Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án

Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án, đại diện tranh tụng tại tòa án. tư vấn khởi kiện đối với các vụ án dân sự là nhằm bảo vệ các quyền về tài sản, quyền thừa kế, bồi thường thiệt hại tài sản… hoặc để bảo vệ các quyền nhân thân (bí mật đời tư, bảo vệ danh dự, nhân phẩm…).

Các bước luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án

Bước 1: Xác định điều kiện khởi kiện

– Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

Việc xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử là việc rất quan trọng, trong mỗi vụ án việc xác định thẩm quyền theo quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
+ Xác định vụ việc có thuộc một trong các loại việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
+ Xác định vụ việc đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

– Xác định về thời hiệu khởi kiện:

Việc xác định thời hiệu khởi kiện rất quan trọng, đánh giá về việc người khởi kiện có bị bất lợi hay bị ảnh hưởng gì khi đã hết thời hiệu khởi kiện hay vẫn đang còn trong thời gian khởi kiện theo quy định. Đánh giá điểm lợi và bất lợi, tư vấn lựa chọn phương án có lợi nhất đến khách hàng.

– Xác định về các điều kiện khác:

Một số vụ án, vụ việc dân sự phải xác định các điều kiện khác như: Điều kiện về hào giải tại cơ sở, yêu cầu đã được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay chưa.

* Đối với các vụ án mà theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải thông qua hòa giải tại cơ sở thì trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết phải tiến hành hòa giải và có yêu cầu hòa giai tại cơ sở.

Ví dụ:
– Đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất: thì các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tranh chấp;

* Đối với vụ án mà đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì không có quyền khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, ngoại trừ các trường hợp sau:
+ Yêu cầu xin thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, thay đổi nuôi con nuôi;
+ Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
+ Tạm đình chỉ vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện do Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc trong trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Bước 2: Thu thập chứng cứ, tài liệu chuẩn bị khởi kiện

Thu thập chứng cứ để xác định điều kiện khởi kiện cũng như để chứng minh quyền khởi kiện cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích trong quá trình tham gia tố tụng.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện là hồ sơ mà nguyên đơn nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án. Hồ sơ khởi kiện giúp đưa các thông tin đích của nguyên đơn đối với hội đồng xét xử. Hồ sơ khởi kiện chứa đựng những ý tưởng quan trọng mà qua đó nguyên đơn muốn làm sáng tỏ yêu cầu của mình.

Hồ sơ khởi kiện đối với từng vụ án cụ thể:
a/ Đối với vụ án thừa kế, hồ sơ khởi kiện gồm các giấy tờ sau:
+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
+ Di chúc (nếu có);
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
+ Bản kê khai các di sản;
+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai khước từ nhận di sản (nếu có).

b/ Đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một trong các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15/10/2003;
+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc chế độ cũ cấp cho ngưới sử dụng đất;
+ Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước cớ thẩm quyền đã được thi hành;
+ Các giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Quyết định cấp đất, bản án, quyết định của Tòa án… (trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
+ Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng…
+ Biên bản hòa giải tại xã, phường.

c/ Đối với vụ án hôn nhân gia đình, hồ sơ khởi kiện gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận kết hôn;
+ Giấy khai sinh của con;
+ Các giấy tờ chứng nhận tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản thuộc sở hữu riêng của từng người;
+ Các giấy tờ về các khoản nợ chung hoặc riêng của hai vợ chồng (nếu có);
+ Các giấy tờ tài liệu khác liên quan…;

d/ Đối với các vụ án tranh chấp về nhà ở, hồ sơ cần có các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà;
+ Các giấy tờ xác nhận chủ quyền nhà (trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà);
+ Các giấy tờ liên quan tới giao dịch nhà ở có thanh chấp: Giấy tờ cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ, mua bán… hoặc các giấy tờ tài liệu thể hiện có quan hệ này;
+ Các giấy tờ, tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết nhà đang có tranh chấp (nếu có).

Bước 4: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

– Hồ sơ đã được chuẩn bị nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bằng hai cách là có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án qua đường bưu điện.
– Nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định, tư vấn và xác định các trường hợp được miễn hoặc giảm tiền tạm ứng án phí.

Bước 5: Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án

+ Hòa giải tại Tòa án;
+ Viết bản tự khai;
+ Tham gia phiên Tòa khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Hồ sơ khởi kiện gồm:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu)
– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện (giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng…)
– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu, hộ khẩu (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).
– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Lệ phí Tòa án:

– Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm.
– Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự không có giá ngạch là 300.000 đồng.
– Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau:

II

Án phí dân sự

 

1

Án phí dân sự sơ thẩm

 

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

3.000.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

 

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

1.4

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch

 

a

Từ 60.000.000 đồng trở xuống

3.000.000 đồng

b

Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% của giá trị tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

1.5

Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch

 

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá4 00.000.000 đồng

d

Từ trên 2.000.000.000 đồng

44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

2

Án phí dân sự phúc thẩm

 

2.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động

300.000 đồng

2.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại

2.000.000 đồng

Nộp tiền tạm ứng án phí:

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án dân sự không có giá ngạch hoặc có giá ngạch từ 6.000.000 đồng trở xuống phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 300.000 đồng, trong các vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại các điểm trên phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50% của mức án phí sơ thẩm mà án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp, trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí.

Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo theo mức quy định.

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền.

» Luật sư bảo vệ quyền lợi trong vụ án dân sự

Liên hệ khi cần sự hỗ trợ của luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án: