Home Blog Page 128

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Thủ tục thành lập công ty cổ phần do công ty luật tư vấn tận tình cho khách hàng về công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký thành lập, thủ tục và dịch vụ thành lập công ty cổ phần trọn gói.

Đặc điểm về thành lập công ty cổ phần.
Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 thì công ty cổ phần có đặc điểm sau:
+ Đại diện Pháp Luật: 1 hoặc nhiều cá nhân
+ Cổ đông có thể là một tổ chức/cá nhân.
+ Số lượng cổ đông: tối thiểu là 3 người.
+ Có tư cách pháp nhân.
+ Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.
+ Được phát hành cổ phiếu
+ Cổ đông có thể chuyển nhượng 1 phần hay toàn bộ cổ phần cho cổ đông khác trong công ty hoặc người ngoài công ty. Hay có thể yêu cầu công ty mua lại toàn bộ cổ phần của mình sau khi được các cổ đông chấp thuận.
+ Mô hình: Phải có Hội đồng cổ đông, Chủ tịch Hội đồng cổ đông, Giám đốc. Công ty Cổ Phần có trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký)
Dự thảo điều lệ công ty (phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập)
Danh sách cổ đông sáng lập
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
+ Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:
Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng. (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 96Luật Doanh nghiệp).
Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định Danh sách Ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định;
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề;
Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

Giấy tờ cung cấp thành lập công ty cổ phần.
CMND/ hộ chiếu công chứng không quá 3 tháng của chủ sở hữu/ các cổ đông sáng lập.
Thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề chính, đại diện pháp luật / các cổ đông.
Chứng chỉ bản sao công chứng nếu ngành nghề có điều kiện.

Thời gian thực hiện.
3 – 5 ngày (không tính ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ). Thời gian có thể thay đổi tùy theo nhu cầu kinh doanh của thực tế.

» Tư vấn thành lập công ty cổ phần

Thủ tục thành lập công ty cổ phần:

Tư vấn Tố tụng hình sự vụ án cố ý gây thương tích

Tư vấn Tố tụng hình sự vụ án cố ý gây thương tích

I/ Về thủ tục Tố tụng:

Quá trình điều tra, truy tố từ khi khởi tố vụ án và khởi tố bị can tới nay, theo bị cáo N và bố đẻ N ông H, cán bộ điều tra mời N và ông H lên cơ quan điều tra chỉ biết ký vào những văn bản do cán bộ điều tra viết sẵn, không đọc nội dung biên bản và không biết ký vào giấy tờ gì (?!) Vi phạm qui định tại khoản 6, Điều 126; Khoản 2, Điều 131 BL TTHS. Bị cáo N không nhận được kết luận điều tra (khoản 4, Điều 162 BL TTHS); không nhận được Cáo trạng của Viện kiểm sát (Khoản 1, Điều 166 BL TTHS). Tuy nhiên. Khi hồ sơ đã chuyển sang Tòa án quận T. H trên hồ sơ vụ án vẫn thể hiện việc N đã ký, nhận các quyết định, kết luận điều tra và nhận Cáo trạng của Viện kiểm sát và các văn bản khác có liên quan trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện A lập đối với bị hại Hồ V. N, bị can, bị cáo và người nhà của họ không được biết nội dung của Giấy chứng nhận thương tích do đó không có điều kiện để khiếu nại;

Về bản Giám định pháp y của bị hại Hồ V. N số 514/TTPY ngày 23/9/2013.

Khi ra bản Kết luận giám định pháp y, người giám định (Qui định tại điều 60 BLTTHS) chưa tìm hiểu và thực hiện qui định tại: a/ Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định; 2/ yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc kết luận. Tham dự hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi… Có bản kết luận giám định nhưng cán bộ điều tra bưng bít thông tin không cho bị can biết nên bi can không thể tiến hành thực hiện khiếu nại kết luận giám định theo điểm h, khoản 2, Điều 49 BL TTHS; Nội dung kết luận giám định căn cứ vào lời khai của bị hại Hồ V. N?! và giấy chứng nhận thương tích của bệnh viện A ngày 27/8/2013 là chưa chính xác và đảm bảo khách quan.

Sau khi Luật sư sao chup hồ sơ vụ án bị can mới biết nội dung của Giấy chứng nhận thương tích; bản kết luận giám định của bị hại Hồ V. N. Kết luận của bản giám định tính theo phương pháp cộng lùi, tổn hại sức khỏe 32%. Do đó, bản kết luận giám định thiếu căn cứ pháp lý và chưa đảm bảo tính chính xác của hồ sơ vụ án.

» Luật sư bào chữa tội hình sự

II/ Lời khai của bị cáo Nguyễn H. N và bị hại H. N, người liên quan:

1/ Lời khai của bị cáo Nguyễn H.N:
Lời khai của bị cáo Nguyễn H.N không trùng khớp với các nội dung, tình tiết và các thương tích của bị hại Hồ V.N theo kết luận về thương tích của bản giám định pháp y. Và không thể lấy kết quả bản kết luận giám định 32% thương tật của bị hại để gán ghép cho bị cáo N gây nên.
N khai nhận có vụt anh Hồ V. N một cái từ trên xuống dưới nhưng không xác định được vị trí trúng vào đâu.
Với lời khai trên, chúng tôi thấy bản kết luận giám định tính theo phương pháp cộng dồn thương tích 32% là thiếu căn cứ và suy diễn và không thể khẳng định thương tích đó do Nam gây nên.

2/ Lời khai của bị hại Hồ V. N.
Mâu thuẫn trong lời khai của bị hại:
Về hung khí không thống nhất, số lần bị đánh nhiều mâu thuẫn: dùng
1/ dao, tuýp sắt (BL 117) ;
2/ ống tuýp và mã tấu (BL 118).Lúc đó tôi đang nằm trong lán thì bất ngờ người lái xe tải cãi nhau với tôi trước đó dùng ống tuýp vụt liên tiếp vào đầu, vào lưng và vào tay tôi (BL 118). 3/ Họ dung Tuýp sắt và dao tông;
4/ Tôi chỉ xác định được người lái xa 29M-3913 là người đánh tôi ở một cái đầu tiên trúng vào đỉnh đầu bên trái. Sau đó anh ta có đánh tôi hay không tôi không xác định được (BL 123). 5/Có 4-5 người cầm tuýp sắt (BL 125)
Như vây, Lời khai tại BL 118 mâu thuẫn với lời khai tại BL 123 dùng ống tuýp vụt liên tiếp vào đầu, vào lưng và vào tay tôi >< lái xa 29M-3913 là người đánh tôi một cái đầu tiên trúng vào đỉnh đầu bên trái. Bị hại khẳng định giơ tay lên đỡ bị đánh vào tay trái (BL 121)

3/ Người liên quan Phạm T. T (lái xe):
T khai nhận khi vào hiện trường chỉ nhìn thấy 4 người cửu vạn đang “cầm xẻng” đứng ở đó, ngoài ra có một người đàn ông và hai người phụ nữ bế trẻ con đứng ở đó.
Như vậy, lời khai của T. T và của bị cáo N phù hợp với số người có mặt tại hiện trường. Và mâu thuẫn với lời khai của bị hại Hồ V. N.
Tùng khai: 04 người cửu vạn tay cầm xẻng xúc đất đứng đó; N khai: không có xẻng xúc đất.

4/ Lời khai của bị hại Hồ V.B (cháu ruột bị hại Hồ V. N)
– Mâu thuẫn về hung khí với lời khai của bị Hại Hồ V.B – Mâu thuẫn trong chính những lời khai của Hồ V.B về hung khí: BL 104, họ cầm tuýp, dao tông dài 50cm đến 60cm, bản lưới dao rộng khoảng 02cm, 01 người cầm Dao dài 1m; BL 108, họ cầm tuýp sắt, gậy gỗ; BL 109 tôi không nhìn thấy ai dùng dao, kiếm gì cả; BL 111, Có một người cầm dao trên tay, 1 người cầm đao. Còn tất cả dùng ống tuýp trong đó có người lái xe.
– Mâu thuẫn trong việc Bằng nhìn thấy lái xe 2911-3913 đánh N: (BL 109) những người đó có người dùng tuýp sắt, có người dùng gậy gỗ đánh chúng tôi… tôi không nhìn thấy ai dùng dao kiếm gì. Tôi nhìn thấy người thanh niên lái xe 2911-3913 cầm một cây tuýp sắt loại 20 dài khoảng chạy vào đánh chú N cái đầu tiên theo chiều từ trên xuống nhưng tôi không xác định được trúng vào đâu vì lúc đó tôi đã bỏ chạy. Hồ V. B đã bỏ chạy nhưng vẫn nhìn thấy chú N bị đánh (???)

5/ Lời khai của Nguyễn V.H (Ph), người liên quan:
– Về hung khí mâu thuẫn.
– Diến biến sự việc: Không rõ

6/ Lời khai của Lê V. T, người liên quan:
– Lời khai của T về hung khí có mâu thuẫn.
– Lời khai của T mâu thuẫn vơí lời khai của N: (Tuyên BL 150-151) Thấy vậy tôi đang ngồi dưới chiếu liền đứng dậy thì nhận ra người lái xe 29M-3913 lúc trước hỏi anh Nghiệp tay cầm một cây tuýp sắt chạy vào đánh anh N vào đầu, tay, chân anh N đầu tiên. (N BL 123) lái xa 29M-3913 là người đánh tôi một cái đầu tiên trúng vào đỉnh đầu bên trái.

7/ Lời khai của Lê T. M, nhân chứng:
– Chỉ xác định xe thứ nhất có một tốp thanh niên khoảng 4 -5 người từ trên xe nhảy xuống tay cầm tuýp sắt xông vào đánh mọi người, không biết cụ thể ai đánh.

8/ Lời khai của Nguyễn T.N, nhân chứng:
Không xác định được cụ thể ai đánh N Lời khai mâu thuẫn:
– Tai thời điểm xảy ra vụ việc N không có mặt tại hiện trường mà biết sự việc do chồng kể lại. Tối ngày 12/8/2013 tôi ở cùng mẹ chồng, cùng hai con tôi ở quê nhà thôn Tràng Quan, xã Tràng Quan, Đông Hưng, Thái Bình. Sáng hôm sau mới nhận được tin. (BL 158) mâu thuẫn với lời khai:
– Tôi thấy có ba đến bốn người đi trên chiếc xe thứ nhất đến đánh anh N. Những người còn lại chỉ đứng bên ngoài. Họ dùng tuýp sắt dài khoảng một mét và gậy đánh anh N (BL 161, 162)

9/ Lời khai của Nguyễn X. Kh, nhân chứng:
– Lời khai không thể hiện cụ thể ai đánh bị hại Hồ V. N, mà là một nhóm thanh niên đánh N
– Khai về hung khí mâu thuẫn: mang theo tuýp nước và kiếm xông thẳng vào(BL 166) >< Từ trên chiếc xe 29M-3913 có 05 nam thanh niên trên 20 tuổi nhảy xuống tay cầm tuýp nước và mốt số loại hung khí khác (tôi không xác định được đó là loại hung khí gì) (BL168) và BL 171, 172.
Căn cứ hố sơ vụ án, phần kết luận Cáo trạng khẳng định Nguyễn H. N gây thương tích cho Hồ V. N 32% là hồ đồ và suy diễn, thiếu căn cứ pháp lý, không phù hợp với hồ sơ vụ án đã phân tích, đánh giá nêu trên. Phần thương tích 32% của bị hại thuộc về trách nhiệm của Trung tâm pháp y (Sở y tế Hà Nội) và Bệnh viện A.

III. Vật chứng: Không có

IV. Kiến nghị:
Văn phòng luật sư kiến nghị Tòa án nhân dân quận T. H thẩm phán được phân công xét xử:
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án nêu trên theo điểm b, Điều 176 BL TTHS.
Lý do kiến nghị trả hồ sơ:
– Phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
– Bị cáo không thừa nhận vụt vào đầu và tay của bị hại, thực tế bị hại bị đa chấn thương (chấn thương này không phải do bị cáo gây ra);
– Quá trình điều tra, các chứng cứ chưa chứng minh được bị cáo gây ra thương tích 32% cho bị hại;
– Các lời khai của bị cáo, bị hại, nhân chứng, người liên quan mâu thuẫn nhau;
– Nội dung bản Cáo trạng không phù hợp với các lời khai của bị cáo, bị hại, nhân chứng, người liên quan.
Văn phòng luật sư đề nghị Tòa án nhân dân quận T. H, thẩm phán được phân công xét xử nghiên cứu để đưa ra quyết định đúng đắn đối với hồ sơ vụ án, tránh oan, sai, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

theo luatsutrankhacthanh

» Tư vấn về tội cố ý gây thương tích

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Quyền hạn của luật sư bào chữa

Quy định mới về quyền hạn của luật sư bào chữa trong bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được quy định như thế nào?

Điều 72. Người bào chữa
1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
2. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
4. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.

Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

1. Người bào chữa có quyền:
a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;
b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.
2. Người bào chữa có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Người bào chữa vi phạm pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của luật.
Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
1. Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.
2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
3. Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.
4. Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Điều 76. Chỉ định người bào chữa
1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Điều 77. Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa
1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị buộc tội.
Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.
2. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.
3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộ luật này.
Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.

Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.
2. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:
a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
d) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 của Bộ luật này thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:
a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân;
b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
c) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;
b) Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.
6. Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:
a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa;
b) Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1

Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.
7. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;
b) Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.

Điều 79. Trách nhiệm thông báo cho người bào chữa
1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia theo quy định của Bộ luật này.
2. Trường hợp người bào chữa đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 291 của Bộ luật này.

Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
1. Để gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bào chữa phải xuất trình văn bản thông báo người bào chữa, Thẻ luật sư hoặc Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
2. Cơ quan quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam phải phổ biến nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ và yêu cầu người bào chữa chấp hành nghiêm chỉnh. Trường hợp phát hiện người bào chữa vi phạm quy định về việc gặp thì phải dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 81. Thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa
1. Người bào chữa thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 88 của Bộ luật này.
2. Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc giao, nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
3. Trường hợp không thể thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa thì người bào chữa có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập.

Điều 82. Đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án
1. Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.
2. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:
a) Luật sư;
b) Bào chữa viên nhân dân;
c) Người đại diện;
d) Trợ giúp viên pháp lý.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

» Thủ tục mời luật sư bào chữa

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Tư vấn hình phạt đối với hành vi chứa gái mại dâm

Tội chứa mại dâm được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan, cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:
Điều 254 – Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009

1. Người nào chứa mại dâm thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
A) Có tổ chức;
B) Cưỡng bức mại dâm;
C) Phạm tội nhiều lần;
D) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
Đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;
E) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
A) Đối với trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi;
B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

* Cấu thành tội phạm
– Chủ thể: Cá nhân có năng lực TNHS, đủ 16 tuổi đối với khoản 1 hoặc 14 tuổi đối với các khoản 2,3,4.
– Khách thể: Xâm phạm nền văn hóa quan hệ nhân thân, an ninh, an toàn xã hội.
– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
– Hành vi khách quan: Hành vi chứa mại dâm.

* Hình phạt
– Khung hình phạt cơ bản: Phạt tù từ một năm đến bảy năm.
– Khung hình phạt tăng nặng:
+ Theo khoản 2: Phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
+ Theo khoản 3: Phạt tù từ mườ hai năm đến hai mươi năm.
+ Theo khoản 4: Phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
– Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồngm tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

» Luật sư bào chữa tội chứa mại dâm

» Luật sư tư vấn luật hình sự

Luật sư tư vấn, bào chữa hình phạt đối với hành vi chứa gái mại dâm:

Định giá tài sản theo Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự

Nghiên cứu Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011, chúng tôi nhận thấy một số điểm mới được nhà làm luật sửa đổi, bổ sung, cũng như một số vấn đề còn vướng mắc cần trao đổi, giải quyết như sau:

1. Một số điểm mới đã được sửa đổi, bổ sung

Thứ nhất: Bổ sung vào khoản 1 Điều 92 nội dung “các bên có quyền tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản”. Một trong những nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự mà Bộ luật Tố tụng dân sự đã ghi nhận tại Điều 51, đã được nhà làm luật bổ sung vào khoản 1 của Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó, khi có tranh chấp về giá trị tài sản, nếu các bên tự quyết định về giá trị khối tài sản đang tranh chấp hoặc thuê tổ chức dịch vụ có chức năng thẩm định giá tài sản, để thẩm định giá tài sản, thì Toà án tôn trọng sự quyết định của các đương sự trong việc định giá tài sản.

Thứ hai: Trước đây, luật không quy định chủ tịch hội đồng định giá tài sản là người đại diện của cơ quan tài chính, nên việc sửa đổi, bổ sung lần này, nhà làm luật đã quy định cụ thể chủ tịch hội đồng định giá tài sản là người đại diện của cơ quan tài chính, điều này là hoàn toàn phù hợp với lý luận và thực tiễn trong việc định giá tài sản. Trước đây, mặc dù pháp luật không ghi cụ thể chủ tịch hội đồng định giá tài sản là thuộc cơ quan nào, song trong thực tế các toà án khi ban hành quyết định định giá tài sản đều ghi chủ tịch hội đồng định giá tài sản là đại diện của cơ quan tài chính2.

Thứ ba: Để bảo đảm sự vô tư, khách quan của các thành viên trong quá trình định giá tài sản, nhà làm luật đã bổ sung các trường hợp thành viên hội đồng định giá tài sản phải từ chối tham gia thành viên hội đồng định giá nếu họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó và trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 463 Bộ luật Tố tụng dân sự, mà trước đây chưa quy định.

Thứ tư: Bổ sung vấn đề chế tài đối với “cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia hội đồng định giá; người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng, thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Quy định này là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo sự phối hợp và tôn trọng Toà án trong việc giải quyết nhanh vụ án, tránh trường hợp các cơ quan này từ chối cử người tham gia hội đồng định giá tài sản, cũng như cá nhân người được cử làm thành viên hội đồng định giá tài sản nhưng không tham gia, gây khó khăn, tốn kém tiền bạc cũng như thời gian của các đương sự và Toà án mà trước đây không có bất cứ một chế tài nào đối với cơ quan, cá nhân đó4.

Thứ năm: Bổ sung thêm trường hợp các bên đương sự được quyền yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản đang tranh chấp mà trước đây chưa quy định. Việc bổ sung này là phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, xã hội hoá hoạt động định giá tài sản và phù hợp với pháp luật về thẩm định giá tài sản5.

2. Những vấn đề còn vướng mắc

2.1. Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự

Điểm b khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau: “Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước”.

Với quy định này thì có hai trường hợp mà Toà án phải ra quyết định định giá (không phụ thuộc vào ý chí của các đương sự) như sau:

Một là, các bên trong tranh chấp “ngồi lại” và thống nhất được với nhau về giá trị tài sản tranh chấp. Ví dụ: Hai bên tranh chấp với nhau một ngôi nhà và đều thống nhất với nhau là giá của ngôi nhà này là 500 triệu đồng và đề nghị Toà án ghi nhận sự thoả thuận của các bên.

Hai là, hai bên không tự thống nhất với nhau về giá trị tài sản tranh chấp, nhưng thống nhất với nhau là thuê dịch vụ thẩm định giá tài sản để xác định giá tài sản. Trong cả hai trường hợp được quy định tại điểm nói trên nếu giá mà các bên thoả thuận với nhau hoặc thoả thuận với tổ chức thẩm định giá tài sản mà mức giá này thấp (có thể hiểu là thấp hơn giá sàn do Nhà nước quy định) nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước, thì Toà án không chấp nhận sự thoả thuận này và Toà án ra quyết định định giá tài sản.

Một vấn đề pháp lý đặt ra là dựa vào căn cứ nào Toà án (cụ thể là thẩm phán được phân công giải quyết hoặc hội đồng xét xử trong trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử) cho rằng việc thoả thuận giá của các đương sự là thấp? Đa số ý kiến cho rằng, Toà án căn cứ vào biểu giá nhà đất, giá các loại tài sản do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm và lấy đó làm căn cứ để cho rằng, giá các bên thoả thuận là thấp, nếu giá các bên thoả thuận thấp hơn biểu giá mà Uỷ ban nhân dân ban hành. Tuy nhiên, điều này lại không dễ dàng chút nào, bởi lẽ có những trường hợp việc định giá tài sản không chỉ là một căn nhà, hay một lô đất, mà nhiều khi khối tài sản tranh chấp rất nhiều loại, ví dụ: Nhà, đất, tài sản trong nhà như ti vi, tủ lạnh, xe máy, xe ô tô, máy nổ, các loại máy phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, các loại cây trồng trên đất… Toà án không phải là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực này, nên cho dù có biểu giá nhà đất hoặc biểu giá các loại tài sản khác do Uỷ ban nhân dân ban hành hàng năm, thì Toà án (mà cụ thể là thẩm phán, hội đồng xét xử) cũng không đủ “can đảm” làm việc này. Chưa nói trường hợp nếu các đương sự thuê dịch vụ thẩm định giá tài sản6, thì Toà án lại càng khó để kết luận là giá tài sản mà các đương sự thoả thuận với tổ chức thẩm định giá là giá thấp, trừ khi một trong các bên đương sự vì có mâu thuẫn nên báo lại cho Toà án biết.

Thực tế, nếu xảy ra trường hợp các đương sự thoả thuận mức giá tài sản tranh chấp hoặc đưa ra chứng thư thẩm định giá tài sản của tổ chức thẩm định tài sản, nếu Toà án nghi ngờ mức giá các đương sự xuất trình là thấp, thì Toà án làm công văn tham khảo ý kiến của các cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan khác về mức giá. Sau khi có ý kiến tham khảo cho rằng, mức giá mà các đương sự thoả thuận là thấp, thì Toà án mới có thể ra quyết định định giá tài sản. Theo hướng dẫn của Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28/3/2012 về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013), thì trong trường hợp này Toà án yêu cầu các đương sự phải nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản. Tuy nhiên, nếu các đương sự không nộp tạm ứng chi phí định giá vì cho rằng giá mà các bên thoả thuận là phù hợp với giá thị trường, thì Toà án xử lý như thế nào, Toà án có quyền đình chỉ giải quyết vụ án không? Nếu không thì xử lý như thế nào7? Vấn đề này hiện vẫn chưa có hướng dẫn. Do vậy, từ những vướng mắc, bất cập nêu trên mà trong thực tế giải quyết vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động… đa số thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đều yêu cầu đương sự làm đơn yêu cầu Toà án ra quyết định định giá tài sản. Điều này sẽ gây phiền hà cho Toà án sau này. Căn cứ vào biên bản định giá tài sản do hội đồng định giá quyết định, hội đồng xét xử sẽ tính mức án phí trên cơ sở chấp nhận hoặc không chấp nhận các yêu cầu của đương sự để tính án phí.

2.2. Về quy định tại khoản 5 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự

Khoản 5 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau: “Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. Kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật”.

Đây được xem là trường hợp một trong các bên đương sự có yêu cầu Toà án yêu cầu tổ chức thẩm định định giá tài sản mà các bên đang tranh chấp. Quy định tại khoản này khác với quy định tại khoản 1 Điều 92 nói trên, bởi vì quy định tại khoản 1 là các bên tự thoả thuận với nhau về việc yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản đang tranh chấp, mà không yêu cầu Toà án giải quyết việc thẩm định giá.

Với quy định trên đây, trong thực tế sẽ xảy ra các trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Hai bên cùng thống nhất yêu cầu Toà án ký hợp đồng dịch vụ với một tổ chức thẩm định giá tài sản để định giá tài sản, nhưng sau khi có kết quả thẩm định tài sản, các bên lại yêu cầu Toà án ra quyết định định giá tài sản.

Đây là trường hợp hai bên thoả thuận yêu cầu Toà án thuê tổ chức dịch vụ thẩm định định giá tài sản (lúc này Toà án chưa ra quyết định định giá). Nếu sau khi có chứng thư thẩm định giá tài sản của tổ chức thẩm định giá tài sản mà các bên không đồng ý với mức giá tổ chức thẩm định giá đưa ra và lại yêu cầu Toà án ra quyết định định giá tài sản thì Toà án có chấp nhận không? Điều 92 không quy định trường hợp này8. Nếu Toà án chấp nhận ra quyết định định giá tài sản, mà sau đó giá do hội đồng định giá tài sản lại thấp hơn hoặc cao hơn giá của tổ chức thẩm định giá tài sản, thì Toà án lấy giá nào làm căn cứ giải quyết vụ án? Luật chưa quy định trường hợp này, theo chúng tôi, trong trường hợp này, luật nên quy định, nếu sau khi có quyết định thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá mà các bên vẫn yêu cầu Toà án ra quyết định định giá, thì dù kết quả thẩm định giá của hội đồng định giá có như thế nào, các bên phải chấp nhận và Toà án lấy kết quả đó làm căn cứ giải quyết vụ án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Tương tự, trong trường hợp đã có kết quả định giá của hội đồng định giá tài sản (do các bên yêu cầu), nhưng sau đó các bên vẫn yêu cầu Toà án thuê tổ chức thẩm định giá định giá tài sản tranh chấp, thì luật nên quy định buộc các bên chấp nhận kết quả định giá của tổ chức thẩm định giá, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác9. Bởi lẽ, trong các trường hợp nêu trên đều thể hiện ý chí tự nguyện của các bên. Nếu luật không có quy định cụ thể sẽ không có điểm dừng của vụ án.

Trường hợp thứ hai: Khi Toà án thụ lý vụ án, một bên yêu cầu Toà án ký hợp đồng dịch vụ với một tổ chức thẩm định giá tài sản để định giá tài sản, nhưng một bên không đồng ý và đề nghị Toà án ra quyết định định giá tài sản.

Đây được hiểu là ý chí của một bên yêu cầu Toà án ký hợp đồng (sau đây gọi là thuê) dịch vụ với tổ chức thẩm định tài sản để thẩm định tài sản đang tranh chấp, một bên này có thể là nguyên đơn, hoặc bị đơn. Tuy nhiên, trường hợp này có thể phát sinh bên không yêu cầu Toà án thuê tổ chức thẩm định giá tài sản (gọi là bên B) không chấp nhận kết quả thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá tài sản cho bên có yêu cầu (gọi là bên A) vì cho rằng mức giá đó là không phù hợp và yêu cầu Toà án ra quyết định định giá tài sản. Để đảm tính công bằng, bình đẳng giữa các đương sự, Toà án sẽ ra quyết định định giá tài sản theo yêu cầu của bên B. Nhưng kết quả của hội đồng định giá và của tổ chức thẩm định giá lại có sự chênh lệch mức giá.

Tương tự, một bên yêu cầu Toà án ra quyết định định giá tài sản, nhưng bên kia lại yêu cầu Toà án thuê tổ chức dịch vụ thẩm định, thẩm định tài sản. Lúc này, quyền lợi của các bên là xung đột, có lợi cho một bên và bất lợi cho một bên. Một bên yêu cầu Toà án công nhận kết quả định giá của hội đồng định giá, còn bên khác lại yêu cầu Toà án lấy kết quả của tổ chức thẩm định giá. Vấn đề đặt ra là kết luận của hai tổ chức định giá này đều có giá trị pháp lý (trừ khi chứng minh được có sự vi phạm). Lúc này, Toà án sẽ lấy giá theo yêu cầu của bên nào? Nhà làm luật chưa lường trước quy định này. Trường hợp này khác với trường hợp thứ nhất là các bên đã không cùng nhau yêu cầu Toà án ra quyết định định giá tài sản hoặc yêu cầu Toà án thuê tổ chức dịch vụ thẩm định định giá tài sản, mà là mỗi bên yêu cầu một tổ chức và kết quả định giá là có xung đột. Vấn đề pháp lý đặt ra là trong trường hợp này Toà án phải giải quyết như thế nào? Thật là khó cho Toà án để cho rằng giá của bên nào là phù hợp với giá thị trường. Nên chăng luật nên quy định, trong trường hợp đó, nếu các bên không thoả thuận được với nhau, thì Toà án ra thông báo yêu cầu các bên thoả thuận lựa chọn một tổ chức thẩm định định giá tài sản khác (không phải là tổ chức đã thẩm định) hoặc yêu cầu Toà án ra quyết định định giá lại tài sản (với hội đồng định giá tài sản khác) và kết quả định giá hoặc thẩm định (lần sau) là kết quả cuối cùng để Toà án giải quyết vụ án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Trên đây là một số điểm mới, cũng như vướng mắc quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự. Trong khi chờ đợi sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền10, chúng tôi nêu ra mong nhận được sự góp ý, trao đổi, chia sẻ của đồng nghiệp và các bạn đọc.

Phan Thanh Tùng

(1). (1) Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó; (2) Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

(2) Xem các quyết định định giá tài sản của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà.

(3) Các trường hợp sau đây các thành viên định giá phải từ tham gia làm thành viên định giá: (1) Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự; (2) Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; (3) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

(4) Thực tiễn không hiếm trường hợp đến ngày định giá tài sản các cán bộ toà án, các đương sự có mặt đầy đủ, nhưng lại vắng mặt các thành viên hội đồng định giá, thành thử phải hoãn lại ngày định giá tài sản, gây bức xúc cho các đương sự.

(5) Xem: Pháp lệnh Giá ban hành ngày 26/4/2002; Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 về thẩm định giá và các văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động thẩm định giá.

(6) Tổ chức dịch vụ thẩm định giá hoạt động Pháp lệnh Giá ban hành ngày 26/4/2002; Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 về thẩm định giá và các văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động thẩm định giá và Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 quy định về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng.

(7) Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 39 của Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 thì hội đồng định giá không tiến hành định giá tài sản. Mặc dù pháp luật có quy định nếu Toà án ra quyết định định giá tài sản trong trường hợp nói trên nếu không có căn cứ thì Toà án phải chịu chi phí định giá tài sản, tuy nhiên pháp luật lại yêu cầu đương sự phải tạm nộp tạm ứng chi phí định giá, chứ không quy định trường hợp này nếu đương sự không nộp tạm ứng chi phí định giá thì Toà án tạm ứng chi phí định giá, nếu khi có kết quả định giá kết luận quyết định định giá của Toà án là đúng thì buộc các đương sự phải chịu chi phí này?

(8) Mặc dù Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định, nhưng tại Điều 36 Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 có quy định đương sự được quyền định giá bổ sung, định giá lại. Do đó, theo yêu cầu của các bên Toà án vẫn tiến hành ra quyết định định giá tài sản.

(9) Thoả thuận khác không được trái pháp luật.

(10). Tại khoản 6 Điều 92 quy định: “Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này”.

» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự

» Thủ tục định giá tài sản chung khi ly hôn

Luận cứ bảo vệ cho người bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích

Luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình người bị hại trong vụ án: Trương Văn M “cố ý gây thương tích”

Dẫn đề: Để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ một cách tốt nhất thì ngoài những việc phải làm như: Đọc hồ sơ vụ án, thu thập và đánh giá chứng cứ… thì việc chuẩn bị Bản luận cứ để tranh tụng của Luật sư là tối quan trọng. Đây là văn bản thể hiện được khả năng chuyên môn, kinh nghiệm tranh tụng và bản lĩnh nghề nghiệp của Luật sư. Bản luận cứ của Luật sư luôn là tài liệu tác động đáng kể đến Hội đồng xét xử, ảnh hưởng lớn đến đường lối xét xử và trong một số trường hợp, văn bản này có ý nghĩa quyết định trong việc giúp Tòa án có một phán quyết chính xác, khách quan, đúng pháp luật.

» Luật sư tranh tụng các vụ án hình sự

Bản luận cứ Luật sư dùng để bảo vệ gia đình người bị hại là anh Trần Đình H trong vụ án Trương Văn M: “Cố ý gây thương tích”, được Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bằng bản án số 48/2012/HSST ngày 01/3/2012 của TAND quận T. B, đã bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án bằng bản án hình sự phúc thẩm số 300/2012/HSPT ngày 05/6/2012 của TANDTP.HCM mà trong những bài viết trước Văn phòng cũng đã từng đề cập.(Xin trích đăng toàn văn Bản luận cứ).

Kính thưa Hội đồng xét xử!

Thưa Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM – thực hành quyền công tố tại phiên tòa hôm nay!

Tôi Luật sư H – Luật sư Văn phòng Luật sư C, thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM.

Trên cơ sở yêu cầu của gia đình người bị hại mà người đại diện hợp pháp là bà Phạm Thị T N, được sự chấp thuận của Quý tòa, tôi tham gia phiên tòa phúc thẩm hôm nay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình người bị hại.

Thưa Hội đồng xét xử!

Vào ngày 01/3/2012, TAND quận T.B đã đưa vụ án Trương Văn M phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 điều 104 Bộ luật hình sự ra xét xử. Tại phần quyết định, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xử phạt bị cáo: Trương Văn M 06 năm 06 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”.

Ngay sau phiên tòa, gia đình người bị hại đã làm đơn kháng cáo với nội dung: Không chấp nhận tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên xử đối với bị cáo M. Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ lại cho các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố và xét xử bị cáo với tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”.

Với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình người bị hại, chúng tôi hoàn toàn thống nhất với yêu cầu và nội dung kháng cáo của gia đình người bị hại. Và tại phiên tòa hôm nay, chúng tôi xin phép được trình bày quan điểm pháp lý của mình, giúp Hội đồng xét xử có thêm cơ sở trong quá trình nghị án, để từ đó có một bản án tuyên phù hợp với chứng cứ có trong hồ sơ. Đảm bảo tính khách quan, công bằng trong quá trình xét xử.

VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.

Có thể nói, xuyên suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm, chúng tôi luôn thể hiện quan điểm nhất quán của mình là không thống nhất về mặt tội danh mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, truy tố và xét xử đối với bị cáo M. Trong vụ án này, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ. Căn cứ vào kết quả giám định pháp y tử thi thì việc bị cáo M chỉ bị khởi tố, truy tố và xét xử về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 điều 104 là không thỏa đáng, thiếu căn cứ và chưa đúng tội danh. Theo chúng tôi, hành vi phạm tội của bị cáo M có đủ cơ sở để khởi tố, truy tố và xét xử về tội “Giết người”; đồng thời hành vi của bị cáo còn có dấu hiệu của tội “Cướp tài sản”. Vì vậy, chúng tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại một cách khách quan, toàn diện các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, vết thương trên người nạn nhân để đưa ra một phán quyết chính xác nhằm trừng trị thích đáng kẻ thủ ác, trả lại sự công bằng cho người bị hại cũng như cho gia đình người bị hại.

Thứ nhất: Theo quan điểm của chúng tôi hành vi của bị cáo M đã hội đủ dấu hiệu của tội “Giết người”; cụ thể: Theo kết luận giám định pháp y tử thi số 166/11/GĐPY ngày 21/02/2011 và Biên bản khám nghiệm tử thi về vết thương ở lưng thì người bị hại bị thủng cơ liên sườn 6 bên trái sát cột sống, thủng mặt sau thùy dưới phổi trái dạng hình khe sâu 4cm, gây tụ máu nặng ở mô phổi xung quanh. Đối với vết thương ở ngực thì người bị hại bị đứt hoàn toàn sụn sườn 6 và một phần sụn sườn 7 bên trái sát xương ức dạng hình khe, thủng mặt trước tâm thất phải dạng hình khe, dài 1,5cm vào tận buồng tâm thất phải, xuyên thủng vách liên thất dạng hình khe ở mặt sau tâm thất trái dài 0,8cm, đứt xước mặt sau bao màng ngoài tim. Vết thương có chiều hướng từ trước ra sau, từ dưới lên trên và từ phải sang trái, sâu khoảng 10cm.

Tại phần kết luận, các văn bản trên đều khẳng định nạn nhân chết do vết thương đâm thủng tim và phổi trái.

Như vậy, lời khai nhận của bị cáo cho rằng 02 vết thương trên thân thể anh Hòa chỉ là kết quả của sự xô đẩy, giằng co qua lại để nói rằng bị cáo không có ý thức tước đoạt mạng sống của anh Hòa là hoàn toàn mâu thuẫn với kết quả giám định tử thi và Biên bản khám nghiệm tử thi. Vì rõ ràng Biên bản khám nghiệm tử thi và kết luận giám định pháp y tử thi đều xác định người bị hại chết do 02 vết đâm vào các nơi nguy hiểm, trọng yếu trên cơ thể con người. Đồng thời bị cáo cũng đã thừa nhận 02 vết thương do lưỡi dao được đâm 02 lần khi bị cáo đang cầm dao. Việc cấp sơ thẩm xác định 02 vết thương trên thân thể người bị hại là do bị cáo “đẩy dao” mà gây nên là không phù hợp thực tiễn khách quan vì nếu chỉ là do giằng co qua lại thì không thể để lại 02 vết thương sâu, và cả 02 vết thương đều có thể gây chết người ngay tức khắc như thực tế đã xảy ra. Hơn nữa, với việc giằng co qua lại (theo bị cáo khai là khoảng 10 phút) và trong khoảng thời gian này đã có tới 02 lần bị cáo giật lại được con dao rồi sau đó anh Hòa giật lại được. Tuy nhiên, cả bị cáo và người bị hại đều không bị thương tích gì ở tay cả là điều hoàn toàn vô lý.

Bên cạnh đó, trong quá trình lấy lời khai tại Cơ quan điều tra(BL số 99), bị cáo khai nhận: “Giằng co với nhau một lúc thì tôi đoạt được con dao trên tay Hòa, tôi cầm dao bằng tay phải và Hòa dùng tay trái nắm cổ tay cầm dao của tôi thì tôi dùng tay trái nắm tay trái của Hòa vặn M một cái thì Hòa hơi xoay lưng lại và tôi đã cầm dao đâm một cái vào vùng lưng của Hòa, tôi nghe Hòa la lên” cướp, cướp, cướp”. Tôi rút dao ra và vẵn cầm bằng hai tay và Hòa cũng dùng hai tay giữ chặt hai cổ tay của tôi, trong lúc cả hai đang giằng co thì tôi đẩy M hai tay đang cầm dao về phía trước và hai tay của Hòa cản không được nên mũi dao đã được nên mũi dao đã đâm trúng phần ngực của Hòa. Tôi thấy tay tôi ướt do máu của Hòa bắn ra…”

Bằng lời khai này rõ ràng bị cáo đã cầm dao đâm anh Hòa, lực đâm rất M làm anh Hòa chết ngay tại chỗ. Hành vi của bị cáo thể hiện sự quyết tâm cao để đạt được hậu quả chết người nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xử phạt bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” là chưa có căn cứ, chưa đúng tội danh.

Với những chứng cứ và mâu thuẫn như đã nói ở trên, việc Tòa án cấp sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo với tội danh “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3, điều 104 BLHS là không thể chấp nhận. Hành vi và hậu quả mà bị cáo đã gây ra cần phải được khởi tố, truy tố và xét xử theo tội danh “Giết người” mới phù hợp với thực tiễn khách quan đã xảy ra.

Thứ hai: Về hành vi “Cướp tài sản” của bị cáo.

Tại cấp sơ thẩm chưa làm rõ được nguyên nhân, động cơ phạm tội thực sự của bị cáo. Cũng chưa làm rõ sự liên quan giữa việc anh Hòa tri hô “cướp, cướp” với hành vi của bị cáo; chưa làm rõ vì sao bị cáo khai lấy xâu chìa khóa khi tay dính máu nhưng không để lại vết máu trên xâu chìa khóa. Chưa xác định rõ vì sao trong túi quần của bị cáo lại có chiếc điện thoại của nạn nhân bị cáo bị phát hiện, bắt giữ.

Theo quan điểm của chúng tôi, xâu chuỗi các sự kiện lại, hành vi của bị cáo đã hội đủ dấu hiệu của tội ‘ Cướp tài sản”; cụ thể:

– Như phần trên đã trình bày, bị cáo đã thực hiện hành vi giết anh Hòa. Vậy mục đích bị cáo giết anh Hòa để làm gì nếu không phải là để cướp tài sản? và trên thực tế trong túi quần của bị cáo khi đang tìm đường tẩu thoát thì bị bắt đang có chiếc điện thoại của anh Hòa.

– Người làm chứng Nguyễn Thị Diễm Châu (BL 151,152,154) đều khai: Khi đi ngang qua vách ngăn giữa nhà tôi và nhà anh Hòa(Quang) thì tôi nghe rõ tiếng kêu “Chị Châu ơi cứu em, cướp, cướp giết em”.

– Lời khai này phù hợp với lời khai của Nguyễn Thanh Trí- người làm chứng(BL 46) “.. Vợ tôi bảo là tiếng Quang (Hòa) kêu cứu anh ơi, lúc đó tôi chỉ nghe tiếng Quang hô cướp, cướp rồi thôi”.

– Việc anh Hòa kêu” cướp, cướp” cũng đã được chính bị cáo khai nhận tại BL 93, BL 99 “… Lúc này anh Quang liên tiếp kêu “cướp, cướp” nên tôi sợ quá bỏ chạy…”.

Vậy trong lúc nguy cấp, tính mạng đang bị đe dọa nghiêm trọng, giả sử bị cáo không có hành vi cướp tài sản của anh Hòa, liệu nạn nhân có bột phát – không có chủ đích kêu lên “cướp, cướp” không?

– Bên cạnh đó, theo lời khai của bị cáo thì xâu chìa khóa bị cáo lấy bỏ vào túí quần sau khi tay bị cáo đã đầy máu nhưng trong Biên bản thu giữ vât chứng(BL 18) lại thể hiện xâu chìa khóa không có dính máu trong khi những tang vật khác như quần đùi của anh Hòa, nệm, mùng đều có dính máu của anh Hòa.

VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ.

Do quan điểm của chúng tôi là đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra xem xét lại từ đầu nên về trách nhiệm của bị cáo trong việc bồi thường về dân sự chúng tôi không đặt ra. Sau này khi vụ án được tiến hành xét xử lại, cùng với việc xem xét về trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở yêu cầu của gia đình người bị hại, căn cứ theo quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ yêu cầu về trách nhiệm dân sự đối với bị cáo sau.

Kính thưa Hội đồng xét xử !

Như đã phân tích ở phần trên, việc Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét đến các tình tiết khách quan của vụ án, thể hiện hành vi của bị cáo đã có đủ cơ sở xét xử về tội “Giết người” cũng như có dấu hiệu của tội “Cướp tài sản” là có thiếu sót. Tòa án cấp phúc thẩm không thể điều tra làm rõ tại phiên tòa được. Vì vậy, để việc giải quyết vụ án được chính xác, chúng tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tuyên Hủy toàn bộ bản án số 48/2012/HSST ngày 01/3/2012 của Tòa án nhân dân quận T.B, giao hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM chuyển Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an TP.HCM điều tra theo thẩm quyền; nhằm khởi tố, truy tố và xét xử đối với bị cáo Trương Văn M theo đúng tội danh mà bị cáo đã phạm phải.

Trân trọng cám ơn Hội đồng xét xử đã chú ý lắng nghe!

LỜI KẾT

Quan điểm trình bày của luật sư trong trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình người bị hại đã được HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận toàn bộ. Tại phần quyết định của bản án số 300/2012/HSPT ngày 05/6/2012 đã tuyên: “Hủy toàn Toàn bộ bản án sơ thẩm số 48/2012/HSST ngày 01/3/2012 của Tòa án nhân dân Quận T.B, Tp Hồ Chí Minh.

Giao hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm Sát (VKS) nhân dân TP. Hồ Chí Minh để chuyển cho Cơ quan điều tra Công an Tp. Hồ Chí Minh điều tra theo thẩm quyền.

Tiếp tục giam bị cáo cho đến khi VKS nhân dân Tp. Hồ Chí Minh nhận được hồ sơ vụ án. Bản án có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.”

theo Luật Sư. Thạc sĩ H
vanphongluatsucholon.vn

» Luật sư bảo vệ quyền lợi người bị hại

» Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần kích động mạnh

Luật sư bảo vệ cho người bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích:

Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý

Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý. Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 nêu những nhóm người thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì làm đơn gửi cơ quan tiến hành tố tụng.

Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và thủ tục thực hiện

1. Đầu tiên phải đủ điều kiện để được trợ giúp pháp lý

Người thuộc diện được trợ giúp pháp lý

Theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý gồm có các diện sau đây:

– Người có công với cách mạng;

– Người thuộc hộ nghèo;

– Trẻ em;

– Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

– Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

– Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính;

– Người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính;

– Người cao tuổi có khó khăn về tài chính;

– Người khuyết tật có khó khăn về tài chính;

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính;

– Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính;

– Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính;

– Người bị nhiễm HIV có khó khăn về tài chính.

Lưu ý: Điều kiện khó khăn về tài chính được xác định như sau: là người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật (Điều 2 Nghị định 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật TGPL).

2. Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý

Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Mẫu số 02-TP-TGPL)

Download mẫu số 02: Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                 ………., ngày ….. tháng ….. năm 20……

ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Kính gửi:    (1)……………………………………………..

I. Phần thông tin dành cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý

 Họ và tên: (2)……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………….

Số CMND/Thẻ căn cước công dân: ………………..Cấp ngày ……………. tại ……………

Mối quan hệ với người được trợ giúp pháp lý:

II. Phần thông tin dành cho người được trợ giúp pháp lý

Họ và tên: (3)……………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………… Giới tính: ……………………….

Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………..

Số CMND/Thẻ căn cước công dân: …………….. cấp ngày ………. tại ……………….

Dân tộc:…………………………………………………………………………………………………………….

Diện người được trợ giúp pháp lý:………………………………………………………………

III. Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý

  1. Tóm tắt yêu cầu trợ giúp pháp lý

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

  1. Yêu cầu hình thức trợ giúp pháp lý

Tư vấn pháp luật

Tham gia tố tụng         

Đại diện ngoài tố tụng 

  1. Tài liệu gửi kèm theo đơn

a) …………………………………………………………………………………………………………….

b) …………………………………………………………………………………………………………….

c) …………………………………………………………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan lời trình bày trên là đúng sự thật. Đề nghị (1)………………………………………. xem xét trợ giúp pháp lý.

                                                                              NGƯỜI LÀM ĐƠN
                                                                    (Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

Chú thích:

(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

(2): Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý;

(3): Họ và tên người được trợ giúp pháp lý.

3. Yêu cầu, thực hiện thủ tục hành chính:

– Người được trợ giúp pháp lý có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý;
– Vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý;
– Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý;
– Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 27 của Luật Trợ giúp pháp lý;
– Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3, Điều 30 của Luật Trợ giúp pháp lý.

4. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
– Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý;
– Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Số lượng: 01 bộ.

5. Cách thức thực hiện:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

– Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;

– Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.

* Lưu ýViệc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:

– Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

– Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

– Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thức giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

6. Cơ quan thực hiện:

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; Chi nhánh TGPL; tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện TGPL/đăng ký tham gia TGPL

7. Trình tự thực hiện:

Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý).

 – Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan. Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện (còn dưới 05 ngày làm việc), sắp đến ngày xét xử (theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc), cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.

– Thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đối với trường hợp thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường hợp bất khả kháng thì thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu là 10 ngày làm việc, kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý;

+ Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn nêu trên thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện. Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.

– Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.

– Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;

+ Người được trợ giúp pháp lý đã chết;

+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

» Luật Trợ giúp pháp lý 2017

» Nghị định 144/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý

Mẫu đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý

Thủ tục và mẫu đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý. Khi người được trợ giúp pháp lý không còn có nhu cầu muốn trợ giúp thì làm đơn xin rút yêu cầu trợ giúp pháp lý theo trình tự thủ tục quy định.

Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý và mẫu đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý

Mục lục:

  • 1. Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý
  • 2. Mẫu đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý

1. Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý

Bước 1: Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì làm đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý và gửi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Dương, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý) hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham
gia trợ giúp pháp lý, Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên
làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý).
Bước 2:
Khi nhận được đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trả lời ngay bằng văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.
Hồ sơ
gồm:
Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý

Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh
; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Người được trợ giúp pháp lý được rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, vụ việc trợ giúp pháp lý kết thúc.

Phí, lệ phí: Miễn phí.

2. Mẫu đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý

Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TTBTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Download – tải: Mẫu đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý

(Mẫu số 05TPTGPL). 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày ….. tháng ….. năm 20…..

ĐƠN RÚT YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Kính gửi: (1)……………………………………………..

Tôi là (họ và tên): (2)……………………………. hoặc (3) ………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………… Giới tính: ……………………….

Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………………..

CMND/Thẻ căn cước công dân số: ……………………………………………………………… Ngày cấp …………………. Nơi cấp ………………………………………………………………….

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………….. Dân tộc: …………….

Là người được trợ giúp pháp lý hoặc là giám hộ của người được trợ giúp pháp lý (2)………………………… đang được (1)……………….…………………..……………… trợ giúp pháp lý.

Đến nay, do không còn nhu cầu trợ giúp pháp lý, căn cứ vào khoản 6 Điều 8 của Luật Trợ giúp pháp lý, tôi xin rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, đề nghị (1)…………………………………………………………….. xem xét, quyết định.

NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

Căn cứ pháp lý:

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Thông tư số 12/2018/TTBTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

Quyết định 2434/QĐBTP ngày 26/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

» Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý

Văn bản hợp nhất 57/VBHN-BTC 2019 hợp nhất Nghị định về thu tiền sử dụng đất

Văn bản hợp nhất 57/VBHN-BTC ngày 21/11/2019 do Bộ Tài chính ban hành, hợp nhất các Nghị định:

+ Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:

+ Nghị định 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2016;

+ Nghị định 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018;

+ Nghị định 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 sửa đổi Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2019.

BỘ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 57/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH [1]

QUY ĐỊNH VỀ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2016;

2. Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018;

3. Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2019.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất[2].

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về thu tiền sử dụng đất trong trường hợp:

1. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

2. Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có mục đích kinh doanh thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng đang sử dụng đất thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất.

Điều 2. Đối tượng thu tiền sử dụng đất

1. Người được Nhà nước giao đất để sử dụng vào các mục đích sau đây:

a) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;

b) Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

c) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

d) Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa);

đ) Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

2. Người đang sử dụng đất được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa trong các trường hợp sau:

a) Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có nguồn gốc được giao không thu tiền sử dụng đất, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa;

b) Đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có thu tiền sử dụng đất;

c) Đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất chuyển sang sử dụng làm đất ở có thu tiền sử dụng đất;

d) Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê đất nay chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa đồng thời với việc chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.

Điều 3. Căn cứ tính tiền sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai và được xác định trên các căn cứ sau:

1. Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất.

2. Mục đích sử dụng đất.

3. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất:

a) Giá đất theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định áp dụng trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở trong hạn mức.

Việc xác định diện tích đất trong hạn mức tại Điểm này phải đảm bảo nguyên tắc mỗi hộ gia đình (bao gồm cả hộ gia đình hình thành do tách hộ theo quy định của pháp luật), cá nhân chỉ được xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở một lần và trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hộ gia đình, cá nhân đó được cộng dồn diện tích đất của các thửa đất để xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở nhưng tổng diện tích đất lựa chọn không vượt quá hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở tại địa phương nơi lựa chọn.

Hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai diện tích thửa đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở được áp dụng tính thu tiền sử dụng đất; nếu bị phát hiện kê khai gian lận sẽ bị truy thu nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.

b) Giá đất cụ thể được xác định theo các phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư quy định tại Nghị định của Chính phủ về giá đất áp dụng trong các trường hợp sau:

– Xác định tiền sử dụng đất đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; từ 10 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh còn lại trong các trường hợp: Tổ chức được giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân được giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức.

– Xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

c) Giá đất cụ thể được xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại áp dụng để xác định tiền sử dụng đất trong các trường hợp:

– Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;

– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất để áp dụng cho các trường hợp quy định tại Điểm này.

d.[3] Hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành áp dụng từ ngày 01 tháng 01 hàng năm. Thời điểm khảo sát để xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 hàng năm. Các chi phí liên quan đến việc xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất (bao gồm cả chi phí thuê tổ chức tư vấn trong trường hợp cần thiết) được chi từ ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn khảo sát, xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Trường hợp tại thời điểm xác định tiền sử dụng đất mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất theo quy định thì áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất đã ban hành của năm trước đó để xác định tiền sử dụng đất phải nộp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc thất thu ngân sách do chậm ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (nếu có).

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1: THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Điều 4. Thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất

1.[4] Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất phải nộp là stiền trúng đấu giá. Việc xác định giá khởi điểm cụ thể như sau:

a) Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất đấu giá có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc trung ương; từ 10 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với tỉnh còn lại là giá đất cụ thể do Sở Tài nguyên và Môi trường xác định, chuyển cho Hội đồng thẩm định giá đất của địa phương do Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất đấu giá có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với tỉnh còn lại là giá đất cụ thể do cơ quan tài chính xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

c) Việc xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất gắn với tài sản thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

2. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất phải nộp được xác định theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp

=

Giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất

x

Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất được giảm theo quy định tại Điều 12 Nghị định này (nếu có)

Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất (nếu có)

Trong đó:

a) Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất là diện tích đất có thu tiền sử dụng đất ghi trên quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Giá đất tính thu tiền sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

c) Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất là tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nhà đầu tư đã tự nguyện ứng cho Nhà nước.

3. Trường hợp công trình nhà ở, công trình hỗn hợp nhiều tầng gắn liền với đất được Nhà nước giao đất cho nhiều đối tượng sử dụng thì tiền sử dụng đất được phân bổ cho các tầng và đối tượng sử dụng.

4.[5] Trường hợp được Nhà nước giao đất nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất được xác định như sau:

a) Trường hợp được gia hạn thời gian sử dụng đất theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 Luật đất đai năm 2013 thì khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất phải nộp đối với thời gian chậm tiến độ được tính bằng với tiền thuê đất hàng năm.

b) Trường hợp không thuộc đối tượng được gia hạn thời gian sử dụng đất hoặc thuộc đối tượng được gia hạn thời gian sử dụng đất nhưng không làm thủ tục để được gia hạn hoặc đã hết thời gian được gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật đất đai năm 2013 nhưng vẫn không đưa đất vào sử dụng và Nhà nước chưa có Quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật thì phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất được tính bằng với tiền thuê đất hàng năm đối với khoảng thời gian từ khi được giao đất đến thời điểm có quyết định thu hồi đất.

c)[6] Đơn giá thuê đất để xác định số tiền thuê đất phải nộp theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này được xác định trên cơ sở giá đất tại Bảng giá đất theo mục đích sử dụng đất của dự án, hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền sử dụng đất, tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

5.[7] Trình tự, thủ tục xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất

a) Trình tự, thủ tục xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; từ 10 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh còn lại được thực hiện theo quy định của Chính phủ về giá đất và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có); trong đó giá đất cụ thể do Sở Tài nguyên và Môi trường xác định, chuyển cho Hội đồng thẩm định giá đất của địa phương do Sở Tài chính làm thường trực hội đồng tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Trình tự, thủ tục xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại được thực hiện như sau:

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định đấu giá theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường chuyển hồ sơ xác định giá khởi điểm tới cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất. Hồ sơ xác định giá khởi điểm gồm:

+ Văn bản đề nghị xác định giá khởi điểm của cơ quan tài nguyên và môi trường: 01 bản chính;

+ Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: 01 bản sao;

+ Hồ sơ địa chính (thông tin diện tích, vị trí, mục đích sử dụng đất, hình thức thuê đất, thời hạn sử dụng đất…): 01 bản sao.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất do cơ quan tài nguyên và môi trường chuyển đến, cơ quan tài chính xác định giá khởi điểm theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước được phân cấp, ủy quyền) phê duyệt theo quy định.

Trường hợp chưa đủ cơ sở để xác định giá khởi điểm, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tài chính phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường đ nghị bổ sung. Sau khi nhận được đủ hồ sơ thì thời hạn hoàn thành là 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.

– Căn cứ quyết định phê duyệt giá khởi điểm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị được giao nhiệm vụ đấu giá quyền sử dụng đất tổ chức thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục xác định lại giá khởi điểm thực hiện như quy định đối với việc xác định giá khởi điểm lần đầu.

c) Trình tự, thủ tục xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất gắn với tài sản thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 5. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

1. Đối với tổ chức kinh tế:

a) Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở; chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất nghĩa trang, nghĩa địa thì thu 100% tiền sử dụng đất theo giá của loại đất sau khi chuyển mục đích.

b) Chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

– Trường hợp được Nhà nước giao đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền sử dụng đất tính theo giá đất của loại đất trước khi chuyển mục đích của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần của loại đất trước khi chuyển mục đích theo thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Đối với đất của các tổ chức là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Trung ương quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất cùng với việc chuyển đổi công năng sử dụng của công sản theo quy định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.

c) Chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất sang đất nghĩa trang, nghĩa địa thì thu tiền sử dụng đất theo nguyên tắc quy định tại Điểm b Khoản này.

d) Chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai để thực hiện dự án đầu tư mà phải chuyển mục đích sử dụng đất thì thu tiền sử dụng đất như sau:

– Trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư mà phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất nghĩa trang, nghĩa địa thì nộp tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.

– Khoản tiền tổ chức kinh tế đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích. Khoản tiền này được xác định theo giá đất của mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không vượt quá số tiền bồi thường, hỗ trợ tương ứng với trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

– Khoản tiền tổ chức kinh tế đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên được xác định như sau:

+ Trường hợp giá đất để tính tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất thì giá của loại đất nhận chuyển nhượng cũng được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

+ Trường hợp giá đất để tính tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích được xác định bằng các phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư thì giá của loại đất nhận chuyển nhượng cũng được xác định lại theo các phương pháp này.

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất theo mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này.

3.[8] Chuyển mục đích sử dụng từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc nhận chuyển nhượng đất ở của hộ gia đình, cá nhân sang đất ở để thực hiện dự án đầu tư từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 trở về sau thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo quy hoạch xây dựng chi tiết của dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trừ (-) tiền sử dụng đất tính theo quy hoạch xây dựng chi tiết xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc là đất ở sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

4.[9] Chuyển mục đích sử dụng từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài có nguồn gốc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 sang đất ở để thực hiện dự án đầu tư từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 trở về sau thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền sử dụng đất tính theo giá đất tính thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê của đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (thương mại, dịch vụ) thời hạn 70 năm tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Điều 6. Thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, nếu được cấp Giấy chứng nhận thì thu tiền sử dụng đất như sau:

a) Trường hợp đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng trong hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; đối với diện tích đất ở vượt hạn mức công nhận đất ở (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để ở mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, nhưng nay nếu được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất; nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này của loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất cao nhất quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 7. Thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất và tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, nếu được cấp Giấy chứng nhận thì thu tiền sử dụng đất như sau:

a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất; đối với diện tích đất ở vượt hạn mức (nếu có) thì phải nộp bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này của loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất cao nhất quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai nhưng nay nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Bảng giá đất đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở; đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có), phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này của loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất cao nhất quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 8. Thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004

1. Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thì thu tiền sử dụng đất như sau:

a) Trường hợp sử dụng đất có nhà ở từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất thì khi được cấp Giấy chứng nhận không phải nộp tiền sử dụng đất.

b) Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất, thì thu tiền sử dụng đất như sau:

– Nếu giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất theo đúng mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993 thì không thu tiền sử dụng đất;

– Nếu giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất thấp hơn mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993 thì số tiền đã nộp được quy đổi ra tỷ lệ % diện tích đã hoàn thành việc nộp tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm đã nộp tiền; phần diện tích đất còn lại thực hiện thu tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất, khi được cấp Giấy chứng nhận thì thu tiền sử dụng đất như sau:

– Trường hợp đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì thu tiền sử dụng đất bằng 40% tiền sử dụng đất theo giá đất ở đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở tại địa phương theo giá đất quy định tại Bảng giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trường hợp đất đã được sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất; bằng 100% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Diện tích đất còn lại không có nhà ở (nếu có) được xác định là đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng khi cấp Giấy chứng nhận. Nếu người sử dụng đất đề nghị được chuyển sang sử dụng vào mục đích đất ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.

Điều 9. Thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm pháp luật đất đai kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà nay được Nhà nước xét cấp Giấy chứng nhận[10]

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) hoặc đất được giao, được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 nhưng nay phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 9 Điều 210 Luật đất đai thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất theo quy định thì được trừ số tiền đã nộp vào tiền sử dụng đất phải nộp; mức trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp.

2. Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định này của loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất cao nhất quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật đất đai tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mục 2: MIỄN, GIẢM TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 10. Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất thì chỉ được miễn hoặc giảm một lần trong trường hợp: Được Nhà nước giao đất để làm nhà ở hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khác sang làm đất ở hoặc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

2. Trong hộ gia đình có nhiều thành viên thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất thì được cộng các mức giảm của từng thành viên thành mức giảm chung của cả hộ, nhưng mức giảm tối đa không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp trong hạn mức giao đất ở.

3. Trong trường hợp người thuộc đối tượng được hưởng cả miễn và giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định này hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan thì được miễn tiền sử dụng đất; trường hợp người thuộc đối tượng được giảm tiền sử dụng đất nhưng có nhiều mức giảm khác nhau quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan thì được hưởng mức giảm cao nhất.

4. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định này chỉ được thực hiện trực tiếp với đối tượng được miễn, giảm và tính trên số tiền sử dụng đất phải nộp theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.

5. Không áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng đất theo pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

6. Người sử dụng đất chỉ được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất sau khi thực hiện các thủ tục để được miễn, giảm theo quy định.

7. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà được giảm tiền sử dụng đất thì có quyền và nghĩa vụ trong phạm vi phần giá trị quyền sử dụng đất đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Trường hợp người sử dụng đất thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất có nguyện vọng nộp tiền sử dụng đất (không hưởng ưu đãi) thì thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai như đối với trường hợp không được miễn, giảm tiền sử dụng đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng.

9.[11] Không áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng đất trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp người trúng đấu giá thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao đất cho các đối tượng thuộc diện chính sách cải thiện nhà ở được thực hiện theo chính sách có liên quan và không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

10.[12] Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 khi chuyển nhượng dự án hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 trở về sau thì xử lý như sau:

a) Đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

– Trường hợp số tiền sử dụng đất đã được miễn, giảm không tính vào giá chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng tiếp tục thực hiện dự án thì người nhận chuyển nhượng tiếp tục được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đầu tư cho thời gian còn lại của dự án.

– Trường hợp người nhận chuyển nhượng không tiếp tục thực hiện dự án thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định đối với dự án sau chuyển nhượng. Trường hợp người chuyển nhượng đã thực hiện một phần nghĩa vụ tài chính về đất đai thì người nhận chuyển nhượng được kế thừa phần nghĩa vụ mà người chuyển nhượng đã nộp.

b) Đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người chuyển nhượng phải nộp đủ số tiền đã được miễn, giảm vào ngân sách nhà nước theo giá đất tại thời điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Điều 11. Miễn tiền sử dụng đất

Miễn tiền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:

1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3. Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.

Điều 12. Giảm tiền sử dụng đất

1. Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; công nhận (cấp Giấy chứng nhận) quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

2. Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giảm tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.

Điều 13. Thẩm quyền xác định và quyết định số tiền sử dụng đất được miễn, giảm

1. Căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định này, cơ quan thuế xác định số tiền sử dụng đất phải nộp và số tiền sử dụng đất được miễn, giảm, cụ thể:

a) Cục trưởng Cục thuế ban hành quyết định số tiền sử dụng đất được miễn, giảm đối với tổ chức kinh tế; tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

b) Chi cục trưởng Chi cục thuế ban hành quyết định số tiền sử dụng đất được miễn, giảm đối với hộ gia đình, cá nhân.

2. Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền sử dụng đất quy định tại Điều này.

Điều 13a. Trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội, dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa[13]

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền sử dụng đất tại cơ quan thuế quản lý thu trực tiếp hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Trường hợp nộp hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai thì việc luân chuyển cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất.

2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan thuế xác định và ban hành quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định hoặc thông báo không được miễn, giảm tiền sử dụng đất do không đủ điều kiện theo quy định.

3. Hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội, dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa

a) Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật nhà ở năm 2014

– Văn bản đề nghị miễn tiền sử dụng đất (trong đó ghi rõ diện tích đất được giao và lý do miễn tiền sử dụng đất): 01 bản chính;

– Quyết định hoặc văn bản chấp thuận đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản sao;

– Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản sao.

b) Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật nhà ở năm 2014

– Văn bản đề nghị miễn tiền sử dụng đất (trong đó ghi rõ diện tích đất được giao và lý do miễn tiền sử dụng đất): 01 bản chính;

– Quyết định hoặc văn bản chấp thuận đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản sao;

– Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản sao;

– Danh sách người lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã được bố trí nhà ở có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhà ở: 01 bản sao;

– Cam kết của doanh nghiệp, hợp tác xã về giá cho thuê nhà không vượt quá giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật nhà ở có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản chính.

c) Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật nhà ở năm 2014:

– Văn bản đề nghị miễn tiền sử dụng đất (trong đó ghi rõ diện tích đất ở hợp pháp và lý do miễn tiền sử dụng đất): 01 bản chính;

– Quyết định hoặc văn bản chấp thuận đầu tư xây dựng nhà ở xã hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản sao;

– Giấy tờ theo quy định của pháp luật đất đai chứng nhận diện tích đất ở hợp pháp của mình để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội: 01 bản sao.

d) Hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất của dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa

– Văn bản đề nghị miễn, giảm tiền sử dụng đất (trong đó ghi rõ: Diện tích đất được giao và lý do miễn, giảm sử dụng đất): 01 bản chính;

Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp các loại giấy tờ này theo pháp luật về đầu tư): 01 bản sao

– Dự án đầu tư được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng được cấp các loại giấy tờ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư): 01 bản sao;

– Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật: 01 bản sao;

– Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản sao.

Mục 3: THU, NỘP TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 14. Trình tự xác định, thu nộp tiền sử dụng đất

1. Đối với tổ chức kinh tế:

Căn cứ hồ sơ địa chính (thông tin về người sử dụng đất, diện tích đất, vị trí đất và mục đích sử dụng đất) do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường gửi đến; căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phê duyệt giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất của dự án hoặc Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định phê duyệt giá đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc từ ngày nhận được hồ sơ địa chính của cơ quan tài nguyên và môi trường (hoặc hồ sơ kê khai; của tổ chức kinh tế), cục thuế (hoặc cơ quan được ủy quyền, phân cấp theo pháp luật về quản lý thuế) xác định số tiền sử dụng đất, ra thông báo nộp tiền sử dụng đất và gửi cho tổ chức sử dụng đất.

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

Căn cứ hồ sơ địa chính (thông tin về người sử dụng đất, diện tích đất, vị trí đất và mục đích sử dụng đất) do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường gửi đến; căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phê duyệt giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất hoặc Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất và hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân; trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thuế xác định số tiền sử dụng đất, ra thông báo nộp tiền sử dụng đất và gửi cho hộ gia đình, cá nhân.

3. Trường hợp chưa đủ cơ sở để xác định số thu tiền sử dụng đất thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bổ sung hồ sơ; sau khi có đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan thuế phải ra thông báo nộp tiền sử dụng đất chậm nhất sau 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung. Đồng thời cơ quan thuế lập hồ sơ theo dõi tình hình thu nộp tiền sử dụng đất theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

4. Thời hạn nộp tiền sử dụng đất:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Thông báo của cơ quan thuế, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo Thông báo.

b) Trong vòng 60 ngày tiếp theo, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo Thông báo.

c) Quá thời hạn quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, người sử dụng đất chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất theo Thông báo thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế trừ trường hợp có đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất đối với những trường hợp được ghi nợ.

5.[14] Trường hợp căn cứ tính tiền sử dụng đất có thay đổi thì cơ quan thuế phải xác định lại tiền sử dụng đất phải nộp, thông báo cho người có nghĩa vụ thực hiện.

Trường hợp đang sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất nếu người sử dụng đất đề nghị điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết làm phát sinh nghĩa vụ tài chính đất đai (nếu có) thì phải nộp bổ sung tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất nếu người sử dụng đất đề nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết làm phát sinh nghĩa vụ tài chính đất đai (nếu có) thì người sử dụng đất phải:

– Nộp đủ số tiền sử dụng đất xác định theo quy hoạch xây dựng chi tiết trước khi được điều chỉnh cộng với tiền chậm nộp tương ứng theo quy định của pháp luật;

– Nộp bổ sung số tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất phải nộp theo quy hoạch trước khi điều chỉnh và theo quy hoạch sau khi điều chỉnh được xác định tại cùng một thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh quy hoạch (nếu có).

6. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ và sự phối hợp giữa cơ quan thuế, tài nguyên và môi trường, tài chính, Kho bạc Nhà nước trong việc xác định, tính và thu nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều này.

Điều 14a. Trình tự, thủ tục hoàn trả hoặc khấu trừ tiền sử dụng đất đã nộp hoặc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả vào nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội[15]

1. Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nộp hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc khấu trừ tiền sử dụng đất đã nộp hoặc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả vào nghĩa vụ tài chính tại Sở Tài chính nơi thực hiện dự án.

2. Hồ sơ hoàn trả hoặc khấu trừ tiền sử dụng đất đã nộp hoặc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả khi thực hiện dự án nhà ở xã hội

a) Đối với dự án nhà ở xã hội đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật nhà ở năm 2014

– Văn bản đề nghị hoàn trả hoặc khấu trừ: 01 bản chính;

– Quyết định hoặc văn bản chấp thuận đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản sao.

– Hợp đồng hoặc giấy tờ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật tại thời điểm nhận chuyển nhượng: 01 bản sao;

– Giấy tờ, hóa đơn chứng minh số tiền đã nộp tiền vào ngân sách khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc giấy tờ, biên lai đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác mà diện tích đất đó được sử dụng để xây dựng nhà ở xã hội: 01 bản sao.

b) Đối với dự án nhà ở xã hội đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật nhà ở năm 2014

– Văn bản đề nghị hoàn trả hoặc khấu trừ: 01 bản chính;

– Quyết định hoặc văn bản chấp thuận đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản sao;

– Danh sách người lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã được bố trí nhà ở có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhà ở: 01 bản sao;

– Hợp đồng hoặc giấy tờ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật tại thời điểm nhận chuyển nhượng: 01 bản sao;

– Giấy tờ, hóa đơn chứng minh số tiền đã nộp tiền vào ngân sách khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc giấy tờ, biên lai đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác mà diện tích đất đó được sử dụng để xây dựng nhà ở xã hội: 01 bản sao.

3. Thời gian giải quyết việc hoàn trả hoặc khấu trừ tiền sử dụng đất đã nộp hoặc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả.

a) Trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ của chủ đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này; Sở Tài chính xác định, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc hoàn trả hoặc khấu trừ tiền sử dụng đất đã nộp hoặc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội.

b) Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận việc hoàn trả hoặc khấu trừ tiền sử dụng đất đã nộp hoặc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội, Sở Tài chính có văn bản gửi Cục thuế, kho bạc nhà nước của địa phương để thực hiện.

Điều 14b. Trình tự, thủ tục xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi người được mua, thuê mua nhà ở xã hội thực hiện bán, chuyển nhượng[16]

1. Người mua, thuê mua nhà ở xã hội có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội có văn bản và hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Văn phòng đăng ký đất đai.

2. Hồ sơ xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi bán nhà ở xã hội gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản của người mua, thuê mua nhà ở xã hội đề nghị xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi bán nhà ở xã hội: 01 bản chính.

b) Hợp đồng mua, bán nhà ở xã hội: 01 bản sao.

c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có) hoặc các giấy tờ, hồ sơ khi mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội: 01 bản sao.

3. Văn phòng đăng ký đất đai lập Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai gửi cơ quan thuế quản lý thu trực tiếp kèm theo hồ sơ do người mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều này để xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội.

Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất.

4. Trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế xác định số tiền sử dụng đất phải nộp theo quy định của pháp luật về bán nhà ở xã hội. Việc ban hành Thông báo nộp tiền sử dụng đất và thu nộp tiền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Xử lý số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng

1. Đối với trường hợp Quỹ phát triển đất ứng vốn cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để giao đất, người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá hoặc không đấu giá phải nộp tiền sử dụng đất và xử lý tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng như sau:

a) Trường hợp không được miễn, giảm tiền sử dụng đất, người được Nhà nước giao đất phải nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Quỹ phát triển đất do ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Trường hợp được miễn tiền sử dụng đất hoặc được giao đất không thu tiền sử dụng đất, người được Nhà nước giao đất phải nộp toàn bộ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và khoản tiền này được tính vào vốn đầu tư của dự án; đối với các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình xây dựng khác của Nhà nước thì thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

c) Trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, người được Nhà nước giao đất phải hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp. Số tiền còn lại chưa được trừ (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.

2.[17] Trường hợp thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được trừ số tiền đã ứng trước vào tiền sử dụng đất phải nộp theo phương án được duyệt; mức trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp. Đối với số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng còn lại chưa được trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp (nếu có) thì được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Hồ sơ đề nghị khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm:

– Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: 01 bản sao;

– Chứng từ và bảng kê thanh toán tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng: 01 bản chính.

3.[18] Trường hợp dự án đầu tư được Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá có hình thức sử dụng đất hỗn hợp: Giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất và nhà đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì việc khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được tính theo từng loại diện tích và được phân bổ đều tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng của phần diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng vào các phần diện tích đất tương ứng.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.

Điều 16. Ghi nợ tiền sử dụng đất[19]

1. Hộ gia đình, cá nhân (gồm: người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Việc xác định người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công.

Việc xác định hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Mức tiền sử dụng đất ghi nợ đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được xác định bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất phải nộp khi hộ gia đình, cá nhân được giao đất tái định cư trừ (-) giá trị được bồi thường về đất, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này (sau đây gọi là hộ gia đình, cá nhân) được trả nợ dần trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn 05 năm này.

Trường hợp sau 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà hộ gia đình, cá nhân chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ và tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế từ thời điểm hết thời hạn 05 năm được ghi nợ tới thời điểm trả nợ.

4. Trình tự, thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân nộp Đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất cùng với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm: Quyết định giao đất tái định cư và Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường (sau đây gọi là Văn phòng).

b) Văn phòng rà soát, kiểm tra hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân và lập Phiếu chuyển thông tin gửi đến cơ quan thuế và các cơ quan liên quan theo quy định, trong đó tại Phiếu chuyển thông tin phải có nội dung về số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận; đồng thời trả Giấy hẹn cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

c) Căn cứ Phiếu chuyển thông tin do Văn phòng chuyển đến, cơ quan thuế xác định và ban hành Thông báo theo quy định để gửi đến hộ gia đình, cá nhân, Văn phòng và cơ quan liên quan (nếu cần) trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Thông báo. Tại Thông báo phải bao gồm các nội dung:

– Tổng số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân phải nộp.

– Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận).

– Số tiền sử dụng đất được ghi nợ bằng (=) Tổng số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân phải nộp trừ (-) Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận).

– Thời hạn hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền; gồm:

+ Thời hạn nộp số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (theo thời hạn quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ).

+ Thời hạn nộp số tiền sử dụng đất được ghi nợ (trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

d) Căn cứ Thông báo của cơ quan thuế, hộ gia đình, cá nhân nộp số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận) tại cơ quan kho bạc nhà nước hoặc đơn vị được cơ quan kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu (sau đây gọi là kho bạc) trong thời hạn quy định và nộp chứng từ do kho bạc cung cấp tại Văn phòng để được cấp Giấy chứng nhận.

đ) Kho bạc có trách nhiệm thu tiền sử dụng đất theo Thông báo của cơ quan thuế và cung cấp chứng từ cho hộ gia đình, cá nhân; đồng thời chuyển thông tin về số tiền thu được của hộ gia đình, cá nhân đến các cơ quan liên quan theo quy định.

e) Căn cứ chứng từ mà hộ gia đình, cá nhân nộp, Văn phòng trả Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định; trong đó tại Giấy chứng nhận có nội dung về số tiền sử dụng đất ghi nợ và thời hạn thanh toán (trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

5. Trình tự, thủ tục thanh toán, xóa nợ tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân ghi nợ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

a) Căn cứ Thông báo của cơ quan thuế, hộ gia đình, cá nhân nộp dần tiền sử dụng đất còn nợ tại kho bạc trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo khi hết thời hạn 05 năm thì hoàn thành thanh toán toàn bộ tiền sử dụng đất còn nợ. Trường hợp trong thời hạn 05 năm bị mất, thất lạc Thông báo của cơ quan thuế thì hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan thuế để được cung cấp lại Thông báo.

b) Quá thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư mà chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ thì hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan thuế để được xác định lại số tiền sử dụng đất còn nợ, tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ (được xác định từ thời điểm hết thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến thời điểm hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan thuế để xác định lại) và nhận Thông báo của cơ quan thuế ngay trong ngày làm việc. Thông báo của cơ quan thuế phải có nội dung: Số tiền sử dụng đất còn nợ, số tiền chậm nộp; thời hạn nộp tiền vào kho bạc là 30 ngày kể từ ngày ghi trên Thông báo.

Quá thời hạn ghi trên Thông báo của cơ quan thuế mà hộ gia đình, cá nhân chưa nộp hết thì phải thực hiện xác định lại số tiền sử dụng đất còn nợ, tiền chậm nộp theo quy định nêu trên.

c) Sau khi hoàn thành việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ gồm: Giấy chứng nhận (bản gốc), chứng từ nộp tiền sử dụng đất (bản gốc) tại Văn phòng để được xóa nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận. Trường hợp bị mất, thất lạc chứng từ thì hộ gia đình, cá nhân đến kho bạc để được xác nhận số tiền sử dụng đất đã nộp.

d) Văn phòng có trách nhiệm rà soát, đối chiếu hồ sơ mà hộ gia đình, cá nhân nộp để thực hiện xóa nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận và trả lại Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân ngay trong ngày làm việc.

6. Hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất còn nợ, tiền chậm nộp (nếu có) trước khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Đối với trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người nhận thừa kế có trách nhiệm tiếp tục trả nợ tiền sử dụng đất theo quy định.

Điều 17. Trách nhiệm của các cơ quan và người sử dụng đất trong việc xác định và tổ chức thu tiền sử dụng đất

1. Cơ quan tài chính:

a) Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh giá đất theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

b) Chủ trì xác định các khoản được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp.

c) Là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định giá đất tại địa phương, có trách nhiệm tổ chức thẩm định giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất trên cơ sở đề xuất của cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này để báo cáo Hội đồng thẩm định giá đất tại địa phương xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường, văn phòng đăng ký đất đai:

Xác định địa điểm, vị trí, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng đất, thời điểm bàn giao đất thực tế (đối với trường hợp được giao đất trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành) làm cơ sở để cơ quan thuế xác định tiền sử dụng đất phải nộp.

3. Cơ quan thuế:

a) Xác định số tiền sử dụng đất phải nộp, số tiền sử dụng đất được miễn hoặc giảm theo quy định tại Nghị định này và thông báo cho người sử dụng đất đúng thời hạn.

b) Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giải đáp thắc mắc, giải quyết khiếu nại về thu, nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

4. Cơ quan kho bạc:

a) Thu đủ số tiền sử dụng đất vào Kho bạc Nhà nước theo thông báo nộp tiền sử dụng đất và không được từ chối thu vì bất cứ lý do gì.

b) Không được chuyển việc thu tiền sang ngày hôm sau khi đã nhận đủ thủ tục nộp tiền của người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính.

5. Người sử dụng đất:

a) Thực hiện việc kê khai tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Nộp tiền sử dụng đất theo đúng thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

c) Quá thời hạn nộp tiền sử dụng đất theo Thông báo của cơ quan thuế thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

Điều 18. Xử lý chậm nộp

Trường hợp chậm nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước thì người sử dụng đất phải nộp tiền chậm nộp. Việc xác định tiền chậm nộp tiền sử dụng đất thực hiện theo mức quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 19. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về tiền sử dụng đất thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong thời gian chờ giải quyết, người khiếu nại phải nộp đúng thời hạn và nộp đủ số tiền sử dụng đất đã thông báo.

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp[20]

1. Trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 nhưng đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất thì xử lý như sau:

a) Trường hợp tiền sử dụng đất phải nộp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định và thông báo theo đúng quy định của pháp luật, tổ chức kinh tế có trách nhiệm tiếp tục nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước theo mức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo và phải nộp tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định của pháp luật phù hợp với từng thời kỳ.

b) Trường hợp tiền sử dụng đất phải nộp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định và thông báo, nhưng chưa phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm xác định và thông báo tiền sử dụng đất phải nộp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương chỉ đạo xác định lại đảm bảo đúng quy định của pháp luật, số tiền xác định phải nộp thêm (nếu có) được thông báo để tổ chức kinh tế nộp bổ sung vào ngân sách nhà nước và không phải nộp tiền chậm nộp đối với khoản thu bổ sung này trong thời gian trước khi được xác định lại. Đối với số tiền sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định và thông báo trước khi xác định lại, tổ chức kinh tế được tiếp tục thực hiện nộp theo số đã thông báo, trường hợp nộp chưa đủ thì nay phải nộp số còn thiếu và phải nộp tiền chậm nộp như đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này.

c) Trường hợp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo nộp tiền sử dụng đất và tổ chức kinh tế chưa nộp hoặc mới tạm nộp một phần tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước thì xử lý như sau:

Tiền sử dụng đất đã tạm nộp (nếu có) được quy đổi ra diện tích đất đã nộp tiền sử dụng đất (đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính) tại thời điểm bàn giao đất thực tế. Phần diện tích đất còn lại phải nộp tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm bàn giao đất thực tế và xử lý việc chậm nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp này như sau:

– Trường hợp việc chậm nộp tiền sử dụng đất có nguyên nhân chủ quan từ tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế phải nộp số tiền tương đương tiền chậm nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý thuế phù hợp với từng thời kỳ.

– Trường hợp việc chậm nộp tiền sử dụng đất không có nguyên nhân chủ quan từ tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế không phải nộp số tiền tương đương tiền chậm nộp tiền sử dụng đất.

Khoản chậm nộp tiền sử dụng đất được tính từ thời điểm bàn giao đất thực tế tới thời điểm chính thức được thông báo nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ % thu tiền chậm nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật phù hợp với từng thời kỳ.

d) Trường hợp chưa bàn giao đất thực tế nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn thông báo tiền sử dụng đất phải nộp và tổ chức kinh tế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì coi như tạm nộp và xử lý như quy định tại Điểm b Khoản này.

đ) Thời điểm bàn giao đất thực tế được xác định như sau:

– Trường hợp giao đất đã giải phóng mặt bằng thì thời điểm bàn giao đất thực tế là thời điểm quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trường hợp giao đất chưa giải phóng mặt bằng thì thời điểm bàn giao đất thực tế là thời điểm bàn giao đất đã giải phóng mặt bằng theo tiến độ giao đất ghi trong dự án đầu tư đã được duyệt; trường hợp thời điểm hoàn thành giải phóng mặt bằng không đúng với tiến độ giao đất ghi trong dự án đầu tư được duyệt thì thời điểm bàn giao đất thực tế là thời điểm bàn giao đất đã giải phóng mặt bằng trên thực địa.

Đối với dự án có thời gian giải phóng mặt bằng từ hai năm trở lên mà trong dự án được duyệt không xác định tiến độ giao đất thì việc bàn giao đất thực tế được thực hiện theo từng năm phù hợp với thực tế hoàn thành giải phóng mặt bằng trên thực địa.

2. Xác định tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm nhà ở trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

a) Hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất làm nhà ở (giao đất mới) từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà chưa nộp tiền sử dụng đất, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thì phải nộp tiền sử dụng đất như sau:

– Nộp 50% tiền sử dụng đất theo giá đất ở tại thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc thời điểm kê khai nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất ở tại địa phương theo giá đất quy định tại Bảng giá đất.

– Nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở tại thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc thời điểm kê khai nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức giao đất ở tại địa phương (nếu có) theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

b) Hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất làm nhà ở (giao đất mới) từ sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa nộp tiền sử dụng đất, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thì phải nộp tiền sử dụng đất như sau:

– Trường hợp tiền sử dụng đất phải nộp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định và thông báo theo đúng quy định của pháp luật tại thời điểm xác định và thông báo nộp tiền sử dụng đất thì được tiếp tục nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước theo mức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật phù hợp với từng thời kỳ.

– Trường hợp tiền sử dụng đất phải nộp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định và thông báo, nhưng chưa phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm xác định và thông báo tiền sử dụng đất phải nộp thì cơ quan thuế xác định lại đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Hộ gia đình, cá nhân phải nộp số tiền sử dụng đất bổ sung (nếu có) vào ngân sách nhà nước và không áp dụng phạt chậm nộp đối với khoản thu bổ sung này trong thời gian trước khi được xác định lại. Đối với số tiền sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định và thông báo trước khi xác định lại, hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục thực hiện theo số đã thông báo, trường hợp nộp chưa đủ thì nay phải nộp số còn thiếu và tiền chậm nộp tiền sử dụng đất.

Trường hợp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo nộp tiền sử dụng đất và hộ gia đình, cá nhân chưa nộp hoặc đã nộp một phần tiền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất đã tạm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có) được quy đổi ra diện tích đất đã nộp tiền sử dụng đất (đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính) tại thời điểm có quyết định giao đất. Phần diện tích đất còn lại phải nộp tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm có quyết định giao đất và xử lý việc chậm nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp này như sau:

Trường hợp việc chậm nộp tiền sử dụng đất có nguyên nhân chủ quan từ hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp số tiền tương đương tiền chậm nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý thuế phù hợp với từng thời kỳ.

Trường hợp việc chậm nộp tiền sử dụng đất không có nguyên nhân chủ quan từ hộ gia đình, cá nhân thì hộ gia đình, cá nhân không phải nộp số tiền tương đương tiền chậm nộp tiền sử dụng đất.

Khoản chậm nộp số tiền sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định giao đất tới thời điểm chính thức được thông báo nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ % thu tiền chậm nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật phù hợp với từng thời kỳ.

c) Giá đất tính thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này là giá đất theo mục đích được giao quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định giao đất.

Không áp dụng hồi tố quy định này đối với trường hợp đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước.

3. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân đã nộp đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp Giấy chứng nhận, xin chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng nay mới xác định tiền sử dụng đất:

a) Đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất ở tại địa phương, giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất quy định tại Bảng giá đất.

b) Đối với diện tích ngoài hạn mức giao đất ở tại địa phương: Trường hợp nộp hồ sơ hợp lệ trước ngày 01 tháng 3 năm 2011, giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Bảng giá đất. Trường hợp nộp hồ sơ hợp lệ từ ngày 01 tháng 3 năm 2011 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất quy định tại Bảng giá đất nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất.

4. Trường hợp tổ chức kinh tế thực hiện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được trừ số tiền đã ứng trước vào tiền sử dụng đất phải nộp theo pháp luật về thu tiền sử dụng đất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phù hợp với từng thời kỳ.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất dưới hình thức nộp tiền thuê đất một lần hoặc tham gia đấu giá đất do Nhà nước tổ chức đối với đất dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê mà đã nộp tiền thuê đất một lần bằng với số tiền sử dụng đất phải nộp như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất ở hoặc theo giá đất trúng đấu giá theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003, nếu có nhu cầu chuyển sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

6. Thu tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở có nguồn gốc do tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho cán bộ, công nhân viên mượn đất để ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004:

a) Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì thu bằng 40% tiền sử dụng đất theo giá đất ở quy định tại Bảng giá đất đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở; đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) thu bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì thu bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất ở quy định tại Bảng giá đất đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở; đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) thu bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Thu tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở có nguồn gốc do tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất bán thanh lý, hóa giá công trình xây dựng trên đất (không phải là nhà ở) trước ngày 01 tháng 7 năm 2004.

a) Trường hợp tiền bán thanh lý, hóa giá đã bao gồm giá trị quyền sử dụng đất thì khi được cấp Giấy chứng nhận không phải nộp tiền sử dụng đất.

b) Trường hợp tiền bán thanh lý, hóa giá chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất thì khi cấp Giấy chứng nhận thực hiện thu tiền sử dụng đất như sau:

– Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì không thu tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở; đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) thu bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất ở quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì thu bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất ở quy định tại Bảng giá đất đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở; đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) thu bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không có giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003, đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng còn nợ tiền sử dụng đất, nếu nộp hồ sơ hợp lệ xin thanh toán nợ tiền sử dụng đất kể từ ngày Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ có hiệu lực thi hành thì khi thanh toán nợ phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn việc xác định và nộp tiền sử dụng đất; thủ tục, hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất; thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.

b) Quy định hồ sơ, tờ khai, chứng từ, mẫu sổ để quản lý việc thu nộp tiền sử dụng đất và phân cấp việc quản lý thu nộp tiền sử dụng đất phù hợp với phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và pháp luật đất đai.

c) Kiểm tra, hướng dẫn việc thẩm định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về giá.

d) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thu tiền sử dụng đất.

đ) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện rà soát các quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất cho các đối tượng không thuộc Điều 11, Điều 12 Nghị định này, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý phù hợp với quy định của Luật Đất đai.

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ giữa cơ quan tài chính, cơ quan thuế với cơ quan tài nguyên và môi trường, Kho bạc Nhà nước để xác định và thu nộp tiền sử dụng đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

Phối hợp với Bộ Tài chính để hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ giữa cơ quan tài chính, cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước các cấp để xác định và thu nộp tiền sử dụng đất.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Ban hành Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, quyết định giá đất cụ thể làm cơ sở xác định tiền sử dụng đất phải nộp.

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất của đối tượng được Nhà nước giao đất và việc thu nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Nghị định này.

c) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với cơ quan thuế tổ chức thực hiện việc quản lý đối tượng được Nhà nước giao đất theo quy định của Nghị định này.

d) Kiểm tra và xử lý các trường hợp sai phạm về kê khai và thực hiện miễn, giảm không đúng đối tượng, chế độ gây thiệt hại cho Nhà nước cũng như người nộp tiền sử dụng đất.

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[21]

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành[22]

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Xuân Hà

 


[1] Văn bản này được hợp nhất từ 04 Nghị định sau:

– Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;

– Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2016;

– Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của  Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đt, thuê mặt nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

– Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2019.

Văn bản hợp nhất này không thay thế 04 Nghị định trên.

[2] – Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 135/2016/NĐ-CP) có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 16 tháng 9 năm 2015;

Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

– Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của  Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đt, thuê mặt nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 123/2017/NĐ-CP) có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đt, thuê mặt nước.

– Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất (sau đây viết tắt là Nghị định số 79/2019/NĐ-CP) có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 16 tháng 9 năm 2015;

Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.”

[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 135/2016/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2016.

[5] Điểm a, điểm b khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 135/2016/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2016

[6]  Điểm c khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 123/2017/ NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[7] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[8] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[9] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[10] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[11] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 135/2016/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2016.

[12] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[13] Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[14] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[15] Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 8, Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[16] Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 8, Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[17] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 9, Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[18] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 9, Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[19] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 79/2019/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2019.

[20] Điều 2 Nghị định số 79/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 2. Xử lý chuyển tiếp

1. Hộ gia đình, cá nhân đã được ghi nợ tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật từng thời kỳ mà đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa thanh toán hết nợ tiền sử dụng đất thì thực hiện như sau:

a) Đối với hộ gia đình, cá nhân đã được ghi nợ tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 3 năm 2016 thì tiếp tục thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận (hoặc theo số tiền ghi trên Giấy chứng nhận đã được xác định theo đúng quy định của pháp luật) đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2021. Quy định này không áp dụng đối với số tiền sử dụng đất thanh toán nợ mà hộ gia đình, cá nhân đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 trở về sau thì hộ gia đình, cá nhân phải thanh toán số tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân đã được ghi nợ tiền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 3 năm 2016 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo số tiền ghi trên Giấy chứng nhận đã được xác định theo đúng quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ghi nợ tiền sử dụng đất.

Quá thời hạn 05 năm kể từ ngày ghi nợ tiền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải thanh toán số tiền còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.

2. Không thực hiện hỗ trợ giảm trừ 2%/năm vào tiền sử dụng đất phải nộp đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn (05 năm) kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

3. Trình tự, thủ tục thanh toán, xóa nợ tiền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

4. Hộ gia đình, cá nhân ghi nợ tiền sử dụng đất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng ghi nợ bằng vàng, bằng tài sản hay bằng các phương thức khác không phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ghi nợ thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng xác định lại số nợ bằng tiền theo đúng quy định của pháp luật từng thời kỳ và thực hiện thanh toán, xóa nợ tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.

5. Không thực hiện ghi nợ tiền sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc nhận Thông báo của cơ quan thuế về tiền sử dụng đất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng có Đơn đề nghị ghi nợ kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành trở về sau; trừ đối tượng là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.”

[21] – Điều 4 Nghị định số 135/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2016.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

– Điều 4 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

2. Bãi bỏ Điều 7.9 Mẫu Hợp đồng ban hành kèm theo Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”

– Điều 3 Nghị định số 79/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2019.

2. Bãi bỏ Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về thu tiền sử dụng đất.”

[22] Điều 4 Nghị định số 79/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người sử dụng đất chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương khẩn trương triển khai nhưng đến nay chưa hoàn thành việc trả nợ để thông báo đến các trường hợp còn nợ tiền sử dụng đất về việc ghi nợ, thanh toán nợ và xóa nợ tiền sử dụng đất theo đúng quy định tại Nghị định này./.”

» Phí, lệ phí, thuế phải nộp khi chuyển quyền sử dụng đất

» Tư vấn luật Đất đai qua điện thoại trực tuyến

Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BNNPTNT/2019 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, Nghị định 62/2019/NĐ-CP

Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BNNPTNT ngày 04/12/2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, hợp nhất các Nghị định 35/2015/NĐ-CP, Nghị định 62/2019/NĐ-CP
+ Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015;
+ Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2019.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 09/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA

Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2019;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp Quốc gia;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương trồng lúa để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên cả nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.

2. Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.

3. Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.

4. Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.

5. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là các hoạt động đưa vào trong đất các chất độc hại, vi sinh vật và ký sinh trùng có hại làm thay đổi kết cấu, thành phần các chất của đất, làm ảnh hưởng không có lợi đến sản xuất lúa, chất lượng lúa gạo, sức khỏe của con người, động vật và môi trường.

6. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất lúa bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn,… làm đất giảm độ phì và mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, dẫn đến giảm năng suất lúa.

7. Làm biến dạng mặt bằng đất trồng lúa là các hoạt động làm thay đổi mặt bằng của ruộng lúa, làm ruộng lúa không đồng đều về kết cấu, thành phần dinh dưỡng và hệ vi sinh vật dẫn đến không trồng được lúa.

8. Cây hàng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 (một) năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 05 (năm) năm.

9. Cây lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

10. Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa là hình thức kết hợp giữa trồng lúa với nuôi trồng thủy sản gồm: Trồng một vụ lúa và một vụ nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Chương II

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA

Điều 4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

1[2]. Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

a) Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

b) Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa), đảm bảo công khai, minh bạch;

c) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

d) Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.

2. Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.

3. Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.

4.[3] (được bãi bỏ)

Điều 4a. Quy định thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa[4]

1. Đối tượng có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm:

a) Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp (người sử dụng đất) có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản;

b) Hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm.

2. Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất, chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.

3. Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào Bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.

4. Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 5. Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

2. Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định.

Điều 5a. Quy định về thủ tục nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa khi chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp[5]

1. Việc nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này, được thực hiện là một thành phần của bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai.

2. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi tới cơ quan tài nguyên và môi trường đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa.

a) Trường hợp bản kê khai không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan tài nguyên và môi trường phải hướng dẫn cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất bổ sung, hoàn thiện và nộp lại bản kê khai.

b) Trường hợp bản kê khai hợp lệ, trong 05 ngày làm việc, cơ quan tài nguyên và môi trường có văn bản xác nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa gửi đến người được nhà nước giao đất, cho thuê đất làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp.

3. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất gửi hồ sơ đến cơ quan tài chính của địa phương đề nghị xác định số tiền nộp bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị xác nhận số tiền phải nộp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (đối với cơ quan, tổ chức) hoặc Phụ lục V (đối với hộ gia đình, cá nhân) ban hành kèm theo Nghị định này; văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của cơ quan tài nguyên và môi trường.

a) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan tài chính địa phương phải hướng dẫn cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất bổ sung, hoàn thiện và nộp lại hồ sơ.

b) Trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan tài chính địa phương căn cứ vào văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền của cơ quan tài nguyên và môi trường, xác định số tiền phải nộp theo quy định đối với diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp và thông báo cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Cơ quan tài chính địa phương tổ chức thu khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp quá thời hạn nộp theo công văn của cơ quan tài chính địa phương, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

2. Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

a) Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

b) Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;

c) Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;

d) Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.

6. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:

a) Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định tại Điều 5 của Nghị định này;

b) Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.

Chương III

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA

Điều 7. Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

1. Căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;

b) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

3. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.

4. Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa:

a) Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

b) Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

5. Nguồn và cơ chế hỗ trợ:

a) Đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí;

b) Đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí;

c) Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Điều 8. Sử dụng kinh phí hỗ trợ[6]

Ủy ban nhân dân các cấp sử dụng kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước nộp và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, địa phương sẽ quyết định thực hiện các việc sau:

1. Hỗ trợ cho người trồng lúa

Sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

2. Phần kinh phí còn lại để thực hiện các việc sau:

a) Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp;

b) Cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa; cải tạo đồng ruộng như tăng độ dày của tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng, thau chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác;

c) Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi trên đất trồng lúa.

d) Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chỉ đạo tổ chức sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản khác có liên quan.

2.[7] Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa ở các địa phương.

3. Xây dựng đề án, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 10. Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất trồng lúa của các Bộ, ngành và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trồng lúa cấp quốc gia đến từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó xác định rõ nhu cầu sử dụng đất từ đất trồng lúa, diện tích đất trồng lúa chuyển mục đích sử dụng.

2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất trồng lúa ngoài thực địa, lập bản đồ đất trồng lúa.

3. Hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa của các địa phương.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại địa phương trên cả nước.

5[8]. Hàng năm chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất nông nghiệp và cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 11. Bộ Tài chính

1. Cân đối nguồn ngân sách chi thường xuyên để hỗ trợ cho các địa phương sản xuất lúa.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ vốn ngân sách cho các địa phương sản xuất lúa.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc nộp, quản lý, phân bổ nguồn thu theo quy định tại Điều 5 và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

Điều 12. Các Bộ, ngành khác

Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các quy định có liên quan tại Nghị định này.

Điều 13. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thực hiện các nội dung về quản lý, sử dụng đất trồng lúa của địa phương theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2[9]. Tổ chức công bố công khai và quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa của địa phương đã được xét duyệt; xác định ranh giới, lập bản đồ diện tích đất trồng lúa, vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao. Chỉ đạo cơ quan tài nguyên và môi trường khi thu hồi đất để giao đất, cho thuê đất phải xác định diện tích chuyên trồng lúa nước chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp (nếu có) làm cơ sở xác định tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp ngân sách nhà nước.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chính phủ về việc bảo vệ diện tích, chỉ giới, chất lượng đất trồng lúa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được phê duyệt.

4[10]. Xác định các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc loại thủy sản phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương theo quy định tại Nghị định này. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của địa phương.

5. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, quyết định chính sách hỗ trợ khác ngoài quy định tại Nghị định này để quản lý và sử dụng đất trồng lúa có hiệu quả.

6[11]. Hàng năm trước ngày 31 tháng 12 báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa của địa phương; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh việc phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất trồng lúa của địa phương.

Điều 13a. Ủy ban nhân dân cấp huyện[12]

1. Lập và ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của cấp huyện trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của cấp tỉnh.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa bàn huyện.

3. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt).

Điều 13b. Ủy ban nhân dân cấp xã[13]

1. Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cấp xã trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi cấp huyện theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong việc xác định vùng chuyển đổi; thông báo công khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã vào quý IV của năm trước trong thời hạn 60 ngày.

2. Tiếp nhận, xử lý Bản đăng ký chuyển đổi; lập sổ theo dõi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

4. Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[14]

Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp

Chính sách hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa và hỗ trợ cho người sản xuất lúa theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 42/2012/NĐ-CP tiếp tục được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 về quản lý và sử dụng đất trồng lúa và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

PHỤ LỤC I[15]

MẪU BẢN ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————

…….., ngày…. tháng…. năm…….

BẢN ĐĂNG KÝ

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn):……………..

1. Tên tổ chức hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình:……………………….

2. Chức vụ người đại diện tổ chức:……………………………………………………………………..

3. Số CMND/Thẻ căn cước:……… Ngày cấp:………….. Nơi cấp…………………………………

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (tổ chức)……. Ngày cấp:…… Nơi cấp………………………….

4. Địa chỉ:………………………………………. Số điện thoại:…………………………………………..

5. Diện tích chuyển đổi… (m2, ha), thuộc thửa đất số……, tờ bản đồ số………………………

khu vực, cánh đồng…………………………………………………………………………………………

6. Mục đích

a) Trng cây hàng năm:

– Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: Tên cây trồng…………….., vụ…………………………………

– Chuyển đổi từ đất 2 – 3 vụ lúa/năm: Tên cây trồng…...……, vụ…………………………………

– Chuyển đổi từ đất lúa nương: Tên cây trồng………………………………………………………..

b) Trồng cây lâu năm:

– Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: Tên cây trồng………, năm……………………………………..

– Chuyển đổi từ đất 2 – 3 vụ lúa/năm: Tên cây trồng……, năm……………………………………

– Chuyển đổi từ đất lúa nương: Tên cây trồng…………., năm……………………………………..

c) Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

– Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: Loại thủy sản……………, năm…………………………………

– Chuyển đổi từ đất 2 – 3 vụ lúa/năm: Loại thủy sản………, năm………………………………….

7. Cam kết thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi của địa phương và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.

 

UBND CẤP XÃ TIẾP NHẬN
(Ký, họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/

HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

PHỤ LỤC II[16]

MẪU THÔNG BÁO KHÔNG TIẾP NHẬN BẢN ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
(
Kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN
(cấp xã, phường, thị trấn)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

Số:…….

…, ngày…… tháng…. năm…….

 

THÔNG BÁO

Về việc không tiếp nhận
Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Căn cứ quy định tại Nghị định số    /2019/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)………………………thông báo:

Không tiếp nhận đơn đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa của……………….. (họ, tên người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức);

Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………….

Lý do không tiếp nhận:…………………………..…………………………………………………

Yêu cầu Ông/Bà/tổ chức……………………. thực hiện Thông báo này và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.

 


Nơi nhận:
– Người sử dụng đất;
– Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ký, họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III[17]

BẢNG KÊ KHAI DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
(
Kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————

Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố:………….
(Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố, thị xã)

1. Tên cơ quan/tổ chức/hộ gia đình/cá nhân kê khai:…………………………………………..

2. Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………..

3. Địa điểm thu hồi đất:…………………………………………………………………………………..

Vị trí/Địa điểm đất

Diện tích

(m2)

Ghi chú

Vị trí 1: số thửa……………....; số tờ bản đồ…..…….………;

xã (phường, TT)………………………………….…………………..;

huyn (TP, TX).………………………………………………………

 

 

Vị trí 1: số thửa…….……………; số tờ bản đồ…..….………;

xã (phường, TT)……………………………………...………………;

huyn (TP, TX).……………………………………………………….

 

 

Vị trí 1: số thửa………………..…; số tờ bản đồ…....…………;

xã (phường, TT)………………………….…………………………..;

huyện (TP, TX).………………………………………………………

 

 

………………………………………………………………………………

 

 

Tổng cộng diện tích đất lúa chuyển đổi

 

 

Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố, thị xã xác định diện tích đất trồng lúa nước chuyển sang mục đích phi nông nghiệp để (tên cơ quan, tổ chức) làm căn cứ để thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định./.

 

 

………, ngày……. tháng…… năm…….
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC/
HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN

(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

PHỤ LỤC IV[18]

MẪU DÀNH CHO CƠ QUAN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH TIỀN BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

Số:     /
V/v đề nghị xác định tiền
bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

………, ngày…… tháng…… năm…………

 

Kính gửi:

Sở Tài chính tỉnh/thành phố: 
(Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, thành phố, thị xã)

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Căn cứ Nghị định số…../2019/NĐ-CP ngày….. tháng…… năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Căn cứ Quyết định số…/QĐ-UBND ngày…. tháng…. năm của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Cơ quan, tổ chức……………………… (ghi rõ tên đơn vị) đề nghị xác định tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa như sau:

1. Diện tích đất đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh (Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã) cho thuê (giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất) là:………….. m2; trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) nằm trong diện tích đất thuê (đất giao, đất chuyển mục đích sử dụng) là:………… m2.

2. Số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đề nghị xác định là:…………. đồng

Đề nghị Sở Tài chính tỉnh/thành phố (Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, thành phố, thị xã) xác định số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa để…………. (tên cơ quan, tổ chức) thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định./.

 

 
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC V[19]

MẪU DÀNH CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH TIỀN BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————

Kính gửi:

Sở Tài chính tỉnh/thành phố:………………
(Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, thành phố, thị xã)

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Căn cứ Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Căn cứ Quyết định số…./QĐ-UBND ngày… tháng…. năm của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Tôi tên là:.……………………………………………………………………………………………….

Số CMND:………………….. Ngày cấp:…………………..… Nơi cấp:………………………

Địa chỉ:………………………….….…………… Điện thoại:………………………………………

Tôi đề nghị xác định tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa như sau:

1. Diện tích đất được Ủy ban nhân dân tỉnh (Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã) cho thuê (giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất) là:…………. m2; trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) nằm trong diện tích đất thuê (đất giao, đất chuyển mục đích sử dụng) là:………… m2.

2. Số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đề nghị xác định là:…………. đồng

Đề nghị Sở Tài chính tỉnh/thành phố (Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, thành phố, thị xã) xác định số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa để tôi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định./.

 

 

……., ngày…… tháng….. năm…….
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC VI[20]

MẪU DÀNH CHO SỞ TÀI CHÍNH XÁC ĐỊNH TIỀN BẢO VỆ PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)

UBND TỈNH………….
SỞ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số:     /
V/v thông báo số tiền bảo
vệ, phát triển đất trồng lúa

………., ngày…… tháng…….. năm……..

 

Kính gửi:.……… (tên cơ quan/tổ chức/hộ gia đình/cá nhân)

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Căn cứ Nghị định số……/2019/NĐ-CP ngày….. tháng…… năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Căn cứ Quyết định số……/QĐ-UBND ngày…. tháng….. năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Sau khi xem xét hồ sơ do…….(tên cơ quan/tổ chức/hộ gia đình/cá nhân) đề nghị, Sở Tài chính thông báo số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp của………..(tên cơ quan/tổ chức/hộ gia đình/cá nhân) đối với diện tích đất chuyển mục đích sử dụng từ đất chuyên trồng lúa nước như sau:

1. Xác định số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp:

Diện tích đất chuyên trồng lúa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa là:…………. m2.

Giá đất nông nghiệp để tính tiền bảo vệ đất trồng lúa là:…………………./m2.

Tổng số tiền bảo vệ đất trồng lúa phải nộp là:……… m2 (diện tích) x……… đ/m2 (giá đất) x tỷ lệ nộp (%) theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh = …………….. đồng (Bằng chữ:……………….).

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày văn bản này được ký,………………………… (tên cơ quan/tổ chức/hộ gia đình/cá nhân) có trách nhiệm nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa nêu trên vào ngân sách cấp tỉnh tại Kho bạc Nhà nước theo Tài khoản: 7111; Chương: là chương của đơn vị nộp tiền nếu có; tiểu mục: 4914. Sau thời hạn trên,………………. (tên cơ quan/tổ chức/hộ gia đình/cá nhân) sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Sở Tài chính thông báo để………. (tên cơ quan/tổ chức/hộ gia đình/cá nhân) được biết và triển khai thực hiện./.

 

 
Nơi nhận:
– Như trên;
– Cục thuế tỉnh;
– Chi cục thuế huyện…….;
– Phòng TC-KH huyện…..;
– Lưu: VT.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN TÀI CHÍNH
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VII[21]

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)

ĐƠN VỊ………….
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

BÁO CÁO

Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

STT

Loại cây trồng/thủy sản chuyển đổi

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Thời gian chuyển đổi (Vụ/năm)

Ghi chú

Tổng

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

I

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…….., ngày….. tháng….. năm……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VIII[22]

MẪU KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
(Kèm theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN…
(cấp xã)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

…….., ngày…….. tháng…. năm…….

 

KẾ HOẠCH

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm………

Căn cứ quy định tại Nghị định số    /2019/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)…………. thông báo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa như sau:

STT

Loại cây trồng/thủy sản chuyển đổi

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Thời gian chuyển đi

Thuộc thửa đất/tờ bản đồ số

Khu vực, cánh đng

Tổng diện tích

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

I

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…….., ngày……tháng….năm…….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ LẬP KẾ HOẠCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 


[1] Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[3] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[4] Điều này đươc bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[5] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[6] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[8] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[9] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[10] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[11] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[12] Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[13] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[14] Điều 2, 3, 4 của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019 quy định như sau:

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

2. Bãi bỏ khoản 4 Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

3. Bãi bỏ khoản 7 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai đã được bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.

4. Bãi bỏ Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Thông tư số 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa và hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm, cây hàng năm và trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.

Điều 3. Quy định chuyển tiếp

Việc sử dụng kinh phí hỗ trợ các hoạt động quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa trước khi Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

[15] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP , ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[16] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP , ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[17] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP , ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[18] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP , ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[19] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP , ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[20] Phụ lục này bổ sung theo quy định tại Phụ lục VI của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP , ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[21] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP , ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

[22] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Phụ lục VIII của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP , ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.

» Luật sư tư vấn luật đất đai

» Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thông tư 220/2016/TT-BTC mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hành nghề luật sư

Thông tư 220/2016/TT-BTC mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hành nghề luật sư.

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư

BỘ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 220/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư.

2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư.

Điều 2. Người nộp phí, lệ phí

1. Cá nhân khi đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư phải nộp phí, lệ phí theo quy định.

2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài; công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh; công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam) phải nộp phí theo quy định.

3. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị thay đổi nội dung hành nghề phải nộp phí theo quy định.

4. Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung hành nghề của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định.

5. Luật sư nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định.

6. Luật sư nước ngoài khi đề nghị gia hạn hành nghề tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định.

7. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung hoạt động phải nộp phí theo quy định.

Điều 3. Tổ chức thu phí, lệ phí

1. Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực luật sư theo quy định tại mục 1; mục 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ và mục 2e Điều 4 của Thông tư này.

2. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu phí, lệ phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực luật sư theo quy định tại mục 2g, 2h, 2i và mục 2k Điều 4 của Thông tư này.

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

Mức phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư như sau:

Stt

Nội dung thu

Mức thu

(đồng/hồ sơ)

1

Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

100.000

2

Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực luật sư

 

a

Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sư

800.000

b

Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

20.000.000

c

Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

4.000.000

d

Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề; thay đổi nội dung hành nghề của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

3.000.000

đ

Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam

5.000.000

e

Thẩm định điều kiện gia hạn hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam

3.000.000

g

Thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

2.000.000

h

Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

1.000.000

i

Thẩm định điều kiện hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

600.000

k

Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

400.000

Điều 5. Kê khai, nộp phí, lệ phí

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 6. Quản lý phí, lệ phí

1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều này. Nguồn chi phí trang trải cho thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thì được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

3. Tổ chức thu lệ phí nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho thực hiện công việc và thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 02/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư tại Việt Nam và Thông tư số 118/2015/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2015 sửa đổi một số điều của Thông tư số 02/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012.

2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



Vũ Thị Mai

» Thông tư 02/2019/TT-BTP bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư

» Nghị định số 123/2013/NĐ-CP Quy đinh biện pháp thi hành luật luật sư

Phân biệt tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật hành chính

Phân biệt tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật hành chính

Tội phạm và vi phạm pháp luật hành chính, xét về bản chất pháp lý, cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, bởi lẽ việc phân biệt này không chỉ có ý nghĩa trong khi áp dụng pháp luật mà còn có ý nghĩa ngay cả khi xây dựng pháp luật và giải thích pháp luật.

– Văn bản pháp luật áp dụng:
+
Bộ luật Hình sự 2015

1. Về khái niệm:

Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định: ” Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự “. Tổng quát lại, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Còn vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,  xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính.

2. Về thời điểm xuất hiện tên gọi:

Một hành vi chỉ cho dù đã cấu thành một hay nhiều tội đã quy định trong Bộ luật hình sự mà vẫn chưa bị xét xử thì hành vi đó vẫn chưa bị coi là tội phạm. Chỉ khi nào hành vi đó bị tòa án tuyên án là tội phạm thì bắt đầu từ thời điểm đó, hành vi đó mới gọi là tội phạm. Tương tự, một người chỉ bi gọi là bị cáo khi họ đã bị tòa tuyên án, còn trước đó, họ chỉ là bị can. Như vậy, một hành vi bị coi là tội phạm khi  hành vi đó phải chịu hình phạt – tòa tuyên án.

Vi phạm hành chính thì khác, một hành vi đã thỏa mãn: do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước; không phải tội phạm hình sự thì hành vi đó đã là hành vi vi phạm hành chính. Dấu hiệu “theo quy định pháp luật phải bị xử phạt hành chính” nói lên rằng bị xử phạt không phải là dấu hiệu để coi một hành vi đã bị coi là hành vi vi phạm hành chính hay chưa mà chỉ là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhằm trừng phạt hành vi vi phạm đó.

3. Về các dấu hiệu cấu thành:

a. Chủ thể:

Theo Bộ luật hình sự hiện hành thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân và pháp nhân thương mại. Để trở thành chủ thể của tội phạm thì phải có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện một tội phạm cụ thể và phải đạt độ tuổi quy định. Cụ thể đó là phải từ 14 tuổi đến chưa đầy 16 tuổi (tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong các trường hợp nhât định) hay từ 16 tuổi trở lên đối với mọi tội phạm (Điều 12 Bộ luật hình sự 2015).

Chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân, trong đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Ngoài ra, chủ thể của vi phạm hành chính không chỉ là cá nhân như tội phạm mà còn có thể là tổ chức: có thể là cơ quan nhà nước, là các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, phạm vi chủ thể của vi phạm hành chính nhiều hơn rất nhiều so với tội phạm.

b. Mặt khách quan:

 + Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi:

Dấu hiệu cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm là mức độ nguy hiệm cho xã hội của hành vi vi phạm. Là tội phạm thì hành vi đó phải gây “nguy hiểm đáng kể” cho xã hội. Nguy hiểm đáng kể ở đây là theo Bộ luật hình sự. Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yêu tố này thường được quy định trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Mức độ nguy hiểm của hành vi:

Để xác định, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền dựa trên sự nhận thức về ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, đã được quy định cụ thể ở bộ luật hình sự, các nghị định, thông tư hướng dẫn trong các trường hợp cụ thể. Mức độ gây thiệt hại biểu hiện ở dưới các hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng phạm pháp.

c. Mặt chủ quan: Lỗi

Trong Bộ luật hình sự, nhà làm luật quy định bốn hình thức lỗi, đó là lối cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và cố ý do cẩu thả. Như vậy do tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của từng trương hợp lỗi là khác nhau, với lại tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất nên quy định bốn hình thức lỗi giúp giải quyết chính xác các vụ án hình sự.

Vi phạm hành chính chỉ quy định hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Các trường hợp vi phạm mà lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin hay do cẩu thả đều xử lý như nhau.

4. Về căn cứ pháp lý:

Tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất và được quy định trong Bộ luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tôi phạm và hình phạt. Ngay từ điều 2 Bộ luật hình sự 2015 đã quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự:

1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Như vậy Bộ luật hình sự là căn cứ pháp lý duy nhất để xem xét xem một hành vi vi phạm có bị coi là tội phạm hay không – không có trong luật thì không có tội, “vô luật bất hình”.

Vi phạm hành chính không được quy định trong một bộ luật cụ thể nào mà được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư. . . Luật ở đây là các bộ luật là nguồn của luật hành chính chứ không phải là bộ luật hành chính, ví dụ: hiến pháp, luật tổ chức chính phủ… nguyên nhân mà chúng ta không có riêng một bộ luật hành chính đơn giản vì nó quá rộng, quá nhiều lĩnh vực với quá nhiều các văn bản pháp luật và chúng ta không thể pháp điển hóa thành bộ luật. Các văn bản dưới luật ở đây có thể là nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban thường vụ Quốc hội, hội đồng nhân dân; pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội; nghị định của Chính phủ; các quyết định, chỉ thị, thông tư.

5. Về hậu quả pháp lý:

Người nào thực hiện tội phạm hay vi phạm hành chính sẽ bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước để trả giá cho những gì mình đã gây ra cho xã hội. Tuy nhiên, tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nặng nhất, nên phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt và ngược lại hành vi nào mà phải chịu hình phạt thì hành vi đó là tội phạm.

Cũng là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhưng ở mức độ ít nghiêm khắc hơn, người vi phạm hành chính có thể sẽ bị xử phạt hành chính.

Như vậy, ngoài những đặc điểm chung là vi phạm pháp luật, cả tội phạm và vi phạm hành chính đều có những dấu hiệu riêng biệt. Để phân biệt cần tìm hiểu và nhận thức đúng đắn các dấu hiệu đó, trong các trường hợp cụ thể thì ta có thể phân biệt được chúng, từ đó đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật công minh.

» Dịch vụ tranh tụng các vụ án hành chính

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp nhà đất

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp nhà đất
Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp nhà đất

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp nhà đất. Đất đai và tài sản gắn liền với đất là những loại tài sản có giá trị. Chính vì vậy, những tranh chấp đất đai và tài sản gắn liền với đất là rất phổ biến.

Thực tế chứng minh rằng: Người dân thường ít hiểu biết pháp luật cho nên không biết thực hiện thủ tục để đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc cũng có trường hợp người dân không biết mình bị thiệt hại về quyền lợi. Bằng kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn đất dai, Công ty Luật thấy được nhu cầu của người dân và cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai uy tín và chất lượng nhất.

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp về nhà đất:

1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tùy thuộc vào tình trạng pháp lý của đất bị tranh chấp:

Nếu một trong các đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật thì cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân;

Nếu các đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì có thể lựa chọn một trong hai cơ quan để giải quyết tranh chấp: UBND hoặc Tòa án nhân dân.

2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.

Để được cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc, các đương sự phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã.

Trường hợp hòa giải không thành, một trong các đương sự có quyền gửi hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp tới cơ quan có thẩm quyền theo như trên. Nếu gửi tới Tòa án thì thủ tục được thực hiện theo luật tố tụng dân sự. Nếu gửi tới UBND thì thủ tục được thực hiện theo thủ tục khiếu nại hành chính và tố tụng hành chính.

3. Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.
Thành phần hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp bao gồm:

– Trường hợp giải quyết tại Tòa án:
+ Đơn khởi kiện;
+ Biên bản hòa giải;
+ Chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện;
+ Văn bản xác minh nơi cư trú của bị đơn.

– Trường hợp giải quyết tại UBND:
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai;
+ Tài liệu khác.

 4. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai:
Công ty luật cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
– Tư vấn soạn thảo tài liệu giải quyết tranh chấp đất đai;
– Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai;
– Tham gia cùng khách hàng thương lượng, hòa giải tranh chấp đất đai;
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi việc xử lý hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
– Tham gia tố tụng hoặc tham gia khiếu kiện hành chính trong quá trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Khách hàng có thể lựa chọn những dịch vụ được liệt kê ở trên. Trường hợp khách hàng mong muốn Công ty Luật hỗ trợ toàn bộ thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai (cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết cuối cùng giải quyết tranh chấp), các Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ thực hiện những công việc sau:

– Phân tích vụ việc và đưa ra chiến lược giải quyết tranh chấp đất đai:

Sau khi khi tiếp nhận vụ việc, luật sư được chỉ định của chúng tôi sẽ xem xét khía cạnh pháp lý của tranh chấp và yêu cầu của khách hàng để đưa ra chiến lược giải quyết hợp lý nhất:
+ Tình trạng thực tế của nhà đất đang bị tranh chấp (chủ thể đang chiếm hữu, hiện trạng tranh chấp,…)
+ Tình trạng pháp lý của nhà đất đang bị tranh chấp (có hay không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất?);
+ Nguồn gốc của nhà đất;
+ Chứng cứ;
+ Những quy định của pháp luật có liên quan;
+ Những vấn đề khác.

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin trên, chúng tôi sẽ phân tích và tư vấn khách hàng hướng giải quyết vụ việc.

– Thương lượng, hòa giải và chuẩn bị hồ sơ nếu khởi kiện tranh chấp đất đai:

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu xét thấy các bên có thiện chí, chúng tôi sẽ thương lượng, hòa giải để đạt được thỏa thuận tối ưu nhất cho khách hàng nhằm tránh những chi phí phát sinh trong qúa trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp không thể thương lượng hòa giải, chúng tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

– Nộp hồ sơ và theo dõi việc xử lý hồ sơ tranh chấp đất đai:

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng nộp hồ sơ đến đúng cơ quan có thẩm quyền. Chúng tôi sẽ đảm bảo hồ sơ được chấp nhận và theo dõi việc xử lý hồ sơ, chuẩn bị tham gia phiên tòa giải quyết tranh chấp.

» Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

» Luật sư tranh tụng đất đai tại Tòa án

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp nhà đất.
Khi xẩy ra tranh chấp về đất đai, tài sản gắn liền trên đất, cần tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp nhà đất, hãy liên hệ trình bày sự việc để chuyên viên, luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp nhà đất:

Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa

Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa

– Tư vấn thủ tục công bố sản phẩm:
+ Tư vấn những quy định pháp luật về công bố chất lượng sản phẩm
+ Tư vấn các thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
+ Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, các loại giấy tờ cần thiết cho công bố chất lượng sản phẩm
+ Kiểm tra đánh giá mức độ phù hợp của các loại giấy tờ
+ Tư vấn các vấn đề liên quan

– Đại diện Quý công ty hoàn tất các thủ tục công bố sản phẩm:
+ Soạn hồ sơ công bố sản phẩm cho Quý công ty
+ Đại diện khách hàng dịch thuật và công chứng những giấy tờ cần thiết
+ Đại diện nộp hồ sơ đi kiểm nghiệm mẫu để công bố
+ Đại diện theo dõi hồ sơ và đốc thúc tiến trình giải quyết hồ sơ nhanh cho doanh nghiệp
+ Đại diện nhận kết quả công bố sản phẩm cho doanh nghiệp

– Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bao gồm:
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh
+ Bảng công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
+ Quy trình sản xuất sản phẩm của chủ cơ sở: vẽ riêng hoặc vẽ cùng với bản công bố sản phẩm (đối với sản phẩm sản xuất trong nước)
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm những chỉ tiêu về chất lượng gồm chỉ tiêu chỉ điểm về chất lượng cũng như chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm được công bố phải do Phòng kiểm nghiệm công nhận
+ Mẫu sản phẩm phải có nhãn, có đóng dấu của doanh nghiệp
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (bản sao)
+ Bản sao chứng nhận sở hữu hàng hóa (nếu có)

Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thì để làm công bố chất lượng sản phẩm, bạn phải làm Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Công bố chất lượng sản phẩm:
Công bố mỹ phẩm
Công bố mỹ phẩm trong nước
Công bố mỹ phẩm nhập khẩu
Công bố lưu hành mỹ phẩm
Công bố thực phẩm
Công bố thực phẩm trong nước
Công bố thực phẩm nhập khẩu
Công bố chất lượng thực phẩm
Công bố thực phẩm chức năng
Công bố hương liệu thực phẩm
Công bố phụ gia thực phẩm
Công bố sản phẩm
Công bố hợp chuẩn
Công bố tiêu chuẩn cơ sở
Công bố tiêu chuẩn chất lượng
Công bố chất lượng sản phẩm
Công bố cà phê
Công bố rượu
Công bố sữa
Công bố men vi sinh
Công bố tiêu chuẩn dược phẩm
Công bố bánh kẹo
Công bố thuốc nhập khẩu…

» Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa:

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hình sự

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 83 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hình sự

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:
a) Luật sư;
b) Bào chữa viên nhân dân;
c) Người đại diện;
d) Trợ giúp viên pháp lý.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

» Luật sư bảo vệ quyền lợi người bị hại

» Luật sư tư vấn luật hình sự

Liên hệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hình sự:

Đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, như vậy khi luật sư tham gia thì việc đăng ký cần những giấy tờ gì, trình tự thủ tục như thế nào, thời gian là bao lâu?

Luật sư đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự , theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015, ví dụ:

  • Luật sư xuất trình giấy tờ: Đơn mời luật sư, giấy mời của tổ chức hành nghề luật sư, thẻ luật sư.
  • Tòa án xét thấy đủ điều kiện: Thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2. Đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định tại khoản 4 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Điều 75. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;

b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;

d) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.

4. Khi đề nghị Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đề nghị phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Luật sư xuất trình các giấy tờ theo quy định của Luật luật sư;

b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ luật sư;

c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động xuất trình văn bản của tổ chức đó cử mình tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể người lao động;

d) Công dân Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại điểm d khoản 2 Điều này xuất trình giấy yêu cầu của đương sự và giấy tờ tùy thân.

5. Sau khi kiểm tra giấy tờ và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trường hợp từ chối đăng ký thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị.”

» Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hình sự

» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự

Trên đây là thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nếu quý khách có nhu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình xin hãy liên hệ:

Luận cứ bảo vệ quyền lợi của bị hại trong vụ án hình sự

Luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình người bị hại trong vụ án “cố ý gây thương tích” đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tuyên Hủy toàn bộ bản án, giao hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân, chuyển Cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra lại nhằm khởi tố, truy tố và xét xử đối với bị cáo theo đúng tội danh mà bị cáo đã phạm phải.

Luật Sư. Thạc sĩ PHÙNG THỊ HÒA

Văn phòng luật sư Chợ Lớn – Đoàn luật sư Tp. Hồ Chí Minh

Dẫn đề: Để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ một cách tốt nhất thì ngoài những việc phải làm như: Đọc hồ sơ vụ án, thu thập và đánh giá chứng cứ…thì việc chuẩn bị Bản luận cứ để tranh tụng của Luật sư là tối quan trọng. Đây là văn bản thể hiện được khả năng chuyên môn, kinh nghiệm tranh tụng và bản lĩnh nghề nghiệp của Luật sư. Bản luận cứ của Luật sư luôn là tài liệu tác động đáng kể đến Hội đồng xét xử, ảnh hưởng lớn đến đường lối xét xử và trong một số trường hợp, văn bản này có ý nghĩa quyết định trong việc giúp Tòa án có một phán quyết chính xác, khách quan, đúng pháp luật.

Vì vậy, Văn phòng Luật sư Chợ Lớn xin giới thiệu đến các bạn, các đồng nghiệp một trong những Bản luận cứ Luật sư của Văn phòng dùng để bảo vệ gia đình người bị hại là anh Trần Đình Hòa trong vụ án Trương Văn Mạnh : “ Cố ý gây thương tích” , được Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bằng bản án số 48/2012/HSST ngày 01/3/2012 của TAND quận T. B , đã bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án bằng bản án hình sự phúc thẩm số 300/2012/HSPT ngày 05/6/2012 của TANDTP.HCM mà trong những bài viết trước Văn phòng cũng đã từng đề cập.( Xin trích đăng toàn văn Bản luận cứ).

Kính thưa Hội đồng xét xử!

Thưa Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM – thực hành quyền công tố tại phiên tòa hôm nay!

Tôi Luật sư PHÙNG THỊ HÒA – Luật sư Văn phòng Luật sư Chợ Lớn, thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM.

Trên cơ sở yêu cầu của gia đình bị hại theo yêu cầu của người bị hại mà người đại diện hợp pháp là bà Phạm Thị Tuyết Nga, được sự chấp thuận của Quý tòa, tôi tham gia phiên tòa phúc thẩm hôm nay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình người bị hại.

Thưa Hội đồng xét xử!

Vào ngày 01/3/2012, TAND quận T.B đã đưa vụ án Trương Văn Mạnh phạm tội “ Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 điều 104 Bộ luật hình sự ra xét xử. Tại phần quyết định, HĐXX đã xử phạt bị cáo: Trương Văn Mạnh 06 năm 06 tháng tù về tội “ Cố ý gây thương tích”.

Ngay sau phiên tòa, gia đình người bị hại đã làm đơn kháng cáo với nội dung: Không chấp nhận tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên xử đối với bị cáo Mạnh. Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ lại cho các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố và xét xử bị cáo với tội danh “ Giết người” và “ Cướp tài sản”.

Với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình người bị hại, chúng tôi hoàn toàn thống nhất với yêu cầu và nội dung kháng cáo của gia đình người bị hại. Và tại phiên tòa hôm nay, chúng tôi xin phép được trình bày quan điểm pháp lý của mình, giúp Hội đồng xét xử có thêm cơ sở trong quá trình nghị án, để từ đó có một bản án tuyên phù hợp với chứng cứ có trong hồ sơ. Đảm bảo tính khách quan, công bằng trong quá trình xét xử.

VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.

Có thể nói, xuyên suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm, chúng tôi luôn thể hiện quan điểm nhất quán của mình là không thống nhất về mặt tội danh mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, truy tố và xét xử đối với bị cáo Mạnh. Trong vụ án này, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ. Căn cứ vào kết quả giám định pháp y tử thi thì việc bị cáo Mạnh chỉ bị khởi tố, truy tố và xét xử về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 điều 104 là không thỏa đáng, thiếu căn cứ và chưa đúng tội danh. Theo chúng tôi, hành vi phạm tội của bị cáo Mạnh có đủ cơ sở để khởi tố, truy tố và xét xử về tội “Giết người” ; đồng thời hành vi của bị cáo còn có dấu hiệu của tội “Cướp tài sản”. Vì vậy, chúng tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại một cách khách quan, toàn diện các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, vết thương trên người nạn nhân để đưa ra một phán quyết chính xác nhằm trừng trị thích đáng kẻ thủ ác, trả lại sự công bằng cho người bị hại cũng như cho gia đình người bị hại.

Thứ nhất: Theo quan điểm của chúng tôi hành vi của bị cáo Mạnh đã hội đủ dấu hiệu của tội “Giết người”; cụ thể:Theo kết luận giám định pháp y tử thi số 166/11/GĐPY ngày 21/02/2011 và Biên bản khám nghiệm tử thi về vết thương ở lưng thì người bị hại bị thủng cơ liên sườn 6 bên trái sát cột sống, thủng mặt sau thùy dưới phổi trái dạng hình khe sâu 4 cm, gây tụ máu nặng ở mô phổi xung quanh. Đối với vết thương ở ngực thì người bị hại bị đứt hoàn toàn sụn sườn 6 và một phần sụn sườn 7 bên trái sát xương ức dạng hình khe, thủng mặt trước tâm thất phải dạng hình khe, dài 1,5 cm vào tận buồng tâm thất phải, xuyên thủng vách liên thất dạng hình khe ở mặt sau tâm thất trái dài 0,8cm, đứt xước mặt sau bao màng ngoài tim. Vết thương có chiều hướng từ trước ra sau, từ dưới lên trên và từ phải sang trái, sâu khoảng 10 cm.

Tại phần kết luận, các văn bản trên đều khẳng định nạn nhân chết do vết thương đâm thủng tim và phổi trái.

Như vậy, lời khai nhận của bị cáo cho rằng 02 vết thương trên thân thể anh Hòa chỉ là kết quả của sự xô đẩy, giằng co qua lại để nói rằng bị cáo không có ý thức tước đoạt mạng sống của anh Hòa là hoàn toàn mâu thuẫn với kết quả giám định tử thi và Biên bản khám nghiệm tử thi. Vì rõ ràng Biên bản khám nghiệm tử thi và kết luận giám định pháp y tử thi đều xác định người bị hại chết do 02 vết đâm vào các nơi nguy hiểm, trọng yếu trên cơ thể con người. Đồng thời bị cáo cũng đã thừa nhận 02 vết thương do lưỡi dao được đâm 02 lần khi bị cáo đang cầm dao. Việc cấp sơ thẩm xác định 02 vết thương trên thân thể người bị hại là do bị cáo “đẩy dao” mà gây nên là không phù hợp thực tiễn khách quan vì nếu chỉ là do giằng co qua lại thì không thể để lại 02 vết thương sâu, và cả 02 vết thương đều có thể gây chết người ngay tức khắc như thực tế đã xảy ra. Hơn nữa, với việc giằng co qua lại (theo bị cáo khai là khoảng 10 phút) và trong khoảng thời gian này đã có tới 02 lần bị cáo giật lại được con dao rồi sau đó anh Hòa giật lại được. Tuy nhiên, cả bị cáo và người bị hại đều không bị thương tích gì ở tay cả là điều hoàn toàn vô lý.

Bên cạnh đó, trong quá trình lấy lời khai tại Cơ quan điều tra( BL số 99), bị cáo khai nhận: “Giằng co với nhau một lúc thì tôi đoạt được con dao trên tay Hòa, tôi cầm dao bằng tay phải và Hòa dùng tay trái nắm cổ tay cầm dao của tôi thì tôi dùng tay trái nắm tay trái của Hòa vặn mạnh một cái thì Hòa hơi xoay lưng lại và tôi đã cầm dao đâm một cái vào vùng lưng của Hòa, tôi nghe Hòa la lên ”cướp, cướp, cướp”. Tôi rút dao ra và vẫn cầm bằng hai tay và Hòa cũng dùng hai tay giữ chặt hai cổ tay của tôi, trong lúc cả hai đang giằng co thì tôi đẩy mạnh hai tay đang cầm dao về phía trước và hai tay của Hòa cản không được nên mũi dao đã được nên mũi dao đã đâm trúng phần ngực của Hòa. Tôi thấy tay tôi ướt do máu của Hòa bắn ra…”

Bằng lời khai này rõ ràng bị cáo đã cầm dao đâm anh Hòa, lực đâm rất mạnh làm anh Hòa chết ngay tại chỗ. Hành vi của bị cáo thể hiện sự quyết tâm cao để đạt được hậu quả chết người nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xử phạt bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” là chưa có căn cứ, chưa đúng tội danh.

Với những chứng cứ và mâu thuẫn như đã nói ở trên, việc Tòa án cấp sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo với tội danh “ Cố ý gây thương tích” theo khoản 3, điều 104 BLHS là không thể chấp nhận. Hành vi và hậu quả mà bị cáo đã gây ra cần phải được khởi tố, truy tố và xét xử theo tội danh “Giết người” mới phù hợp với thực tiễn khách quan đã xảy ra.

Thứ hai: Về hành vi “Cướp tài sản” của bị cáo.

Tại cấp sơ thẩm chưa làm rõ được nguyên nhân, động cơ phạm tội thực sự của bị cáo. Cũng chưa làm rõ sự liên quan giữa việc anh Hòa tri hô “cướp, cướp” với hành vi của bị cáo; chưa làm rõ vì sao bị cáo khai lấy xâu chìa khóa khi tay dính máu nhưng không để lại vết máu trên xâu chìa khóa. Chưa xác định rõ vì sao trong túi quần của bị cáo lại có chiếc điện thoại của nạn nhân bị cáo bị phát hiện, bắt giữ.

Theo quan điểm của chúng tôi, xâu chuỗi các sự kiện lại, hành vi của bị cáo đã hội đủ dấu hiệu của tội “Cướp tài sản”; cụ thể:

– Như phần trên đã trình bày, bị cáo đã thực hiện hành vi giết anh Hòa. Vậy mục đích bị cáo giết anh Hòa để làm gì nếu không phải là để cướp tài sản? và trên thực tế trong túi quần của bị cáo khi đang tìm đường tẩu thoát thì bị bắt đang có chiếc điện thoại của anh Hòa.

– Người làm chứng Nguyễn Thị Diễm Châu (BL 151,152,154) đều khai: Khi đi ngang qua vách ngăn giữa nhà tôi và nhà anh Hòa (Quang) thì tôi nghe rõ tiếng kêu “Chị Châu ơi cứu em, cướp, cướp giết em”.

– Lời khai này phù hợp với lời khai của Nguyễn Thanh Trí- người làm chứng (BL 46) “.. Vợ tôi bảo là tiếng Quang (Hòa) kêu cứu anh ơi, lúc đó tôi chỉ nghe tiếng Quang hô cướp, cướp rồi thôi”.

– Việc anh Hòa kêu” cướp, cướp” cũng đã được chính bị cáo khai nhận tại BL 93, BL 99“… Lúc này anh Quang liên tiếp kêu “ cướp, cướp” nên tôi sợ quá bỏ chạy…”.

Vậy trong lúc nguy cấp, tính mạng đang bị đe dọa nghiêm trọng, giả sử bị cáo không có hành vi cướp tài sản của anh Hòa, liệu nạn nhân có bột phát – không có chủ đích kêu lên “cướp, cướp” không?

– Bên cạnh đó, theo lời khai của bị cáo thì xâu chìa khóa bị cáo lấy bỏ vào túí quần sau khi tay bị cáo đã đầy máu nhưng trong Biên bản thu giữ vât chứng (BL 18) lại thể hiện xâu chìa khóa không có dính máu trong khi những tang vật khác như quần đùi của anh Hòa, nệm, mùng đều có dính máu của anh Hòa.

VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ.

Do quan điểm của chúng tôi là đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra xem xét lại từ đầu nên về trách nhiệm của bị cáo trong việc bồi thường về dân sự chúng tôi không đặt ra. Sau này khi vụ án được tiến hành xét xử lại, cùng với việc xem xét về trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở yêu cầu của gia đình người bị hại, căn cứ theo quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ yêu cầu về trách nhiệm dân sự đối với bị cáo sau.

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Kính thưa Hội đồng xét xử!

Như đã phân tích ở phần trên, việc Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét đến các tình tiết khách quan của vụ án, thể hiện hành vi của bị cáo đã có đủ cơ sở xét xử về tội “Giết người” cũng như có dấu hiệu của tội “Cướp tài sản” là có thiếu sót. Tòa án cấp phúc thẩm không thể điều tra làm rõ tại phiên tòa được. Vì vậy, để việc giải quyết vụ án được chính xác, chúng tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tuyên Hủy toàn bộ bản án số 48/2012/HSST ngày 01/3/2012 của Tòa án nhân dân quận T.B, giao hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM chuyển Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an TP.HCM điều tra theo thẩm quyền; nhằm khởi tố, truy tố và xét xử đối với bị cáo Trương Văn Mạnh theo đúng tội danh mà bị cáo đã phạm phải.

Trân trọng cám ơn Hội đồng xét xử đã chú ý lắng nghe!

theo vanphongluatsucholon.vn

» Luật sư bảo vệ cho người bị hại

» Luật sư bào chữa vụ án giết người

Luật sư bảo vệ quyền lợi của bị hại trong vụ án hình sự:

Rao bán xe biển xanh ngoài thị trường có vi phạm quy định?

Vừa qua, một xe ô tô BKS màu xanh được treo biển “bán xe” trong một gara ô tô ở Quảng Ninh đã khiến không ít người phải đặt câu hỏi: Tại sao xe biển xanh lại được rao bán tự do như vậy?

Ảnh. Một chiếc xe biến xanh đang được rao bán khiến nhiền người băn khoăn

Chiếc xe đó nằm trong một gara tại Quốc lộ 18 (đoạn chạy qua TP. Hạ Long, Quảng Ninh), được rao bán với giá trên 100 triệu đồng. Chủ gara này cho biết chiếc xe là của một người bạn nhờ anh rao bán hộ. Được biết, chiếc xe này được đăng ký từ năm 2004, thuộc sở hữu của một cơ quan nhà nước thuộc tỉnh Quảng Ninh. Hạn đăng kiểm của chiếc xe này là ngày 17-7-2017.

Về các vấn đề pháp lý liên quan đến xe biển xanh, Luật sư Nguyễn Tiến Hòa – Công ty Luật SBLAW cho rằng, khoản 6 Điều 31 Thông tư 15/2014/TT-BCA nêu rõ, biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng…cấp cho xe của các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị – xã hội; đơn vị sự nghiệp công lập…Xe ô tô công (xe biển xanh) là tài sản của Nhà nước, vì vậy nó được điều chỉnh bởi Luật Quản lý tài sản nhà nước. Theo đó, xe ô tô công sẽ được thanh lý khi hết hạn sử dụng hoặc khi bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả; Không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng không có hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị có xe ô tô công nằm trong diện thanh lý hoặc bán sẽ phải lập hồ sơ trình lên cấp có thẩm quyền quyết định. Sau khi quyết định thanh lý hoặc bán ô tô công được phê duyệt thì ô tô công sẽ được bán đấu giá theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm sẽ thắng trong cuộc đấu giá.

Sau khi trúng đấu giá xe biển xanh, theo Điều 16 Thông tư số 36/2010/TT-BCA, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. Vì biển kiểm soát xe là “biển xanh” nên khi sử dụng, người trúng đấu giá phải làm thủ tục đăng ký xe thuộc sở hữu của mình. Cơ quan thẩm quyền sẽ cấp lại biển số xe nền màu trắng, chữ màu đen (xe thuộc sở hữu cá nhân).

Cũng theo Luật sư Nguyễn Tiến Hòa, nếu hết thời gian nêu trên người mua xe không thực hiện việc đăng ký chuyển tên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 107/2014/NĐ-CP: Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng (đối với cá nhân); 2-4 triệu đồng (đối với tổ chức) là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo… Ngoài việc bị phạt tiền người vi phạm còn bị buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký chuyển tên theo quy định.

Theo Điều 19 Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 của Bộ Công an cũng quy định rõ về các trường hợp phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe gồm: Xe hỏng không sử dụng được hoặc xe bị phá hủy do nguyên nhân khách quan; xe tháo máy, khung để thay thế cho xe khác; xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tái xuất hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam; xe bị mất cắp, chiếm đoạt không tìm được, chủ xe đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe; xe hết niên hạn sử dụng; xe không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật…

Như vậy, với những xe biển xanh khi tiến hành thanh lý phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Việc rao bán xe biển xanh ra ngoài thị trường như bán xe cũ thông thường là vi phạm quy định hiện hành. Cá nhân trúng đấu giá phải làm thủ tục sang tên đổi chủ theo quy định nếu không sẽ bị xử phạt hành chính!

Thời gian qua đã xảy ra một số vụ tai nạn liên quan đến xe biển xanh. Song kết quả điều tra, xác minh cho thấy, những chiếc xe này đã được thanh lý cho người khác song họ cố tình không làm thủ tục sang tên theo quy định do nghĩ rằng đi xe biển xanh sẽ được ưu tiên! Điều này cho thấy công tác quản lý xe biển xanh sau khi thanh lý vẫn chưa chặt chẽ. Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, gây bức xúc trong dư luận, các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa có phần trả lời – theo anninhthudo.vn

» Thủ tục giấy tờ khi mua ô tô cũ

Bài viết mới