Dịch vụ luật sư tranh tụng vụ án Lao động tại Tòa án

Dịch vụ luật sư tranh tụng vụ án lao động tại Tòa án. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp giữa tập thể lao động giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 

Các luật sư tham gia đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để đàm phán, tìm ra giải pháp giải quyết các tranh chấp lao động một cách hiệu quả, thấu tình đạt lý.

1. Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động bao gồm:

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong trong tranh chấp.
  • Tư vấn nhằm xác định căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp.
  • Tư vấn, liên hệ và đàm phán nhằm hòa giải cho các bên liên quan trong tranh chấp.
  • Làm việc với các cơ quan chức năng như công đoàn, liên đoàn lao động nhằm tìm giải pháp giải quyết tranh chấp.
  • Trao đổi, hướng dẫn người lao động, người sử dụng lao động thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Trực tiếp thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ quá trình giải quyết thông qua quá trình làm việc, tiếp xúc với các bên.
  • Đại diện theo ủy quyền cho các bên tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
  • Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tại Tòa án có thẩm quyền.
  • Khi bản án có hiệu lực, trợ giúp khách hàng trong việc đảm bảo bản án được thi hành đúng pháp luật.

Điện thoại liên hệ: 0768236248 Chat Zalo

Lý do là người lao động, người sử dụng lao động chưa cập nhật hoặc được phổ biến kiến thức pháp luật về Lao động đầy đủ, dẫn đến tình trạng mơ hồ, chưa rõ quy định pháp luật về lao động, tiền lương… và các quy phạm liên quan trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng lao động.

2. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

3. Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, bao gồm:
a) Về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác;
b) Về việc thực hiện thoả ước lao động tập thể;
c) Về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.

️Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.

4. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:
+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài.
+ Các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy định.

5. Quy trình thực hiện của Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp về Lao động thực tế khi đương sự yêu cầu.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp về Lao động.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ tham gia giải quyết tranh chấp về Lao động và tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án Lao động.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia giải quyết tranh chấp Lao động và tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh chấp liên quan đến Lao động.

Bước 5: Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp và tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về Lao động.

Nếu quý khách có nhu cầu cần luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi có thể gọi điện thoại: 0768236248 Chat Zalo để tư vấn ban đầu, trường hợp phải lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.

» Luật sư giải quyết tranh chấp lao động

» Tư vấn pháp luật lao động

Dịch vụ luật sư tranh tụng vụ án lao động tại Tòa án: