Tư vấn khởi kiện vụ án lao động ra Toà án

Tư vấn khởi kiện vụ án lao động ra Toà án. Quan hệ giữa người sử dụng lao động (doanh nghiệp) và người lao động thường tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh chấp vì các bên có lợi ích đối lập. Vậy, khi nào thì lợi ích đối lập đó có khả năng trở thành mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp lao động.

Khi xảy ra tranh chấp lao động các bên nên đàm phán, hòa giải hay khởi kiện, cách thức đòi quyền lợi chính đáng của mình như thế nào?

Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án lao động ra Toà án như sau:
Sau đây là tư vấn, hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động cho các đương sự.

Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án lao động
Điện thoại: 0768236248 Chat Zalo 

I. Xác định điều kiện khởi kiện

1. Xác định quyền khởi kiện
Trường hợp, người khởi kiện là người lao động:
Người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền tự mình khởi kiện;
Nếu người khởi kiện dưới 15 tuổi (Trong trường hợp tham gia quan hệ lao động) có quyền và lợi ích bị tranh chấp thì người khởi kiện phải thông qua người đại diện hợp pháp (cha mẹ, người giám hộ) để khởi kiện.

Trường hợp, người khởi kiện là người sử dụng lao động:
– Nếu người sử dụng lao động là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên;
– Nếu người sử dung lao động là pháp nhân thì người khởi kiện là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Tổng giám đốc, giám đốc) hoặc là người được ủy quyền hợp pháp.

2. Điều kiện về hòa giải tại cơ sở
Trong một số vụ án tranh chấp lao động điều kiện hòa giải tại cơ sở là bắt buộc là điều kiện cần thiết trước khi tiến hành thủ tục khởi kiện tại Tòa án.

3. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện trong các vụ án tranh chấp lao động căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động, căn cứ vào từng loại tranh chấp lao động là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể.

II. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
1. Đơn khởi kiện;
2. Thu thập chứng cứ tài liệu để chứng minh quyền khởi kiện;
Phụ thuộc vào tranh chấp mà các tài liệu cần thiết, tuy nhiên thông thường các chứng cứ, tài liệu để chứng minh quyền khởi kiện đương sự cần cung cấp bao gồm:
– Hợp đồng lao động, hoặc quyết định vào làm việc;
– Các tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp giữa các bên như:
+ Quyết định kỷ luật sa thải (Đối với các tranh chấp về kỷ luật lao động theo hình thức sa thải);
+ Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (đối với tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động);
+ Bản cam kết về thời gian làm việc bắt buộc cho doanh nghiệp sau khi đi học (đối với tranh chấp về đòi bồi thường phí đào tạo)….
– Biên bản hòa giải không thành (Đối với tranh chấp lao động cá nhân bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở);
– Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh (đối với tranh chấp lao động tập thể).

III. Nộp đơn khởi kiện, tạm ứng án phí
– Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc Nộp hồ sơ khởi kiện bằng đường bưu điện;
– Sau khi nhận được thông báo của Tòa án về việc nhận đơn khởi kiện và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí; Người khởi kiện phải đến Cơ quan thi hành án nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án để tòa án tiến hành thụ lý vụ án.

IV. Tham gia phiên Tòa
Sau khi tòa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án, người khởi kiện phải tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập. Nếu không tham gia phiên tòa phải có lý do chính đáng và gửi tới tòa án.

V. Dịch vụ của luật sư giải quyết tranh chấp lao động
Đây là những vấn đề mà người sử dụng lao động và người lao động thường lúng túng. Chính vì vậy, vai trò của luật sư rất quan trọng trong việc tư vấn, hướng dẫn, phân tích pháp lý cũng như đại diện cho khách hàng, luật sư tham gia hòa giải tranh chấp lao động hoặc tham gia tố tụng tại phiên tòa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

» Tư vấn luật Lao động

Khi có phát sinh tranh chấp chấp lao động giữa người lao động và doanh nghiệp hãy liên hệ luật sư lao động để được hỗ trợ trong việc xử lý các tranh chấp trong vụ án lao động: