Người nước ngoài có mở cửa hàng tại Việt Nam được không?

Người nước ngoài có mở cửa hàng tại Việt Nam được không? Người nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện kinh doanh như bắt buộc phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức thành lập công ty hoặc góp vốn đầu tư hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp.

Tư vấn người nước ngoài có mở cửa hàng tại Việt Nam

1. Điều kiện người nước ngoài mở cửa hàng tại Việt Nam

1.1. Cơ sở pháp lý

  • Luật đầu tư 2020 quy định về đầu tư nước ngoài;
  • Luật doanh nghiệp 2020 quy định về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư

1.2. Hình thức đầu tư cho người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là cá nhân và tổ chức có quốc tịch nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài có thể kinh doanh vào Việt Nam theo các hình thức sau:

  • Trực tiếp thành lập công ty
  • Góp vốn/mua cổ phần trong công ty tại Việt Nam
  • Thành lập công ty liên doanh

Chú ý: Pháp luật Việt Nam không cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh dưới hình thức thành lập doanh nghiệp tư nhân và Hộ kinh doanh cá thể.

1.3. Điều kiện để Người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam

Người nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trừ những điều sau:

Điều 17 Luật Doanh nghiệp về Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

– Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

– Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: 

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

– Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

-Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

2. Người nước ngoài có được mở cửa hàng tại Việt Nam?

Thành lập nhà hàng, quán cà phê 100% vốn đầu tư của người nước ngoài theo cam kết WTO 11/2007 lộ trình sau 8 năm đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mở nhà hàng, quán cà phê, khách sạn với 100% vốn đầu tư vào Việt Nam.

Theo cam kết gia nhập WTO, các nhà đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trên lĩnh vực phân phối phải tuân thủ lộ trình theo thời gian: Từ 1/2007, bắt buộc liên doanh với đối tác Việt Nam với phần vốn nước ngoài không quá 49%. Từ 1/2008, được phép liên doanh và không bị hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài trong liên doanh. Từ sau 1/2009, được phép thành lập doanh nghiệp (DN) 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ.

Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có 02 hướng để lựa chọn:

– Kinh doanh mới 100 vốn nước ngoài lĩnh vực nhà hàng, cà phê, khách sạn.

– Mua lại chuỗi nhà hàng, cà phê, khách sạn đang có tại Việt Nam.

2.1. Thủ tục mở cửa hàng tại Việt Nam của người nước ngoài

Để thực hiện được việc thành lập nhà hàng mới, nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện các bước sau đây :

+ Bước 1: Đăng ký đầu tư:

Theo quy định của Luật đầu tư 2014 thì thời gian để đăng ký đầu tư là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng. Tuy nhiên, lĩnh vực nhà hàng ăn uống là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Do vậy, trên thực tế, để hoàn tất được thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, thời gian thực hiện có thể bị kéo dài ra hai tháng hoặc hai tháng rưỡi (do cơ quan chức năng cần hỏi xin ý kiến các bộ ngành liên quan về việc này).

+ Bước 2: Thành lập doanh nghiệp:

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư ở bước 1, Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tiến hành thành lập doanh nghiệp. Thời gian để hoàn tất bước thành lập doanh nghiệp là 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư ở bước 1.

+ Bước 3 xin Giấy phép:

Sau khi hoàn tất việc thành lập doanh nghiệp, công ty sẽ phải tiến hành xin xác nhận về điều kiện phòng cháy chữa cháy của nhà hàng, xác nhận về đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và cam kết bảo vệ môi trường.

2.2. Lưu ý của nhà đầu tư nước ngoài khi mở cửa hàng tại Việt Nam

Thứ nhất, đó là về vốn đầu tư: tuy lĩnh vực này không đòi hỏi vốn tốn thiểu, tuy nhiên nếu đăng ký với mức vốn ít quá thì khả năng chấp nhận sẽ bị giảm xuống.

Thứ hai, kinh nghiệm của nhà đầu tư: Nhà đầu tư cần phải cung cấp được tài liệu chứng minh mình có kinh nghiệm trong việc vận hành và hoạt động nhà hàng.

Thứ ba, địa điểm đặt nhà hàng: Địa điểm đặt nhà hàng không được là căn hộ chung cư. Diện tích thuê phải đảm bảo phù hợp với quy mô khách hàng dự kiến phục vụ bởi nhà hàng. Ngoài ra, nhà đầu tư phải đảm bảo có chỗ đỗ xe hợp pháp và phù hợp với quy hoạch để đảm bảo an ninh an toàn bãi đỗ xe.

3. Tư vấn người nước ngoài mở nhà hàng tại Việt Nam

Câu hỏi: Chúng tôi là người Hàn Quốc, muốn mở nhà hàng tại Việt Nam có được không?

Luật sư trả lời: Dịch vụ cung cấp thức ăn thuộc vào phân nhóm CPC 642 và đồ uống được phân  nhóm vào CPC 643:

Nhà Đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, không hạn chế vốn góp của nước ngoài.

Đối với dịch vụ này, sau khi được cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư, Công ty cần xin được những Giấy tờ sau:

  • ­Dịch vụ ăn uống: Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giấy phép bán lẻ rượu
  • Giấy phép bán lẻ thuốc lá

Để tư vấn được cụ thể, chúng tôi cần nhà đầu tư cung cấp các thông tin sau:

Hình thức cung cấp dịch vụ ăn uống, quy mô, các loại đồ ăn nào, các loại nước uống nào sẽ được cung cấp trong nhà hàng

Đối với dịch vụ nhà hàng, phí dịch vụ của Luật sư để xin Giấy Chứng nhận Đầu tư là 10.000 USD

» Luật sư tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài

» Cần tư vấn đầu tư nước ngoài vào việt nam