Home Blog Page 183

Chỉ thị quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả

Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Download: Chỉ thị quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả

>> Luật sở hữu trí tuệ

Nghị định về Sở hữu trí tuệ

Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển Giao Công Nghệ.

Download: ND_133_2008_ND_CP_luat_chuyen_giao_cong_ nghệ

Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 09 năm 2006 về nhãn hàng hoá.

Download: Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá

– Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân Sự, Luật Sở Hữu Trí Tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

Download: Nghị định số 100/2006/NĐ-CP về quyền tác giả và quyền liên quan

– Nghi định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Download: Nghi định số 103/2006/NĐ-CP về sở hữu công nghiệp

– Nghi định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Download: Nghi định số 105/2006/NĐ-CP về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

– Nghi định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Download: Nghi định số 106/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

– Nghi định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Download: Nghi định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả

» Tư vấn pháp luật về Sở hữu trí tuệ

Các mẫu đơn khởi kiện

Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính, Mẫu đơn xin ly hôn, Mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại, Mẫu đơn khởi kiện vụ án lao động, Mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự, Mẫu đơn khởi kiện án Kinh tế

Các mẫu đơn khởi kiện vụ án Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính

» tư vấn khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án

1. Đơn khởi kiện án Dân sự, Hôn nhân và Gia đình

Hồ sơ cần thiết:
– Đơn khởi kiện (mẫu)
– Các tài liệu liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ nhà, đất, hợp đồng…)
– Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân;
– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có sao y) nếu là pháp nhân.
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

» Mẫu Đơn khởi kiện vụ án dân sự

Download: Mẫu đơn khởi kiện

2. Đơn khởi kiện án Kinh tế

Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thư­ơng mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau hoặc một hay các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận

– Đơn thưa kiện theo mẫu
– Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh tế.
– Biên bản bổ sung, phụ lục, phụ kiện hợp đồng (nếu có).
– Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như: cầm cố, thế chấp, tài sản (nếu có).
– Tài liệu về việc thực hiện hợp đồng như giao nhận hàng , các biên bản nghiệm thu, các chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng;
– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp.
– Các tài liệu giao dịch khác (nếu thấy cần thiết);
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Download: Mẫu đơn khởi kiện án Kinh tế

3. Đơn khởi kiện án Hành chính

Thủ tục khởi kiện án hành chính

Hồ sơ cấn thiết:
1/ Đơn khởi kiện Theo mẫu đính kèm download
2/ Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;
3/ Bản chính quyết định hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;
4/ Bản chính Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);
5/ Đối với việc khiếu nại Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ – công chức bắt buộc phải có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc người đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó.
6/ Giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện).
7/ Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có thị thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
8/ Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao).
9/ Người khởi kiện phải nộp 02 (hai) bộ hồ sơ khởi kiện để Tòa án thông báo việc khiếu kiện cho người bị kiện.

Download:  Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính

4. Đơn Khởi kiện Án Lao động

Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố thuộc Trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động.

Hồ sơ cần thiết:
– Đơn khởi kiện
– Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
– Hợp đồng lao động.
– Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc;
– Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có);
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
– Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ về tư cách pháp lý như: giấy phép đầu tư, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, giấy ủy quyền nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia vụ kiện. Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật nếu có;

» Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong tố tụng dân sự

Download: Mẫu đơn khởi kiện vụ án lao động

Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa

Mẫu đơn kháng cáo

Đơn yêu cầu thi hành án

Mẫu đơn xin ly hôn bản mới nhất

» Tư vấn giải quyết tranh chấp

» Dịch vụ luật sư bào chữa

Tư vấn thu hồi nợ khó đòi

Tư vấn thu hồi nợ khó đòi. Nợ khó đòi hay còn được gọi là nợ xấu, là những khoản cho vay, khoản phải thu hay những khoản nợ khác có khả năng cao không thể thanh toán bởi nhiều lý do khác nhau như: thiếu tài liệu, chứng cứ để chứng minh rằng khoản nợ có tồn tại, bị khách hàng lừa đảo, không tìm được khách hàng hay khách hàng phá sản,…

Từ thực tiễn hàng chục năm thực hành pháp luật, đặc biệt về pháp luật kinh tế, chúng tôi nhận thấy vấn đề nợ cá nhân, công nợ giữa các doanh nghiệp trong nước rất phổ biến và tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Ở Việt Nam hiện nay, tham vọng làm giàu bằng mọi giá của không ít chủ doanh nghiệp cùng với việc thủ tục thành lập doanh nghiệp tương đối dễ dàng đã làm gia tăng số lượng các công ty không có vốn mà chỉ có các con số khống ghi trong điều lệ. Rủi ro trong kinh doanh cho các doanh nghiệp chân chính có một phần gốc rễ từ đó, bởi rất nhiều công ty được lập ra với phương tiện kinh doanh duy nhất là vốn (tài sản) chiếm dụng lẫn nhau. Giải quyết tranh chấp

Bên cạnh đó, trình độ quản lý doanh nghiệp của giới chủ ở Việt Nam chưa cao, nhiều doanh nghiệp không xử lý tốt được các khoản nợ xấu của mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chưa có được sự thuận lợi thỏa đáng từ các công cụ hỗ trợ tín dụng. Những yếu tố này cùng với tình trạng chiếm dụng vốn đã làm gia tăng các khoản nợ khó thu hồi của các doanh nghiệp chân chính.

Hậu quả của những vấn đề trên đối với cá nhân, doanh nghiệp chân chính, là các khoản nợ khó đòi ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực lực vốn và khả năng kinh doanh của công ty, làm lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt của doanh nghiệp. Một đồng vốn được quay vòng là một đồng vốn sinh lợi, một đồng vốn bị đưa vào công nợ là một đồng vốn chết, bởi lợi nhuận mà nó sinh ra nếu không thể thu hồi nhanh để tiếp tục quay vòng thì sẽ không đủ để bù đắp những rủi ro mà đồng tiền (vốn) phải gánh chịu hàng ngày.

» Dịch vụ tranh tụng thu hồi nợ

Luật sư tư vấn thu hồi nợ khó đòi:

Tư vấn giải quyết tranh chấp kinh tế

Cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp kinh tế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng:

Nội dung dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp kinh tế:

– Đại diện doanh nghiệp, thân chủ tiếp xúc với các bên liên quan để đàn phán, thuyết phục nhằm giải quyết các tranh chấp kinh tế: tranh chấp hợp đồng kinh tế, tranh chấp nội bộ công ty giữa các cổ đông, thành viên với Công ty, các tranh chấp kinh tế khác…

– Tư vấn định hướng đàm phán, giải quyết các tranh chấp kinh tế đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ;

– Cử luật sư tham gia giải quyết tranh chấp kinh tế, soạn thảo đơn kiện và các giấy tờ có liên quan, đại diện cho các cá nhân, tổ chức khởi kiện ra Toà án nhân dân và các cơ quan có thẩm quyền;

– Đại diện cho các cá nhân, tổ chức tham gia trong quá trình thi hành án để yêu cầu cơ quan Thi hành án thi hành bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án.

» Luật sư tranh tụng các vụ án kinh tế

» Tư vấn giải quyết tranh chấp

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp kinh tế:

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

– Giải quyết tranh chấp hợp đồng:  Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng đã ký.

A/ Khái quát về tranh chấp hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng:

I. Tranh chấp Hợp đồng: Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng.

1. Tranh chấp Hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm đó (trong khi vi phạm Hợp đồng là hành vi đơn phương của một bên đã xử sự trái với cam kết trong Hợp đồng).

2. Các đặc điểm của tranh chấp Hợp đồng:
– Phát sinh trực tiếp từ quan hệ Hợp đồng, nên luôn luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp (tức các bên trong Hợp đồng).
– Mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.
– Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng là bình đẳng, thỏa thuận.

II. Giải quyết tranh chấp Hợp đồng:

1. Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng.

2. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.

3. Quyết định giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải có tính khả thi cao, thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.

4. Tranh chấp Hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức khác nhau: hòa giải, trọng tài hay Tòa án.

5. Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp.

6. Các yếu tố tác động chi phối việc các bên chọn lựa phương thức giải quyết các tranh chấp Hợp đồng :
– Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên.
– Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp Hợp đồng với cả thiện chí của các bên.
– Thái độ hay qui định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phương thức giải quyết của các bên.

B/ Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng:
I. Phương thức thương lượng, hòa giải:

1. Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lãnh vực, chứ không riêng đặc trưng gì với tranh chấp Hợp đồng.

2. Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

3. Ở VN, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở VN, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.

4. Các ưu điểm của giải quyết tranh chấp Hợp đồngKT trong thực tế bằng phương thức hòa giải:
– Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém.
– Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có giữa các bên.
– Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng từ và sử dụng chứng từ đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên.
– Hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện.

5. Những mặt hạn chế của phương thức hòa giải trong tranh chấp Hợp đồng:
– Nếu hoà giải bất thành, thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp.
– Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoản việc thực hiện nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện.

6. Các hình thức hòa giải:
– Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của đệ tam nhân.
– Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.
– Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.
– Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

II. Phương thức giải quyết bởi Trọng tài:
Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

– Phương thức giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện.
– Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp.
– Khác với thương lượng hòa giải, trọng tài là một cơ quan tài phán (xét xử). Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành.
– Thực tiễn giải quyết các tranh chấp ở các nước trên thế giới: có 2 hình thức trọng tài: Trọng tài vụ việc (Ad – hoc) và trọng tài thường trực.
– Trọng tài vụ việc (Ad – hoc): là loại trọng tài được các bên tranh chấp thỏa thuận lập ra để giải quyết một tranh chấp cụ thể và sẽ giải thể khi giải quyết xong tranh chấp đó.
– Trọng tài thường trực: liên tục tồn tại để giải quyết tranh chấp. Trọng tài thường trực có bộ phận giúp việc, có danh sách trọng tài viên và có qui tắc tố tụng riêng.
– Ở VN, trọng tài được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài thường trực. Trung tâm trọng tài Quốc tế VIệt Nam (VIAC) và các trung tâm trọng tài kinh tế (thành lập theo Nghị Định 116/CP ngày 05/09/1994).
– Ở VN hiện có 5 trung tâm trọng tài: Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long, TT/TTKT Hà Nội, TT/TTKT Bắc Giang, TT/TTKT Sài Gòn và TT/TTKT Cần Thơ.
– Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế trong đó có các tranh chấp Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh.
– Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp Hợp đồng trong kinh doanh ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với các chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân với nhau (theo Nghị Định 116/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ và Thông tư 02/PLDS-KT ngày 03/01/1995 của Bộ Tư Pháp).
– Trung tâm trọng tài Quốc tế VIệt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài).
– Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hay nơi các bên tranh chấp có tài sản hay nơi ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng.
– Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên phải có thỏa thuận trọng tài.
– Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài.
– Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ đích danh một trung tâm trọng tài cụ thể (theo khoản 2 điều 3 Nghị Định 116/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ).
– Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng (điều khoản trọng tài) hay là một thỏa thuận riêng biệt (Hiệp nghị trọng tài).
– Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của Hợp đồng đều khôn glàm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm Hợp đồng vô hiệu cũng là lý do làm thoả thuận trọng tài vô hiệu).
– Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hiệu lực hoặc không thể thi hành được.
– Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được.
– Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần. phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.
– Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết.

Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông qua trọng tài:
a) Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng.
b) Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài.
c) Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có điều kiện giải quyết tranh chấp Hợp đồng nhanh chóng, chính xác.
d) Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh doanh, giữ được uy tính của các bên trên thương trường.
e) Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.

Các mặt hạn chế của phương thức trọng tài:
a) Tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao (vì Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước).
b) Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn tòan phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên.

C/ Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư pháp:
I. Khái niệm: Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.
– Cơ sở pháp lý cho hoạt động xét xử tranh chấp Hợp đồng của Tòa án là Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự (có hiệu lực ngày 01/01/2005).

Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
a) Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.
b) Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục.
c) Với điều kiện thực tế tại VN, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài.
– Các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
a) Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án quá chặt chẽ).
b) Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế.

II. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Hợp đồng của Tòa án:

1. Thẩm quyền theo vụ việc:
– Là việc xác định những tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án kinh tế, tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án dân sự.
– Có thể dùng phương pháp loại trừ: những tranh chấp Hợp đồng mang yếu tố tài sản nào không thuộc thẩm quyền của Tòa án kinh tế thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa dân sự.
tCác tranh chấp Hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Kinh tế (theo Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự ngày 01/01/2005):
a. Tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,giữa pháp nhân với cá nhân có ĐKKD.
b. Các tranh chấp Hợp đồng có mục đích SXKD tại VN, nếu 1 hoặc các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài (trừ trường hợp Điều ước quốc tế của VN ký kết hoặc tham gia có qui định khác).
Lưu ý: Các Hợp đồng trong hoạt động thương mại thỏa mãn các điều kiện về chủ thể (pháp nhân với pháp nhân,giữa pháp nhân với cá nhân có ĐKKD), về mục đích (phục vụ hoạt động kinh doanh) và về hình thức (ký kết bằng văn bản) sẽ mang tính chất của Hợp đồng kinh tế và tranh chấp phát sinh được Tòa án giải quyết thống nhất theo thủ tục tố tụng của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự ngày 01/01/2005.
tCác tranh chấp Hợp đồng (tuy phát sinh từ hoạt động SXKD ) không được giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế:
a) Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh tế không có tư cách pháp nhân.
b) Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể.
c) Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng không được ký kết dưới hình thức văn bản.

2. Thẩm quyền theo cấp xét xử:
a) Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung Tòa án cấp huyện):
– Bộ Luật TTDS 2005 mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho các TAND Quận, Huyện khi qui định: “giao cho TAND cấp huyện giải quyết thủ tục sơ thẩm các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài (trừ những vụ việc có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của VN ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp tỉnh)”.
b) Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, TP thuộc TW (gọi chung là Tòa án cấp tỉnh):
vGiải quyết theo thủ tục sơ thẩm: Những tranh chấp Hợp đồng không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh cũng có thể lấy lên để giải quyết các vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.
vGiải quyết theo thủ tục phúc thẩm: Những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
vGiám đốc thẩm hoặc tái thẩm: Những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị.

3. Thẩm quyền theo lãnh thổ:
a) Tòa án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các tranh chấp Hợp đồng là Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú.
b) Trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản: Tòa án nơi có bất động sản giải quyết sơ thẩm.
c) Nếu bị đơn là pháp nhân, thì xác định Tòa án theo nơi pháp nhân có trụ sở.
d) Nếu bị đơn là cá nhân, thì xác định Tòa án theo nơi cá nhân cư trú.

4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn:

Nguyên đơn được lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp (Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự ngày 01/01/2005) trong các trường hợp sau:
a) Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết.
b) Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết.
c) Nếu vụ án phát sinh do vi phạm Hợp đồng, thi nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện Hợp đồng giải quyết.
d) Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết.
e) Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn giải quyết.
f) Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án ở một trong các nơi đó giải quyết.
g) Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự , còn có qui định riêng: Nếu khi ký kết Hợp đồng mà các bên có thỏa thuận trước về Tòa án giải quyết tranh chấp thì nguyên đơn chỉ được khởi kiện tại Tòa án đó.

» Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

» Dịch vụ tư vấn Hợp đồng

Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự

Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự. Tranh chấp ngày một gia tăng. Tuy nhiên giải quyết tranh chấp dân sự như thế nào, có những Phương thức nào, tiến hành ra sao, lựa chọng Phương thức nào là tối ưu nhất cần phải lựa chọn phù hợp.

Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự hiện nay:

Khi phát sinh tranh chấp cần giải quyết, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên là thấp nhất, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng.

Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự:

1. Thương lượng:

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc, thỏa thuận về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp không có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng. Do đó, từ quy trình tổ chức, thực hiện, sự có mặt của các bên, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các chủ thể, kết quả thương lượng không hề có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên.
Trường hợp đạt được thỏa thuận trong cuộc họp thương lương, sau đó có 1 trong các bên không tuân thủ, các bên cũng không thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế.
Phương thức thương lượng rất được các chủ thể ưu tiên lựa chọn ngay khi xảy ra tranh chấp, bởi phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các quy định chặt chẽ về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc. Do sự tự giải quyết với nhau, nên tranh chấp không bị làm lớn, không ảnh hưởng đến uy tín của các bên. Cũng bởi không có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên không có sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng.

2. Hòa giải:

Là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Phương thức hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên.
So với việc thương lượng giữa các bên trong tranh chấp, khi tiến hành hóa giải, các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết tranh chấp để đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Ý kiến của hòa giải viên chỉ có tính chất tham khảo. Kết quả của phiên hòa giải là sự thỏa thuận của các bên, không phải của hòa giải viên.
Phương thức hòa giải cũng được các bên ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín.
Tuy nhiên kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

3. Trọng tài:

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một Phương thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong quá trình phát triển của các quan hệ kinh tế và được các chủ thể ưa chuộng.
Phương thức trọng tài do chính các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, nhưng sẽ được tiến hành theo quy trình pháp luật quy định.
Trong phương thức trọng tài sẽ có một Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là một bên trung gian, độc lập nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai rộng rãi. Theo nguyên tắc này, các bên có thể giữ được bí mật kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào. Đồng thời, phán quyết của trọng tài có tính bắt buộc thi hành với các bên. Khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành nhưng có một trong các bên không thực hiện, bên còn lại có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.
Tuy nhiên giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc kéo dài thì chi phí trọng tài cũng cao. Việc thi hành phán quyết của trọng tài không phải lúc nào cũng thuận lợi, trôi chảy.

4. Tòa án:

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống nhất và cũng hiệu quả nhất.
Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.
Trong thực tiễn pháp lý, khi các biện pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn đến Tòa án giải quyết, bởi tính rườm rà, phức tạp, thiếu linh hoạt của quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Chọn phương pháp giải quyết tranh chấp sẽ giúp giải quyết được vụ việc của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.

» Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự

Bạn đang băn khoăn về phương thức giải quyết tranh chấp hoặc cần thuê dịch vụ hỗ trợ giải quyết tranh chấp xin liên hệ:

Kinh nghiệm tham gia giải quyết tranh chấp

Chúng tôi tham gia ngày càng nhiều trong việc hỗ trợ giải quyết tranh chấp thông qua các con đường tòa án và trọng tài vốn được đánh giá là một phương án nhằm giảm tải cho hệ thống xét xử Việt Nam

và nhằm tạo tính minh bạch và khả năng dự báo về quá trình tranh tụng.

Giá trị mà chúng tôi đóng góp cho khách hàng là sự kết hợp hữu hiệu giữa các chứng cứ và lập luận, theo dõi, kiểm soát rủi ro, thiệt hại, đàm phán và hòa giải.

S&B Law đã đại diện cho nhiều khách hàng trong các vụ tranh tụng, bao gồm thông qua con đường hòa giải ngoài tố tụng, tố tụng tại tòa và các cơ quan chức năng khác hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam.

Dưới đây là một số giao dịch lớn:

– Đại diện cho một nhà đầu tư Singapore là nguyên đơn trong một tranh chấp giữa các cổ đông góp vốn của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam.

– Đại diện cho một nhà đầu tư nước ngoài là nguyên đơn trước tòa án tỉnh Bình Dương trong vụ tranh chấp liên quan đến Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu và vi phạm nhãn hiệu.

– Đại diện cho một công ty Việt Nam là bị đơn trong một vụ tranh chấp thương mại quốc tế;

Đại diện cho một công ty Việt Nam là bị đơn trước Tòa án Hà nội trong một vụ tranh chấp liên quan đến công nhận và thực thi phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

» Dịch vụ giải quyết tranh chấp

» Tư vấn giải quyết tranh chấp

Liên hệ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp:

Doanh nghiệp Hải Phòng mở văn phòng đại diện tại Hà Nội

Tôi có một doanh nghiệp tại Hải Phòng, muốn mở văn phòng đại diện tại Hà Nội thì cần thủ tục gì và giá cả thế nào?

Luật sư trả lời: Qua trao đổi sơ bộ với Ông, chúng tôi được biết Quý Công ty đang có nhu cầu được một công ty tư vấn chuyên nghiệp tư vấn và hỗ trợ thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội.

SB Law Là một công ty tư vấn luật chuyên cung cấp các dịch vụ toàn diện liên quan đến đầu tư nước ngoài, tài chính ngân hàng, bất động sản, tư vấn soạn thảo, đàm phán và hỗ trợ ký kết các hợp đồng thương mại trong nước và nước ngoài, tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con, với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn được đào tạo chuyên nghiệp, SB Law có đủ năng lực để cung cấp cho Ông và Quý Công ty dịch vụ tư vấn và hỗ trợ nêu trên.

Sau đây, SB Law xin gửi đến Ông và Quý Công ty bản đề xuất dịch vụ nội dung như sau:

  1. PHẠM VI DỊCH VỤ CỦA SB LAW

1.1 Cách thức thực hiện: SB Law có chức năng và sẵn sàng cung cấp cho Quý Công ty dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội, cụ thể bao gồm các công việc sau đây:

– Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của Ông và Quý Công ty liên quan đến việc thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội;

– Soạn thảo 01 hồ sơ thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội;

– Thay mặt Quý Công ty tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại Sở KH&ĐT TP.Hà Nội và cơ quan công an cho đến khi nhận được kết quả.

– Thay mặt Quý Công ty nhận kết quả và bàn giao cho Quý Công ty.

1.2 Thời gian thực hiện:

– Thời gian soạn hồ sơ thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội: trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày Quý công ty cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin theo yêu cầu của SB Law. Thời gian nhận được Giấy chứng nhận hoạt động Văn phòng đại diện: 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;

– Thời gian nhận con dấu Văn phòng đại diện: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận hoạt động Văn phòng đại diện. Trong trường hợp thời gian thẩm định hồ sơ của Quý Công ty tại cơ quan có thẩm quyền bị kéo dài hơn so với thời hạn nêu trên vì nguyên nhân khách quan, SB Law sẽ có trách nhiệm nỗ lực một cách hợp lý phối hợp và tác động để thúc đẩy tiến độ hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện tại Hà Nội.

  1. PHÍ DỊCH VỤ

– Phí dịch vụ về thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội: 5.000.000 VNĐ/hồ sơ (Bằng chữ: Năm triệu đồng). – 10% VAT: 500.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm trăm nghìn đồng) – Tổng phí dịch vụ sau thuế: 5.500.000 VNĐ

III. YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ TÀI LIỆU:

Quý Công ty vui lòng chuẩn bị và cung cấp cho SB Law các tài liệu sau đây để chúng tôi lập thành bộ hồ sơ xin cấp phép:

  1. Thông tin địa chỉ dự kiến đặt làm Văn phòng đại diện;
  2. Điều lệ công ty bản cập nhật (bản mềm);
  3. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty: 01 bản; 4. Bản sao chứng thực CMND hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện: 01 bản (còn thời hạn); Thông tin địa chỉ chỗ ở hiện tại, hộ khẩu thưởng trú (đầy đủ số nhà, đường, ngõ, phường/xã, quận/huyện);

5. Giấy giới thiệu của Công ty: 02 bản

>> Tư vấn trước thành lập công ty

Cần cẩn trọng khi giao dịch trực tuyến

Cần cẩn trọng khi giao dịch trực tuyến
Cần cẩn trọng khi giao dịch trực tuyến

Trước hiện tượng lừa đảo trên mạng bằng cách đặt cọc 50.000 đồng để mua hàng, khi người mua hàng chuyển tiền vào tài khoản thì không thấy đối tượng mua hàng. Khi được hỏi về các quy định của luật về hiện tượng này, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch Công ty luật SBLAW đã nêu ý kiến với phóng viên kênh VOVTV như sau:

Rõ ràng đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng và các cơ quan chức năng cần sớm triệt phá để tránh trường hợp người tiêu dùng bị lừa.

Tuy nhiên, về phía người tiêu dùng, cần thể hiện trách nhiệm cộng đồng là trình báo với cơ quan công an về hiện tượng này để cơ quan chức năng tiến hành điều tra.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần có sự cẩn trọng, tìm hiểu trước về đối tác khi mua bán, chỉ tiến hành giao dịch với những sàn giao dịch điện tử được cấp phép và có uy tín.

Đảm bảo khi có tranh chấp xảy ra, sẽ được đảm bảo về quyền lợi của người tiêu dùng.

» Chính sách thuế đối với phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu

» Tư vấn luật Viễn thông và CNTT

Có nên tịch thu phương tiện khi lái xe có nồng độ cồn quá mức cho phép?

Có nên tịch thu phương tiện khi lái xe có nồng độ cồn quá mức độ cho phép?

Trước đề xuất của UBATGT quốc gia đề xuất với Chính phủ nghiên cứu ban hành quy định về việc cho phép cơ quan chức năng có quyền tịch thu phương tiện khi lái xe có nồng độ cồn quá mức độ cho phép, nêu quan điểm về vấn đề này với phóng viên kênh VOVTV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch Công ty luật SBLAW nêu quan điểm:

Về khía cạnh công dân, luật sư Hà hoàn toàn ủng hộ những sáng kiến của các cơ quan chức năng nhằm tìm ra các giải pháp và biện pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông trong đó có biện pháp tịch thu phương tiện vi phạm.

Tuy nhiên, dưới khía cạnh pháp luật, luật sư Hà nêu quan điểm: Quyền sở hữu là quyền dân sự và là quyền hiến định, không thể bằng một quyết định hành chính để tước đoạt quyền sở hữu của công dân.

Để tước đoạt quyền sở hữu phải bằng một quyết định của tư pháp, bằng bản án của tòa.

Bên cạnh đó, quy định về tịch thu phương tiện đề cập trong quy định tại điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính không được áp dụng vào quy định này bởi vì phương tiện trong trường hơp này không phải là tang vật vi phạm.

Luật sư Hà cũng kiến nghị cơ quan chức năng cần nghiên cứu giải pháp tổng thể để phòng tránh vi phạm giao thông, áp dụng triệt để và hiệu quả quy định của pháp luật hiện hành.

» Kiệu làng Xuân Đỉnh húc vỡ kính ô tô Kia Morning là hành vi vi phạm pháp luật

» tư vấn luật dân sự

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tố tụng trọng tài

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tố tụng trọng tài

1. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định của Luật trọng tài thương mại thì các bên trong vụ tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật trọng tài thương mại

hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác.

2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định của Luật trọng tài thương mại thì Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án là các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp trọng tài.

3. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định của Luật trọng tài thương mại, các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm các biện pháp sau:
i. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
ii. Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
iii. Kê biên tài sản đang tranh chấp;
iv. Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
v. Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
vi. Cấm dịch chuyển quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp;

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm có:
i. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
ii. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
iii. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
iv. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
v. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.
vi. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
vii. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
viii. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
ix. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.
x. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.
xi. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.
xii. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.
xiii. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

Tùy thuộc vào chủ thể được yêu cầu là Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài hoặc theo thỏa thuận của các bên mà Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài sẽ có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định.

4. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài.
Để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải, bên yêu cầu áp dụng phải có đơn gửi đến hội đồng trọng tài, đơn phải bao gồm các nội dung sau:
i. Tên, địa chỉ của bên yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời;
ii. Ngày tháng năm làm đơn;
iii. Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
iv.  Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
v. Lý do cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
vi. Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể;
Kèm theo đơn yêu cầu phải có cá tài liệu, chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Bên yêu cầu, Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do Hội đồng trọng tài quyết định.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này thì Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, Hội đồng trọng tài thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bên yêu cầu biết.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.

5. Trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục của Tòa Án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Luật sư Nguyễn Bùi Anh Tuấn,  luatdongtay.com

» Tư vấn giải quyết tranh chấp

Khác nhau giữa trọng tài và hòa giải

Trọng tài và hòa giải khác nhau như thế nào? Trong trọng tài, các bên sẽ lựa chọn trọng tài viên và các trọng tài viên sẽ giải quyết vụ tranh chấp, đưa ra quyết định trọng tài có tính chung thẩm, ràng buộc các bên.

Trong hòa giải, một bên thứ ba đóng vai trò hòa giải viên sẽ giúp các bên giải quyết tranh chấp thông qua quá trình đàm phán, thương lượng.
Hòa giải viên không thể trực tiếp giải quyết tranh chấp và đưa ra quyết định, mà tự các bên trong tranh chấp, thông qua sự giúp đỡ của người hòa giải, sẽ đưa ra một thỏa thuận.
Tuy nhiên khác với quyết định trọng tài có tính chung thẩm, thỏa thuận đạt được thông qua quá trình hòa giải không mang tính ràng buộc.
Vì vậy nếu một bên không tự nguyện, thiện chí thực hiện thỏa thuận, thì bên kia có thể khởi kiện lên trọng tài hoặc tòa án để giải quyết.

Những tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài

Những tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng trọng tài?

Những tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng trọng tài?
Theo Điều 2 – Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 (LTTTM 2010), trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Lựa chọn hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp?

Làm thế nào để có thể lựa chọn hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp?
Để có thể đưa một tranh chấp lên trọng tài giải quyết thì giữa các bên phải có một thỏa thuận trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức là một “Điều khoản trọng tài” trong hợp đồng; hoặc cũng có thể dưới dạng một văn bản riêng (phụ luc đính kèm hợp đồng) xác lập khi ký kết hợp đồng, hoặc sau khi ký kết hợp đồng, hoặc sau khi tranh chấp phát sinh.  Một điểm cần lưu ý là thỏa thuận trọng tài bắt buộc phải được xác lập dưới dạng văn bản (Điều 16 – LTTTM 2010).
Luật sư Nguyễn Thanh Hà tham gia trả lời phỏng vấn
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Các trung tâm Trọng tài thương mại ở Việt Nam

Các trung tâm trọng tài thương mại ở Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam có các trung tâm trọng tài nào ở Việt Nan, bao nhiêu?

Các trung tâm trọng tài thương mại ở Việt Nam:

Luật trọng tài 2010 ra đời, tạo tiền đề cho sự phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng của các trung tâm trọng tài tại Việt Nam. Hiện nay, có 14 trung tâm trọng tài chủ yếu ở hai thành phố lớn ở nước ta là Hà Nội và Hồ Chí Minh:

 1- Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương
Tên viết tắt:PIAC
Chủ tịch trung tâm:Nguyễn Đăng Trừng
Tổng số trọng tài viên:78
Địa chỉ: Số 39 Đường số 5 Cư xá Bình Thới, P.8, Q. 11, TP. Hồ Chí Minh.
SĐT: 0835030761
Fax: 083.9140587;
Email: piac.vnn@gmail.com;
Website:www.piac.com.vn

2- Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính Ngân hàng Việt Nam
Tên viết tắt:VIFIBAR
Chủ tịch trung tâm:Lê Thiết Hùng
Tổng số trọng tài viên:9
Địa chỉ: Phòng 3, Lầu 7, tòa nhà TKT tower số 569-573 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 
Số điện thoại: 0839208526.

3- Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính
Tên viết tắt:FCCA
Chủ tịch trung tâm:Nguyễn Thị Kim Vinh
Tổng số trọng tài viên:6
Địa chỉ: 215/42 Nguyễn Xí, phường 13, quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh. 
Số điện thoại: 0838212357

4- Trung tâm trọng tài Thương mại Đông Dương
Tên viết tắt:ITAC
Chủ tịch trung tâm:Lê Văn Mậu
Tổng số trọng tài viên:35
Địa chỉ: Số 40A phố Hàng Bài, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
SĐT: 04.66818168

5- Trung tâm trọng tài thương mại Toàn Cầu
Tên viết tắt:GCAC
Chủ tịch trung tâm:Đặng Xuân Minh
Tổng số trọng tài viên:19
Địa chỉ:Số 14 Nguyễn Văn Vĩnh, phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
SĐT: 0907.415.000 (Minh) / 0983.569.569 (Phong)

6- Trung tâm trọng tài thương mại Nam Việt
Tên viết tắt:NVCAC
Chủ tịch trung tâm:Đồng Anh Tuấn
Tổng số trọng tài viên:5
Địa chỉ: Số 63 Đông Hồ, Phường 8, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 08.35056250

7- Trung tâm trọng tài thương mại Sài Gòn
Tên viết tắt:SCAC
Chủ tịch trung tâm:Nguyễn Minh Thuận
Tổng số trọng tài viên:5
Địa chỉ: Số 87 T1 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 0903.039.979/ 0965.838.688

8- Trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam
Tên viết tắt:VIETJAC
Chủ tịch trung tâm:Trịnh Xuân Chuyền
Tổng số trọng tài viên:05
Địa chỉ: Số 7/149 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 0986.363.383

9-Trung tâm trọng tài thương mại Liên Minh
Tên viết tắt:ACAC
Chủ tịch trung tâm:Trần Tuấn Giang
Tổng số trọng tài viên:05
Địa chỉ: 436B/56 Đường Ba tháng Hai, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 0902425080

10- Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam
Tên viết tắt:VLCAC
Chủ tịch trung tâm:Nguyễn Văn Hậu
Tổng số trọng tài viên:59
Địa chỉ: Số 163/18 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 083.8409402

11- Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
Tên viết tắt:VIAC
Quyết định thành lập/Giấy phép thành lập:Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ
Chủ tịch trung tâm:Trần Hữu Huỳnh
Tổng số trọng tài viên:144
Địa chỉ: Số 9, Đào Duy Anh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0435744001.

12- Trung tâm trọng tài thương mại Á Châu
Tên viết tắt:ACIAC
Chủ tịch trung tâm:Trần Quang Mỹ
Tổng số trọng tài viên:37
Địa chỉ: Tầng 3, số 37 Lê Hồng Phong, Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0437344677.

13- Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh
Tên viết tắt:TRACENT
Chủ tịch trung tâm:Nguyễn Văn On
Tổng số trọng tài viên:27
Địa chỉ: 460 Cách mạng Tháng tám, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0838446975

14- Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ
Tên viết tắt:CCAC
Quyết định thành lập/Giấy phép thành lập:Quyết định số 268/TCCB ngày 30/01/1999 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
Chủ tịch trung tâm:Lê Văn Cường
Tổng số trọng tài viên:11
Địa chỉ: 296 đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Số điện thoại: 0903849428/0903917362

» Luật sư bảo vệ đương sự tại trung tâm trọng tài

» Tư vấn luật thương mại quốc tế

Trên đây là các trung tâm trọng tài thương mại ở Việt Nam.

Đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết được không?

Liệu các bên có thể đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết trong trường hợp không có thỏa thuận trọng tài không?

Theo Điều 5 – LTTTM 2010, các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì nhất định phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Muốn đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết thì trong thỏa thuận trọng tài phải nêu rõ việc các bên chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Lấy ví dụ về điều khoản trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, bên cạnh Phường thương mại và công nghiệp Việt Nam (VIAC).
VIAC khuyến nghị các doanh nghiệp đưa điều khoản trọng tài theo mẫu sau đây vào hợp đồng thương mại:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Nội dung của thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài nên bao gồm những nội dung gì?

Nội dung thỏa thuận trọng tài nên đơn giản và chính xác, nên nêu rõ các nội dung sau:

– Hình thức trọng tài (trọng tài quy chế hay trọng tài vụ việc)

– Trung tâm trọng tài mà các bên chọn để đưa tranh chấp ra giải quyết.
– Số lượng trọng tài viên (1 hay 3)
– Địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài
– Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
– Ngôn ngữ trọng tài.

Bài viết mới