải thương mại chuyên nghiệp mới bắt đầu được hình thành với việc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) đưa ra Bộ quy tắc hoà giải và bắt đầu cung cấp dịch vụ này vào năm 200710.

2. Những nguyên tắc cơ bản của hòa giải

Hòa giải mang tính chất tự nguyện

Cũng giống như trọng tài, các bên tham gia vào quy trình hòa giải trên tinh thần tự nguyện, không bên nào có thể ép buộc bên nào tham gia vào phương thức này. Sự tự nguyện còn được thể hiện ở việc các bên có thể quyết định hoàn toàn quy trình hòa giải. Về nguyên tắc, sau khi được các bên lựa chọn, hòa giải viên sẽ gợi ý và hướng dẫn các bên về quy trình thủ tục hòa giải mà hòa giải viên dự định tiến hành. Tuy nhiên, các bên có quyền đề xuất với hòa giải viên những thay đổi cần thiết cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Cuối cùng, các bên hoàn toàn quyết định về việc giải quyết nội dung vụ tranh chấp. Khác với trọng tài viên, hòa giải viên không có quyền xét xử và ra phán quyết mà kết quả giải quyết vụ tranh chấp phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Tùy thuộc mô hình hòa giải và phong cách mà từng hòa giải viên áp dụng, hòa giải viên có thể cung cấp những nhận định, đánh giá về nội dung vụ tranh chấp cũng như ý kiến tư vấn về cách thức giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, những nhận định và ý kiến của hòa giải viên chỉ có tính chất tham khảo và không có tính chất ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Việc các bên có đi đến thỏa thuận hòa giải hay không và nội dung của thỏa thuận đó sẽ do các bên tự quyết định.

Hòa giải mang tính bí mật

Khi tham gia vào quá trình hòa giải, các bên phải ký cam kết không tiết lộ những thông tin có được từ quá trình hòa giải. Nếu việc hòa giải không thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay Tòa án để tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp thì những thông tin có được trong quá trình hòa giải sẽ không thể trở thành bằng chứng để chống lại một trong các bên. Bản thân hòa giải viên cũng phải cam kết giữ bí mật tất cả những thông tin do các bên cung cấp trong quá trình hòa giải. Nếu việc hòa giải không thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay Tòa án để tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp thì các bên cũng không được yêu cầu triệu tập hòa giải viên với tư cách nhân chứng cho vụ tranh chấp.

Hòa giải viên phải độc lập và khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quá trình hòa giải. “Độc lập” và “khách quan” không có nghĩa hòa giải viên và một hay cả hai bên tranh chấp không quen biết nhau, trên thực tế hòa giải viên và các bên tranh chấp có thể cùng hoạt động trong một lĩnh vực. Nguyên tắc này đòi hỏi hòa giải viên không được thể hiện thái độ thiên vị đối với bất cứ bên tranh chấp nào trong việc điều khiển quá trình hòa giải cũng như trong việc đưa ra các nhận định hay ý kiến tư vấn. Trong trường hợp một trong các bên cảm thấy hòa giải viên vi phạm nguyên tắc độc lập và khách quan, bên đó có quyền yêu cầu thay đổi hòa giải viên hoặc yêu cầu chấm dứt và rút lui khỏi quá trình hòa giải.

Hòa giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác

Tùy thuộc vào yêu cầu của bản quy tắc hòa giải của từng trung tâm hòa giải, nhìn chung, việc sử dụng phương thức hòa giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác như trọng tài hay Tòa án. Các bên có thể tiến hành hòa giải song song với quá trình tố tụng trọng tài hay Tòa án11. Đây cũng chính là một điểm hấp dẫn thể hiện sự linh hoạt của phương thức này.

3. Quy trình hòa giải

Trên thực tế, không có một quy trình hòa giải mang tính thống nhất trên toàn thế giới mà mỗi trung tâm hòa giải và mỗi hòa giải viên sẽ áp dụng những quy trình riêng phù hợp với nội dung và tính chất của vụ tranh chấp. Nhìn chung, quy trình hòa giải thường bắt đầu bằng việc hai bên tranh chấp cùng đề nghị hòa giải với hòa giải viên hoặc một tổ chức hòa giải; một bên cũng có thể đơn phương liên hệ với hòa giải viên hoặc với một tổ chức hòa giải để yêu cầu tiến hành hoà giải, khi đó hòa giải viên hoặc tổ chức hòa giải sẽ liên hệ và thuyết phục phía bên kia tham gia hòa giải. Việc hòa giải chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của cả hai bên tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, hòa giải viên sẽ áp dụng các kỹ năng giải quyết tranh chấp của mình nhằm giúp các bên thảo luận và thương lượng với nhau để tìm ra giải pháp cuối cùng cho vụ tranh chấp. Trong trường hợp các bên đạt được thỏa thuận, hòa giải viên sẽ giúp các bên soạn thảo thỏa thuận hòa giải một cách chi tiết, bản thỏa thuận này có giá trị pháp lý như một hợp đồng. Một trong các bên hoặc bản thân hòa giải viên có quyền chấm dứt hòa giải vào bất cứ giai đoạn nào của quá trình hòa giải khi thấy việc hòa giải sẽ không mang lại hiệu quả (ví dụ khi có bằng chứng để cho rằng một trong các bên thiếu thiện chí…).

Như vậy, so với tố tụng trọng tài và Tòa án thì phương thức hòa giải rõ ràng linh hoạt hơn cả về mặt thủ tục cũng như kết quả giải quyết vụ tranh chấp. Các bên hoàn toàn làm chủ quy trình hòa giải cũng như quyết định nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ tranh chấp. Kinh nghiệm của các nước nơi hòa giải phát triển cho thấy phương thức này cũng giúp các bên tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nhiều so với tố tụng trọng tài và tòa án. Ngoài ra, nguyên tắc bí mật của hòa giải cũng giúp các bên bảo vệ được bí mật kinh doanh của mình, đặc biệt là giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp mình trong mắt các đối tác và khách hàng. Điều quan trọng nhất mà hòa giải có thể mang lại cho các doanh nghiệp đó là việc duy trì mối quan hệ kinh doanh giữa các bên, điều này đặc biệt quan trọng khi các bên tranh chấp vốn là những đối tác có mối quan hệ kinh doanh lâu dài và có sự tín nhiệm nhất định đối với nhau. Khác với tính chất đối kháng của tố tụng trọng tài và tòa án, mục tiêu của phương thức hòa giải là tạo ra không khí thân thiện, mang tính xây dựng và tin tưởng giữa các bên tranh chấp, từ đó giúp các bên đề ra biện pháp giải quyết vụ tranh chấp. Trong suốt quá trình hòa giải, hòa giải viên phải tạo ra được bầu không khí cởi mở, hợp tác và khuyến khích các bên trao đổi thảo luận với nhau nhằm tìm ra một giải pháp cho vụ tranh chấp mà cả hai bên đều có thể chấp nhận.

4. Một số vấn đề pháp lý phát sinh khi phát triển phương thức hòa giải thương mại tại Việt Nam

Vấn đề thực thi điều khoản hòa giải

Điều khoản hòa giải được hiểu là thỏa thuận giữa các bên về việc đưa vụ tranh chấp sẽ hoặc đã phát sinh ra giải quyết bằng phương thức hòa giải. Theo kinh nghiệm thực tiễn về hòa giải tại các nước phát triển, một điều khoản hòa giải thông thường sẽ được soạn thảo như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc có liên quan đến hợp đồng này trước hết sẽ được giải quyết bằng phương thức hòa giải tại… (tên của một trung tâm hòa giải)… phù hợp với bản Quy tắc hòa giải của trung tâm này. Các bên cam kết sẽ tham gia hòa giải với thái độ thiện chí và bị ràng buộc bởi thỏa thuận đạt được trong quá trình hòa giải”.

Ngoài ra, các bên cũng có thể quy định thêm về việc giải quyết vụ tranh chấp tại Tòa án hay trọng tài nếu việc hòa giải không thành công và cam kết về việc giữ bí mật các thông tin tài liệu có được trong quá trình hòa giải cũng như việc yêu cầu triệu tập hòa giải viên với tư cách người làm chứng…

Cũng tương tự như điều khoản trọng tài, điều khoản hòa giải có thể được quy định thành một điều khoản ngay trong hợp đồng giữa các bên hoặc được các bên thoả thuận trong một hợp đồng riêng. Điều khoản này có thể được soạn thảo trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Vấn đề đặt ra là khi các bên đã có điều khoản hòa giải (ví dụ các bên thỏa thuận tiến hành hòa giải tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam) và một bên đơn phương khởi kiện tới Tòa án thì Tòa án sẽ thụ lý vụ án hay sẽ tạm dừng việc thụ lý vụ án và yêu cầu các bên tiến hành hòa giải (tại VIAC) trước? Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì việc các bên có thỏa thuận hòa giải không phải là một căn cứ để Tòa án từ chối thụ lý vụ án. Như vậy, việc các bên có thỏa thuận hòa giải trở nên vô nghĩa hoặc cùng lắm cũng chỉ có ý nghĩa khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp bằng phương thức này, mà không hề có ý nghĩa ràng buộc của một quy định trong hợp đồng. Nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực hòa giải tại các nước phát triển đều cho rằng, việc Tòa án không công nhận và yêu cầu các bên thực thi thỏa thuận hòa giải trước khi thụ lý vụ án là đi ngược lại với những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng và không hỗ trợ cho sự phát triển của phương thức này12. Không ai bắt các bên tham gia vào thỏa thuận hòa giải, do vậy, về nguyên tắc, các bên có trách nhiệm tôn trọng và thực thi những điều mà họ đã thỏa thuận. Ngoài ra, về mặt chính sách, nhằm thúc đẩy sự phát triển của phương thức hòa giải, góp phần đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác giải quyết tranh chấp nhằm giảm tải cho hệ thống Tòa án thì việc Tòa án tạm dừng việc thụ lý vụ án và yêu cầu các bên tiến hành hòa giải trước là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Vấn đề cơ bản ở đây chính là sự cân nhắc giữa một bên là việc đảm bảo quyền được tiếp cận hệ thống Tòa án của các tổ chức, cá nhân trong xã hội với một bên là việc khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua phương thức hòa giải, giảm tải công việc cho các Tòa án. Hiện nay, pháp luật của một số nước như Anh, Australia, Hong Kong, Singapore13… cũng đang đi theo xu hướng công nhận và cho thi hành điều khoản hòa giải. Theo kinh nghiệm của các nước này, trong trường hợp trong hợp đồng giữa các bên có điều khoản hòa giải, Tòa án sẽ chỉ tiến hành thụ lý vụ án nếu (i) điều khoản hòa giải giữa các bên được quy định không rõ ràng (ví dụ không quy định thời hạn dành cho việc hòa giải), hoặc (ii) đã hết thời hạn dành cho việc hòa giải theo hợp đồng mà các bên không tiến hành hòa giải, hay (iii) các bên đã tham gia vào quá trình hòa giải và đã hết thời hạn dành cho việc hòa giải theo hợp đồng mà các bên không đạt được thỏa thuận. Nếu bên khởi kiện không chứng minh được vụ tranh chấp thuộc một trong các trường hợp nói trên, Tòa án sẽ tạm dừng quá trình tố tụng và yêu cầu các bên thực hiện điều khoản hòa giải trước.

Vấn đề đảm bảo tính bí mật của quá trình hòa giải

Vấn đề này thực sự có khả năng trở thành rào cản pháp luật lớn nhất đối với sự phát triển của phương thức hòa giải tại Việt Nam (đặc biệt là hòa giải tư) trong thời gian sắp tới. Cũng giống như đối với phương thức trọng tài, nguyên tắc bí mật được coi là nguyên tắc nền tảng và chính là điểm hấp dẫn của phương thức hòa giải. Thực tiễn phát triển của phương thức hòa giải trên thế giới cho thấy, chìa khóa thành công của phương thức này phụ thuộc rất nhiều vào sự cởi mở của các bên trong việc chia sẻ các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. Nếu nguyên tắc bí mật trong hòa giải không được đảm bảo thì các bên khó có thể thẳng thắn trao đổi với nhau và với hòa giải viên về việc giải quyết vụ tranh chấp và quá trình hòa giải sẽ rất dễ đi đến thất bại… Vấn đề đặt ra là liệu các bên có “dám” trao đổi thẳng thắn và cởi mở với nhau không nếu như pháp luật không có cơ chế nào để đảm bảo tính bí mật của các thông tin và tài liệu14 được trao đổi trong quá trình hòa giải? Tiếc rằng pháp luật tố tụng dân sự hiện hành của Việt Nam còn bỏ ngỏ vấn đề này. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 chưa có quy định cụ thể nào nhằm hạn chế quyền của Tòa án trong việc triệu tập hòa giải viên như là một nhân chứng của vụ án. Điều 66, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 có quy định người làm chứng được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nghề nghiệp. Liệu những thông tin mà hòa giải viên có được trong quá trình hòa giải có được coi là bí mật nghề nghiệp và hòa giải viên có quyền từ chối cung cấp những thông tin này? Mặt khác, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể nào ngăn cấm hòa giải viên vi phạm cam kết của mình và tham gia tố tụng trọng tài hay tố tụng tòa án với tư cách nhân chứng nhằm chống lại một bên. Về vấn đề chứng cứ, pháp luật cũng chưa có quy định nhằm đảm bảo cho việc các chứng cứ được các bên đưa ra trong quá trình hòa giải sẽ không được ra làm chứng cứ tại Tòa án và trọng tài. Điều 97 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 quy định, Tòa án không công bố công khai chứng cứ có liên quan đến bí mật nghề nghiệp và bí mật kinh doanh theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Việc các thông tin, tài liệu được các bên đưa ra trong quá trình hòa giải có được coi là bí mật nghề nghiệp hay không vẫn còn chưa rõ. Ngay cả nếu những thông tin, tài liệu này được coi là bí mật nghề nghiệp hay bí mật kinh doanh thì pháp luật chỉ yêu cầu Tòa án không công bố công khai chứ không yêu cầu Tòa án không sử dụng nhằm chống lại một bên. Như vậy, vấn đề bảo mật các thông tin, tài liệu trong quá trình hòa giải và vấn đề hạn chế việc triệu tập hòa giải viên với tư cách người làm chứng vẫn là những vấn đề chưa được quy định rõ trong pháp luật Việt Nam.

Do đó, với mục tiêu khuyến khích sự phát triển của phương thức hòa giải như là một biện pháp xã hội hóa công tác giải quyết tranh chấp nhằm giảm tải cho hệ thống Tòa án, Bộ luật Tố tụng Dân sự cần có quy định cụ thể về việc hòa giải viên có nghĩa vụ từ chối tham gia với tư cách người làm chứng trong quá trình tố tụng Tòa án hay trọng tài sau này. Ít nhất pháp luật Việt Nam cũng cần ghi nhận những hiểu biết và thông tin mà hòa giải viên có được trong quá trình hòa giải là bí mật nghề nghiệp và hòa giải viên có nghĩa vụ từ chối khai báo những thông tin này. Ngoài ra, tất cả những thông tin tài liệu do các bên đưa ra trong quá trình hòa giải phải được đảm bảo bí mật và không thể trở thành chứng cứ nhằm chống lại một bên trong tố tụng tại Tòa án hay trọng tài.

Vấn đề thực thi thỏa thuận hòa giải

Nói chung, pháp luật của nhiều nước chưa coi thỏa thuận hòa giải có giá trị pháp lý như một phán quyết trọng tài để có thể được công nhận và cho thi hành ngay, mà thường chỉ coi thỏa thuận hòa giải như một hợp đồng giữa các bên. Do vậy, trong trường hợp các bên đạt được thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp nhưng sau đó một bên không thực thi thỏa thuận này thì bên kia có quyền đệ đơn tới Tòa án để giải quyết vụ tranh chấp và thỏa thuận hòa giải trở thành một bằng chứng quan trọng. Thực tế cho thấy, trong những trường hợp như vậy, Tòa án các nước thường tiến hành thủ tục tố tụng rất nhanh chóng, ghi nhận thỏa thuận hòa giải và ra phán quyết có lợi cho bên bị vi phạm. Pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng đang đi theo hướng này, do vậy, đây không phải là một vấn đề lớn đối với hệ thống pháp luật hiện hành của chúng ta.

Chú thích:

(1) Hiện nay, những thuật ngữ này được sử dụng tại Việt Nam một cách thiếu nhất quán. Trong bài viết này, tác giả sử dụng thuật ngữ hòa giải, việc các bên tự thỏa thuận với nhau không có sự tham gia của bên thứ ba sẽ được gọi là thương lượng (tương đương với khái niệm ‘Negotiation’).

(2) Xem Goldberg, Sander & Rogers, Dispute Resolution: Negotiation, Mediation and Other Processes, (1992), trang 103.

(3) Ví dụ hòa giải theo Quy tắc hòa giải của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).

(4) Việt Nam chưa có hình thức tổ chức hòa giải chuyên nghiệp này.

(5) Trong đó có ICC, AAA, WIPO, LCIA, HKIAC, UNCITRAL…

(6) Trên thực tế vào năm 2007, 07 trung tâm hòa giải là Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung tâm hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Thái Lan đã thành lập Hiệp hội Hòa giải châu Á (AMA) với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của hoạt động hòa giải tại châu Á, chia sẻ thông tin dữ liệu và những kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động, góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực. Xem website của Hiệp hội này tại < http://www.asianmediationassociation.org>.

(7)Những thông tin và số liệu trên được lấy từ website của SMC online tại <http://www.mediation. com.sg/mediation statistics.htm>

(8) Xem kết quả bảo cáo ‘Dự án điều tra cơ bản: Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam và vai trò của các thiết chế tư pháp, bổ trợ tư pháp’ do Viện Nghiên cứu khoa hoc pháp lý – Bộ Tư pháp thực hiện trong bài ‘Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế – Doanh nghiệp còn lúng túng’ trên Báo Người đại biểu nhân dân online tại <http://www.daibieunhandan.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/7/ ContentID /99439/Default.aspx#>

(9) Tuy vậy rất khó có thống kê chính xác về hình thức hòa giải này.

(10) Quy tắc hòa giải và Biểu phí hòa giải được đăng tại website của VIAC tại http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/default.aspx. Rất tiếc, hiện nay chưa thấy VIAC đưa ra con số thống kê cụ thể số lượng các vụ tranh chấp đã được đưa ra hòa giải cũng như tỷ lệ thành công của việc hòa giải tại đây để giúp các cá nhân, tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp có thể đánh giá hoạt động hòa giải của trung tâm này.

(11)Chú ý: khi tiến hành hòa giải tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), theo quy định của Quy tắc hòa giải của Trung tâm này thì các bên phải cam kết sẽ không tiến hành tố tụng tại trọng tài hay Tòa án trong suốt quá trình hòa giải.

(12)Ví dụ LV Katz, ‘Enforcing an ADR Clause – Are Good Intentions All You Have?’, (1988) 26 American Business Law Journal 575; M Shirley & A Wood, ‘Dispute Resolution Clauses’, (1991) 7 Queensland University of Technology Law Journal 165; Joel Lee, ‘The Ènforceability ò Mediation in Singapore’, Singapore Jỏunal of Legal Studies, (1999) 229-247…

(13) Ví dụ, xem Chỉ thị số 31 của Tòa án hướng dẫn về Hòa giải của Hồng Kông tại <http://www.news.gov.hk/lawandorder/091229/html/091229en08004.htm> theo đó, Tòa án Hồng Kông sẽ khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) và trong quá trình diễn ra hoạt động hòa giải giữa các bên, Tòa án có thể ra quyết định tạm dừng quá trình tố tụng cho đến khi quá trình hòa giải kết thúc.

(14) Đặc biệt là các bí mật kinh doanh.

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ – THS. LƯU HƯƠNG LY – Giảng viên Khoa Pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội

Nguồn: nclp.org.vn

» Luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Pháp luật không bảo vệ người bị hại cố tình ăn vạ

ăn vạ
Camera hành trình ghi lại cảnh một nam thanh niên chủ động lao vào đầu xe ô tô ăn vạ

Pháp luật không bảo vệ “người bị hại” cố tình “ăn vạ”

Thời gian qua, hiện tượng một số cá nhân tự lao vào các phương tiện đang lưu thông trên đường với mục đích “ăn vạ” không phải là chuyện hy hữu.

Trước tình trạng này, không ít người đã tỏ ra bức xúc và đặt vấn đề: Phải có chế tài để ngăn chặn hành vi xấu của các đối tượng này. Lái xe không phải bồi thường.

Gần đây nhất là clip có thời lượng khoảng 20 giây được đăng trên một diễn đàn mạng đầu tháng 3-2015 ghi lại vụ việc một thanh niên chủ động nhảy vào đầu chiếc xe đang lưu thông trên đường. May mắn thay, đoạn clip này được camera hành trình của chiếc xe ghi lại với hình ảnh khá rõ nét. Được biết, ngay sau khi vụ “tai nạn” xảy ra, một số người có mặt tại hiện trường đã tỏ thái độ bất bình với lái xe và thái độ đó chỉ dịu bớt khi họ được xem lại toàn bộ diễn biến sự việc trên camera của xe. Mặc dù vậy, lái xe đã không thông báo sự việc đến cơ quan chức năng mà còn “bồi thường” cho người lao vào xe mình một khoản tiền. Khi clip này được đăng tải, nó lan truyền rất nhanh với hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận. Hầu hết các ý kiến đều xoay quanh nội dung “may mà trên xe có gắn camera hành trình, nếu không khả năng lái xe phải bồi thường số tiền rất cao” hoặc “việc lái xe đưa tiền cho người lao vào xe mình là điều không nên vì nó sẽ tạo tiền lệ xấu”.

Đối với vụ việc kiểu này, luật sư Nguyễn Thanh HàGiám đốc Công ty Luật S&B cho rằng, theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi người lái xe sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) mà gây ra tai nạn do lỗi của họ thì phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu lái xe đang tuân thủ đúng luật, tai nạn xảy ra do lỗi của người bị hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không đặt ra đối với người lái xe. Ngược lại, người bị hại trong trường hợp này nếu gây ra thiệt hại cho lái xe, ví dụ như làm hỏng xe, gây bị thương cho người lái xe hoặc người khác đang ngồi trong xe thì còn có nghĩa vụ bồi thường. Điều 617 Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại quy định: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp người chủ động lao vào xe đang lưu thông bị thương hoặc tử vong do lỗi của họ, họ sẽ tự chịu trách nhiệm và người chủ phương tiện không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như các trách nhiệm khác.

Có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
Trả lời câu hỏi: “Khi gặp tình huống trên, lái xe cần phải làm gì?”, luật sư Nguyễn Thanh Hà phân tích, điều quan trọng nhất là lái xe cần bình tĩnh nhanh chóng dừng xe xem người cố tình đâm vào xe mình có bị thương hay không, nếu bị thương nặng có thể nhờ người khác đưa đi bệnh viện để cứu chữa, sau đó giữ nguyên hiện trường và báo ngay cho cơ quan chức năng hay chính quyền địa phương để tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định. Ngoài ra, lái xe cũng có thể nhờ những người có mặt tại hiện trường làm chứng, đưa ra ý kiến, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt lưu ý là lái xe không nên đưa tiền cho người đã lao vào xe với mục đích “ăn vạ” bởi việc đưa tiền cho xong chuyện sẽ gây ra hậu quả rất lớn cho xã hội. Nó vô tình khuyến khích những người này gây ra các vụ việc tiếp theo và trong nhiều trường hợp còn gây ra tai nạn nghiêm trọng cho những người đi đường khác. Chủ phương tiện cần cương quyết và tỉnh táo để xử lý sự việc và nên nhớ rằng pháp luật luôn bảo vệ lẽ phải, không dung túng cho hành vi sai trái.

Về việc lắp đặt camera hành trình trong ô tô, với kinh nghiệm nhiều năm lái xe, luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng, đây là việc làm vô cùng cần thiết, nó giúp cho chủ phương tiện có ý thức hơn khi điều khiển xe ô tô. Hơn nữa, do ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao nên tình trạng xảy ra va chạm khá thường xuyên. Khi xảy ra tai nạn, chưa biết đúng sai, tư tưởng xe to đền xe bé đã ăn sâu vào cách nghĩ của nhiều người, hiện tượng “ăn vạ nhà giàu” diễn ra thường xuyên. Thực tế đã có không ít lái xe phải móc túi đền tiền trong ấm ức. Trong trường hợp này, nếu trong xe có camera giám sát, lái xe sẽ có bằng chứng để chứng minh mình tham gia giao thông đúng luật trước đám đông hiếu kỳ và các cơ quan chức năng khi xảy ra tranh chấp…

Gọi ngay số 113 khi thấy dấu hiệu “ăn vạ”
Theo Đại úy Lê Đình Nam -Đội phó Đội CSGT- TT-PƯN CAH Chương Mỹ (Hà Nội), trong các vụ việc kể trên, vì nhiều lý do khác nhau nên lái xe thường tự giải quyết  mà không trình báo đến cơ quan chức năng. Cơ quan công an khuyến cáo, khi xảy ra các vụ va chạm giao thông có biểu hiện “ăn vạ”, người điều khiển phương tiện cần lập tức gọi theo số điện thoại 113 để việc xác minh, giải quyết va chạm được kịp thời. Bên cạnh việc khẩn trương thăm hỏi, cấp cứu người va chạm nếu xảy ra thương tích, lái phụ xe cần nhờ người chứng kiến sự việc đứng ra làm chứng hoặc ghi lại thông tin người biết việc để phục vụ công tác điều tra, xác minh củng cố bằng chứng. Trong trường hợp phương tiện va chạm chở nhiều người, lái phụ xe cần yêu cầu người trên xe trật tự, không lên xuống gây xáo trộn hiện trường, cản trở công tác khám nghiệm và làm phát sinh sự việc phức tạp khác.
Quá trình điều tra, xác minh, cơ quan công an sẽ làm rõ việc có hay không có hành vi “ăn vạ” và xảy ra va chạm hay không. “Việc người đi bộ sang đường không quan sát, dẫn tới xảy ra va chạm với phương tiện được ưu tiên sẽ bị xem xét xử lý. Đặc biệt, nếu xác định có hành vi cố tình tạo ra va chạm giao thông để “ăn vạ”, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm đối tượng liên quan theo Nghị định 171 và Nghị định 67” -Chỉ huy Đội CSGT-TT-PƯN CAH Chương Mỹ cho biết.

Theo anninhthudo.vn

» Kiệu làng Xuân Đỉnh húc vỡ kính ô tô Kia Morning là hành vi vi phạm pháp luật

» Luật sư bào chữa tội giao thông.

Bài bào chữa tội cố ý gây thương tích

Bài bào chữa tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ Luật hình sự (BLHS).

Phần quan điểm pháp lý đối với vụ án như sau:

I. Nội dung điều tra vụ án

Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 17-9-2010, Trần Thị X là giáo viên Trường mầm non HL, X phụ trách cho 23 bé nam ăn trưa. Cháu Lê Quang V (sinh ngày 19-12-2006) không ăn, X nhắc nhở nhiều lần, cháu V không nghe. X bế cháu V mở cửa đưa cháu V vào thang máy ở tầng một, bấm nút vận hành di chuyển xuống tầng trệt. X đi nhanh xuống tầng trệt, mở cửa thang máy thấy cháu V nằm trên sàn thang máy, máu chảy ra nhiều. Sẵn có một phụ huynh đến đón con em về, X nhờ chở X và cháu V đến bệnh viện cấp cứu.

X bị truy tố và xét xử về tội “Cố ý gây thương tích” (theo khoản 3 Điều 104 BLHS).

» Tư vấn về tội cố ý gây thương tích

II. Quan điểm của người bào chữa về vụ án

A. Nhận định về tội danh và khung hình phạt mà bị cáo Trần Thị X bị truy tố, xét xử

Quá trình điều tra vụ án, quan điểm xử lý hành vi phạm tội của Trần Thị X thiếu nhất quán. Ban đầu Trần Thị X bị khởi tố điều tra về tội “hành hạ người khác” (Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 435 ngày 03-11-2010 của Cơ quan CSĐT Công an quận TP). Sau đó lại thay đổi tội danh từ tội “hành hạ người khác” thành tội “cố ý gây thương tích” (quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự số 05, quyết định khởi tố bị can số 52 ngày 20-01-2011).

Có thể nói, cơ quan CSĐT Công an quận TP lúng túng, bị động trong việc xử lý vụ án. Thật vậy, việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can từ hành vi “hành hạ người khác” sang hành vi “cố ý gây thương tích” đều do VKSND quận TP yêu cầu, cơ quan CSĐT chỉ chấp hành thay vì đưa ra quan điểm của cơ quan CSĐT đối với vụ án.

Theo tôi, cả hai tội danh mà VKSND quận TP “chỉ đạo” cơ quan CSĐT thực hiện đều khập khiễng, thiếu khách quan và không thuyết phục. Bởi vì:

– Đối với tội “hành hạ người khác” phải thể hiện hành vi “đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình…”. Tàn ác được hiểu là hành vi gây ra sự đau đớn về thể xác (và tinh thần) đối với nạn nhân dưới các hình thức như đánh đập, bỏ đói… có hoặc không kèm theo việc chửi mắng thậm tệ, việc đối xử tàn ác thông thường phải lặp đi lặp lại.

– Đối với tội “Cố ý gây thương tích” được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể gây tổn thương (như ép nạn nhân tự gây thương tích, xô đẩy làm cho nạn nhân ngã va vào vật cứng…)
Hành vi của X có chăng chỉ là “vô ý gây thương tích” (theo khoản 1 Điều 108 BLHS) mà thôi.

Khái niệm vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi vi phạm các quy tắc thông thường trong cuộc sống về đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe vì quá tự tin hoặc vì cẩu thả đã làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe.

B. Nhận định về tỷ lệ thương tật của cháu Lê Quang V
Trong giai đoạn điều tra vụ án, cơ quan CSĐT Công an quận TP đã hai lần trưng cầu giám định thương tật của cháu V theo yêu cầu của đại diện giám hộ:

– Lần 1: Tỷ lệ thương tật toàn bộ: 27% (hai mươi bảy phần trăm).

– Lần 2: Tỷ lệ thương tật do thương tích gây nên hiện tại là 41% (bốn mươi mốt phần trăm).
Tỷ lệ thương tật của nạn nhân ảnh hưởng tới việc định khung hình phạt trong việc truy tố, xét xử bị can, bị cáo. Quá ngỡ ngàng trước kết quả giám định chênh lệch giữa lần 1 với lần 2: kết quả giám định thương tật lần 2 tăng 14% so với kết quả giám định thương tật lần 1. Trong quá trình điều tra và trước khi xét xử, Trần Thị X đã đề nghị VKSND quận TP, rồi TAND quận TP tiến hành thủ tục trưng cầu giám định lại thương tật của cháu Lê Quang V. Tuy trước đó đã hai lần giám định nhưng đều do đại diện giám hộ bị hại yêu cầu. Yêu cầu vừa nêu là chính đáng, đề nghị Quý Tòa cho hoãn xử để trưng cầu giám định lại thương tật của cháu V.

* Tính chất hành vi phạm tội
Hành vi phạm tội của Trần Thị X do lỗi vô ý, cẩu thả và không lường trước được hậu quả xấu có thể xảy ra đối với cháu Lê Quang V. Thường thì cơ quan tiến hành tố tụng lập luận là bị can, bị cáo buộc phải biết hành vi sai trái và phải chịu trách nhiệm hậu quả xảy ra. Đối với vụ án này, cũng cần xem xét tính đặc thù của nghề chăm sóc, nuôi dạy trẻ của Trần Thị X. X là giáo viên nhà trẻ chưa được đào tạo kỹ năng nuôi dạy trẻ một cách thành thạo, nên không lường trước “nghịch cảnh” do đứa trẻ gây ra (do cháu Lê Quang V không chịu ăn). Việc đưa cháu V vào thang máy, X tưởng như vô hại chỉ nhằm mục đích để cháu V ngoan ngoãn tiếp tục ăn uống, không ngờ cháu V lại va chạm vào thang máy gây ra thương tích đáng tiếc!

Hành vi phạm tội của Trần Thị X do nông nổi, mang tính nhất thời, không hề mong muốn thương tích xảy ra cho cháu V.

* Thái độ khai báo của Trần Thị X

– Tại bản tường trình ngày 29-9-2010 (Bút lục số 293), Trần Thị X khai nhận: “Trong lúc nóng giận, không kiềm chế được mình, tôi đã bế bé V vào thang máy rồi đóng cửa lại và nhấn nút cho thang máy chạy xuống tầng trệt. Rồi tôi chạy xuống tầng trệt mở cửa ra, lúc đó tôi thấy bé bị chảy máu ở đầu, tôi hoảng sợ đã bế bé ra kêu cứu và đưa bé đi cấp cứu. Tôi không ngờ đã xảy ra thương tích cho bé như vậy. Tôi chỉ muốn hù cho bé sợ để muốn bé tốt hơn, tôi nghĩ thang máy giống với thang máy bình thường như những thang máy khác nên tôi đã làm như vậy nhưng không ngờ gây thương tích cho bé như vậy…”

– Tương tự, tại bản tự khai ngày 27-9-2010 (Bút lục số 215), Trần Thị X trình bày: “Tôi nghĩ thang máy rất an toàn, tôi chỉ muốn hù cho bé sợ để tôi có cách giúp bé tốt hơn nhưng không ngờ khi tôi chạy xuống tầng trệt mở cửa thang ra, tôi thấy bé tôi thật sự hoảng sợ và bế bé chạy đi cấp cứu. Tôi không ngờ những hành động kém suy nghĩ của tôi đã gây cho bé và nhà trường, những người thân những thiệt hại quá lớn, tôi thật sự hối hận về những hành động của mình. Tôi nói ra mong cho tâm hồn tôi được nhẹ nhàng và tinh thần tôi bình ổn một chút. Tôi xin các anh hãy hiểu. Tôi không dám cầu xin tha thứ. Tôi chỉ mong các anh hiểu là những hành động của tôi chỉ muốn giúp bé và giúp mẹ bé để mỗi sáng mẹ khỏi đi làm trễ mà thôi. Tôi xin chấp nhận những hình phạt mà pháp luật định cho tôi”…

– Tại biên bản hỏi cung bị can ngày 17-2-2011 (Bút lục số 302), Trần Thị X nhận trách nhiệm: do tôi (X) có hành vi bế cháu Lê Quang V bỏ vào thang máy vận chuyển thức ăn rồi nhấn nút để thang máy vận hành gây thương tích nặng cho bé V nên Cơ quan CSĐT Công an quận TP khởi tố đối với tôi về tội “Cố ý gây thương tích”… vào khoảng 11 giờ ngày 17-9-2010, sau khi chuẩn bị bửa ăn cho các bé học lớp chồi xong, tôi và cô giáo Ng chia lớp chồi ra thành 2 nhóm… tôi phụ trách cho nhóm các bé Nam gồm 23 người ăn. Khi đó, tôi thấy bé Lê Quang V không tự giác cầm muỗng xúc cơm ăn nên tôi có nhắc nhở bé V nhiều lần nhưng cháu V vẫn không chịu xúc ăn. Tôi đến gần xúc cơm đút cho bé V ăn nhưng bé V nhả ra 2 lần. Tức giận bé V, tôi dùng hai tay xốc nách bé V lên đưa đến cửa thang máy vận chuyển thức ăn ở tầng 1 cách nơi bé V ăn khoảng 03 – 04m, bé V không khóc hay phản ứng gì cả. Đến trước cửa thang máy, tay trái của tôi bế bé V còn tay phải tôi đưa ra nắm tay cầm mở cửa thang máy ra, bé V vẫn không khóc. Vừa mở cửa thang máy ra, tôi dùng hai tay bế bé V vào đứng trong thang máy… lúc này bé V không khóc và thang máy không có đồ vật gì khác. Sau đó, tôi dùng tay phải đóng cửa thang máy lại, rồi dùng tay phải nhấn nút vận hành thang máy di chuyển xuống đất. Khi thang máy vận chuyển thì tôi quay đi xuống tầng trệt để đón bé V nên không nghe thấy trong thang máy có tiếng bé V khóc hay tiếng va đập gì không. Tôi chỉ đi bộ hơi nhanh chứ không chạy. Khi tôi đi xuống đất, cửa thang máy ở tầng trệt thì thang máy đã xuống đến trước, tôi liền dùng hai tay kéo mở cửa thang máy ra thì thấy cháu V khóc thét lớn, bé V đang nằm trên sàn thang máy, trên người bé V có máu chảy ra nhiều, tôi liền dùng hai tay bế bé V ra khỏi thang máy thì thấy đầu bé V bị tét da đầu, tôi không kịp quan sát mà tri hô kêu cứu rồi bế bé V ra cổng trường. Vừa lúc đó có một phụ huynh đi rước con đang chờ con ở cổng trường đã chở tôi bế bé V đến Bệnh viện Phú Thọ cấp cứu. …
Thái độ khai báo của Trần Thị X là thật thà, trung thực, thành khẩn chứ không quanh co chối tội.
Đây là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS.

III. Vấn đề khắc phục hậu quả xảy ra
Ngay sau khi xảy ra vụ án, mặc dù bản thân và gia đình Trần Thị X rất khó khăn, nhờ sự giúp đỡ của nhà trường và một số phụ huynh, Trần Thị X đã chuyển giao 50.000.000 đồng cho phụ huynh cháu Lê Quang V để góp phần chi phí chữa trị cho cháu. Trước khi vụ án được đưa ra xét xử, nhà trường và gia đình của Trần Thị X đã chuyển giao cho ông Lê Anh H là cha của bé Lê Quang V số tiền 90.000.000 đồng, nâng tổng số tiền mà gia đình của bé V đã nhận từ phía Trần Thị X lên 140.000.000 đồng. Cùng ngày 10-7-2011, cha mẹ của bé V là ông Lê Anh H và bà Dư Thị T là giám hộ của bé V có làm đơn xin giảm án cho Trần Thị X và xác nhận: về mặt dân sự đã thỏa thuận xong. Kính xin tòa giảm án cho cô Trần Thị X để cô sớm hòa nhập cộng đồng.

VII. Đề nghị hướng xử lý
Qua phân tích và nhận định trên, tôi đề nghị HĐXX:

– Trả hồ sơ để Viện kiểm sát xem xét chuyển tội danh từ “Cố ý gây thương tích” thành “vô ý gây thương tích”.

– Chấp nhận đơn yêu cầu của Trần Thị X xin tái giám định thương tật của cháu Lê Quang V, vì tỷ lệ thương tật của bị hại ảnh hưởng tới khung hình phạt, từ đó ảnh hưởng mức hình phạt đối với Trần Thị X, một cô gái quê lần đầu phạm tội do lỗi vô ý.
Trân trọng.

theo dragon law

» Tư vấn Tố tụng hình sự vụ án cố ý gây thương tích

» Luật sư tranh tụng các vụ án hình sự

Luật sư bào chữa tội cố ý gây thương tích:

Trường hợp mào luật sư được coi là thắng kiện

Luật sư được coi là thắng kiện khi khách hàng hài lòng về kết quả cuối cùng mà luật sư giúp họ đạt được, hài lòng về quá trình mà luật sư tham gia giải quyết vụ việc. 

Đó là chiến thắng thuyết phục nhất đối với một luật sư. Trong một vụ án, đối với luật sư thì đó là thành công và thắng kiện nhưng đối với khách hàng hoặc người khác nhìn vào thì chưa chắc họ đã hài lòng và cho rằng đó là thua kiện. 

» Luật sư bào chữa hình sự

Thành lập công ty nước ngoài phân phối hàng điện tử

Chúng tôi là nhà đầu tư cá nhân tới từ Hồng Kông, chúng tôi có thể lập công ty nước ngoài trong lĩnh vực phân phối hàng điện tử tại Việt Nam được không?

Luật sư trả lời: Đối với hoạt động phân phối, đặc biệt là phân phối điện tử, lại do cá nhân thực hiện. Thông thường sẽ không được ưu tiên bằng với các công ty ở nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối vì so với cá nhân thì các công ty này có năng lực tốt hơn. Vì vậy, sẽ dễ dàng hơn trong việc giải trình hồ sơ.

Nếu khách hàng buôn bán điện thoại mà ngành nghề:

Bán buôn, bán lẻ không có cơ sở bán buôn, bán lẻ: phí dịch vụ của chúng tôi là 10.000 USD;

Nếu có cửa hàng bán lẻ điện thoại: phí dịch vụ của chúng tôi là: 14.000 USD.

>> Cần tư vấn đầu tư nước ngoài vào việt nam

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch

Pháp luật có cho nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty du lịch tại Việt Nam không?

Luật sư trả lời: Về vấn đề này, luật sư xin trả lời như sau:

Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471):

Theo cam kết WTO, nhà đầu tư phải cung cấp dịch vụ dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam đã hoạt động trong lĩnh vực du lịch và có các chức năng lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp liên doanh chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam.

  • Giấy phép lữ hành quốc tế (inbound).
  • Giấy phép lữ hành nội địa

Để chúng tôi có thể tư vấn kỹ hơn, nhà đầu tư cần cung cấp các nội dung thông tin sau:

Mô tả hoạt động du lịch trong tương lai của công ty;

Khách hàng mục tiêu của công ty;

Đối với dịch vụ Du lịch, phí dịch vụ của Luật sư để xin Giấy Chứng nhận Đầu tư là 10.000 USD

» Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

» Cần tư vấn đầu tư nước ngoài vào việt nam

Người nước ngoài có mở cửa hàng tại Việt Nam được không?

Người nước ngoài có mở cửa hàng tại Việt Nam được không? Người nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện kinh doanh như bắt buộc phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức thành lập công ty hoặc góp vốn đầu tư hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp.

Tư vấn người nước ngoài có mở cửa hàng tại Việt Nam

1. Điều kiện người nước ngoài mở cửa hàng tại Việt Nam

1.1. Cơ sở pháp lý

  • Luật đầu tư 2020 quy định về đầu tư nước ngoài;
  • Luật doanh nghiệp 2020 quy định về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư

1.2. Hình thức đầu tư cho người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là cá nhân và tổ chức có quốc tịch nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài có thể kinh doanh vào Việt Nam theo các hình thức sau:

  • Trực tiếp thành lập công ty
  • Góp vốn/mua cổ phần trong công ty tại Việt Nam
  • Thành lập công ty liên doanh

Chú ý: Pháp luật Việt Nam không cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh dưới hình thức thành lập doanh nghiệp tư nhân và Hộ kinh doanh cá thể.

1.3. Điều kiện để Người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam

Người nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trừ những điều sau:

Điều 17 Luật Doanh nghiệp về Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

– Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

– Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: 

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

– Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

-Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

2. Người nước ngoài có được mở cửa hàng tại Việt Nam?

Thành lập nhà hàng, quán cà phê 100% vốn đầu tư của người nước ngoài theo cam kết WTO 11/2007 lộ trình sau 8 năm đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mở nhà hàng, quán cà phê, khách sạn với 100% vốn đầu tư vào Việt Nam.

Theo cam kết gia nhập WTO, các nhà đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trên lĩnh vực phân phối phải tuân thủ lộ trình theo thời gian: Từ 1/2007, bắt buộc liên doanh với đối tác Việt Nam với phần vốn nước ngoài không quá 49%. Từ 1/2008, được phép liên doanh và không bị hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài trong liên doanh. Từ sau 1/2009, được phép thành lập doanh nghiệp (DN) 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ.

Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có 02 hướng để lựa chọn:

– Kinh doanh mới 100 vốn nước ngoài lĩnh vực nhà hàng, cà phê, khách sạn.

– Mua lại chuỗi nhà hàng, cà phê, khách sạn đang có tại Việt Nam.

2.1. Thủ tục mở cửa hàng tại Việt Nam của người nước ngoài

Để thực hiện được việc thành lập nhà hàng mới, nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện các bước sau đây :

+ Bước 1: Đăng ký đầu tư:

Theo quy định của Luật đầu tư 2014 thì thời gian để đăng ký đầu tư là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng. Tuy nhiên, lĩnh vực nhà hàng ăn uống là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Do vậy, trên thực tế, để hoàn tất được thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, thời gian thực hiện có thể bị kéo dài ra hai tháng hoặc hai tháng rưỡi (do cơ quan chức năng cần hỏi xin ý kiến các bộ ngành liên quan về việc này).

+ Bước 2: Thành lập doanh nghiệp:

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư ở bước 1, Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tiến hành thành lập doanh nghiệp. Thời gian để hoàn tất bước thành lập doanh nghiệp là 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư ở bước 1.

+ Bước 3 xin Giấy phép:

Sau khi hoàn tất việc thành lập doanh nghiệp, công ty sẽ phải tiến hành xin xác nhận về điều kiện phòng cháy chữa cháy của nhà hàng, xác nhận về đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và cam kết bảo vệ môi trường.

2.2. Lưu ý của nhà đầu tư nước ngoài khi mở cửa hàng tại Việt Nam

Thứ nhất, đó là về vốn đầu tư: tuy lĩnh vực này không đòi hỏi vốn tốn thiểu, tuy nhiên nếu đăng ký với mức vốn ít quá thì khả năng chấp nhận sẽ bị giảm xuống.

Thứ hai, kinh nghiệm của nhà đầu tư: Nhà đầu tư cần phải cung cấp được tài liệu chứng minh mình có kinh nghiệm trong việc vận hành và hoạt động nhà hàng.

Thứ ba, địa điểm đặt nhà hàng: Địa điểm đặt nhà hàng không được là căn hộ chung cư. Diện tích thuê phải đảm bảo phù hợp với quy mô khách hàng dự kiến phục vụ bởi nhà hàng. Ngoài ra, nhà đầu tư phải đảm bảo có chỗ đỗ xe hợp pháp và phù hợp với quy hoạch để đảm bảo an ninh an toàn bãi đỗ xe.

3. Tư vấn người nước ngoài mở nhà hàng tại Việt Nam

Câu hỏi: Chúng tôi là người Hàn Quốc, muốn mở nhà hàng tại Việt Nam có được không?

Luật sư trả lời: Dịch vụ cung cấp thức ăn thuộc vào phân nhóm CPC 642 và đồ uống được phân  nhóm vào CPC 643:

Nhà Đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, không hạn chế vốn góp của nước ngoài.

Đối với dịch vụ này, sau khi được cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư, Công ty cần xin được những Giấy tờ sau:

  • ­Dịch vụ ăn uống: Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giấy phép bán lẻ rượu
  • Giấy phép bán lẻ thuốc lá

Để tư vấn được cụ thể, chúng tôi cần nhà đầu tư cung cấp các thông tin sau:

Hình thức cung cấp dịch vụ ăn uống, quy mô, các loại đồ ăn nào, các loại nước uống nào sẽ được cung cấp trong nhà hàng

Đối với dịch vụ nhà hàng, phí dịch vụ của Luật sư để xin Giấy Chứng nhận Đầu tư là 10.000 USD

» Luật sư tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài

» Cần tư vấn đầu tư nước ngoài vào việt nam

Thành lập doanh nghiệp dịch vụ khách sạn 100% vốn nước ngoài không?

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn kinh doanh dịch vụ khách sạn không?

Nhà đầu tư hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp Singapore, công ty luật cho chúng tôi biết theo luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn kinh doanh dịch vụ khách sạn không?

Luật sư trả lời: Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, dịch vụ khách sạn được coi là dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn (CPC 64110).

Nhà Đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, không hạn chế vốn góp của nước ngoài.

Điều kiện kinh doanh sau khi được cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư:

  1. a) Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;
  2. b) Đề ra các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch. Những đề án này sẽ được các cơ quan chuyên môn xác nhận bằng các Chứng nhận:

+ Chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự;

+ Xác nhận Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Xác nhận phương án phòng cháy chữa cháy;

+ Chứng nhận cơ sở lưu trú đủ điều kiện hoạt động khách sạn.

Đối với khách sạn phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;

Tại giai đoạn đầu tiên, Chúng tôi yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin sau để tư vấn cụ thể hơn:

Mô tả về khách sạn, Khách sạn sẽ được xây dựng quy mô như thế nào? các công trình xây dựng trong khách sạn, các hạng mục, dịch vụ trong khách sạn.

Xây dựng trên diện tích đất bao nhiêu?

Đất dùng để xây khách sạn là của Bên nào? hình thức thuê hay giao đất và thuê trả tiền hàng năm hay một lần, scan và chuyển cho chúng tôi xem xét;

Khách sạn đang xây đã có giấy phép xây dựng chưa, nếu có giấy phép xây dựng thì vui lòng chuyển bản scan để chúng tôi xem xét.

>> Tư vấn trước thành lập công ty

Tư vấn tham gia đàm phán hợp đồng đại lý thương mại

Tư vấn về việc tham gia đàm phán, rà soát và dịch thuật hợp đồng đại lý thương mại

Chúng tôi cần đàm phán và ký hơp đồng đại lý thương mại với một đối tác nước ngoài, cần luật sư giỏi tiếng Anh có thể dịch và đàm phán với đối tác cùng chúng tôi, công ty luật có thể cung cấp dịch vụ này?

Luật sư trả lời: Khách hàng hiện đang có nhu cầu tư vấn pháp luật về việc (i) tham gia đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài, (ii) rà soát hợp đồng đại lý thương mại, và (iii) dịch thuật hợp đồng đại lý thương mại từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

SBLaw là một công ty luật được thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật Việt Nam hoạt động tư vấn pháp luật chuyên nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư, bất động sản, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp. SBLaw có đủ khả năng, kinh nghiệm và sẵn sàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu được tư vấn và hỗ trợ Khách hàng thực hiện yêu cầu trên đây.

  1. Phạm vi dịch vụ và Thời hạn thực hiện

1.1. Tham gia đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài:

  • Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết;
  • Tham gia trực tiếp vào cuộc họp đàm phán hợp đồng giữa khách hàng và đối tác nước ngoài, với tư cách luật sư đại diện theo ủy quyền của khách hàng;
  • Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý cho khách hàng trực tiếp trong buổi đàm phán nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Tiếp thu ý kiến của các bên tham gia cuộc họp nhằm điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng;
  • Hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên tham gia cuộc họp và ý kiến tư vấn pháp lý của luật sư;

1.2. Rà soát hợp đồng đại lý thương mại:

  • Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết;
  • Tiến hành rà soát hợp đồng do khách hàng cung cấp;
  • Tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng trên các bản rà soát và điều chỉnh cho phù hợp;
  • Hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng.

1.3. Dịch thuật hợp đồng đại lý thương mại từ tiếng Anh sang tiếng Việt:

  • Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết;
  • Tiến hành dịch thuật hợp đồng đại lý thương mại do khách hàng cung cấp từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng.

2. Thời hạn thực hiện:

Đối với phạm vi dịch vụ quy định tại 1.1.

–           Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định của Hợp đồng này, S&B Law sẽ cung cấp ý kiến/tài liệu cần thiết cho buổi họp đàm phán hợp đồng;

–           Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc buổi họp đàm phán hợp đồng, SBLaw sẽ hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên tham gia cuộc họp, ý kiến tư vấn pháp lý của luật sư và chuyển giao kết quả cho khách hàng.

Đối với phạm vi dịch vụ quy định tại Điều 1.2

–           Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định của Hợp đồng này, S&B Law sẽ cung cấp bản rà soát đầu tiên đối với hợp đồng đại lý thương mại do khách hàng cung cấp;

–           Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của khách hàng đối với từng bản rà soát của S&B Law, S&B Law sẽ cung cấp bản hiệu chỉnh đối với từng bản rà soát đó (gọi là “bản hiệu chỉnh rà soát”);

–           Trong vòng tối đa 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi khách hàng nhận được từng bản rà soát hợp đồng và/hoặc bản hiệu chỉnh rà soát do S&B Law cung cấp, khách hàng phải có ý kiến phản hồi đối với từng bản rà soát hợp đồng và/hoặc bản hiệu chỉnh rà soát đó. Quá thời hạn này mà S&B Law không nhận được ý kiến phản hồi của khách hàng, khách hàng mặc nhiên được xem là chấp nhận từng bản rà soát hợp đồng và/hoặc bản hiệu chỉnh rà soát đó. Mặc dù có quy định này, S&B Law và khách hàng có thể thỏa thuận về một khoảng thời gian khác so với khoảng thời gian quy định tại đoạn này.

–           SB Law chỉ hiệu chỉnh tối đa 02 (hai) lần đối với từng bản rà soát trên cơ sở phản hồi của khách hàng, bao gồm cả phản hồi từ nội bộ của khách hàng và phản hồi của khách hàng sau khi đàm phán với bên đối tác, tính từ bản rà soát đầu tiên nêu tại đoạn đầu của Mục này.

Đối với phạm vi dịch vụ quy định tại Điều 1.3:

–           Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định của Hợp đồng này, S&B Law sẽ bàn giao cho khách hàng bản dịch tiếng Việt của hợp đồng đại lý thương mại do khách hàng cung cấp;

>> Soạn thảo hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa

Im lặng không có nghĩa là đồng ý

Về chế định hợp đồng, luật sư, thạc sỹ Nguyễn Thị Thu phân tích, khoản 1 điều 409 của dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi (gọi tắt là dự thảo) quy định: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với nhau”. Trước đó, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với nhau”.

Như vậy, phạm vi điều chỉnh của dự thảo đã mở rộng hơn so với quy định cũ. Có thể hiểu, hợp đồng bao gồm tất cả những hợp đồng dân sự và hợp đồng không phải hợp đồng dân sự. Hợp đồng dân sự là hợp đồng được ký kết giữa một bên là cá nhân với một bên là pháp nhân hoặc một cá nhân khác. “Khái niệm trên nên quy định như cũ. Bởi hợp đồng dân sự khi có tranh chấp sẽ do tòa án dân sự giải quyết, hợp đồng kinh doanh thương mại, lao động sẽ do tòa tương ứng giải quyết. Vì vậy, thay vì khái niệm “hợp đồng” chung chung, nên viết “hợp đồng dân sự” là rõ ràng và hợp lý hơn” – luật sư Thu bày tỏ quan điểm.

Cũng theo luật sư Nguyễn Thị Thu, khoản 2 Điều 409 dự thảo quy định bổ sung: “Hợp đồng được quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan phải tuân theo những quy định chung về hợp đồng quy định tại Bộ luật này”. Tuy nhiên, Điều 122 Luật nhà ở 2014 về “Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở” lại quy định: “Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng”. Trong trường hợp này, người mua nhà chỉ cần giao tiền nhận nhà và làm thủ tục tại cơ quan công chứng, chứng thực là coi như căn nhà đã thuộc sở hữu của mình mà chưa cần phải có sổ đỏ. Như vậy, các nhà làm luật cần lưu ý về vấn đề thời hiệu của hợp đồng, tránh trường hợp quy định chồng chéo rất khó thực hiện, thậm chí không khả thi.

Một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm đó là sự “ngầm hiểu” trong các giao dịch dân sự. Dân gian có câu “im lặng là đồng ý”. Trước đây, khi Bộ luật Dân sự 2005 chưa có quy định cụ thể nên trong nhiều trường hợp, việc các bên ngầm hiểu với nhau đã dẫn tới tranh chấp. Ví dụ, anh A sang chơi nhà anh B (anh trai) thấy nhà anh trai đã bị mốc nên ngỏ ý sơn sửa lại nhà cho anh trai và kiếm ít tiền tiêu Tết. Anh B không nói gì và bỏ vào nhà chuẩn bị đồ đi thăm bà con xa. Anh A ở nhà hí hửng tưởng anh B im lặng là đồng ý nên làm việc hăng say. Tuy nhiên, khi trở về, anh B viện cớ mình chưa đồng ý cho anh A làm nên không trả tiền và hai anh em đã nảy sinh mâu thuẫn. Vậy nếu luật có quy định như trong dự thảo: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa họ” thì tranh chấp đã không xảy ra…

» Quyền im lặng quy định thế nào?

» Luật sư tư vấn luật dân sự

Dịch vụ tư vấn luật cho Đại sứ quán Arghentina

Dịch vụ tư vấn luật cho Đại sứ quán Arghentina

Đại sứ quán Arghentina là cơ quan thường trú ngoại giao của Cộng Hòa Arghentina tại Việt Nam.

Là một cơ quan hành chính, thực hiện chức năng ngoại giao và chức năng lãnh sự tại Việt Nam, Đại sứ quán cũng rất quan tâm tới việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định liên quan tới vấn đề lao động và các vấn đề pháp luật kinh doanh.

Với tư cách là công ty luật có uy tín và có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý cho Đại Sứ Quán.

Lĩnh vực tư vấn trực tiếp các vấn đề pháp lý phát sinh và các vấn đề liên quan khác qua email, điện thoại hoặc làm việc trực tiếp.

Cùng với việc tư vấn cho doanh nghiệp, chúng tôi cũng tiến hành tư vấn cho các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nhằm thúc đẩy hoạt động của các cơ quan này tại Việt Nam.

» Tư vấn Luật doanh nghiệp

» Tư vấn luật cho tập đoàn CMC

Bài viết mới