Luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Việc giải quyết tranh chấp thương mại ổn thỏa sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, làm cho hoạt động kinh doanh, đầu tư có hiệu quả.

Kể từ khi nước ta gia nhập WTO và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP quan hệ kinh doanh ngày càng phát triển, không ít các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ quan tâm đến việc sản xuất gì, mua bán gì, đầu tư cái gì, lợi nhuận, mà ít chú trọng đến các quy định pháp luật, tập quán thương mại, nên tranh chấp là điều khó tránh khỏi.

Đây cũng chính là dịch vụ quan trọng đã và đang được các luật sư Công ty luật An Ninh cung cấp cho nhiều doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam

Tranh chấp trong kinh doanh còn được gọi là ‘Tranh chấp kinh doanh’, ‘Tranh chấp thương mại’, mà trước đây thường gọi là ‘Tranh chấp kinh tế’ được hiểu theo cách đơn giản là những bất đồng giữa các chủ thể phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh.

1. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, giải quyết tranh chấp thương mại:

Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cần được các bên cân nhắc, lựa chọn căn cứ mục tiêu đề ra, tính chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí giải quyết tranh chấp…

Khi giải quyết tranh chấp, các bên cần nắm được ưu điểm, nhược điểm của từng phương thức để lựa chọn phù hợp.

Theo pháp luật hiện hành có các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại như sau: Thương lượng – hòa giải – trọng tài -/- tòa án.

a. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng và hòa giải:

Thương lượng: Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên, thương lượng được khuyến khích áp dụng để giải quyết tranh chấp thương mại trên tinh thần tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

Hòa giải: Là phương thức giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba, hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng của việc hòa giải giải quyết tranh chấp phụ thuộc các bên tranh chấp.

Ưu điểm của hòa giải: Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải. Hòa giải không bị gò bó bởi thời gian như trong thủ tục tố tụng. Do có tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn mối quan hệ kinh doanh của cả hai bên, nên hòa giải không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án, trọng tài.

Nhược điểm: Việc hòa giải phụ thuộc vào sự ý chí của các bên, ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng với nhau. Bên hòa giải không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp và thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án.

b. Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài:

Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng, với tư cách là bên thứ ba độc lập giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhằm đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.

Ưu điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài: Tính linh hoạt, quyền chủ động của các bên, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật, không bị giới hạn về mặt lãnh thổ. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.

Nhược điểm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài: Chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài. Việc thi hành quyết định trọng tài không được thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.

c. Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án:

Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án: Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của nó có tính cưỡng chế cao. Trường hợp các bên không chấp hành phán quyết của tòa án thì sẽ bị cưỡng chế. Bởi vậy, quyền lợi của bên thắng kiện sẽ được đảm bảo, nếu bên thua kiện có tài sản để thi hành án.

Nhược điểm: Thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật. Ngoài ra, nguyên tắc xét xử công khai, dù được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi có thể làm cho những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.

2. Lựa chọn tòa án hay trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại?

Sau khi được luật sư Công ty luật An Ninh tư vấn, không ít các doanh nghiệp đã lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp vì có nhiều ưu điểm hơn so với việc đưa nhau ra Toà. Theo quy tắc tố tụng trọng tài, các bên có quyền chủ động lựa chọn cơ quan tài phán ngay cả trước và sau khi tranh chấp phát sinh, không bị ràng buộc bởi nơi phát sinh tranh chấp hay nơi các bên có trụ sở chính như quy định đối với việc giải quyết các tranh chấp tại Toà án. Ngoài ưu điểm là đơn giản, nhanh gọn hơn, phán quyết của Trọng tài có hiệu lực ngay và đảm bảo được uy tín, bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp.

Trong khi đó, nếu giải quyết thông qua Toà án, các bên có thể phải qua nhiều cấp xét xử, từ cấp sơ thẩm đến cấp chung thẩm… Có vụ việc kéo dài hàng năm trời và nhiều bất lợi khác!

Dù doanh nghiệp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào, trong bất kỳ giai đoạn nào tiền tố tụng hay tố tụng, nếu xét thấy có thể đàm phán với bên kia thì luật sư Công ty luật An Ninh luôn luôn luôn tận dụng cơ hội thương lượng để giải quyết tranh chấp, nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho khách hàng, đồng thời giữ mối quan hệ làm ăn vốn có của các bên.

3. Nội dung tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty luật

a. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại
– Luật sư tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc, rà soát hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp
– Thống nhất với khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện
– Tiếp xúc với các bên liên quan để đàm phán, thuyết phục nhằm giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải
– Ưu tiên giải quyết tranh chấp thông quan hòa giải
– Tư vấn và đại diện cho khách hàng tham dự các buổi làm việc giữa các bên tranh chấp
– Trường hợp thương lượng không thành, luật sư chuẩn bị các phương án khởi kiện, tư vấn cho khách hàng lựa chọn cơ quan tài phán (trường hợp khách hàng là nguyên đơn) hoặc theo kiện (trường hợp khách hàng là bị đơn)
– Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong quá trình thi hành án và các vấn đề khác có liên quan. 

b. Các vụ việc giải quyết tranh chấp thương mại luật sư:

– Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận như:
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về mua bán hàng hoá, đòi nợ xấu
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về cung ứng dịch vụ
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về phân phối hàng hóa, dịch vụ
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về đại diện và đại lý
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về ký gửi
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về thuê, cho thuê, thuê mua
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về xây dựng
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về vận chuyển hàng hóa, hành khách
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về đầu tư…

– Giải quyết tranh chấp thương mại về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
– Giải quyết các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định
– Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài
– Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật quy định

» Tư vấn luật kinh doanh thương mại

» Tư vấn luật thương mại quốc tế

Luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại: