Home Blog Page 186

“Bút phê” Không giá trị pháp lý nhưng… thừa quyền lực

Bút phê

Chuyện cấp trên “bút phê” vào văn bản chuyển cho cấp dưới vốn không phải là chuyện lạ. Dù những dòng “bút phê” này không có giá trị pháp lý, song đối với cấp dưới nó chẳng khác nào mệnh lệnh bắt buộc phải thi hành.

Đau đầu vì… “bút phê”

Vừa qua, câu chuyện về một Thứ trưởng  “bút phê” vào đơn của một đơn vị xin tham gia thực hiện các gói thầu được đưa ra công khai khiến dư luận rất  quan tâm. Ngay sau đó, lãnh đạo Bộ này đã khẳng định “bút phê” không phải là căn cứ ưu tiên trong việc chỉ định thầu, xét thầu, lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư….

Trong các cơ quan Nhà nước hiện nay, việc “bút phê” diễn ra khá phổ biến, trong đó phần lớn là “bút phê” trên các văn bản hành chính, văn bản đề nghị xin ý kiến hoặc báo cáo của cấp dưới. Sau khi nhận và xem xét các văn bản này, cấp trên nêu rõ quan điểm chỉ đạo của bản thân, cách xử lý. Nếu thấy văn bản không thuộc thẩm quyền của mình, lãnh đạo sẽ phê chuyển đến phòng, ban khác. Bên cạnh đó còn có “bút phê” trên các loại giấy tờ được coi là “nhạy cảm”. Đó là “bút phê” kèm chữ ký của lãnh đạo trên đơn xin dự thầu công trình, đơn xin việc, đơn xin chuyển công tác, đơn xin học cho con… Dù không có tính pháp lý nhưng giá trị của loại “bút phê” này rất lớn.

Chị Nguyễn Thanh Nga, nhân viên ngân hàng chia sẻ, 2 năm trước, khi cậu con trai lớn của chị vào lớp 1, do muốn xin cho con vào trường điểm trái tuyến nên chị Nga phải tìm kiếm mọi mối quan hệ. Sau khi phát hiện ông anh rể có quen biết với một lãnh đạo quận mà trường này trực thuộc, chị Nga đã được “hướng dẫn” làm đơn, sau đó nhờ cậy ông anh “xin” bằng được “bút phê” của vị lãnh đạo trên vào lá đơn. Nhờ vậy mà con chị Nga đã được vào học tại ngôi trường mơ ước.

Thông thường, ở những loại giấy tờ trên, người có chức vụ, quyền hạn dù chỉ “bút phê” chung chung, kiểu như “nhà trường xem xét”, “phòng/ban A lưu ý”…, nhưng đằng sau nó mang đầy tính chất mệnh lệnh quyền lực. Do vậy, hầu hết những người dưới quyền khi thấy “bút phê” đều mặc định đó là ý chí của cấp trên và tuyệt đối tuân thủ.

Nguyên Hiệu trưởng một trường công lập tại Hà Nội (xin được giấu tên) chia sẻ, do phụ trách trường điểm nên trong thời gian công tác, đầu năm học nào bà cũng nhận được hàng chục “thư tay”,  đơn xin học có “bút phê” của lãnh đạo cấp trên. Hầu hết các trường hợp này đều là học sinh trái tuyến nhưng lại muốn vào lớp chất lượng cao nên đã gây áp lực rất lớn cho Ban Giám hiệu. “Bút phê chỉ được ghi theo kiểu “chuyển đồng chí Hiệu trưởng xem xét, giải quyết” nhưng chúng tôi phải coi đó là mệnh lệnh buộc phải thực hiện. Thú thực, mỗi khi nhận được các bút phê kiểu này, tôi vô cùng mệt mỏi, từ chối thì không thể mà giải quyết hết thì rất khó. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều khiếu nại, khiếu kiện của phụ huynh học sinh vào đầu năm học” – vị này tâm sự.

Không có giá trị pháp lý
Do “bút phê” vô cùng lợi hại nên tình trạng “chạy bút phê” ngày càng phổ biến. Để có được “bút phê” của lãnh đạo, người ta không ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn, huy động mọi mối quan hệ, thậm chí còn làm giả “bút phê” và chữ ký của người có chức, có quyền. Cách đây không lâu, tại Đà Nẵng đã phát hiện một số đối tượng giả “bút phê” và chữ ký của 1 lãnh đạo thành phố để gây áp lực với các BQL dự án nhằm mục đích trục lợi, từ nộp tiền đến nhận đất tái định cư. Tại Hà Nội, TAND TP cũng từng  mở phiên tòa xét xử bị cáo Triệu Tài Lâm (trú tại đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) về hành vi giả mạo chữ ký của 1 lãnh đạo TP và một số lãnh đạo các bộ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa, Lâm khai nhận đã làm quen với ông T.Q.H, giám đốc một doanh nghiệp. Biết ông H có khả năng huy động vốn đầu tư vào các dự án, Lâm đã gặp ông H và đề cập khả năng xin được dự án đầu tư khu du lịch. Sau khi ông H có “Đơn xin đầu tư” gửi bị cáo, Lâm đã mạo danh một lãnh đạo TP Hà Nội “bút phê” và ký tên vào góc đơn với nội dung: “Đồng ý theo đề nghị của Công ty”… Với hành vi phạm tội của mình, Nguyễn Tài Lâm đã bị HĐXX  tuyên phạt 7 năm tù giam.

Liên quan đến giá trị pháp lý của “bút phê”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Công ty Luật S&B phân tích, “bút phê” của lãnh đạo là hướng xử lý văn bản đó, có thể là nêu cách giải quyết, đơn vị cấp dưới có trách nhiệm thực hiện. Điều này cũng có nghĩa là họ đã đọc, xem văn bản đó. “Bút phê” không có mẫu chung thống nhất, cũng không có giá trị pháp lý, chỉ mang tính nội bộ. Việc giải quyết công việc liên quan của các đơn vị này phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, luật hiện hành cũng chưa có quy định về “bút phê”.

Tuy vậy, để hạn chế tình trạng “bút phê” tràn lan, bừa bãi như hiện nay, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, trên cơ sở thượng tôn pháp luật, các cơ quan cấp trên cần quy định rõ chức năng, quyền hạn của đơn vị cấp dưới, người đứng đầu đơn vị đó và nên chăng mỗi đơn vị bằng nội quy, quy chế của mình phải làm rõ “bút phê” có giá trị đến đâu, trong trường hợp nào thì được “bút phê”… Điều quan trọng nhất là cấp dưới được giao nhiệm vụ không nên căn cứ, phụ thuộc quá nhiều vào “bút phê” mà phải tham mưu cho lãnh đạo, giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về ý kiến, quyết định của mình.

Theo anninhthudo.vn

» Con dấu chữ ký có trị pháp lý hay không?

» Quy định về ban quản trị nhà chung cư

Những điểm mới luật công chứng 2014

  1. Phạm vi công chứng của công chứng viên được mở rộng. Qua đó, ngoài việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, Luật công chứng 2014 cho phép các công chứng viên chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Thêm vào đó công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
  1. Siết chặt quản lý hoạt động của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bằng các quy định sau:
  • Nghiêm cấm công chứng cho các trường hợp mà mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác.
  • Nghiêm cấm từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; gây sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng.
  • Nghiêm cấm nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan.
  • Không được phép ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng.
  • Cấm những hành vi gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng.
  • Cấm các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình.
  • Nghiêm cấm tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký.
  • Công chứng viên không được phép đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác.
  • Công chứng viên không được phép tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng.
  1. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, Luật Công chứng 2014 quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn công chứng viên:
  • Tăng thời gian của khóa đào tạo nghề công chứng là 12 tháng (trước kia là 06 tháng)
  • Đối với những diện được miễn đào tạo nghề công chứng phải là người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
  • Những đối tượng thuộc diện trên còn phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng. Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
  • Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Trước đây những đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng được miễn tham gia khóa tập sự hành nghề. Có thể thấy quy định cũ về tiêu chuẩn trở thành công chứng viên còn nhiều điểm bất cập. Luật công chứng 2014 sửa đổi đã kịp thời điều chỉnh những vấn đề thiếu sót còn tồn tại của Luật công chứng 2006.
  1. Cho phép Phòng công chứng chuyển đổi thành Văn Phòng công chứng trong trường hợp không cần thiết duy trì phòng công chứng. Sở tư pháp sẽ lập đề án chuyển đổi và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
  1. Theo quy định cũ, Văn phòng công chứng có thể do 1 công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động giống doanh nghiệp tư nhân hoặc do 2 công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo giống công ty hợp danh. Đến Luật công chứng 2014, Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
  1. Đối với hoạt động hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng đều phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
    Hai Văn phòng công chứng trở lên có cùng trụ sở trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phép hợp nhất thành một Văn phòng công chứng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng được hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phòng công chứng bị hợp nhất.
    Một hoặc một số Văn phòng công chứng có thể sáp nhập vào một Văn phòng công chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng bị sáp nhập.
  1. Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động được ít nhất là 02 năm. Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng. Hoạt động chuyển nhượng phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định

Điều kiện để công chứng viên được nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng:

  • Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng.
  • Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng.
  • Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
  1. Vấn đề bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên đã được nhắc đến trong Luật công chứn 2014. Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc và việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
  1. Để nâng cao chất lượng chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của công chứng viên Luật cho phép thành lập tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên ở cấp trung ương và cấp tỉnh và là tổ chức tự quản. Hoạt động chủ yếu của tổ chức là ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; tham gia cùng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng; tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng theo quy định của Chính phủ.
    Nhằm nâng cao chất lượng bản dịch có công chứng và thuận lợi trong việc yêu cầu bồi thường, Luật quy định việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

» Hủy bỏ hợp đồng công chứng có được không?

» Luật sư tư vấn luật dân sự

Quy định mới về thanh toán bằng tiền mặt

Chính phủ đã ban hành Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt và quản lý nhà nước về thanh toán bằng tiền mặt trong một số giao dịch thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam, có hiệu lực kể từ 1/3/2014.

Nội dung Nghị định quy định như sau:

Nghị định đưa ra khái niệm về tiền mặt như sau: tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do NHNN phát hành;

Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán.

Dịch vụ tiền mặt là hoạt động của NHNN, TCTD, Kho bạc Nhà nước cung cấp cho khách hàng trong việc nộp, rút tiền mặt hoặc các dịch vụ khác liên quan đến tiền mặt.
Các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính hoặc NHNN.

Đối với các giao dịch chứng khoán, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.

Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không phải TCTD không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.Các tổ chức tín dụng khi thực hiện giải ngân vốn bằng tiền mặt phải thực hiện theo quy định của NHNN.

Thông tư có hiệu lực kể từ 1/3/2014.

>> Không sử dụng tiền mặt khi thực hiện các giao dịch góp vốn

Không sử dụng tiền mặt khi thực hiện các giao dịch góp vốn

Không sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

Bộ Tài chính ban đã hành Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29-1-2015  hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt.

Thông tư quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

Thứ hai: Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

+ Thanh toán bằng Séc;

+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

Thứ ba: Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Thứ tư: Về hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, Thông tư quy định cụ thể như sau:

+ Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán theo quy định.

+ Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 17-3-2015)

>> Tư vấn luật tài chính

Chính sách thuế đối với phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu

Trả lời công văn số 116/CV-TBYTUT ngày 28/08/2012 của Công ty cổ phần thiết bị y tế Ung thư đề nghị hướng dẫn chính sách thuế đối với phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 và Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính, chưa có quy định cụ thể về mã số và thuế xuất riêng đối với phần mềm khi xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện nay, khi phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu thì được phân loại và tính thuế theo thuế suất của phương tiện chứa đựng phần

Việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá là phươg tiện có chứa phần mềm nhập khẩu được quy định cụ thể tại khoản 3, Điều 13 Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính. Đề nghị Công ty nghiên cứu để áp dụng khai báo xác định trị giá tính thuế đúng quy định.

>> Xuất khẩu phần mềm được luật quy định như thế nào?

Xuất khẩu phần mềm được luật quy định như thế nào?

Dịch vụ xuất khẩu phần mềm được luật quy định như thế nào?

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là công ty phần mềm tại Việt Nam, niện nay chúng tôi có một số phần mềm (truy cập qua đường truyền internet) đã mua server và lisence từ đối tác nước ngoài.

Lisence được sử dụng cho 500 máy (user)  (account và Password).

Chúng tôi muốn cung cấp một số user cho khách hàng ở Đài Loan có thể truy cập để trao đổi thông tin, việc cung cấp này không được tính phí.

Nhờ luật sư tư vấn giúp trường hợp này có được coi là xuất khẩu phần mềm hay không?

Việc cấp user như thế có bị giới hạn gì bởi quy định của pháp luật hay không? (Hợp đồng mua phần mềm không có giới hạn gì).

Luật sư trả lời: Theo quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 (khoản 1, Điều 28), xuất khẩu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Do vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp cung cấp phần mềm cho User ở nước ngoài sử dụng sẽ được hiểu là việc xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài qua đường internet.

Trong trường hợp hợp đồng license phần mềm không có giới hạn gì về phạm vi lãnh thổ được phép sử dụng của phần mềm cũng như đối với các end user thì việc xuất khẩu phần mềm nêu trên, tại thời điểm hiện nay, không có bất kỳ hạn chế nào.

Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về xuất khẩu phần mềm, license phần mềm được quy định rải rác ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau, bao gồm Bộ luật dân sự năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 và các nghị định, thông tư, công văn hướng dẫn

Tư vấn luật cho tập đoàn CMC

CMC là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với trên 20 năm xây dựng và phát triển. Được tổ chức theo mô hình công ty mẹ – con với 10 công ty thành viên, liên doanh và viện nghiên cứu hoạt động tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới,

CMC đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường nội địa và hướng tới thị trường khu vực, quốc tế thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực như: Tích hợp hệ thống, Dịch vụ phần mềm, Viễn thông – Internet và Sản xuất – Phân phối các sản phẩm ICT.

Tại Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ CMC được biết đến như là một đối tác tin cậy và uy tín trong các dự án CNTT cấp trung và lớn trong các lĩnh vực: chính phủ, giáo dục, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm, điện lực, ngân hàng, tài chính…(1)

Bên cạnh đó, tập đoàn CMC cũng rất quan tâm tới việc tuân thủ pháp luật Việt Nam về hoạt động doanh nghiệp và công nghệ thông tin.

Chính vì lý do đó, CMC đã lựa chọn SBLAW là một trong những đối tác pháp lý, tư vấn cho tập đoàn các vấn đề pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Cùng với IBM, FPT, HTC, Viettel, SBlaw luôn là đối tác tin cật về pháp lý cho các tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam và thế giới.

» Tư vấn luật cho Bảo Tín Minh Châu

» Lĩnh vực tư vấn luật

Thành lập công ty viễn thông sang Myanmar

Chúng tôi là doanh nghiệp viễn thông, chúng tôi muốn thành lập công ty sang Myanmar, đề nghị công ty luật tư vấn?

Luật sư trả lời: Chúng tôi hiểu rằng  Quý Công ty (sau đây gọi tắt là “Khách hàng”) mong muốn được tư vấn pháp luật về việc thành lập công ty tại Myanmar với ngành nghề viễn thông.

Do đó, chúng tôi hân hạnh đệ trình Quý Khách hàng bản Đề xuất dịch vụ tư vấn pháp luật để Quý Khách hàng xem xét.

1. Ý kiến tư vấn sơ bộ:

Theo quy định của Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp hoặc cá nhân tại Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài phải tiến hành thủ tục cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư tai Cục Đầu tư ra nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tiếp theo hoặc song song với thủ tục trên, Nhà đầu tư Việt Nam sẽ tiến hành các thủ tục tại nước ngoài mà cụ thể trong trường hợp này là tại Myanmar để xin cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.

Đối với thủ tục tại Việt Nam, nếu số vốn dự kiến của Khách hàng dưới 300 tỷ và trên 15 tỷ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư sẽ được tiến hành theo quy trình thẩm tra cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư, nếu mức vốn dưới 15 tỷ đồng thì sẽ được tiến hành đăng ký cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư.

Đối với thủ tục xin Giấy Chứng nhận Thành lập doanh nghiệp tại Myanmar, công ty sẽ chuẩn bị các tài liệu như Nhà tư vấn thông báo cụ thể trong quá trình thành lập.

Lưu ý: Được biết Khách hàng đang có nhu cầu liên doanh với một công ty tại Myanmar để thành lập công ty mới tại Mynamr với ngành nghề viễn thông. Căn cứ theo quy định pháp luật Myanmar, để thực hiện hoạt động này, số vốn điều lệ mà Khách hàng phải góp tối thiểu là US$ 50,000.

2. Trình tự thực hiện thủ tục

Lộ trình thực hiện mục tiêu thành lập Công ty tại Myanmar với ngành nghề viễn thông được thực hiện các bước như sau:

2.1 Thủ tục xin cấp Giấy Chứng nhận đầu tư tại Việt Nam

– Soạn hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 07 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu theo yêu cầu của Nhà tư vấn;

– Trong vòng 02 ngày kể từ khi có ý kiến hoặc yêu cầu của Khách hàng về bộ hồ sơ, chúng tôi sẽ chỉnh sửa để khách hàng ký và nộp hồ sơ;

– Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép;

– Thay mặt Khách hàng liên hệ, giải trình, bổ sung hồ sơ tài liệu với các cơ quan có thẩm quyền;

– Thay mặt Khách hàng hoặc cùng khách hàng nhận Giấy Chứng nhận đầu tư tại cơ quan cấp phép trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hơp lệ.

2.2 Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp tại Myanmar

– Soạn hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp tại Myanmar: 10 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu theo yêu cầu của Nhà tư vấn;

– Trong vòng 03 ngày kể từ khi có ý kiến hoặc yêu cầu của Khách hàng về bộ hồ sơ, chúng tôi sẽ chỉnh sửa để khách hàng ký và nộp hồ sơ;

– Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép tại Myanmar;

– Thay mặt Khách hàng liên hệ, giải trình, bổ sung hồ sơ tài liệu với các cơ quan có thẩm quyền;

– Thay mặt Khách hàng nhận hoặc cùng khách hàng nhận Giấy Chứng nhận thành lập doanh nghiệp tại cơ quan cấp phép trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hơp lệ.

Lưu ý: Các mốc thời gian nêu trên không kể thời gian cần thiết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

» Tư vấn luật Viễn thông và Công nghệ thông tin

  1. PHẠM VI CÔNG VIỆC

Phạm vi dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

Mô tả phạm vi dịch vụ
1.     Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ đơn :

–  Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết trong quá trình xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh công ty tại Myanmar;

–  Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép nhưng không bao gồm việc chuẩn bị tài liệu cần thiết của các bên thứ ba hoặc của chính Khách hàng như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Hợp đồng liên quan đến địa điểm thuê; Hợp đồng Liên doanh, tài liệu chứng minh năng lực, tư cách của Nhà đầu tư hoặc chuẩn bị các bản dịch, các bản hợp pháp hóa lãnh sự;

–  Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;

–  Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của khách hàng;

–  Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

–  Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền;

–  Dịch các tài liệu sang tiếng Anh để ký.

2.     Thủ tục cấp phép:

–  Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

–  Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

–  Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và

–  Nhận kết quả hoặc cùng khách hàng nhận kết quả.

  1. TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO

Tài liệu chuyển phát bao gồm các tài liệu được soạn thảo bằng tiếng Anh và tiếng Việt để nộp tại cơ quan cấp phép. Khách hàng sẽ rà soát, phê duyệt và ký các tài liệu này.

» Tư vấn thành lập công ty tại Malaysia

» Tư vấn Đầu tư ra nước ngoài

Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991

Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 1037/2006/NQ-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2006

NGHỊ QUYẾT

VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VỀ NHÀ Ở ĐƯỢC XÁC LẬP TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 1991 CÓ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI THAM GIA

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 về việc thi hành Bộ luật dân sự;
Căn cứ vào Nghị quyết số 49/2005/QH11 ngày 19 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006;

QUYẾT NGHỊ:

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Nghị quyết này được áp dụng để giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia, bao gồm:

a) Thuê nhà ở;

b) Mượn nhà ở, ở nhờ nhà ở;

c) Mua bán nhà ở;

d) Đổi nhà ở;

đ) Tặng cho nhà ở;

e) Thừa kế nhà ở;

g) Uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân.

2. Các loại nhà sau đây được coi là đối tượng của các giao dịch thuộc phạm vi áp dụng của Nghị quyết này:

a) Nhà đang được sử dụng vào mục đích không phải để ở nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 là nhà ở;

b) Nhà đang được sử dụng vào mục đích để ở nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 không phải là nhà ở;

c) Nhà đang được sử dụng vào mục đích để ở nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 không xác định được mục đích sử dụng.

Điều 2. Nguyên tắc giải quyết

1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhà ở; quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch; lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

2. Khuyến khích, tôn trọng sự thoả thuận của các bên tham gia giao dịch dân sự; phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ nhân dân; tránh lãng phí của cải, vật chất phát sinh do việc đòi lại nhà gây ra.

3. Bảo đảm ổn định xã hội, khả năng thực thi.

Điều 3. Mục đích, nội dung của giao dịch dân sự về nhà ở vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội

Các giao dịch dân sự về nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Chương 2

THUÊ NHÀ Ở

Điều 4. Hợp đồng thuê nhà ở

Các trường hợp sau đây được coi là hợp đồng thuê nhà ở:

1. Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

2. Người ở tại nhà ở đó chứng minh được việc họ ở tại nhà ở đó là theo quan hệ thuê nhà ở;

3. Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền chứng minh được họ cho thuê nhà ở đó.

Điều 5. Bên cho thuê nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên thuê nhà ở thường trú tại Việt Nam

1. Trường hợp thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì bên cho thuê và bên thuê nhà ở có thể thoả thuận việc tiếp tục thuê nhà ở; nếu thoả thuận được thì các bên phải ký kết hợp đồng thuê nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005; nếu không thoả thuận được thì được giải quyết như sau:

a) Trường hợp bên thuê đã có chỗ ở khác thông qua các hình thức mua nhà ở, xây dựng nhà ở, thuê nhà ở khác hoặc được thừa kế nhà ở, được tặng cho nhà ở, được Nhà nước giao đất để xây dựng nhà ở hoặc bên cho thuê đã tự nguyện tạo điều kiện cho bên thuê có chỗ ở khác thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất sáu tháng;

b) Trường hợp bên thuê không có chỗ ở thì bên cho thuê vẫn được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất mười hai tháng.

2. Trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng vẫn còn, nếu các bên không có thoả thuận khác thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở kể từ ngày hết thời hạn thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất sáu tháng.

3. Trường hợp thời hạn thuê nhà ở không được xác định trong hợp đồng và các bên không có thoả thuận khác thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất hai mươi bốn tháng.

Điều 6. Bên cho thuê nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên thuê nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trường hợp bên cho thuê nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên thuê nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng nhà ở đó đang do người khác sử dụng thì hợp đồng thuê nhà ở giữa bên cho thuê và bên thuê nhà ở chấm dứt; bên cho thuê và người đang sử dụng nhà ở có thể thoả thuận việc tiếp tục cho thuê; nếu thoả thuận được thì các bên phải ký kết hợp đồng thuê nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005; nếu không thoả thuận được thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất mười hai tháng.

Điều 7. Bên cho thuê nhà ở và bên thuê nhà ở đều định cư ở nước ngoài

Trường hợp bên cho thuê nhà ở và bên thuê nhà ở đều định cư ở nước ngoài nhưng nhà ở đó đang do người khác thường trú tại Việt Nam sử dụng thì hợp đồng giữa bên cho thuê nhà ở và bên thuê nhà ở chấm dứt. Quan hệ hợp đồng giữa chủ sở hữu là bên cho thuê nhà ở và người đang sử dụng nhà ở đó được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị quyết này.

Chương 3

MƯỢN NHÀ Ở, Ở NHỜ NHÀ Ở

Điều 8. Hợp đồng mượn nhà ở, ở nhờ nhà ở

Các trường hợp sau đây được coi là hợp đồng mượn nhà ở, ở nhờ nhà ở:

1. Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

2. Người đang ở tại nhà ở đó không chứng minh được việc họ ở tại nhà ở đó là theo quan hệ mua bán, thuê, đổi, tặng cho, thừa kế nhà ở, uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân;

3. Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền chứng minh được họ cho mượn, cho ở nhờ nhà ở đó.

Điều 9. Bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; bên mượn, bên ở nhờ nhà ở thường trú tại Việt Nam

1. Trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng.

2. Trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở theo hợp đồng vẫn còn thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở kể từ ngày hết thời hạn cho mượn, cho ở nhờ, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng.

3. Trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở không được xác định trong hợp đồng thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng; trong trường hợp bên mượn, bên ở nhờ nhà ở không có chỗ ở khác hoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì các bên thoả thuận việc tiếp tục cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; nếu thoả thuận được thì các bên phải ký kết hợp đồng mượn nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005; nếu không thoả thuận được thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất hai mươi bốn tháng.

Điều 10. Bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trường hợp bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng nhà ở đó đang do người khác thường trú tại Việt Nam sử dụng thì hợp đồng mượn, ở nhờ nhà ở giữa bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chấm dứt; bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và người đang sử dụng nhà ở có thể thoả thuận việc tiếp tục cho mượn nhà ở, cho ở nhờ nhà ở; nếu thoả thuận được thì các bên phải ký kết hợp đồng mượn nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005; nếu không thoả thuận được thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang sử dụng nhà ở biết trước ít nhất mười hai tháng.

Điều 11. Bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trường hợp bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở đều định cư ở nước ngoài nhưng nhà ở đó đang do người khác thường trú tại Việt Nam sử dụng thì hợp đồng giữa bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chấm dứt. Quan hệ hợp đồng giữa chủ sở hữu là bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và người đang sử dụng nhà ở đó được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Nghị quyết này.

Chương 4

MUA BÁN NHÀ Ở

Điều 12. Hợp đồng mua bán nhà ở

Các trường hợp sau đây được coi là hợp đồng mua bán nhà ở:

1. Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

2. Người đang ở tại nhà ở đó chứng minh được là họ đã mua nhà ở đó một cách hợp pháp;

3. Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền thừa nhận đã bán nhà ở đó.

Điều 13. Bên mua nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên bán nhà ở thường trú tại Việt Nam

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì giải quyết như sau:

a) Nếu bên mua đã trả đủ tiền mà bên bán chưa giao nhà ở thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu;

b) Nếu bên mua chưa trả đủ tiền mà bên bán đã giao nhà thì bên mua phải trả cho bên bán khoản tiền còn thiếu tính theo giá trị của nhà ở đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán và các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu;

c) Nếu bên mua chưa trả đủ tiền mà bên bán chưa giao nhà thì bên bán phải giao nhà cho bên mua và bên mua phải trả cho bên bán khoản tiền còn thiếu tính theo giá trị của nhà ở đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán và các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu đã hoàn tất nhưng bên bán chưa giao nhà ở hoặc bên mua chưa trả đủ tiền thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên mua chưa trả đủ tiền thì phải trả cho bên bán khoản tiền còn thiếu tính theo giá trị của nhà ở đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán.

4. Trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở có điều kiện mà điều kiện đó đã xảy ra hoặc đã được thực hiện thì được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Bên không thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều này mà có lỗi, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Điều 14. Bên bán nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên mua nhà ở thường trú tại Việt Nam hoặc bên mua nhà ở và bên bán nhà ở đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 13 của Nghị quyết này.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở đã hoàn tất nhưng bên bán chưa giao nhà ở hoặc bên mua chưa trả đủ tiền thì quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 13 của Nghị quyết này.

Chương 5

ĐỔI NHÀ Ở

Điều 15. Hợp đồng đổi nhà ở

Các trường hợp sau đây được coi là hợp đồng đổi nhà ở:

1. Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

2. Người đang ở tại nhà ở đó chứng minh được việc họ ở tại nhà ở đó là theo quan hệ đổi nhà ở một cách hợp pháp;

3. Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền thừa nhận họ đổi nhà ở đó.

Điều 16. Một bên đổi nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở mà các bên đã giao nhà ở cho nhau và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì giải quyết như sau:

a) Nếu hai bên đã giao nhà ở cho nhau thì giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này sau khi đã giải quyết xong tranh chấp;

b) Nếu một bên đã giao nhà ở mà bên kia chưa giao thì bên chưa giao nhà ở phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;

c) Nếu các bên đã giao một phần nhà ở cho nhau thì mỗi bên phải giao phần còn lại cho bên kia;

d) Nếu các bên đã giao nhà ở cho nhau mà có chênh lệch về giá trị và bên có nghĩa vụ thanh toán chưa trả đủ tiền thì phải trả cho bên kia khoản tiền còn thiếu theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán;

đ) Nếu các bên chưa giao nhà ở cho nhau thì hợp đồng bị huỷ bỏ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở đã hoàn tất mà các bên chưa giao nhà ở cho nhau hoặc một bên chưa giao nhà ở cho bên kia thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

4. Trường hợp các bên chỉ đổi nhà ở cho nhau để sử dụng mà không chuyển quyền sở hữu nhà ở đó, nếu xảy ra tranh chấp thì giải quyết như sau:

a) Nếu một bên đã giao nhà ở mà bên kia chưa giao thì bên chưa giao phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;

b) Nếu hợp đồng có thời hạn thì khi thời hạn đó đã hết, các bên phải trở lại tình trạng ban đầu trong thời hạn một tháng, kể từ ngày hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu hợp đồng không xác định thời hạn thì một trong các bên có quyền yêu cầu trở lại tình trạng ban đầu nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất sáu tháng.

5. Bên không thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều này mà có lỗi, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Điều 17. Các bên đổi nhà ở đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì các bên được xác lập quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 16 của Nghị quyết này.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu đã hoàn tất mà các bên chưa giao nhà cho nhau hoặc một bên chưa giao nhà cho bên kia thì quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 16 của Nghị quyết này.

Chương 6

TẶNG CHO NHÀ Ở

Điều 18. Hợp đồng tặng cho nhà ở

Các trường hợp sau đây được coi là hợp đồng tặng cho nhà ở:

1. Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

2. Người đang ở tại nhà ở đó chứng minh được việc họ ở tại nhà ở đó là theo quan hệ tặng cho nhà ở một cách hợp pháp;

3. Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền thừa nhận họ đã tặng cho nhà ở đó.

Điều 19. Bên tặng cho nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên được tặng cho nhà ở thường trú tại Việt Nam

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì bên được tặng cho nhà ở được làm thủ tục xác lập quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì giải quyết như sau:

a) Bên được tặng cho đã nhận nhà ở thì xác lập quyền sở hữu nhà ở cho bên được tặng cho;

b) Bên được tặng cho chưa nhận nhà ở thì hợp đồng tặng cho nhà ở bị huỷ bỏ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở đã hoàn tất mà nhà ở chưa được giao cho bên được tặng cho thì bên tặng cho phải giao nhà ở cho bên được tặng cho trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bên được tặng cho có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 20. Bên tặng cho nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên được tặng cho nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất mà bên được tặng cho đã nhận nhà ở thì bên được tặng cho nhà ở được xác lập quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì hợp đồng tặng cho nhà ở bị huỷ bỏ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở đã hoàn tất mà nhà ở chưa được giao cho bên được tặng cho thì bên tặng cho phải giao nhà ở cho bên được tặng cho trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bên được tặng cho có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 21. Bên tặng cho nhà ở và bên được tặng cho nhà ở đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp bên được tặng cho nhà ở đã nhận nhà ở mà thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì bên được tặng cho nhà ở được xác lập quyền sở hữu.

2. Trường hợp bên được tặng cho nhà ở chưa nhận nhà ở thì hợp đồng tặng cho nhà ở bị huỷ bỏ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Chương 7

THỪA KẾ NHÀ Ở; UỶ QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ Ở GIỮA CÁ NHÂN VỚI CÁ NHÂN

Điều 22. Thừa kế nhà ở

1. Trường hợp thừa kế nhà ở được mở trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì giải quyết như sau:

a) Nếu người thừa kế có quốc tịch Việt Nam hoặc đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài thì được xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với phần thừa kế của mình;

b) Nếu người thừa kế đã nhập quốc tịch nước ngoài và đã thôi quốc tịch Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam nhưng chưa từng có quốc tịch Việt Nam thì được hưởng giá trị phần thừa kế đó.

2. Trường hợp thừa kế nhà ở được mở trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 mà không có người thừa kế thì xác lập quyền sở hữu cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó liên tục từ ba mươi năm trở lên, kể từ ngày bắt đầu quản lý, sử dụng đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực; nếu không có những người này thì nhà ở đó thuộc Nhà nước và người đang quản lý, sử dụng nhà ở được ưu tiên thuê, mua nhà ở đó.

Điều 23. Uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân

1. Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã uỷ quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý, nếu thời hạn uỷ quyền đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì bên uỷ quyền được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất sáu tháng.

2. Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã uỷ quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý, nếu đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn uỷ quyền vẫn còn thì chủ sở hữu được lấy lại nhà ở, kể từ ngày hết thời hạn uỷ quyền nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất sáu tháng.

3. Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã uỷ quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý, nếu thời hạn uỷ quyền không xác định thì bên uỷ quyền được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất mười hai tháng.

4. Trường hợp người đang quản lý, sử dụng nhà ở quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được công nhận là chủ sở hữu nhà ở đó thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu nhà ở đó phải đền bù một khoản chi phí hợp lý do đã trông nom, bảo quản nhà ở.

Chương 8

SỬA CHỮA, CẢI TẠO, NÂNG CẤP NHÀ Ở, LÀM THÊM DIỆN TÍCH, XÂY DỰNG NHÀ Ở MỚI

Điều 24. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở

1. Trường hợp nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ giữa cá nhân với cá nhân đã được bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thì việc lấy lại nhà ở được giải quyết như sau:

a) Nếu nhà ở đã được sửa chữa thì bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư sửa chữa còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

b) Nếu nhà ở đã được cải tạo, nâng cấp mà trước khi nhà ở được cải tạo, nâng cấp đã không có sự phản đối của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ thì khi lấy lại nhà ở bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư cải tạo, nâng cấp còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp đã có sự phản đối của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ trước khi tiến hành cải tạo, nâng cấp thì bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ một phần của giá trị đầu tư cải tạo, nâng cấp còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân mà người quản lý, sử dụng đã sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thì bên được nhận nhà phải thanh toán cho bên đã sửa chữa, cải tạo, nâng cấp giá trị đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 25. Làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới

Trường hợp bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ đã làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới trong khuôn viên nhà ở thuê, mượn, ở nhờ thì giải quyết như sau:

1. Nếu bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ đã đồng ý hoặc đến trước ngày 01 tháng 7 năm 1996 không khiếu kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới và diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới có thể sử dụng để ở một cách riêng biệt với nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ thì diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất làm thêm nhà ở hoặc nhà ở mới theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới không thể sử dụng một cách riêng biệt với nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ thì diện tích làm thêm, nhà ở mới đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư xây dựng còn lại của phần diện tích làm thêm, nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

2. Nếu bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ đã không đồng ý về việc làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới thì diện tích làm thêm, nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ một phần của giá trị đầu tư xây dựng còn lại của phần diện tích làm thêm, nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

3. Nếu nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ bị phá dỡ và bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ đã xây dựng nhà ở mới thay thế thì giải quyết như sau:

a) Nếu việc phá dỡ đã có sự đồng ý của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở hoặc đến trước ngày 01 tháng 7 năm 1996 mà bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ không khiếu kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư xây dựng còn lại của nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ không có yêu cầu lấy lại nhà ở thì nhà ở mới thuộc quyền sở hữu của bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ giá trị quyền sử dụng đất theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

b) Nếu việc phá dỡ đã không có sự đồng ý của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ thì nhà ở xây dựng mới thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ một phần của giá trị đầu tư xây dựng còn lại của nhà ở mới đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp các bên có thoả thuận nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ thì họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ giá trị quyền sử dụng đất theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

4. Trường hợp uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân mà người được uỷ quyền quản lý, sử dụng đã làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới thì giải quyết như sau:

a) Nếu diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới có thể sử dụng một cách riêng biệt thì diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới thuộc quyền sở hữu của người làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới và họ phải thanh toán cho bên uỷ quyền quản lý nhà ở giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất làm thêm hoặc nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới không thể sử dụng để ở một cách riêng biệt thì diện tích làm thêm, nhà ở mới thuộc quyền sở hữu của bên uỷ quyền quản lý nhà ở nhưng phải thanh toán cho người làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới giá trị đầu tư xây dựng còn lại của phần diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

b) Nếu người được uỷ quyền quản lý, sử dụng đã phá dỡ nhà ở và xây dựng nhà ở mới thay thế thì nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên uỷ quyền nhưng phải thanh toán cho bên được uỷ quyền giá trị đầu tư xây dựng còn lại của nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

c) Nếu vì lý do bất khả kháng mà nhà ở được uỷ quyền quản lý không còn và người đang quản lý, sử dụng đã xây dựng nhà ở mới thay thế thì công nhận quyền sở hữu nhà ở mới cho người đó nhưng họ phải thanh toán cho bên uỷ quyền giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Chương 9

GIAO DỊCH DÂN SỰ VỀ NHÀ Ở GIỮA CÁ NHÂN LÀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG NƯỚC

Điều 26. Bên cho thuê nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên thuê nhà ở là cơ quan, tổ chức trong nước

1. Trường hợp nhà ở đang được cơ quan, tổ chức sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng thì giải quyết như sau:

a) Trường hợp thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực hoặc thời hạn thuê nhà ở không được xác định trong hợp đồng thì các bên thoả thuận để giải quyết, nếu không thoả thuận được thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất mười hai tháng;

b) Trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng vẫn còn, nếu các bên không có thoả thuận khác thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở kể từ ngày hết thời hạn thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất sáu tháng.

2. Trường hợp nhà ở đang được sử dụng để ở thì giải quyết như sau:

a) Trường hợp nhà ở đang được sử dụng cho cá nhân ở mà thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực hoặc thời hạn thuê không xác định và bên thuê là cơ quan, tổ chức chưa chấm dứt hoạt động thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất mười hai tháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp cá nhân trả lại nhà ở đó không có chỗ ở và không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, giải quyết chỗ ở cho họ theo chính sách về nhà ở của Nhà nước.

Trường hợp bên thuê là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động thì cá nhân đang ở nhà ở đó thỏa thuận với bên cho thuê để giải quyết, nếu không thỏa thuận được thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân đang ở nhà ở đó biết trước ít nhất mười hai tháng; trường hợp cá nhân trả lại nhà ở đó không có chỗ ở và không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động có trách nhiệm xem xét, giải quyết chỗ ở cho họ theo chính sách về nhà ở của Nhà nước, nếu không có cơ quan, tổ chức này thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở đó có trách nhiệm xem xét, giải quyết;

b) Trường hợp nhà ở đang được sử dụng cho cá nhân ở và cho đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng vẫn còn và bên thuê là cơ quan, tổ chức chưa chấm dứt hoạt động thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở kể từ ngày hợp đồng hết thời hạn nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất sáu tháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp cá nhân trả lại nhà ở đó không có chỗ ở và không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, giải quyết chỗ ở cho họ theo chính sách về nhà ở của Nhà nước.

Trường hợp bên thuê là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động thì cá nhân đang ở nhà ở đó thỏa thuận với bên cho thuê để giải quyết, nếu không thỏa thuận được thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở kể từ ngày hợp đồng hết thời hạn nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân đang ở nhà ở đó biết trước ít nhất mười hai tháng; trường hợp cá nhân trả lại nhà ở đó không có chỗ ở và không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động có trách nhiệm xem xét, giải quyết chỗ ở cho họ theo chính sách về nhà ở của Nhà nước, nếu không có cơ quan, tổ chức này thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở đó có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Điều 27. Cơ quan, tổ chức trong nước mượn nhà ở của cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp nhà ở do cơ quan, tổ chức mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở thì việc lấy lại nhà ở được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Nghị quyết này.

2. Trường hợp nhà ở do cơ quan, tổ chức mượn đang được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng thì việc lấy lại nhà ở được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị quyết này.

Điều 28. Mua bán nhà ở, đổi nhà ở, tặng cho nhà ở, thừa kế nhà ở giữa cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài với cơ quan, tổ chức trong nước

1. Trường hợp bên bán nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên mua là cơ quan, tổ chức trong nước thì giải quyết theo quy định tại Điều 14 của Nghị quyết này.

2. Trường hợp bên đổi nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Nghị quyết này.

3. Trường hợp bên tặng cho nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì giải quyết theo quy định tại Điều 19 của Nghị quyết này.

4. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài chết mà để lại thừa kế cho cơ quan, tổ chức trong nước theo di chúc thì cơ quan, tổ chức đó được hưởng thừa kế nhà ở.

Điều 29. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới

1. Trường hợp nhà ở đang được sử dụng để ở thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Nghị quyết này.

2. Trường hợp nhà ở được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng thì việc giải quyết do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì giải quyết theo quy định tại Điều 24 của Nghị quyết này; diện tích làm thêm, nhà ở mới được công nhận quyền sở hữu cho bên cho thuê, bên cho mượn nhưng họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn giá trị đầu tư xây dựng còn lại của phần diện tích làm thêm, nhà ở mới đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán.

Điều 30. Phương thức trả lại nhà ở

1. Trường hợp cơ quan, tổ chức phải trả lại nhà ở cho bên cho thuê, bên cho mượn thì tuỳ từng trường hợp, các bên có thể thoả thuận việc trả lại nhà ở theo các phương thức sau đây:

a) Trả nhà ở mà cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng;

b) Trả bằng nhà ở khác;

c) Trả bằng tiền;

d) Nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở mà họ không phải trả tiền sử dụng đất.

2. Trường hợp nhà ở thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở hoặc tuy đang được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì cơ quan, tổ chức phải trả lại nhà ở đó cho bên cho thuê, bên cho mượn theo quy định của Nghị quyết này.

3. Trường hợp nhà ở thuê, mượn đang được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc nhà ở thuê, mượn toạ lạc tại khu vực không được quy hoạch làm nhà ở thì việc trả lại nhà ở thực hiện theo các phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.

Tuỳ từng trường hợp và điều kiện cụ thể của địa phương, việc trả lại nhà ở có thể thực hiện bằng một trong ba phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này hoặc kết hợp các phương thức nhưng tổng giá trị nhà ở, đất ở tính bằng tiền phải trả cho bên cho thuê, bên cho mượn không được lớn hơn giá trị nhà ở, đất ở tính bằng tiền cho thuê, cho mượn. Trường hợp có sự chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với nhà ở, đất ở trả lại thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằng tiền.

Điều 31. Trả nhà ở đang thuê, mượn cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở

Trường hợp cơ quan, tổ chức trả nhà ở đang thuê, mượn cho bên cho thuê, bên cho mượn mà nhà ở cho thuê, cho mượn đã được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới thì giải quyết như sau:

1. Khi nhận lại nhà ở, nếu bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toán kinh phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới thì:

a) Nếu nguồn kinh phí của cá nhân thì bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở phải thanh toán cho cá nhân đó;

b) Nếu nguồn kinh phí của cơ quan, tổ chức thì bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở phải thanh toán cho cơ quan, tổ chức đó;

2. Khi trả lại nhà ở, nếu nhà ở thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở và cá nhân đó được xác lập quyền sở hữu đối với phần diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới thì họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn giá trị quyền sử dụng đất ở tương ứng với diện tích đất ở mà họ có quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 của Nghị quyết này.

Điều 32. Cơ quan, tổ chức trả bằng nhà ở khác cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở

Trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng nhà ở khác cho bên cho thuê, bên cho mượn thì giá trị nhà ở, đất ở trả lại không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đang thuê, đang mượn.

Trong trường hợp có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với nhà ở, đất ở trả lại thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch bằng tiền theo quy định tại Điều 33 của Nghị quyết này.

Điều 33. Cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở

1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở thì số tiền mà cơ quan, tổ chức phải trả không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đang thuê, đang mượn.

2. Việc xác định giá trị nhà ở, quyền sử dụng đất ở do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì được thực hiện như sau:

a) Giá trị nhà ở do tổ chức thẩm định giá có thẩm quyền xác định căn cứ vào giá trị còn lại của nhà ở;

b) Giá trị quyền sử dụng đất ở được xác định trên cơ sở bảng giá các loại đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo khung giá của Chính phủ.

Điều 34. Nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở mà họ không phải trả tiền sử dụng đất

1. Trường hợp Nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở để tạo lập nhà ở mới thì các khoản tiền phải nộp để nhận đất ở do cơ quan, tổ chức thuê, mượn nhà ở chi trả trực tiếp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Trường hợp Nhà nước giao đất ở mà có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với đất ở trả lại thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằng tiền theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 của Nghị quyết này.

Điều 35. Nguồn kinh phí để thực hiện việc trả lại nhà ở

1. Ngân sách trung ương thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội của trung ương quản lý, sử dụng hoặc nhà ở đang được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do cơ quan, tổ chức của trung ương quản lý, sử dụng.

Ngân sách trung ương hỗ trợ thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của trung ương quản lý, sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

2. Ngân sách địa phương thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội của địa phương quản lý, sử dụng hoặc nhà ở đang được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do cơ quan, tổ chức của địa phương quản lý, sử dụng.

Ngân sách địa phương hỗ trợ thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của địa phương quản lý, sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3. Nguồn tài chính để thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở của tổ chức không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do tổ chức đó tự trả.

Chương 10

THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở

Điều 36. Hồ sơ xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được xác lập quyền sở hữu nhà ở khi có các giấy tờ sau đây:

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

2. Bản sao một trong các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất ở được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003;

3. Sơ đồ nhà ở, đất ở;

4. Trích lục hoặc bản sao bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết tranh chấp về nhà ở, nếu có;

5. Bản sao giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

6. Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài hợp lệ. Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu nước ngoài thì phải kèm theo giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân;

7. Có một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hợp đồng cho thuê nhà ở đối với trường hợp cho thuê nhà ở;

b) Hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở đối với trường hợp cho mượn, cho ở nhờ nhà ở;

c) Hợp đồng mua bán nhà ở đối với trường hợp mua bán nhà ở;

d) Hợp đồng tặng cho nhà ở đối với trường hợp tặng cho nhà ở;  

đ) Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế nhà ở hoặc di chúc theo quy định của pháp luật;

e) Hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở đối với trường hợp uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân;

g) Văn bản trả lại nhà ở đối với trường hợp cơ quan, tổ chức trả lại nhà ở.

Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản thì bên được lấy lại nhà ở phải chứng minh được giữa hai bên đã thực hiện giao dịch dân sự về nhà ở quy định tại khoản này.

Điều 37. Hồ sơ xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước được xác lập quyền sở hữu nhà ở khi có các giấy tờ sau đây:

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

2. Bản sao một trong các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất ở được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003;

3. Sơ đồ nhà ở, đất ở;

4. Trích lục hoặc bản sao bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết tranh chấp về nhà ở, nếu có;

5. Bản sao một trong các giấy tờ quy định tại khoản 7 Điều 36 của Nghị quyết này;

6. Văn bản uỷ quyền cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đối với trường hợp xác lập quyền sở hữu nhà ở cho cơ quan, tổ chức trong nước.

Điều 38. Thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở

Thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp được lấy lại nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, mua bán, đổi, thừa kế, đối với uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Chương 11

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Áp dụng các quy định của Nghị quyết này để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia

1. Việc áp dụng các quy định của Nghị quyết này trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia được thực hiện như sau:

a) Đối với những vụ án đã được Toà án thụ lý nhưng chưa được xét xử sơ thẩm hoặc đã tạm đình chỉ việc giải quyết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực; những vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị hợp lệ nhưng chưa được xét xử phúc thẩm trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực; những vụ án mà bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực bị kháng nghị nhưng chưa được xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì áp dụng những quy định của Nghị quyết này để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự;

b) Đối với những vụ án đã được Toà án giải quyết theo đúng các văn bản pháp luật trước đây và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào các quy định của Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;

c) Đối với những vụ án về đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, về ủy quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân mà Toà án đã bác yêu cầu đòi lại nhà do chưa đủ điều kiện lấy lại nhà ở, nay đương sự lại có đơn khởi kiện thì Toà án thụ lý giải quyết như một vụ án dân sự mới.

2. Thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

Điều 40. Giải quyết trường hợp đã bán nhà ở có đồng thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Đối với những trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực, nhà ở đã được bán và có đồng thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng phần giá trị nhà ở này mà số tiền đang được gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng của Việt Nam thì quyền của người thừa kế ở nước ngoài được giải quyết như sau:

1. Làm thủ tục nhận tiền tại kho bạc, ngân hàng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, người thừa kế xuất trình giấy tờ sau đây chứng minh được hưởng thừa kế:

a) Văn bản thoả thuận chia thừa kế hoặc trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

b) Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài hợp lệ. Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu nước ngoài thì phải kèm theo giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân.

2. Uỷ quyền cho người khác nhận thay mình. Trong trường hợp này, người uỷ quyền phải có văn bản uỷ quyền có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước người uỷ quyền định cư.

3. Tặng cho cá nhân, tổ chức. Trong trường hợp này, người tặng cho phải có hợp đồng tặng cho có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước người đó cư trú.

Điều 41. Điều khoản thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2006.

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

 

TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

» Luật sư tư vấn thừa kế

» Mục lục Bộ luật dân sự 2015

Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự

Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 216/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sĐiều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sĐiều của Luật thi hành án dân sự;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy đnh chức năng, nhim v, quyền hn và cơ cấu tổ chức của B Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí thi hành án dân sự và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

Điều 2. Người nộp phí thi hành án dân sự

Người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí thi hành án dân sự

Cơ quan thi hành án dân sự là tổ chức thu phí thi hành án dân sự.

Điều 4. Mức thu phí thi hành án dân sự

1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau:

a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai ln mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 3% số tin, giá trị tài sản thực nhận;

b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;

c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;

d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;

đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của stiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.

2. Đối với vviệc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.

Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A 200.000.000 đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:

Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng;

Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x (500.000.000 đồng – 200.000.000 đng) = 9.000.000 đồng.

3. Đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều này tính trên s tin, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này.

5. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận.

Điều 5. Thu, nộp phí thi hành án dân sự

1. Thủ trưởng tổ chức thu phí thi hành án dân sự ra quyết định thu phí thi hành án dân sự. Đi với vụ việc phải thu phí thi hành án dân sự nhiều ln thì mỗi lần thu phí, Thủ trưởng tổ chức thu phí ra một quyết định thu phí thi hành án dân sự theo quy định.

2. Trường hợp người được thi hành án được nhận tiền, tài sản thành nhiều lần theo quy định của pháp Luật thì tổng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp từng lần bằng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp khi nhận toàn bộ số tiền, tài sản trong một lần theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Ví dụ: Ông A được thi hành án tổng số tiền là 18.000.000.000 đồng và đã được nhận số tiền này trong 06 lần (lần thứ nhất nhận 3.000.000.000 đồng; lần thứ hai nhận 4.000.000.000 đồng; lần thứ ba nhận 4.500.000.000 đồng; lần thứ tư nhận 4.000.000.000 đồng; lần thứ năm nhận 1.500.000.000 đồng; lần thứ sáu nhận 1.000.000.000 đồng), số phí thi hành án dân sự phải nộp của từng lần được xác định như sau:

– Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ nhất là: 3% x 3.000.000.000 đồng = 90.000.000 đồng.

– Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ hai là: (3% x 2.000.000.000 đồng) + (2% x 2.000.000.000 đng) = 100.000.000 đồng.

– Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ ba là: (1% x 3.000.000.000 đng) + (0,5% x 1.500.000.000 đồng) = 37.500.000 đồng.

– Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ tư là: (0,5% x 3.500.000.000 đồng) + (0,01% x 500.000.000 đồng) = 17.550.000 đồng.

– Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ năm là: 0,01% x 1.500.000.000 đồng = 150.000 đồng.

– Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ sáu là: 0,01% x 1.000.000.000 đồng = 100.000 đồng.

Tổng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông A phải nộp trong trường hợp này là 245.300.000 đồng, bằng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông A phải nộp khi nhận một ln tính trên số tiền 18.000.000.000 đồng là 245.000.000 đồng + (0.01% x 3.000.000.000 đồng) = 245.300.000 đồng.

3. Đối với trường hợp người được thi hành án nhận tiền, tài sản làm nhiều lần mà số tiền, giá trị tài sản được nhận mỗi lần không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định, nhưng tổng số tiền, giá trị tài sản được nhận lớn hơn hai lần mức lương cơ sở thì vẫn thu phí thi hành án dân sự theo quy định và việc thu phí thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Ví dụ: Ông B được thi hành án 5.000.000 đồng nhưng ông B được nhận số tiền này trong 04 lần (lần 1 nhận 1.000.000 đồng; lần 2 nhận 1.000.000 đồng; lần 3 nhận 1.000.000 đồng; lần 4 nhận 2.000.000 đồng), số phí thi hành án dân sự mà ông B phải nộp được xác định như sau:

– Lần thứ nhất ông B nhận 1.000.000 đồng thì ông B chưa phải nộp phí.

– Lần thứ hai ông B nhận 1.000.000 đồng thì ông B chưa phải nộp phí.

– Lần thứ ba ông B nhận 1.000.000 đồng thì số phí mà ông B phải nộp sau ba lần nhận tiền là: 3% x (1.000.000 đồng + 1.000.000 đồng + 1.000.000 đồng) = 90.000 đồng.

– Lần thứ tư ông B nhận 2.000.000 đồng thì số phí mà ông B phải nộp là: 3 % x 2.000.000 đong = 60.000 đồng.

Tổng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông B phải nộp sau khi nhận số tiền 5.000.000 đồng là 90.000 đồng + 60.000 đồng = 150.000 đồng, cũng bằng tổng số phí thi hành án dân sự trong trường hợp nhận tiền, tài sản 01 lần là 3% x 5.000.000 đồng = 150.000 đồng.

4. Việc thu phí thi hành án dân sự được thực hiện như sau:

a) Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự chi trả bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc gửi qua bưu điện cho người được thi hành án thì thực hiện việc khấu trừ số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp trước khi chi trả cho họ.

b) Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị tài sản hoặc có tuyên nhưng tại thời điểm thu phí không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường thì tổ chức thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án dân sự được để lại.

Trước khi giao tài sản ít nhất 15 ngày, tổ chức thu phí thông báo số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp theo quy định tại Thông tư này.

5. Trường hợp có sự nhầm lẫn về số phí thi hành án dân sự phải nộp thì tổ chức thu phí có trách nhiệm tính toán lại theo quy định. Tổ chức thu phí có trách nhiệm làm thủ tục hoàn trả số tiền thu thừa hoặc thực hiện việc thu bổ sung khoản phí thi hành án dân sự còn thiếu.

6. Trường hợp ủy thác thi hành án, cơ quan ủy thác phải ghi rõ số phí thi hành án dân sự đã thu, số phí thi hành án dân sự còn phải thu.

Cơ quan nhận ủy thác phải căn cứ vào quyết định ủy thác để tiếp tục thu phí thi hành án dân sự và được quản lý, sử dụng tiền phí thi hành án dân sự thu được theo quy định tại Thông tư này.

Điều 6. Trường hợp không phải chịu phí thi hành án dân sự

Ngưi được thi hành án không phải chịu phí thi hành án dân sự khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:

1. Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.

3. Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.

4. Tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.

5. Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

6. Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.

7. Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự.

8. Tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự.

Điều 7. Miễn, giảm phí thi hành án dân sự

1. Người được thi hành án được miễn phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:

a) Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

b) Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;

c) Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.

2. Người được thi hành án được giảm phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:

a) Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;

b) Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;

c) Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại điểm b khoản này nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.

3. Để được miễn, giảm phí thi hành án dân sự, đương sự phải làm đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự, kèm theo các tài liệu có liên quan chứng minh điều kiện miễn, giảm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.

4. Đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự kèm theo các tài liệu liên quan được nộp cho tổ chức thu phí. Trường hợp đơn, tài liệu chưa đy đủ thì tổ chức thu phí hướng dẫn người yêu cu bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Thủ trưởng tổ chức thu phí có trách nhiệm xem xét, ra quyết định miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư này hoặc thông báo bằng văn bản cho người phải nộp phí biết về việc họ không được miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự và nêu rõ lý do.

Việc xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thực hiện đối với từng quyết định thu phí thi hành án dân sự, trừ trường hợp người được xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thuộc trường hợp người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp Luật ưu đãi người có công với cách mạng.

Điều 8. Kê khai, nộp phí thi hành án dân sự

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thi hành án dân sự đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thi hành án dân sự thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Btrưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung mt số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 9. Quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự

1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

2. Trường hợp tổ chức thu phí thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì thực hiện quản lý, sử dụng tiền phí thi hành án dân sự như sau:

a) Tổ chức thu phí được trích lại 65% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.

Đối với trường hợp cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thu tiền, tài sản thi hành án: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan thi hành án dân sự thu phí thi hành án dân sự đi với số tiền, tài sản do cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thu thì cơ quan thi hành án dân sự chuyển 65% tiền phí thu được vào tài khoản của cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã thu tin, tài sản thi hành án. S tin này sử dụng để chi cho các nội dung theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.

b) Tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp 20% số tiền phí thu được vào tài khoản của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng đối với tổ chức thu phí là cơ quan thi hành án quân khu và tương đương) tại Kho bạc nhà nước. Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng) thực hiện điều hòa tiền phí cho các tổ chức thu phí ở những nơi tiền phí thu được không bảo đảm đủ các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.

Số tiền pdo tổ chức thu phí nộp vào tài khoản của Tổng cục Thi hành án n sự (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng đối với tổ chức thu phí là cơ quan thi hành án quân khu và tương đương) được xác định là 100%. Tng cục Thi hành án dân sự (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng) thực hiện việc điều hòa tiền phí thi hành án được phép chi quản lý, điều hòa tin phí thi hành án (chi văn phòng phẩm, sổ sách kế toán, theo dõi, tổng hợp sliệu phân bổ tiền phí, thông tin liên lạc, tập huấn, chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra, báo cáo và các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, điều hòa tiền phí thi hành án) và các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; nhưng số chi hàng năm không quá 35% tổng số tiền phí thi hành án do các đơn vị nộp về.

Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

c) Tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Điều 10. Tổ chức thực hiện.

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn b sung./.

 Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
n phòng Tng Bí thư;
– V
ăn phòng Quốc hội ,
– V
ăn phòng Chủ tịch nước;
– V
iện Kiểm sát nhân dân ti cao:,
– T
òa án nhân dân ti cao;
– Ki
m toán nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung
ương của các đoàn thể;
– HĐND, UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo;
– Webs
ite chính phủ;
– Cục Kiểm tra
văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Website Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, CST (CST5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


Vũ Thị Mai

» Mẫu Đơn đề nghị miễn giảm phí thi hành án

» Dịch vụ nhận ủy quyền thi hành án dân sự

Chi phí thi hành án dân sự

Chi phí thi hành án dân sự, mức thu phí thi hành án dân sự là bao nhiêu? Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án.

Căn cứ pháp lý:
– Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014;
– Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
– Thông tư số 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự (THADS).

1. Trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự và tổ chức thu phí thi hành án dân sự

Khoản 7 Điều 3 Luật THADS quy định Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định. Như vậy, người có trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự là người được thi hành án, tức là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. Người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư số 216/2016/TT-BTC.

Người được thi hành án sẽ được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ[1]. Trong khi cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án, các đương sự có quyền thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án, tuy nhiên những thỏa thuận này không thuộc vào các trường hợp cấm theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, trong đó có trường hợp nhằm trốn tránh phí thi hành án.

Điều 3 Thông tư số 216/2016/TT-BTC quy định cơ quan thi hành án dân sự là tổ chức thu phí thi hành án dân sự. Theo đó cơ quan THADS nơi tổ chức thi hành vụ việc, nơi chi trả tiền, tài sản cho người được thi hành án là cơ quan thu phí thi hành án.

2. Mức phí thi thi hành án dân sự là bao nhiêu:
Mức phí thi hành án được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC (mức phí theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định số 120/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, ngày 01/01/2017), cụ thể như sau:

Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án khi được nhận tiền, tài sản với mức phí[2] sau đây:

– Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;

– Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;

– Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 190.000.000 đồng cộng với 1% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;

– Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 220.000.000 đồng cộng với 0,5% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;

– Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.

Thông tư số 216/2016/TT-BTC đã hướng dẫn cụ thể thêm về mức phí đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

Một là, trường hợp chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC thì đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.

Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A số tiền: 200.000.000 đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:
+ Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng;
+ Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x (500.000.000 đồng – 200.000.000 đồng) = 9.000.000 đồng.

Hai là, trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án

Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC quy định đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC.

Ví dụ: Bản án của TAND huyện X tuyên: Ông Trần Văn Đ phải giao cho bà Nguyễn Thị A, anh Trần Văn B, anh Trần Văn C quản lý căn nhà tại xã Y huyện X có giá trị là 1,5 tỷ đồng. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, chỉ có bà Nguyễn Thị A có đơn yêu cầu thi hành án. Cơ quan THADS đã tiến hành giao tài sản cho bà A quản lý. Trong trường hợp này, bà A sẽ phải nộp phí tính trên toàn bộ giá trị tài sản thực nhận là 1.500.000.000 đồng. Cụ thể, bà A phải nộp phí với số tiền là: 1.500.000.000 đồng x 3% = 45.000.000 đồng.

Ba là, trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau

Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC quy định đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành án quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư số 216/2016/TT-BTC.

Ví dụ: Bản án số 01/KDTM-ST tuyên, ông Nguyễn Văn A phải thanh toán trả Ngân hàng thương mại cổ phần B số tiền nợ cả gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng HĐTD/3352-LD là 2.000.000.000đ và lãi suất chậm thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước quy định. Trong trường hợp ông Nguyễn Văn A không thanh toán trả nợ được ngân hàng TMCP B thì Ngân hàng TMCP B có quyền đề nghị cơ quan Thi hành án kê biên phát mại tài sản của ông Nguyễn Văn A là nhà đất tại địa chỉ xã KL, huyện X. Trong quá trình thi hành án cơ quan THADS đã tiến hành các trình tự thủ tục như thông báo, xác minh điều kiện thi hành án nhưng chưa tiến hành cưỡng chế thi hành án thì ông A tự nguyện trả tiền cho ngân hàng TMCP B số tiền 2.000.000.000đ, trường hợp này Ngân hàng TMCP B phải nộp số phí như sau: 2.000.000.000x 3% x 1/3= 20.000.000đ.

Bốn là, mức phí thi hành án trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án

Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC quy định, trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC tính trên số tiền, tài sản thực nhận.

3. Thu, nộp phí thi thi hành án dân sự
Thủ tục thu, nộp phí thi hành án dân sự được quy định tại Điều 5 Thông tư số 216/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:

– Thủ trưởng tổ chức thu phí thi hành án dân sự ra quyết định thu phí thi hành án dân sự. Đối với vụ việc phải thu phí thi hành án dân sự nhiều lần thì mỗi lần thu phí, Thủ trưởng tổ chức thu phí ra một quyết định thu phí thi hành án dân sự theo quy định.

– Trường hợp người được thi hành án được nhận tiền, tài sản thành nhiều lần theo quy định của pháp luật thì tổng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp từng lần bằng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp khi nhận toàn bộ số tiền, tài sản trong một lần theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC.

Ví dụ: Ông A được thi hành án tổng số tiền là 18.000.000.000 đồng và đã được nhận số tiền này trong 06 lần (lần thứ nhất nhận 3.000.000.000 đồng; lần thứ hai nhận 4.000.000.000 đồng; lần thứ ba nhận 4.500.000.000 đồng; lần thứ tư nhận 4.000.000.000 đồng; lần thứ năm nhận 1.500.000.000 đồng; lần thứ sáu nhận 1.000.000.000 đồng), số phí thi hành án dân sự phải nộp của từng lần được xác định như sau:

+ Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ nhất là: 3% x 3.000.000.000 đồng = 90.000.000 đồng.

+ Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ hai là: (3% x 2.000.000.000 đồng) + (2% x 2.000.000.000 đồng) = 100.000.000 đồng.

+ Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ ba là: (1% x 3.000.000.000 đồng) + (0,5% x 1.500.000.000 đồng) = 37.500.000 đồng.

+ Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ tư là: (0,5% x 3.500.000.000 đồng) + (0,01% x 500.000.000 đồng) = 17.550.000 đồng.

+ Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ năm là: 0,01% x 1.500.000.000 đồng = 150.000 đồng.

+ Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ sáu là: 0,01% x 1.000.000.000 đồng = 100.000 đồng.

Tổng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông A phải nộp trong trường hợp này là 245.300.000 đồng, bằng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông A phải nộp khi nhận một lần tính trên số tiền 18.000.000.000 đồng là 245.000.000 đồng + (0.01% x 3.000.000.000 đồng) = 245.300.000 đồng.

– Đối với trường hợp người được thi hành án nhận tiền, tài sản làm nhiều lần mà số tiền, giá trị tài sản được nhận mỗi lần không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định, nhưng tổng số tiền, giá trị tài sản được nhận lớn hơn hai lần mức lương cơ sở thì vẫn thu phí thi hành án dân sự theo quy định và việc thu phí thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC.

Ví dụ: Ông B được thi hành án 5.000.000 đồng nhưng ông B được nhận số tiền này trong 04 lần (lần 1 nhận 1.000.000 đồng; lần 2 nhận 1.000.000 đồng; lần 3 nhận 1.000.000 đồng; lần 4 nhận 2.000.000 đồng), số phí thi hành án dân sự mà ông B phải nộp được xác định như sau:
+ Lần thứ nhất ông B nhận 1.000.000 đồng thì ông B chưa phải nộp phí.
+ Lần thứ hai ông B nhận 1.000.000 đồng thì ông B chưa phải nộp phí.
+ Lần thứ ba ông B nhận 1.000.000 đồng thì số phí mà ông B phải nộp sau ba lần nhận tiền là: 3% x (1.000.000 đồng + 1.000.000 đồng + 1.000.000 đồng) = 90.000 đồng.
+ Lần thứ tư ông B nhận 2.000.000 đồng thì số phí mà ông B phải nộp là: 3 % x 2.000.000 đồng = 60.000 đồng.
-> Tổng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông B phải nộp sau khi nhận số tiền 5.000.000 đồng là 90.000 đồng + 60.000 đồng = 150.000 đồng, cũng bằng tổng số phí thi hành án dân sự trong trường hợp nhận tiền, tài sản 01 lần là 3% x 5.000.000 đồng = 150.000 đồng.

– Việc thu phí thi hành án dân sự được thực hiện như sau:
+ Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự chi trả bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc gửi qua bưu điện cho người được thi hành án thì thực hiện việc khấu trừ số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp trước khi chi trả cho họ. Sau đó, cơ quan THADS lập và cấp biên lai cho đối tượng nộp phí thi hành án.
+ Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị tài sản hoặc có tuyên nhưng tại thời điểm thu phí không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường thì tổ chức thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án dân sự được để lại.

Trước khi giao tài sản ít nhất 15 ngày, tổ chức thu phí thông báo số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp theo quy định tại Thông tư số 216/2016/TT-BTC.

– Trường hợp có sự nhầm lẫn về số phí thi hành án dân sự phải nộp thì tổ chức thu phí có trách nhiệm tính toán lại theo quy định. Tổ chức thu phí có trách nhiệm làm thủ tục hoàn trả số tiền thu thừa hoặc thực hiện việc thu bổ sung khoản phí thi hành án dân sự còn thiếu.

– Trường hợp ủy thác thi hành án, cơ quan ủy thác phải ghi rõ số phí thi hành án dân sự đã thu, số phí thi hành án dân sự còn phải thu. Cơ quan nhận ủy thác phải căn cứ vào quyết định ủy thác để tiếp tục thu phí thi hành án dân sự và được quản lý, sử dụng tiền phí thi hành án dân sự thu được theo quy định tại Thông tư số 216/2016/TT-BTC.

4. Những trường hợp không phải chịu phí thi hành án
Điều 6 Thông tư số 216/2016/TT-BTC quy định người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:
– Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
– Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.
– Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.
– Số tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.
– Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
– Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.
– Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự.
– Tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự.

(Lưu ý: Những trường hợp không phải chịu phí thi hành án quy định tại Điều 47 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017, ngày mà Nghị định số 120/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành).

5. Miễn, giảm phí thi hành án dân sự

5.1. Các trường hợp được miễn phí thi hành án
Người được thi hành án được miễn phí thi hành án trong trường hợp sau đây:
– Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng[3];
– Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật[4], ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;
– Người được thi hành án xác minh chính xác tài sản của người phải thi hành án sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.

5.2. Các trường hợp được giảm và mức phí thi hành án được giảm
Người được thi hành án được giảm phí thi hành án như sau:
– Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;
– Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;
– Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.

5.3. Thủ tục miễn, giảm phí thi hành án dân sự
– Để được miễn, giảm phí thi hành án dân sự, đương sự phải làm đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự, kèm theo các tài liệu có liên quan chứng minh điều kiện miễn, giảm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư số 216/2016/TT-BTC.
– Đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự kèm theo các tài liệu liên quan được nộp cho tổ chức thu phí. Trường hợp đơn, tài liệu chưa đầy đủ thì tổ chức thu phí hướng dẫn người yêu cầu bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Thủ trưởng tổ chức thu phí có trách nhiệm xem xét, ra quyết định miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư số 216/2016/TT-BTChoặc thông báo bằng văn bản cho người phải nộp phí biết về việc họ không được miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự và nêu rõ lý do.

Việc xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thực hiện đối với từng quyết định thu phí thi hành án dân sự, trừ trường hợp người được xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thuộc trường hợp người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp Luật ưu đãi người có công với cách mạng.

6. Kê khai, nộp phí thi hành án dân sự
– Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thi hành án dân sự đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
– Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thi hành án dân sự thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ, cụ thể như sau:

Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định về khai phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:
+ Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nộp hồ sơ khai phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm.
+ Hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng là Tờ khai phí, lệ phí theo mẫu số 01/PHLP ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC này.
+ Hồ sơ khai quyết toán năm phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là Tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PHLP ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC này.

Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định về thời hạn nộp thuế như sau:
+ Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước.
+ Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

+ Trường hợp tiền thuế, phí, lệ phí, thu khác thuộc ngân sách nhà nước được thực hiện theo hình thức ghi thu ngân sách nhà nước thì thời hạn nộp thuế là thời hạn cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện ghi thu ngân sách nhà nước.

7. Quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự

– Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 216/2016/TT-BTC. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

– Trường hợp tổ chức thu phí thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì thực hiện quản lý, sử dụng tiền phí thi hành án dân sự như sau:

+ Tổ chức thu phí được trích lại 65% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/2016 của Chính phủ.

Đối với trường hợp cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thu tiền, tài sản thi hành án: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan thi hành án dân sự thu phí thi hành án dân sự đối với số tiền, tài sản do cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thu thì cơ quan thi hành án dân sự chuyển 65% tiền phí thu được vào tài khoản của cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã thu tiền, tài sản thi hành án. Số tiền này sử dụng để chi cho các nội dung theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.

+ Tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp 20% số tiền phí thu được vào tài khoản của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng đối với tổ chức thu phí là cơ quan thi hành án quân khu và tương đương) tại Kho bạc nhà nước. Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng) thực hiện điều hòa tiền phí cho các tổ chức thu phí ở những nơi tiền phí thu được không bảo đảm đủ các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.

Số tiền phí do tổ chức thu phí nộp vào tài khoản của Tổng cục Thi hành án dân sự (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng đối với tổ chức thu phí là cơ quan thi hành án quân khu và tương đương) được xác định là 100%. Tổng cục Thi hành án dân sự (hoặc Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng) thực hiện việc điều hòa tiền phí thi hành án được phép chi quản lý, điều hòa tiền phí thi hành án (chi văn phòng phẩm, sổ sách kế toán, theo dõi, tổng hợp số liệu phân bổ tiền phí, thông tin liên lạc, tập huấn, chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra, báo cáo và các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, điều hòa tiền phí thi hành án) và các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nhưng số chi hàng năm không quá 35% tổng số tiền phí thi hành án do các đơn vị nộp về.

Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

+ Tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư số 216/2016/TT-BTC, được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

8. Liên hệ một vài quy định quốc tế có liên quan

Hiện nay, các quy định về phí thi hành án dân sự theo Thông tư số 216/2016/TT-BTC cơ bản đã được áp dụng ổn định, thống nhất, tuy nhiên, vẫn còn có những quan điểm khác nhau liên quan đến việc thu phí thi hành án trong vụ việc thi hành án phá sản[5] hoặc vẫn còn những điểm khác nhau nhất định so với thông lệ quốc tế về phí thi hành án dân sự. Cụ thể, trong khi pháp luật Việt Nam quy định về phí thi hành án dân sự theo nguyên tắc dựa vào người được thi hành án, tức là người được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành có trách nhiệm phải nộp phí thi hành án dân sự, pháp luật châu Âu lại quy định bị đơn nên là người phải chịu trách nhiệm liên quan đến các khoản phí thi hành án dân sự nếu họ là người có khả năng thanh toán, cùng với khả năng thanh toán một phần phí thi hành án từ phía nguyên đơn (người yêu cầu). Nếu bị đơn là người không có khả năng thanh toán (mất khả năng thanh toán) thì nguyên đơn (người yêu cầu) nên là người có trách nhiệm thanh toán các khoản phí thi hành án dân sự.[6]

Một kết quả nghiên cứu khác khi giải thích về nguyên tắc “người thắng kiện sẽ được nhận tất cả” còn “người thua kiện phải thanh toán các chi phí tố tụng”, cũng đã chỉ ra rằng các quy định liên quan đến chi phí tố tụng cần yêu cầu bên thua kiện trong các vụ kiện phải có trách nhiệm thanh toán các loại chi phí tố tụng bởi vì bên thua kiện là người có lỗi dẫn đến phát sinh các chi phí tố tụng[7].

Ngoài ra, vì phí cùng với chi phí thi hành án là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quy trình thi hành án dân sự, nên các quy định của pháp luật châu Âu cũng đòi hỏi phí, chi phí thi hành án phải được quy định rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu phù hợp với luật pháp của mỗi quốc gia. Các quy định về phí, chi phí thi hành án, đặc biệt là tỉ lệ tính phí thi hành án nên được công khai, minh bạch, và luôn được cập nhật trên các trang website hoặc trên các trang mạng thông tin điện tử chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để mọi người dân có thể dễ dàng tìm hiểu và thực hiện.

Để tạo thuận lợi cho các bên đương sự hiểu, nắm bắt và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế về phí thi hành án dân sự, các quy định về phí thi hành án dân sự của Việt Nam trong thời gian tới nên được quy định ổn định, đầy đủ, thống nhất và tập trung trong một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, quy định đa dạng trách nhiệm trả phí của các bên nhằm vừa bảo đảm tính hiệu quả của việc thu phí vừa bảo đảm thu đúng đối tượng là nguyên nhân làm phát sinh phí; bảo đảm công bằng cho các bên liên quan, đồng thời qua đó nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự.

theo thongtinphapluatdansu.edu.vn

[1] Điểm k khoản 1 Điều 7 Luật THADS.
[2] khoản 1 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC.
[3] Tham khảo Điều 2, Điều 14 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012.
[4] Tham khảo Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010.
[5] Xem thêm bài “Vấn đề thu phí thi hành án trong vụ việc thi hành án phá sản”, tác giả Văn Thị Tâm Hồng, website http://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=820, tr.c 11.9.2017
[6] Hướng dẫn số 60 của Ủy ban châu Âu về tính hiệu quả của hoạt động tư pháp ngày 17/12/2009.
[7] Xem SOU (Statens Offentliga Utredningar, Official reports series of Swedish legislative and investigations commissions) 1938:44, p. 231 and Jacobsson, U., Parts Kostmad i civilprocess, Norstedts Stockholm, 1964, p. 58.

» Dịch vụ nhận ủy quyền thi hành án dân sự

Mẫu Đơn đề nghị miễn giảm phí thi hành án

Mẫu Đơn đề nghị miễn giảm phí thi hành án. Đơn đề nghị miễn, giảm phí thi hành án được ban hành kèm Thông tư 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp.
Phí thi hành án là gì? Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định. (Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014).

Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả.

Người có nghĩa vụ nộp phí thi hành án dân sự?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC, người có nghĩa vụ nộp phí thi hành án gồm:
– Người được thi hành án.
– Người được giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí trong các vụ việc chia tài sản chung, chia thừa kế, chia tài sản trong ly hôn, vụ việc mà các bên vừa có quyền và nghĩa vụ.

Trong đó, trường hợp được miễn phí thi hành án dân sự gồm:
– Hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
– Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
– Được xác minh chính xác chưa có điều kiện thi hành án

Trường hợp được giảm phí thi hành án dân sự gồm:
– Người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo được Ủy ban nhân dân xã xác nhận: giảm đến 80%
– Không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế khi xử lý tài sản: Giảm 30%
– Nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng: Giảm 20%

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Về việc miễn, giảm phí thi hành án
Kính gửi: Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự…………………………………………………..
Họ và tên người đề nghị (trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền và một trong các giấy tờ sau đây: căn cước công dân; chứng minh nhân dân; hộ chiếu; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú):…………………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..
Họ và tên người được thi hành án ………………………………………………………………….
địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………
Họ và tên người phải thi hành án …………………………………………………………………..
địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………
1. Nội dung đề nghị miễm, giảm:…………………………………………………………………….
2. Căn cứ đề nghị miễn, giảm:…………………………………………………………………………
3. Các tài liệu kèm theo
– Quyết định thi hành án số ………………ngày  …tháng …..năm ……. của …………..
– Tài liệu có liên quan  ……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………

…………., ngày…. tháng…. năm 20………
Người đề nghị
 (Ký, ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ)

» Tư vấn thủ tục thi hành án dân sự

» Dịch vụ nhận ủy quyền thi hành án dân sự

Mẫu giấy ủy quyền tham gia thi hành án

Mẫu giấy ủy quyền tham gia thi hành án, tố tụng. Khi thay mặt tham gia thi hành án, tố tụng dân sự thì người tham gia cần được ủy quyền để làm thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền đại diện cho mình.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

GIẤY ỦY QUYỀN

Hôm nay, ngày    tháng   năm 20…. Tại Văn Phòng Công chứng………………………, .Tôi ký tên dưới đây:
Họ tên:                                           Sinh năm:
CMND số:                                       Cấp tại CA:
Thường trú:
Tôi  hiện đang liên hệ với TAND Quận……………., TP…………… để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Căn cứ theo: Thông báo thụ lý………..

Bằng giấy này tôi đồng ý ủy quyền cho:
Ông/Bà:                                         Sinh năm:                           
CMND số:                                     Cấp tại CA:
Thường trú:

NỘI DUNG ỦY QUYỀN
1/ Ông…………..được quyền thay mặt và nhân danh tôi liên hệ với Tòa Án Nhân Dân Quận…………, Tòa Án Nhân Dân các cấp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác để  tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp nêu trên với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trong suốt quá trình tố tụng tại các cấp toà, cấp xét xử theo quy định của pháp luật.

– Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực do Tòa Án cấp có thẩm quyền ban hành,  thì  Ông………….. được ủy quyền liên hệ với cơ quan thi hành án cấp có thẩm quyền để lập thủ tục thi hành án bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tôi là người phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định của tòa án, thì Ông………………. được thay mặt tôi thực hiện khi được sự đồng ý của bên có quyền lợi liên quan.

2/ Trong phạm vi ủy quyền, Ông……………. được quyền liên hệ với các cơ quan chức năng để tiến hành các thủ tục về các hành vi đã được ủy quyền, nộp và nhận hồ sơ, được cung cấp chứng cứ, được trích lục các chứng từ liên quan đến vụ kiện nêu trên, được lập văn bản, ký tên trên các giấy tờ và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định. Được nhận bản chính các giấy tờ và quyết định những vấn đề liên quan, trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ kiện nêu trên theo quy định của pháp luật.

– Thù lao ủy quyền:  không
– Thời hạn ủy quyền: cho đến khi công việc uỷ quyền hoàn thành, hoặc giấy ủy quyền hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về giấy ủy quyền này và cam kết hoàn toàn không có bất cứ khiếu nại gì về mọi hành vi do Ông…………… thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền này.

NGƯỜI ỦY QUYỀN

 LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

» Dịch vụ nhận ủy quyền thi hành án dân sự

Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC thủ tục và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự

Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.

BỘ TƯ PHÁP – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAOVIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2016

 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật sửa đi, bsung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật tổ chức Viện kim sát nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định s 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kim sát nhân dân ti cao ban hành Thông tư liên tịch quy định một số vn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phi hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.

Chương I

THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 1. Ra quyết định thi hành án

1. Trường hợp vào cùng một thời điểm cơ quan thi hành án dân sự nhận được nhiều yêu cầu thi hành án liên quan đến một bản án, quyết định thì tùy thuộc vào nội dung của bản án, quyết định của Tòa án; nội dung yêu cầu thi hành án; thời hạn ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc ra một hay nhiều quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

2. Trường hợp người được thi hành án chỉ yêu cầu một hoặc một số người trong những người phải thi hành án thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với người đó.

3. Trường hợp đương sự là pháp nhân hoặc là người chưa thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của đương sự.

Trường hợp đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc là người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của người giám hộ.

Trường hợp đương sự có ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của người được ủy quyền.

4. Đối với bản án, quyết định của Tòa án trong vụ án hành chính, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ thụ lý và ra quyết định thi hành án đối với phần nghĩa vụ về tài sản như án phí, bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản, giao lại đất đai được tuyên cụ thể trong bản án, quyết định của Tòa án. Những nội dung khác của bản án, quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

5. Đối với bản án, quyết định của Tòa án có tuyên tổng hợp hình phạt tiền của nhiều bản án mà việc tổng hợp hình phạt tiền không đúng quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định thi hành án mà có văn bản kiến nghị người có thẩm quyền xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đó.

6. Đối với bản án, quyết định có ấn định một thời hạn cụ thể để thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi nghĩa vụ đã đến hạn, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với bản án, quyết định ấn định nghĩa vụ được thực hiện theo nhiều thời hạn khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án đối với những nghĩa vụ đã đến hạn.

Đối với bản án, quyết định về cấp dưỡng theo định kỳ hàng tháng thì Thủ trưng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án đối với nhng nghĩa vụ đã đến hạn hoặc sẽ đến hạn trong năm thi hành án. Quá trình thi hành án, người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ đến hạn trừ trường hợp người có nghĩa vụ tự nguyện thi hành cả nghĩa vụ chưa đến hạn. Khi có bản án, quyết định của Tòa án chấp nhận yêu cầu của đương sự về thay đổi mức cấp dưỡng, người cấp dưỡng mà vụ việc đang được cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án đã ban hành và ra quyết định thi hành án theo bản án, quyết định mới. Việc thay đổi mức cấp dưỡng được thực hiện bắt đầu từ thời điểm được xác định tại bản án, quyết định mới của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp các đương sự thỏa thuận về việc thi hành một lần đối với toàn bộ nghĩa vụ theo định kỳ hoặc theo nhiều thời hạn khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án cho toàn bộ nghĩa vụ.

7. Trường hợp cần thiết rút hồ sơ thi hành án từ cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện lên đtổ chức thi hành theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 35 Luật Thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ra quyết định rút hồ sơ thi hành án. Quá trình tổ chức thi hành án tiếp theo, căn cứ vào quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện và quyết định rút hồ sơ thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và Chấp hành viên có trách nhiệm ra các quyết định về thi hành án theo quy định của pháp luật mà không phải ra quyết định thi hành án mới. Các quyết định về thi hành án, kết quả của quá trình tổ chức thi hành trước đó do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện thực hiện nếu không vi phạm pháp luật vẫn có giá trị pháp lý, được công nhận và được sử dụng làm căn cứ để tiếp tục tổ chức thi hành vụ việc.

Điều 2. Thông báo về thi hành án

1. Trường hợp do đường sá xa xôi, giao thông không thuận tiện; người được thông báo có nhiều địa chỉ liên lạc, nơi ở không cố định, thường vắng mặt ở nhà vào giờ hành chính; đương sự đang bị giam, tạm giam; người được thi hành án chưa yêu cầu thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; các trường hợp khác mà việc thông báo trực tiếp có khó khăn thì việc thông báo được thực hiện qua dịch vụ bưu chính bằng thư bảo đảm. Ngày gửi thư bảo đảm là ngày thông báo hợp lệ.

2. Trường hợp thông báo bằng điện tín, fax, email hoặc hình thức khác theo yêu cầu của người được nhận thông báo thì Chấp hành viên phải lưu vào hồ sơ thi hành án văn bản thể hiện yêu cầu, văn bản cần thông báo và văn bản thể hiện kết quả thông báo như bức điện tín, thư điện tử, báo cáo bản fax đã được gửi.

3. Thông báo đối với người đang bị giam, tạm giam được thực hiện theo địa chỉ nơi người đó đang bị giam, tạm giam. Giám thị trại giam, tạm giam có trách nhiệm giao văn bản thông báo cho người được thông báo.

4. Trường hợp có ủy quyền thì việc thông báo các văn bản về thi hành án được thực hiện đối với người được ủy quyền.

5. Trường hợp giao thông báo qua người khác nhận thay thì người thông báo phải lập biên bản ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ của người nhận thay; ngày, giờ nhận thay; quan hệ giữa họ với người được thông báo; cam kết giao tận tay hoặc thông báo ngay cho người được thông báo. Biên bản có chữ ký của người nhận và người giao thông báo.

6. Việc niêm yết được thực hiện tại trụ sở quan thi hành án dân sự, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được thông báo cư trú hoặc cư trú cuối cùng và tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo. Việc xác định nơi cư trú được thực hiện theo pháp luật về cư trú.

Trường hợp niêm yết để bán đấu giá tài sản thì nơi niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.

7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định giá, Chấp hành viên thông báo cho chủ sở hữu chung quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự.

8. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định giá, Chấp hành viên thông báo cho đương sự quyền yêu cầu định giá lại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự.

Điều 3. Xác minh điều kiện thi hành án

1. Việc xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản thì tùy từng trường hợp cụ thmà Chấp hành viên căn cứ vào một trong các giấy tờ sau: hợp đồng mua bán, chuyển đi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản hoặc thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng hoặc người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán tài sản.

2. Đối với trường hợp đình chỉ thi hành án do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thi hành án. Kết quả xác minh thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương để người có quyền, nghĩa vụ liên quan biết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo công khai hợp lệ mà không có người khiếu nại thì được coi là có căn cứ đình chỉ thi hành án.

Điều 4. Kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án

1. Trường hợp người được thi hành án đề nghị áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV Luật Thi hành án dân sự thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh.

2. Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp đủ điều kiện để kê biên, xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà người nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý đthu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan thi hành án dân sự giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà giá của tài sản sau khi giảm giá không lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án thì người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án có trách nhiệm ra ngay quyết định thu hồi quyết định cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự. Đồng thời, có văn bản yêu cầu người nhận cầm cố, nhận thế chấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Đối với tiền, tài sản mà bản án, quyết định của Tòa án tuyên tạm giữ để bảo đảm thi hành án nhưng hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà người được thi hành án không yêu cầu thi hành án và người phải thi hành án đã thi hành xong khoản thu cho ngân sách nhà nước thì tiền, tài sản đó được trả lại cho người phải thi hành án. Thủ tục trả lại tiền, tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 126, Điều 129 Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp luật khác có liên quan.

5. Trường hợp Chấp hành viên đã ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng hoặc người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ theo quy định tại khoản 5 Điều 68 Luật Thi hành án dân sự mà người đó không nhận thì Chấp hành viên thực hiện việc xử lý đối với tài sản đó theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Điều 5. Bán đấu giá tài sản để bảo đảm thi hành án

1. Người mua được tài sản bán đấu giá thực hiện việc nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản bán đấu giá nộp đủ tiền mua tài sản mà cơ quan thi hành án dân sự chưa giao được tài sản cho người mua thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm làm thủ tục gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

2. Khi ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá tài sản, cơ quan thi hành án dân sự phải ghi trong hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản thông tin người mua được tài sản bán đấu giá phải chịu trách nhiệm nộp thuế giá trị gia tăng trong trường hợp giá khởi điểm chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng mà tài sản bán đấu giá thuộc diện phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định. Thông tin này phải được đưa vào nội dung thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản.

3. Chấp hành viên tổ chức thỏa thuận về việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản trong thời hạn 10 ngày, ktừ ngày nhận được yêu cầu của người mua được tài sản bán đấu giá hoặc của người phải thi hành án. Thành phần tham gia thỏa thuận được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong quá trình xử lý tài sản đthi hành án, người được thi hành án chết mà không có người thừa kế thì xử lý như sau:

a) Trường hợp tài sản chưa được tổ chức bán đấu giá hoặc đã đưa ra bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc đấu giá không thành thì Chấp hành viên căn cứ vào quyết định đình chỉ thi hành án để giải tỏa kê biên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án.

b) Trường hợp tài sản đã được bán đấu giá thành thì số tiền thu được từ việc bán đấu giá được trừ đi các khoản chi phí cưỡng chế, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản đó. Số tiền phải thi hành cho người được thi hành án chết thuộc về ngân sách nhà nước, số tiền còn lại (nếu có) được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Thanh toán tiền thi hành án

1. Trường hợp bản án, quyết định tuyên lãi suất chậm thi hành án thì khi thu được tiền, cơ quan thi hành án dân sự tiến hành thanh toán số tiền được tuyên trong bản án, quyết định trước, sau đó mới thanh toán tiền lãi suất chậm thi hành án tương ứng với thời gian chưa thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự và khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự xác định rõ những bản án, quyết định đang trực tiếp tổ chức thi hành có trước thời điểm có quyết định cưỡng chế thi hành án mà có nhiều người được thi hành án đxác định người đã yêu cầu thi hành án, người chưa yêu cầu thi hành án; số tiền được thanh toán của người đã yêu cầu thi hành án và của người chưa yêu cầu thi hành án theo các bản án, quyết định đó.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền, cơ quan thi hành án dân sự chi trả cho người đã yêu cầu thi hành án số tiền theo tỷ lệ mà họ được nhận, đồng thời thông báo cho những người được thi hành án chưa yêu cầu thi hành bản án, quyết định đó về quyền yêu cầu thi hành án. Việc thông báo được thực hiện theo địa chỉ có tại bản án, quyết định qua dịch vụ bưu chính bằng thư bảo đảm.

Trong thời hạn đã ấn định mà tiếp tục nhận được yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo quy định và chi trả cho họ số tiền đã gửi, tiền lãi theo tỷ lệ đã được xác định, số tiền của những người không yêu cầu thi hành án còn lại được thanh toán tiếp cho những người đã có yêu cầu thi hành bản án, quyết định đó tính đến thời điểm hết thời hạn thông báo. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.

Điều 7. Việc mua tài sản thuộc sở hữu chung; giao, nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án

1. Trường hợp chủ sở hữu chung mua tài sản kê biên; người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì thực hiện như sau:

a) Đối với tài sản là bất động sản và động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Chấp hành viên ra quyết định bán tài sản cho chủ sở hữu chung hoặc ra quyết định giao tài sản cho người được thi hành án.

b) Đối với tài sản là động sản nhưng không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Chấp hành viên lập biên bản giao tài sản cho chủ sở hữu chung hoặc người được thi hành án.

2. Trường hợp người được thi hành án nhận tài sản của người phải thi hành án mà giá trị tại thời điểm nhận lớn hơn tng số tiền được thi hành án, chi phí cưỡng chế thi hành án, số tiền phải trích lại theo quy định tại khoản 5 Điều 115, số tiền phải thi hành án theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự (nếu có) thì người được thi hành án phải nộp số tiền trên và số tiền chênh lệch so với số tiền được thi hành án.

3. Trường hợp người được thi hành án nhận tài sản là tài sản duy nhất của người phải thi hành án mà giá trị tại thời điểm nhận bằng hoặc nhỏ hơn tổng số tiền được thi hành án, chi phí cưỡng chế thi hành án, số tiền phải trích lại theo quy định tại khoản 5 Điều 115 và số tiền phải thi hành án theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự (nếu có) thì người được thi hành án phải nộp số tiền trên, trừ trường hợp giá trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế thi hành án.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày giao tài sản cho đồng sở hữu hoặc người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các văn bản, giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 106 Luật Thi hành án dân sự cho người mua tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.

Điều 8. Việc ủy quyền, chuyển giao quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án

1. Trường hợp người phải thi hành án đã chuyển giao toàn bộ quyền, nghĩa vụ cho người khác theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự thì không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh.

2. Trường hợp người phải thi hành án ủy quyền cho người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 51 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự mà người được ủy quyền không thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo cam kết thì bị áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

Điều 9. Việc yêu cầu Tòa án giải thích đối với bản án, quyết định

1. Trường hợp phát hiện bản án, quyết định của Tòa án có những điểm chưa rõ gây khó khăn cho việc thi hành án hoặc phát hiện lỗi chính tả, số liệu có nhầm lẫn hoặc tính toán sai thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ, sửa chữa lỗi chính tả hoặc số liệu nhầm lẫn. Tòa án có trách nhiệm trả lời về những vấn đề được nêu trong văn bản yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự.

Việc giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ, sửa chữa lỗi chính tả hoặc sai sót về số liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng và Điều 179 Luật Thi hành án dân sự.

2. Văn bản trả lời của Tòa án là căn cứ để cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án, quyết định thu hồi hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án đã ban hành hoặc để tiếp tục tổ chức việc thi hành án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục tổ chức việc thi hành án hoặc ban hành quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành, ban hành quyết định về thi hành án mới, trong đó có nội dung tiếp tục duy trì kết quả thi hành án nếu quá trình tổ chức thi hành án trước đó không có sai sót về trình tự, thủ tục thi hành án.

Điều 10. Việc kiến nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Trường hợp phát hiện có căn cứ để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi đang tổ chức thi hành vụ việc có trách nhiệm kiến nghị với người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đó. Người có thẩm quyền phải trả lời kiến nghtrong thời hạn 03 tháng, trường hợp vụ việc phức tạp thì không quá 04 tháng kể từ ngày nhận được kiến nghị.

2. Trường hợp chưa hết thời hạn quy định mà nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền về việc không có cơ sở chấp nhận kiến nghị, không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Trường hợp đã hết thời hạn quy định mà vẫn không nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục tổ chức thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó. Đồng thời, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo cho Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền về việc không nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền.

3. Trưng hợp có thiệt hại do việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án thì việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 11. Việc thi hành án đối với nghĩa vụ liên đới

1. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên nghĩa vụ liên đới nhưng không xác định hoặc xác định rõ phần nghĩa vụ của từng người, thì trong quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu một hoặc một số người bất kỳ có điều kiện thi hành án trong số những người phải thi hành án thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới.

2. Người đã thực hiện thay phần nghĩa vụ thi hành án có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ liên đới khác thanh toán lại phần nghĩa vụ mà người đó đã thực hiện thay cho họ theo quy định của pháp luật dân sự.

3. Trường hợp người được thi hành án có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho một hoặc một số người trong số những người phải thi hành nghĩa vụ liên đới không thi hành phần nghĩa vụ của họ thì phần nghĩa vụ không yêu cầu thi hành án được đình chỉ theo quy định.

Điều 12. Việc thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã được thi hành một phần hoặc đã thi hành xong mà nhận được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thm thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm thông báo ngay cho người có thẩm quyền đã kháng nghị biết kết quả đã thi hành. Người có thẩm quyền đã kháng nghị có trách nhiệm gửi thông báo về kết quả thi hành án nói trên cho Tòa án có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm biết và giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi xét xử lại, Tòa án phải phán quyết rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự trên cơ sở tính toán, đối trừ phù hợp với kết quả thi hành án.

2. Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại mà cơ quan thi hành án dân sự chưa chi trả số tiền thi hành án đã thu được (kể cả trường hợp thu qua việc bán tài sản của người phải thi hành án) thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục đng tên gửi số tiền thi hành án đã thu được vào Ngân hàng theo kỳ hạn 01 tháng. Phần lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thực hiện theo bản án, quyết định mới có hiệu lực pháp luật.

Chương II

QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 13. Gửi quyết định về thi hành án

Các quyết định, kết luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành để thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.

Điều 14. Công tác phối hợp trong thi hành án

1. Định kỳ hàng năm, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức họp liên ngành vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 để rút kinh nghiệm, bàn biện pháp khắc phục thiếu sót, thống nhất chỉ đạo công tác thi hành án.

2. Mỗi năm ít nhất một lần, Vụ kiểm sát thi hành án dân sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học thuộc Tòa án nhân dân tối cao phối hợp kiểm tra công tác thi hành án dân sự và công tác phối hợp trong thi hành án dân sự ở địa phương; kịp thời kiểm tra và thống nhất biện pháp giải quyết đối với những vụ việc thi hành án có vướng mắc hoặc có quan điểm khác nhau. Thời gian, kế hoạch tổ chức do Tổng cục Thi hành án dân sự chủ động.

3. Lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tại các địa phương phải thường xuyên phối hợp để thực hiện tốt công tác thi hành án; phối hợp trong việc giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định; trả lời kiến nghị; thụ lý và giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự; công tác cưỡng chế thi hành án dân sự; giải quyết việc thi hành các bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành; việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp, khó thi hành và các khó khăn, vướng mắc khác trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2016 và thay thế Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.

Điều 16. Tổ chức thực hiện và điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch này.

2. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần bsung, sửa đi thì các cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân và Viện kim sát nhân dân các cấp kịp thời báo cáo về Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có biện pháp giải quyết./.

KT. CHÁNH ÁN TÒA ÁN  NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN


Tống Anh Hào

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG

Nguyễn Thị Thủy Khiêm

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG


Trần Tiến Dũng

 Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
– Bộ trưởng BTP, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC (để báo cáo);
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương;
– Cục Thi hành án Bộ Quốc Phòng;
– Công báo; Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử BTP, TANDTC, VKSNDTC;
– Lưu: VT Bộ Tư pháp, VKSND tối cao, TAND tối cao.

 

» Dịch vụ nhận ủy quyền thi hành án dân sự

» Quy trình thi hành án

Lịch sử nghề luật sư tại Việt Nam

Lịch sử nghề luật sư. lịch sử quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong xét xử vụ án hình sự trong pháp luật tố tụng hình sự từ năm 1945 đến nay.

Lịch sử phát triển nghề luật sư tại Việt Nam

Ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL duy trì tổ chức luật sư cũ với một sơ điểm sửa đổi nghề luật sư được hoạt động trở lại và quy định điều kiện trở thành luật sư.

Vào cuối năm 1949, để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, chính quyền cách mạng đã thiết lập chế độ bào chữa viên tạm thời thay thế vai trò của luật sư. Cụ thể, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 ra đời và ngày 22/12/1949 được thay thế bởi Sắc lệnh số 144/SL (sửa đổi Điều 1 Sắc lệnh số 69/SL) mở rộng quyền bào chữa cho các bị cáo trước các tòa án. Theo đó cho phép nguyên cáo, bị can và bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Công dân đó phải được ông Chánh án thừa nhận. Người đứng ra bênh vực không được nhận thù lao của bị can hoặc của thân nhân bị can. Ngày 12/01/1950 Bộ tư pháp ban hành nghị số 01/NĐ-VY ấn định điều kiện bào chữa viên và chế độ phụ cấp.

Qua hai Sắc lệnh 69/SL và 144/SL đã cho thấy quyền bào chữa của công dân không chỉ được thực hiện ở các vụ án hình sự mà còn ở vụ án dân sự, kinh tế.

Chế độ bào chữa viên được tiếp tục thực hiện sau khi chính quyền cách mạng giành thắng lợi ở vào năm 1954 ở Bắc cho đến ngày đất nước thống nhất (năm 1975). Trong suốt thời kỳ xây dựng miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội, đội ngũ bào chữa viên ngày càng phát triển.

Hiến pháp năm 1959 – Hiến pháp đầu tiên đưa nước ta lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa lúc bấy giờ về quyền bào chữa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đó là Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm

Năm 1963, Văn phòng luật sư Hà Nội được thí điểm đầu tiên ở miền Bắc. tình hình yêu cầu luật sư bào chữa và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trước tòa án ngày càng tăng. Lúc đầu, luật sư nhận bào chữa những vụ án do Tòa án chỉ định, về sau các bị cáo, đương sự có nhu cầu mời luật sư thì trực tiếp đến Văn phòng luật sư.

Năm 1974, Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao “văn phòng luật sư” sang Ủy ban Pháp chế của Chính phủ (được thành lập năm 1972) để quản lý theo chức năng quy định tại Nghị định số 190/CP ngày 9/10/1972.
Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, kế thừa thực tế ở miền Bắc, tiếp tục cho thực hiện chế định bào chữa viên nhân dân ở các tỉnh miền Nam, vì các Luật sư đoàn ở miền Nam ra đời từ các chế độ cũ đều đã bị giải tán. Việc thực hiện quyền bào chữa này được triển khai trên cơ sở Điều 4 Sắc luật số 01-SL/76 ngày 18/3/1976 của Hội đồng Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và tinh thần Thông tư số 06-BTP/TT ngày 11/6/1976 của Bộ Tư pháp Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Sau khi thống nhất về mặt nhà nước và pháp luật, tháng 11/1981, Bộ Tư pháp Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tái lập trở lại. Điều 133 Hiến pháp năm 1980 nêu rõ: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”.

Ngày 31/10/1983 Bộ Tư pháp ra Thông tư số 691/QLTPK đã có tổ chức luật sư biện hộ thì tổ chức lại về tổ chức quản lý chặt chẽ hơn. Ở các tỉnh khác và đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, nếu có đủ điều kiện về nhân sự và được Ủy ban nhân dân tỉnh, đặc khu cho phép thì thành lập “Đoàn bào chữa viên nhân dân tỉnh”.

Ngày 24/11/1984, Đại hội thành lập Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã diễn ra, với 16 luật sư thành viên sáng lập đầu tiên. Trong khi đó, ở thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh khác và đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo thì lập Đoàn bào chữa viên nhân dân. Đoàn bào chữa viên nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra được thành lập với 28 người.

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sư. Từ đó, các tổ chức luật sư chuyên nghiệp ra đời thay thế các hình thức bào chữa viên nhân dân đã được thiết lập từ 38 năm trước ở miền Bắc (1949), hơn 10 năm sau ngày giải phóng miền Nam (1975), thống nhất đất nước (1976).

Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 đánh đấu bước ngoặc quan trọng biến những người bào chữa viên nhân dân thành đội ngũ luật sư chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vì mới được tái lập lại trong hoàn cảnh vừa thoát ra khỏi cơ chế tập trung – quan liêu – bao cấp, nên nghề luật sư lúc bấy giờ vẫn còn tồn tại đặc điểm của cơ chế cũ, không phù hợp với sự chuyển biến đổi mới của xã hội. Quy chế luật sư được tiếp tục hoàn thiện vào các năm 2001, 2006 và 2012.

Ngày 25/7/2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Luật sư, đưa chế định luật sư ở nước ta xích gần với thông lệ quốc tế. Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã phân định rõ tổ chức hành nghề với tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư; thể hiện theo hướng vừa bảo đảm sự quản lý của Nhà nước đối với tổ chức và hành nghề luật sư, vừa phát huy tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của các Đoàn luật sư.

Trước yêu cầu Việt Nam trong việc sớm gia nhập WTO, ngày 29/6/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật Luật sư năm 2006 và Sửa đổi, bổ sung ngày 20/11/2012 như chuyển giao cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam một số nhiệm vụ quản lý nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng luật sư, chất lượng hành nghề luật sư, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư hành nghề.

Ngày 10-12/5/2009 Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra với sự ra đời của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Như vậy, kể từ tháng 5/2009 nghề luật sư ở Việt Nam đã chính thức có một tổ chức xã hội nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc. Liên đoàn đã tổ chức các lớp bồi dưỡng luật sư để nâng cao trình độ.

Theo báo cáo của các Đoàn luật sư, từ tháng 5/2009 đến tháng 4/2015 số lượng vụ việc luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, cung cấp dịch vụ pháp lý khác cho các cá nhân, tổ chức được 77.129 vụ án hình sự (trong đó có 34.635 vụ án hình sự được mời, 42.494 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng); 65.263 vụ án dân sự; 5.486 vụ án kinh tế; 5.575 vụ án hành chính; 724 vụ án lao động; 272.365 vụ tư vấn trong các vụ việc khác; 9.133 đại diện ngoài tố tụng; 89.491 dịch vụ pháp lý khác; 37.827 vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí… Trong những năm gần đây đội ngũ luật sư đã đảm nhận 100% việc bào chữa trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu với chất lượng ngày càng được nâng cao;

Trải qua 70 năm hình thành, hoạt động với sứ mệnh bảo vệ công lý, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày nay đội ngũ luật sư Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng; cung cấp các dịch vụ pháp lý cho cộng đồng xã hội ngày càng chất lượng, trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu được của việc phát triển kinh tế tri thức và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

» Luật sư bào chữa hình sự

Thông tư 01/2016/TT-BTP về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự

Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.

BỘ TƯ PHÁP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 01/2016/TT-BTP

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ THỦ TỤC VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VÀ BIỂU MẪU NGHIỆP VỤ TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;

Căn cứ Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý Kho vật chứng; Nghị định số 70/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự, bao gồm:

1. Việc đăng tải, cập nhật, bổ sung, sửa đổi, quản lý, khai thác, sử dụng cung cấp thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự và Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;

2. Thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính trong thi hành án dân sự, gồm: giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản kê biên, tạm giữ; thu, chi tiền thi hành án; chế độ kiểm tra và báo cáo về thi hành án dân sự;

3. Lập, sử dụng, bảo quản và lưu trữ sổ, hồ sơ thi hành án; các loại biểu mẫu nghiệp vụ; việc quản lý, sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, người làm công tác thi hành án dân sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.

Chương II

CÔNG KHAI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN CHƯA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH

Điều 3. Nguyên tắc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành

1. Việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành phải bảo đảm chính xác, minh bạch, đầy đủ nội dung, đúng hình thức và thời gian quy định.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin được công khai.

3. Việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo các bản án, quyết định của Tòa án quân sự được thực hiện theo đề nghị của các cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

Điều 4. Nội dung, hình thức công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành

1. Nội dung công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành gồm các thông tin cơ bản: họ, tên, địa chỉ của người phải thi hành án; số bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; quyết định thi hành án; nghĩa vụ chưa có điều kiện thi hành và lý do chưa có điều kiện thi hành.

2. Thông tin về người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được công khai bằng hình thức đăng tải và tích hợp tại mục Danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự và Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

Điều 5. Trình tự, thủ tục công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự lập danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo mẫu tại Phụ lục VII. Cục Thi hành án dân sự tổ chức đăng tải danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành thuộc địa bàn quản lý trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự, đồng thời gửi Tổng cục Thi hành án dân sự để tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

Điều 6. Thay đổi, chấm dứt công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành

1. Trường hợp thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành đã công khai có thay đổi, sai sót thì cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án phải điều chỉnh, thay đổi và công khai theo quy định pháp luật.

2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có văn bản xác nhận về việc người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án hoặc có căn cứ xác định người phải thi hành án đã có điều kiện thi hành, cơ quan thi hành án dân sự phải chấm dứt việc công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự để chấm dứt tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự bằng hình thức chuyển thông tin đã công khai sang trạng thái không hiển thị.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thi hành án dân sự

1. Trách nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự

a) Tích hợp chính xác để công khai đầy đủ thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và cập nhật, bổ sung, đính chính thông tin đúng thời hạn quy định;

b) Hướng dẫn việc công khai thông tin người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành trên Trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo, kiểm tra Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự trong việc triển khai thực hiện các công việc liên quan đến công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành;

d) Phối hợp với Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng thực hiện công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án của các cơ quan thi hành án trong quân đội;

đ) Đảm bảo kinh phí, điều kiện kỹ thuật, dung lượng đường truyền, phần mềm hỗ trợ thực hiện công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.

2. Trách nhiệm của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng

a) Phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp thực hiện việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án của các cơ quan thi hành án trong quân đội;

b) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra Phòng Thi hành án cấp quân khu trong việc triển khai thực hiện các công việc liên quan đến công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự, nơi người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án cư trú, làm việc.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và tương đương

1. Trách nhiệm của Cục Thi hành án dân sự

a) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc lập danh sách thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành đảm bảo chính xác;

b) Công khai đầy đủ thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành trên Trang thông tin điện tử và cập nhập, bổ sung, thay đổi thông tin đúng thời hạn quy định;

c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, điều chỉnh thông tin công khai và kịp thời báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để hướng dẫn, xử lý thống nhất;

d) Bố trí đủ nguồn lực, phân công nhiệm vụ và hướng dẫn phối hợp giữa các đơn vị trong Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự thực hiện các công việc liên quan đến công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành trên Trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;

đ) Phối hợp với Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện công khai thông tin của người phải thi hành án cư trú trên địa bàn chưa có điều kiện thi hành theo quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án của các cơ quan thi hành án trong quân đội.

2. Trách nhiệm của Phòng Thi hành án cấp quân khu

a) Thường xuyên tổng hợp, rà soát thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành; lập danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành, báo cáo Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng và gửi Cục Thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành đang cư trú, làm việc, phục vụ việc công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với Cục Thi hành án dân sự, nơi người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành đang cư trú, làm việc để kiểm tra, rà soát số liệu thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành đã công khai để kịp thời phát hiện những sai sót cần điều chỉnh, bổ sung, đính chính, báo cáo Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng và gửi Cục Thi hành án dân sự để xử lý theo quy định.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện

1. Công khai đầy đủ thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành, đảm bảo kịp thời, chính xác, đầy đủ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII và gửi Cục Thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

2. Thường xuyên rà soát, kiểm tra thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự để kịp thời phát hiện những sai sót cần điều chỉnh, bổ sung, đính chính gửi Cục Thi hành án dân sự để xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành

Việc giải quyết khiếu nại liên quan đến công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự.

Chương III

MỘT SỐ THỦ TỤC VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Mục 1. GIAO NHẬN, BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG, TÀI SẢN TẠM GIỮ

Điều 11. Giao nhận vật chứng, tài sản

1. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật chứng, tài sản do cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra trong quân đội chuyển giao kể từ khi Viện kiểm sát có quyết định chuyển vật chứng.

2. Thủ tục giao, nhận vật chứng, tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 122, 123 Luật Thi hành án dân sự. Biên bản giao, nhận vật chứng, tài sản phải được lập thành 04 bản; bên giao, bên nhận mỗi bên giữ một bản, kế toán bên nhận giữ một bản và một bản lưu hồ sơ thi hành án. Trường hợp chưa có hồ sơ thi hành án thì một bản tạm lưu tại kế toán thi hành án.

Điều 12. Bảo quản vật chứng, tài sản

1. Vật chứng, tài sản tạm giữ phải được bảo quản theo quy định của pháp luật; có sổ ghi chép rõ ràng, đầy đủ.

Vật chứng, tài sản để trong kho phải sắp xếp gọn gàng, khoa học, có dán nhãn, ghi rõ tên của vụ án và họ tên của chủ sở hữu tài sản (nếu có) gắn vào từng loại tài sản. Việc bảo quản vật chứng, tài sản phải đảm bảo không bị nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng, giảm hoặc mất giá trị sử dụng, giá trị chứng minh hoặc gây ô nhiễm môi trường, gây nguy hại cho tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và tính mạng, sức khỏe của con người.

Vật chứng do cơ quan điều tra chuyển giao nhưng vụ án chưa xét xử xong phải được sắp xếp, bảo quản riêng, không để lẫn lộn với vật chứng, tài sản của các vụ việc đã có quyết định thi hành án.

Trường hợp số lượng vật chứng, tài sản quá lớn, không thể bố trí bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự thì tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể thuê cơ quan, đơn vị có điều kiện bảo quản.

Việc bảo quản vật chứng là tiền, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, động vật, thực vật và các vật chứng khác liên quan đến lĩnh vực y tế cần có điều kiện bảo quản đặc biệt thì việc bảo quản thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 70/2013/NĐ-CP ngày 02/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý kho vật chứng (ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/12/2002 của Chính phủ).

Người được giao trách nhiệm bảo quản vật chứng, tài sản hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện vật chứng, tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc thay đổi hiện trạng niêm phong phải kịp thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Thủ kho chỉ được nhập, xuất vật chứng, tài sản khi có lệnh của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc của người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền. Lệnh nhập, xuất kho phải theo mẫu thống nhất hướng dẫn tại Phụ lục VI của Thông tư này. Khi nhập hoặc xuất kho, thủ kho có trách nhiệm kiểm tra lệnh nhập, xuất và các giấy tờ cần thiết của người đến giao, nhận vật chứng, tài sản. Việc nhập, xuất vật chứng, tài sản phải có phiếu nhập, xuất kho theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Trường hợp vật chứng cần trích xuất để phục vụ cho hoạt động tố tụng thì cơ quan yêu cầu trích xuất phải có văn bản gửi cơ quan thi hành án dân sự. Căn cứ đề nghị của cơ quan yêu cầu trích xuất, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự quyết định việc xuất kho để chuyển giao cho cơ quan yêu cầu. Cơ quan yêu cầu trích xuất vật chứng phải đến nhận vật chứng tại kho của cơ quan thi hành án dân sự hoặc tại nơi đang giữ vật chứng và chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản trong quá trình quản lý vật chứng đó. Việc giao nhận vật chứng sau khi trích xuất sử dụng phục vụ cho hoạt động tố tụng được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 11 của Thông tư này.

4. Định kỳ hàng quý, 06 tháng và năm, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện chế độ kiểm kê kho bảo quản vật chứng, tài sản. Việc kiểm kê vật chứng, tài sản phải được lập biên bản, ghi rõ giờ, ngày, tháng năm kiểm kê; tên, số lượng và tình trạng của từng loại vật chứng, tài sản, có chữ ký của kế toán, thủ kho và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Điều 13. Xử lý đối với vật chứng, tài sản tạm giữ và một số vấn đề liên quan đến án phí, tiền phạt

1. Việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật Thi hành án dân sự; Điều 32 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản theo quy định tại Điều 125 Luật Thi hành án dân sự, Điều 33 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 trong các trường hợp sau:

a) Vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu hủy theo bản án, quyết định;

b) Tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự;

c) Tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp cưỡng chế trả nhà, giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất nhưng bị hư hỏng và không còn giá trị sử dụng mà đương sự không nhận hoặc không xác định được địa chỉ.

Việc tiêu hủy vật chứng, tài sản phải lập biên bản, ghi rõ hiện trạng của vật chứng, tài sản tiêu hủy, họ tên, chữ ký của các thành viên Hội đồng tiêu hủy; biên bản phải gửi cho Viện kiểm sát, cơ quan tài chính cùng cấp và lưu hồ sơ thi hành án.

3. Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự được bản án, quyết định tuyên trả lại cho đương sự, hết thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo, nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự.

4. Trường hợp quyết định về án phí, phạt tiền, tịch thu vật chứng, tài sản tạm giữ đã được thi hành nhưng sau đó phát hiện có sai sót và đã có quyết định hủy bỏ quyết định về án phí, phạt tiền, tịch thu thì cơ quan thi hành án dân sự lập hồ sơ đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính cấp tỉnh, nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở để làm thủ tục hoàn trả lại số tiền, tài sản đã nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 124 Luật Thi hành án dân sự. Hồ sơ đề nghị hoàn trả gồm:

a) Văn bản đề nghị hoàn trả án phí, tiền phạt, vật chứng, tài sản của cơ quan thi hành án dân sự;

b) Các quyết định về án phí, tiền phạt, tịch thu vật chứng, tài sản và các quyết định hủy bỏ quyết định về án phí, tiền phạt, vật chứng, tài sản có liên quan đến khoản tiền, tài sản được hoàn trả;

c) Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành hoặc các chứng từ liên quan đến việc giao nhận tài sản tịch thu (trường hợp cơ quan thi hành án dân sự nộp tiền thay đương sự và số tiền đó nằm trong cùng số tiền của nhiều đương sự khác thì phải có bảng kê ghi họ tên các đương sự kèm theo giấy nộp tiền đó);

d) Xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan thi hành án dân sự, đương sự nộp tiền vào ngân sách Nhà nước (ghi rõ: tổng số án phí, tiền phạt, tịch thu đã nộp vào ngân sách Nhà nước; Kho bạc Nhà nước đã điều tiết cho ngân sách cấp nào hưởng và số tiền đó đã được hạch toán vào Chương, Loại, Khoản, Hạng, Mục và Tiểu mục nào của Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành). Xác nhận do Giám đốc Kho bạc Nhà nước ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG THU, CHI TIỀN THI HÀNH ÁN

Điều 14. Biên lai thu tiền thi hành án

Việc sử dụng, quản lý biên lai thu tiền thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán và hướng dẫn của Bộ Tài chính về kế toán nghiệp vụ thi hành án.

Điều 15. Cách ghi biên lai thu tiền thi hành án

1. Người ghi biên lai phải ghi đầy đủ các thông tin trên biên lai, trường hợp nộp thay phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của người trực tiếp nộp tiền và ghi rõ nộp thay cho ai, địa chỉ của người được nộp thay, số tiền tính đến đơn vị nhỏ nhất.

2. Người nộp tiền phải ký, ghi rõ họ tên; trường hợp đương sự không biết chữ thì phải điểm chỉ và ghi rõ ngón tay nào của bàn tay nào, không được dùng các ký hiệu khác.

Phần người thu tiền là chữ ký của người trực tiếp thu tiền; đối với khoản tiền thu qua chuyển khoản thì phần người thu tiền do kế toán nghiệp vụ ký.

3. Đối với việc chuyển từ khoản tạm thu sang thu chính thức thì nội dung biên lai ghi như sau:

Mục họ tên người nộp tiền: ghi theo quy định tại khoản 1 Điều này;

Mục nội dung thu và số tiền thu: lý do nộp tiền, số tiền tính đến đơn vị nhỏ nhất viết bằng số, bằng chữ; số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định thi hành án;

Mục chữ ký của người nộp tiền: ghi chú “trích chuyển từ biên lai tạm thu sang biên lai thu chính thức”;

Mục chữ ký người thu tiền: là chữ ký của kế toán nghiệp vụ thi hành án.

4. Đối với khoản thu qua chuyển khoản thì nội dung ghi biên lai như sau:

Mục họ tên người nộp tiền: ghi theo họ tên người đã nộp tiền trong thông báo của ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước;

Mục nội dung thu và số tiền thu: lý do nộp tiền, số tiền tính đến đơn vị nhỏ nhất viết bằng số, bằng chữ; số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định thi hành án;

Mục chữ ký của người nộp tiền: ghi: “thu qua chuyển khoản”;

Mục chữ ký người thu tiền: là chữ ký của kế toán nghiệp vụ thi hành án.

Các khoản tiền thu được bằng hình thức chuyển khoản phải được thể hiện kịp thời, đầy đủ, cụ thể vào sổ kế toán thi hành án. Khi nhận được thông báo của Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng, trường hợp đã có quyết định thi hành án, kế toán báo cho Chấp hành viên phụ trách hồ sơ vụ việc để viết Biên lai thu tiền; trường hợp tạm thu thì báo cho người quản lý Biên lai tạm thu viết biên lai ghi rõ đối tượng nộp.

5. Đối với phiếu thu tiền thi hành án thì nội dung ghi như sau:

Phần họ, tên người nộp tiền: ghi họ, tên người trực tiếp nộp tiền vào quỹ (nếu Chấp hành viên nộp tiền thì ghi người nộp tiền là họ, tên Chấp hành viên); lý do nộp tiền; phần kèm theo ghi rõ số Biên lai thu tiền.

Điều 16. Nộp tiền thi hành án vào quỹ cơ quan thi hành án dân sự

1. Tất cả các khoản tiền thu được trong hoạt động thi hành án dân sự phải nộp ngay vào quỹ cơ quan thi hành án dân sự.

2. Trường hợp thu tiền thi hành án ở ngoài trụ sở cơ quan thi hành án dân sự thì sau khi về đến trụ sở cơ quan phải nộp ngay vào quỹ cơ quan.

3. Cơ quan thi hành án chỉ thu vàng, bạc, ngoại tệ theo bản án, quyết định của Tòa án.

Điều 17. Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thu tiền, tài sản thi hành án, giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án theo thứ tự quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự thu phí thi hành án theo quy định của pháp luật.

Chấp hành viên thông báo cho đương sự đến nhận tiền, tài sản. Thông báo đến nhận tiền, tài sản cần ghi rõ: yêu cầu đương sự khi đến nhận tiền, tài sản phải mang theo một trong các giấy tờ sau đây: căn cước công dân; chứng minh nhân dân; hộ chiếu; giấy xác nhận của y ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để đối chiếu (các giấy tờ trên phải là bản chính).

2. Việc thanh toán tiền, trả tài sản được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:

a) Đương sự trực tiếp đến nhận tiền tại trụ sở cơ quan thi hành án.

Trường hợp này, Chấp hành viên đề nghị kế toán và thủ quỹ thi hành án làm thủ tục chi trả tiền;

b) Đương sự ủy quyền cho người khác nhận thay.

Trường hợp này, người nhận thay phải có giấy ủy quyền hợp pháp kèm theo một trong các giấy tờ sau đây: căn cước công dân; chứng minh nhân dân; hộ chiếu; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để đối chiếu (các giấy tờ trên phải là bản chính).

Hồ sơ thi hành án lưu bản chụp giấy ủy quyền, căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; chứng từ kế toán lưu bản chính giấy ủy quyền và bản chụp căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Đương sự đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản.

Trường hợp này, đương sự phải có đơn đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản. Đơn đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận tiền, số tài khoản (trong trường hợp chuyển khoản), được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Trên cơ sở đơn đề nghị của đương sự, Chấp hành viên đề nghị kế toán lập phiếu chi và thực hiện gửi tiền cho đương sự qua bưu điện hoặc chuyển khoản. Cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản do người nhận tiền chịu và được trừ vào số tiền họ được nhận. Giấy chuyển tiền qua bưu điện và phiếu báo nhận tiền (bản chụp) lưu trong hồ sơ thi hành án cùng với phiếu chi, bản chính lưu tại bộ phận kế toán.

3. Trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế cử người đại diện hợp pháp đến nhận tiền thi hành án quy định tại Khoản 3 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì người nhận tiền phải xuất trình văn bản chứng minh cho việc đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu (bản chính) để đối chiếu.

Việc lưu tài liệu, chứng từ thanh toán tiền trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

4. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo mà người được nhận tiền không đến nhận tiền, cơ quan thi hành án dân sự xử lý vụ việc theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Đối với khoản tiền không đủ điều kiện gửi ngân hàng theo quy định tại Khoản 5 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì cơ quan thi hành án dân sự gửi tiền vào tài khoản tạm gửi tại Kho bạc.

Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm theo dõi việc gửi tiền vào ngân hàng hoặc tài khoản tạm gửi.

Điều 18. Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước

1. Việc nộp tiền vào ngân sách Nhà nước được thực hiện bằng chứng từ riêng tương ứng với từng việc cụ thể; trường hợp nộp chung của nhiều việc thì phải lập bảng kê chi tiết nêu rõ từng khoản, nộp theo từng quyết định thi hành án và ghi rõ số, ngày, tháng, năm của các biên lai thu tiền. Bảng kê chi tiết do Chấp hành viên lập và chuyển cho kế toán để làm thủ tục nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.

Trường hợp nộp chung các khoản tiền của các Chấp hành viên kê nộp vào ngân sách thì kế toán phải tổng hợp các bảng kê để nộp ngân sách. Sau khi nộp tiền, kế toán sao bảng kê nộp tiền và giấy nộp tiền tương ứng từng vụ trong bảng kê, giao cho Chấp hành viên quản lý hồ sơ để lưu từng hồ sơ thi hành án theo quy định.

2. Bộ phận kế toán lưu bản chính, Chấp hành viên lưu hồ sơ bản chụp của chứng từ nộp tiền.

3. Đối với khoản thoái thu để hoàn trả trong kỳ, nếu số tiền nộp đủ để hoàn trả thì tại dòng cuối cùng của bảng kê nộp tiền vào ngân sách phải ghi rõ tên quyết định thoái thu, số tiền thoái thu.

Mục 3. CHẾ ĐỘ KIỂM TRA CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN

Điều 19. Nguyên tắc kiểm tra

1. Việc kiểm tra không được làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra.

2. Việc kiểm tra phải công khai, minh bạch, dân chủ; các đánh giá, kết luận phải chính xác, khách quan.

3. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận về những nội dung được kiểm tra.

Điều 20. Căn cứ xây dựng Kế hoạch kiểm tra

1. Kế hoạch công tác năm của đơn vị;

2. Kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự;

3. Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao hàng năm của địa phương và đơn vị;

4. Kết quả công tác của đơn vị thực hiện kiểm tra và của đơn vị được kiểm tra trong năm báo cáo và những năm trước đó;

5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị lập kế hoạch kiểm tra;

6. Chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cấp trên …).

Điều 21. Lập kế hoạch kiểm tra

1. Hàng năm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình. Kế hoạch kiểm tra bao gồm:

a) Kế hoạch kiểm tra đối với cấp dưới;

b) Kế hoạch kiểm tra nội bộ đơn vị;

c) Kế hoạch kiểm tra liên ngành.

2. Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Mục đích, yêu cầu kiểm tra;

b) Đối tượng, phạm vi kiểm tra;

c) Nội dung kiểm tra;

d) Phương pháp kiểm tra;

đ) Tổ chức thực hiện.

3. Kế hoạch kiểm tra phải được lập xong trong kỳ báo cáo 03 tháng đầu tiên của năm báo cáo thi hành án dân sự và phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp để báo cáo.

Điều 22. Nội dung kiểm tra

1. Căn cứ yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quyết định nội dung kiểm tra.

2. Nội dung kiểm tra phải bám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, địa phương và đảm bảo tính khả thi, đạt được mục đích đã đề ra. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện những vấn đề có liên quan cần phải được kiểm tra làm rõ thì phải báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người đã ký quyết định kiểm tra và chỉ thực hiện kiểm tra sau khi có ý kiến của người đó.

Điều 23. Phương thức kiểm tra

1. Việc kiểm tra được thực hiện trực tiếp thông qua kiểm tra sổ sách, hồ sơ thi hành án và nghe báo cáo, giải trình của đối tượng được kiểm tra.

2. Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra có thể tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra.

Điều 24. Kết luận kiểm tra

1. Kết luận kiểm tra phải thể hiện rõ những việc đã làm được, chưa làm được, hạn chế, nguyên nhân; những kiến nghị về biện pháp khắc phục nhược điểm; biện pháp xử lý đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác thi hành án dân sự; dự kiến đề xuất với người có thẩm quyền.

2. Kết luận kiểm tra có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và phải được gửi cho đơn vị được kiểm tra, cấp trên trực tiếp quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện và báo cáo.

Mục 4. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ THI HÀNH ÁN

Điều 25. Nguyên tắc báo cáo về thi hành án

1. Cơ quan thi hành án phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng hạn các báo cáo về thi hành án dân sự. Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê về thi hành án dân sự là một trong các điều kiện xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với các đơn vị.

2. Nội dung báo cáo về công tác thi hành án dân sự phải bảo đảm đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị và theo yêu cầu báo cáo của người có thẩm quyền.

Điều 26. Các loại báo cáo trong thi hành án dân sự

1. Báo cáo thường xuyên theo quy định;

2. Báo cáo theo kế hoạch công tác của ngành, của đơn vị;

3. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự cấp trên và cơ quan quản lý thi hành án dân sự; báo cáo theo yêu cầu của người có thẩm quyền.

Điều 27. Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo

1. Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của người có thẩm quyền.

2. Báo cáo tài chính, kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.

3. Báo cáo thống kê thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê, thống kê thi hành án dân sự.

Điều 28. Trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án

1. Thủ trưởng cơ quan nơi thực hiện báo cáo chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời và nội dung báo cáo.

2. Để đảm bảo tính chính xác của các thông tin trong báo cáo, cơ quan nhận báo cáo theo quy định của pháp luật, Thủ trưởng cơ quan nơi đã yêu cầu báo cáo tiến hành thẩm tra báo cáo nếu thấy cần thiết.

Chương IV

BIỂU MẪU NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Mục 1. LẬP, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN VÀ LƯU TRỮ SỔ, HỒ SƠ THI HÀNH ÁN

Điều 29. Lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án

1. Cơ quan thi hành án dân sự phải lập đầy đủ các loại sổ về thi hành án theo mẫu thống nhất hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này, gồm:

Mẫu 01: Sổ nhận bản án, quyết định của Tòa án; Trọng tài thương mại hoặc Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh (gọi chung là Sổ nhận bản án, quyết định);

Mẫu 02: Sổ nhận yêu cầu thi hành án;

Mẫu 03: Sổ thụ lý thi hành án dân sự (chủ động, theo yêu cầu);

Mẫu 04: Sổ ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án;

Mẫu 05: Sổ nhận đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án;

Mẫu 06: Sổ công văn đến;

Mẫu 07: Sổ công văn đi;

Mẫu 08: Sổ theo dõi vật chứng, tài sản kê biên, tạm giữ;

Mẫu 09: Sổ ra quyết định ủy thác thi hành án và nhận quyết định ủy thác thi hành án;

Mẫu 10: Sổ ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án;

Mẫu 11: Sổ ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, tiếp tục thi hành án;

Mẫu 12: Sổ theo dõi miễn, giảm thi hành án;

Mẫu 13: Sổ ra quyết định đình chỉ thi hành án;

Mẫu 14: Sổ ra quyết định cưỡng chế thi hành án;

Mẫu 15: Sổ theo dõi lưu trữ hồ sơ thi hành án;

Mẫu 16: Sổ theo dõi thu phí thi hành án;

Mẫu 17: Sổ theo dõi xử lý tài sản bán đấu giá thi hành án;

Mẫu 18: Sổ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;

Mẫu 19: Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính;

Mẫu 20: Sổ ra quyết định rút hồ sơ thi hành án (đối với Cục thi hành án);

Mẫu 21: Sổ theo dõi việc chưa có điều kiện thi hành án.

2. Hệ thống sổ kế toán thi hành án thực hiện theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

3. Ngoài các loại sổ quy định tại Thông tư này, cơ quan thi hành án có thể lập các loại sổ khác phục vụ công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác thi hành án dân sự, hành chính.

Việc theo dõi các quyết định về thi hành án gửi cho Sở Tư pháp theo quy định tại Điều 20 Luật Lý lịch tư pháp, được ghi nhận tại cột “Ghi chú” của các sổ tương ứng.

4. Việc sử dụng, bảo quản sổ thi hành án dân sự thực hiện như sau:

Tất cả các loại sổ thi hành án dân sự được in trên khổ giấy A3, bìa cứng theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này. Trang ruột của sổ được đánh số thứ tự từng trang tại góc phía dưới, bên phải; đóng dấu giáp lai đầy đủ và được bảo quản cẩn thận. Tên sổ, số sổ phải thể hiện trên trang bìa quy định tại Phụ lục II Thông tư này và thể hiện trên gáy sổ để dễ theo dõi, sử dụng. Các loại sổ thi hành án dân sự có thể được sử dụng trong nhiều năm. Năm sử dụng được viết to, đậm, rõ ở trang đầu tiên của các trang theo dõi năm đó. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xác nhận tổng số trang ở trang đầu của sổ, thời gian sử dụng sổ (từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm), ký tên và đóng dấu cơ quan thi hành án. Khi chuyển sổ phải ghi số thứ tự sổ trên trang bìa.

Sổ thi hành án phải được ghi chép sạch sẽ, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các cột mục đã được in trong sổ và không được tùy tiện tẩy xóa, sửa chữa. Trường hợp cần sửa chữa thì phải gạch bỏ phần nội dung sai sót, nhầm lẫn đó và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm.

Định kỳ hàng quý, 06 tháng và kết thúc năm công tác, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện kết sổ. Việc kết sổ thực hiện bằng cách dùng bút mực khác màu gạch một đường ngang trên trang giấy tại dòng kẻ phía dưới liền kề với số thứ tự cuối cùng của kỳ kết sổ. Nội dung kết sổ phải được phản ánh đúng và đầy đủ các cột mục hướng dẫn của sổ, có chữ ký của người kết sổ và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Riêng đối với sổ kế toán thi hành án, sổ theo dõi vật chứng, tài sản bị kê biên, tạm giữ, ngoài chữ ký của người kết sổ và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự còn phải có chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan như kế toán, thủ kho, thủ quỹ.

Điều 30. Lập và bảo quản hồ sơ thi hành án

1. Lập hồ sơ thi hành án

a) Chấp hành viên lập hồ sơ thi hành án theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Hồ sơ thi hành án, gồm: bản án, quyết định; các biên bản bàn giao, xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản xác minh, biên bản giải quyết việc thi hành án; giấy báo; giấy triệu tập; giấy mời; các đơn yêu cầu, khiếu nại về thi hành án; các biên lai, phiếu thu, phiếu chi; các tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản để thi hành án; các công văn, giấy tờ của cơ quan thi hành án dân sự, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thi hành án, như: công văn xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án; công văn trao đổi với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thi hành án; công văn yêu cầu chuyển tiền, tang vật còn thiếu hoặc chưa chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự; các giấy tờ, tài liệu liên quan khác (nếu có).

b) Hồ sơ thi hành án phải có bìa in theo mẫu thống nhất hướng dẫn tại Phụ lục II của Thông tư này.

Chấp hành viên có trách nhiệm ghi đầy đủ, chi tiết nội dung các mục đã in trên bìa hồ sơ.

Trường hợp bìa hồ sơ đã cũ, nát, ố nhàu thì phải được thay thế bằng bìa hồ sơ mới. Bìa hồ sơ mới phải ghi đầy đủ các cột mục, nội dung của bìa hồ sơ cũ.

c) Các tài liệu có trong hồ sơ thi hành án phải được sắp xếp cẩn thận, đánh số bút lục và liệt kê đầy đủ vào bảng danh mục in trên bìa hồ sơ thi hành án.

Chấp hành viên phải liệt kê và sắp xếp tài liệu theo thứ tự bắt đầu từ bút lục s 01 cho đến bút lục cuối cùng.

Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khắc dấu bút lục để sử dụng theo mẫu thống nhất tại của Thông tư này. Việc quản lý và sử dụng dấu bút lục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

2. Thứ tự đánh số bút lục và sắp xếp tài liệu trong hồ sơ thi hành án

a) Các bút lục được đánh số theo phương pháp tịnh tiến về số và thứ tự từng tờ tài liệu có trong hồ sơ. Bút lục được đánh số một lần. Số bút lục được đánh vào góc phải, phía trên, mặt trước của từng tờ tài liệu. Mỗi tờ tài liệu được đánh một số bút lục (riêng quyết định thi hành án, bản án, quyết định chỉ đánh một bút lục; trường hợp có nhiều bản án, quyết định thì mỗi bản án, quyết định đánh một số bút lục). Việc đánh số bút lục được thực hiện ngay sau khi thiết lập hoặc tiếp nhận tài liệu, theo trình tự thời gian tiếp nhận. Trường hợp tại một thời điểm tiếp nhận nhiều tài liệu thì đánh số bút lục theo thứ tự thời gian ban hành tài liệu.

b) Tài liệu trong hồ sơ được xếp theo thứ tự sau:

Đối với việc thi hành án chủ động: tài liệu thứ nhất là quyết định thi hành án; tài liệu thứ hai là bản án, quyết định mà cơ quan thi hành án dân sự đưa ra thi hành.

Đối với việc thi hành án theo yêu cầu: tài liệu thứ nhất là quyết định thi hành án; tài liệu thứ hai là tài liệu về việc yêu cầu thi hành án; tài liệu thứ ba là bản án, quyết định mà cơ quan thi hành án dân sự đưa ra thi hành.

Các tài liệu tiếp theo (nếu có) được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới theo thời điểm cơ quan thi hành án có được tài liệu.

Tài liệu trong hồ sơ thi hành án phải được thống kê tại trang 03 của bìa hồ sơ thi hành án (Danh mục tài liệu), từ bút lục số 01 rồi đến các bút lục tiếp theo.

Ví dụ:

Loại hồ sơ

Tài liệu

Đánh số bút lục

Sắp xếp trong hồ sơ

Hồ sơ thi hành án chủ động

– Quyết định thi hành án;

– Bản án của Tòa án;

– Các tài liệu khác.

– Quyết định thi hành án: bút lục số 01;

– Bản án: bút lục số 02;

– Các tài liệu khác: từ bút lục số 03 trở đi.

Theo thứ tự tăng dần của số bút lục (01, 02, 03, …)

Hồ sơ thi hành án theo yêu cầu

– Quyết định thi hành án;

– Tài liệu về việc yêu cầu thi hành án (gồm 02 tờ);

– Bản án của Tòa án;

– Các tài liệu khác.

– Quyết định thi hành án: bút lục số 01;

– Tài liệu về việc yêu cầu thi hành án: bút lục số 02, 03;

– Bản án: bút lục số 04;

– Các tài liệu khác: từ bút lục số 05 trở đi.

Điều 31. Lưu trữ sổ, hồ sơ về thi hành án

1. Trước khi đưa sổ, hồ sơ thi hành án vào lưu trữ, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện việc kiểm tra, sắp xếp, hoàn thiện các thủ tục, bảo đảm đầy đủ, chặt chẽ.

2. Sau khi kết thúc việc thi hành án, Chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành vụ việc phải kiểm tra các tài liệu có trong hồ sơ; ký, ghi rõ họ tên vào phía dưới, góc phải của bảng thống kê và chuyển cho Thẩm tra viên kiểm tra, ký xác nhận vào phía dưới, góc trái của bảng thống kê, báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt đưa vào lưu trữ.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án ghi vào phía dưới góc phải trang 01 của bìa hồ sơ: cho lưu trữ kể từ ngày, tháng, năm; ký tên và đóng dấu. Sau đó hồ sơ được chuyển cho cán bộ lưu trữ. Việc chuyển giao hồ sơ cho cán bộ lưu trữ phải lập thành biên bản và ghi rõ số lượng hồ sơ đưa vào lưu trữ, kèm theo danh mục hồ sơ chuyển giao.

3. Việc lưu trữ, bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ về thi hành án đã đưa vào lưu trữ, thời hạn lưu trữ được thực hiện theo quy định pháp luật về lưu trữ.

Người được phân công thực hiện nhiệm vụ lưu trữ hồ sơ thi hành án phải vào Sổ theo dõi lưu trữ hồ sơ thi hành án, ghi đầy đủ các cột, mục; sắp xếp hồ sơ lưu trữ đảm bảo khoa học, thuận lợi cho việc kiểm tra, khai thác, sử dụng, bảo quản. Trường hợp cần rút hồ sơ lưu trữ để phục vụ công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nghiên cứu khoa học và yêu cầu khác thì phải có sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Mục 2. BIỂU MẪU NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 32. Các loại biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự

Các loại biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự có tên, số, ký hiệu theo các phụ lục, bao gồm:

1. Mẫu quyết định về thi hành án của Tổng cục Thi hành án dân sự (Phụ lục III);

2. Mẫu quyết định về thi hành án của Cục Thi hành án dân sự (Phụ lục IV);

3. Mẫu quyết định về thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự (Phụ lục V);

4. Mẫu giấy báo, triệu tập, thông báo, mẫu biên bản, mẫu đơn, lệnh xuất nhập kho trong thi hành án dân sự (Phụ lục VI);

5. Mẫu danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án (Phụ lục VII).

Điều 33. Quản lý biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự

1. Tổng cục Thi hành án dân sự giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thống nhất việc quản lý và hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự kèm theo Thông tư này.

2. Cục Thi hành án dân sự quản lý và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự trong phạm vi địa phương.

Điều 34. Sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự

1. Biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự được sử dụng thống nhất, phù hợp với các hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự.

2. Quá trình tổ chức thi hành án, căn cứ tình hình thực tiễn, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức thi hành án dân sự xem xét, quyết định lựa chọn sử dụng biểu mẫu, bổ sung các nội dung cần thiết phù hợp với nội dung của từng vụ việc thi hành án dân sự.

3. Kích cỡ của các loại biểu mẫu thi hành án dân sự được thống nhất sử dụng trên khổ giấy A4 (210mm x 297mm).

Điều 35. Ghi chép biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự

1. Việc ghi chép nghiệp vụ thi hành án dân sự theo biểu mẫu phải chính xác, chữ viết phải rõ ràng, dễ đọc, viết cùng một loại mực, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu riêng, không tẩy xóa, không dùng từ ngữ địa phương. Trường hợp đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thi hành án dân sự thì nội dung ghi trong biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự có thể được in qua máy vi tính.

2. Việc ghi chép biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự phải bảo đảm liên tiếp, không được bỏ trống, đánh rõ số trang. Kết thúc việc ghi chép phải gạch chéo vào phần còn trống không ghi chép trong văn bản.

3. Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung tài liệu, hồ sơ thi hành án dân sự.

4. Quá trình ghi chép, sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự, nếu có sai sót thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự có thể đính chính, khắc phục xử lý như sau:

a) Đối với các loại quyết định, thông báo, giấy báo và giấy triệu tập về thi hành án (gọi chung là văn bản) đã phát hành có sai sót nhưng sai sót đó không làm thay đổi bản chất nội dung sự việc thì thực hiện đính chính bằng văn bản đối với phần sai sót; trường hợp nội dung sai sót làm thay đổi bản chất nội dung sự việc thì phải ban hành văn bản thu hồi văn bản đã phát hành để thay thế bằng văn bản mới;

b) Đối với sai sót trong biên bản thi hành án cần chỉnh sửa, nếu các thành viên có tên trong biên bản đồng ý chỉnh sửa trực tiếp thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Thẩm tra viên hoặc công chức thi hành án đã lập biên bản chỉnh sửa trực tiếp vào phần sai sót trên biên bản, đồng thời, những người tham gia phải ký ngay bên cạnh phần đã chỉnh sửa. Trường hợp các thành viên không đồng ý chỉnh sửa trực tiếp thì phải thay thế bằng biên bản khác.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 36. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự

1. Tổng cục Thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án bảo đảm đúng nguyên tắc, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 3, 4, 5 và 6 của Thông tư này.

2. Tổng cục Thi hành án dân sự chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin nghiên cứu, xây dựng đề án, xác định cụ thể lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự và quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ, biểu mẫu thi hành án dân sự.

Điều 37. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 3 năm 2016 và thay thế Thông tư số 09/2011/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các loại biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự và Thông tư số 22/2011/TT-BTP ngày 02/12/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự.

Điều 38. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, áp dụng thống nhất Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo về Bộ Tư pháp để được hướng dẫn giải quyết./.

 Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Kiểm toán nhà nước;
– Bộ Tư pháp (Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ);
– Tư lệnh các quân khu, quân chủng;
– Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
– Thi hành án các quân khu, quân chủng;
– Công báo, website Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, Tổng cục THADS.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



Phan Chí Hiếu

 

DANH MỤC PHỤ LỤC THÔNG TƯ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tư pháp)

STT

Tên biểu mẫu

Ký hiệu

1

Danh mục biểu mẫu sổ thi hành án dân sự (21 biểu mẫu)

Phụ lục I

2

Danh mục biểu mẫu bìa hồ sơ và dấu bút lục thi hành án dân sự (02 biểu mẫu)

Phụ lục II

3

Danh mục biểu mẫu Quyết định của Tổng cục Thi hành án dân sự (03 biểu mẫu)

Phụ lục III

4

Danh mục biểu mẫu Quyết định của Cục thi hành án dân sự (65 biểu mẫu)

Phụ lục IV

5

Danh mục biểu mẫu Quyết định của Chi cục thi hành án dân sự (61 biểu mẫu)

Phụ lục V

6

Danh mục biểu mẫu đơn, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, thông báo, biên bản, lệnh xuất nhập kho thi hành án dân sự (64 biểu mẫu)

Phụ lục VI

7

Biểu mẫu danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành (01 biểu mẫu)

Phụ lục VII

» Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

» Dịch vụ nhận ủy quyền thi hành án dân sự

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự, Mẫu số D 04-THADS. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật người được thi hành án làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến cơ quan thi hành án dân sự để thi hành bản án càng sớm càng tốt, chờ bên CQTHA thụ lý, nếu là chi cục thì chi cục trưởng sẽ ra quyết định thi hành án, trong quyết định đó sẽ có thời gian thi hành án tự nguyện là 10 ngày mà bên bị thi hành án không thi hành thì chấp hành viên mới đi xác minh điều kiện thi hành án từ đó có các biện pháp đảm bảo thi hành. 

Tư vấn mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

1. Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Nội dung mẫu đơn theo Điều 31 Luật thi hành án dân sự

Download: Mẫu D 04 HADS mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự
Mẫu số: D 04-THADS
(Ban hành theo TT số: 01/2016/TT-BTP
ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN

                Kính gửi:  Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự …………………………………

Họ và tên người yêu cầu thi hành án (trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền và một trong các giấy tờ sau đây: căn cước công dân; chứng minh nhân dân; hộ chiếu; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú)….. ……………………………………….. địa chỉ: ……………………………………………..

Họ và tên người được thi hành án …………………………………………………………………….
địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………..
Họ và tên người phải thi hành án …………………………………………………………………….
địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………..

1. Nội dung yêu cầu thi hành án:
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….

2. Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….

3. Các tài liệu kèm theo
– Bản án, Quyết định số………………ngày… tháng….. năm……. của ……………………….
– Tài liệu thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có).
– Tài liệu có liên quan khác ………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………….

 …………. ngày …. tháng  …. năm 20……
Người yêu cầu thi hành án
(Ký, ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ)

2. Hướng dẫn điền Đơn yêu cầu thi hành án

– Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu thi hành án:

Theo khoản 1, Điều 35, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2010 thì cơ quan thi hành án cấp huyện sẽ có thẩm quyền thi hành đối với bản án, quyết định của Giám đốc thẩm của Toà án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành dân sự cấp huyện có trụ sở.

Trong trường hợp nếu thấy cần thiết, bản án, quyết định của Giám đốc thẩm nêu trên có thể chuyển giao cho cơ quan thi hành dân sự cấp tỉnh.

Hiện nay cơ quan thi hành án các cấp bao gồm:

  • Cấp huyện là Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  • Cơ quan thi hành án cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Ghi tên, nơi cư trú của người yêu cầu thi hành án.

– Người được thi hành án dân sự:

Khoản 2 Điều 3 Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành”.

– Người phải thi hành án dân sự: 

Theo khoản 3 điều 3 của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định cụ thể như sau:

Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.

– Nội dung yêu cầu thi hành án:

Trình bày ngắn gọn, súc tích, khoa học lý do yêu cầu thi hành án nhưng vẫn đảm bảo thể hiện rõ yêu cầu.

Ví dụ lý do yêu cầu: Việc thi hành bản án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, ngăn chặn được hành vi tấu tán tài sản, đảm bảo tính khách quan và công bằng,…

– Người làm Đơn yêu cầu thi hành án ký, ghi rõ họ tên ở cuối đơn.

– Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn, chứng minh nhân dân, bản án/quyết định của tòa án

3. Thời hiệu yêu cầu thi hành án là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:

– Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật: Người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trong đó:

+ Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

+ Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

– Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hành án trong thời hiệu nêu trên thì đương sự có quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.

4. Hồ sơ yêu cầu thi hành án gồm những gì?

Hồ sơ yêu cầu thi hành án sẽ gồm các tài liệu sau:

– Đơn yêu cầu thi hành án theo mẫu;

– Bản gốc quyết định, bản án của Tòa án, Phán quyết trọng tài đã có hiệu lực;

Trường hợp người yêu cầu thi hành án không phải là người được yêu cầu thi hành án thì phải có giấy ủy quyền hợp pháp theo quy định;

– Các tài liệu khác liên quan đến việc thi hành án.

5. Thủ tục thi hành án

1. Người yêu cầu gửi đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền giải quyết.

2. Cơ quan THADS phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.

3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án. Sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện các trình tự thủ tục thi hành án.

4. Chấp hành viên tiến hành gửi Quyết định về thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.

5. Thời hạn tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành “xác minh điều kiện thi hành án“.

7. Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án (có tài sản) mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

8. Chấp hành viên sẽ thực hiện các quy trình thủ tục định giá, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để thi hành án cho người yêu cầu.

» Tư vấn thủ tục thi hành án dân sự

Thủ tục Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự

Thủ tục Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự. Kết quả vụ án dân sự đã được xét xử thua kiện, nếu đương sự cho rằng việc xét xử chưa đúng hoặc chưa tâm phục, khẩu phục, thì đương sự có thể gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm là một cơ hội để xem xét, xét xử lại vụ án của mình.

Tư vấn thủ tục Giám đốc thẩm vụ án dân sự, kinh tế, lao động

Gồm 3 bước chính: 

  1. Đương sự gửi Đơn đề nghị giám đốc thẩm (trong thời hạn 1 năm).
  2. Nếu đồng ý với Đơn, Chánh án/Viện trưởng sẽ ra “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm” (trong thời hạn 3 – 5 năm).
  3. Tòa sẽ tiến hành “phiên tòa giám đốc thẩm” và ban hành “Quyết định giám đốc thẩm”. Tùy thuộc vào kết quả ghi trong Quyết định giám đốc thẩm, sẽ có các tình huống khác nhau. 

I. Quy định của pháp luật về Giám đốc thẩm

1. Định nghĩa giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là việc “xét lại” những bản án hoặc quyết định của Toà án tuy đã có hiệu lực pháp luật (đã xét xử xong, đang ở giai đoạn thi hành án), nhưng bị “người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (xem phần sau) kháng nghị (thông qua một văn bản có tên là “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm”), vì phát hiện có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. 

Các quy định về các vấn đề liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại phần thứ tư, chương 18 Bộ luật tố tụng dân sự.

Một là, “giám đốc thẩm” không phải là việc xét xử một vụ án theo thủ tục thông thường (mà luật quy định gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm) mà là một thủ tục nhằm xem xét lại việc xét xử trước đây. Thông qua một “phiên tòa giám đốc thẩm”, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm (xem ở phần sau) sẽ đưa ra kết luận của mình trong một văn bản tố tụng gọi là “Quyết định giám đốc thẩm” đối với bản án bị kháng nghị giám đốc thẩm.

Hai là, một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật chỉ có thể được xét theo thủ tục giám đốc thẩm khi có “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm” của người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mà thôi. 

2. Ai là người có quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm

Theo quy định tại Điều 285 Bộ luật tố dụng dân sự, người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là:

Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án “các cấp”.

(Lưu ý: Tòa án các cấp ở đây gồm: TAND cấp quận/huyện, TAND cấp tỉnh/TP và TAND tối cao. Hay nói cách khác là các vị này có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bất kỳ bản án nào, do bất kỳ ai xét xử).

Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

Ví dụ: TAND Quận Bình Thạnh (TP.HCM) xét xử một vụ án dân sự, ra bản án sơ thẩm. Sau đó, do không có ai kháng cáo, kháng nghị, nên theo quy định, sau 15 ngày bản án sơ thẩm này trở thành bản án “có hiệu lực pháp luật”. Sau đó, bên bị đơn cho rằng bản án sơ thẩm trước đây xử sai, nên làm đơn yêu cầu được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Trong trường hợp này, Chánh án TAND TP.HCM có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm của TAND quận Thủ Đức. ( Lưu ý: và cả Chánh án TANDTC cũng có quyền này).

3. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Theo Điều 283 BLTTDS, khi bản án/quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật có những dấu hiệu sau đây: 

  • Kết luận trong bản án/quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
  • Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;
  • Có căn cứ thì có thể xem là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

II. Thủ tục nộp đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Gửi Đơn trong vòng 1 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

Nói chung, việc dân sự là việc của đương sự. Cho nên, nếu ai cảm thấy vụ án (dân sự) của mình bị oan ức, xử chưa đúng, thì phải tự mình làm Đơn gửi tới “người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm” để họ xem xét và ra Quyết định kháng nghị. Mặc dù là luật cũng cho phép những cá nhân, cơ quan tổ chức khác có quyền đề nghị giám đốc thẩm. Chẳng hạn như một tờ báo cũng có quyền viết bài, nêu ý kiến của một luật sư đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với một vụ án nào đó.

Theo quy định tại Điều 284 BLTTDS, trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó ( chính là những “căn cứ” nêu tại phần III mục A ở trên) thì đương sự ( nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) có quyền gửi “Đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm” tới những người có quyền kháng nghị để được xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Nội dung của Đơn đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm

Đơn đề nghị xem xét bản án/quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu và phần cuối đơn.

Chú ý: 

– Người đề nghị (ký tên vào Đơn) nhớ phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ.

– Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ phải gửi tới đúng “người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm” tức là Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC chứ không phải ai khác. Chẳng hạn gửi cho: Chủ tịch nước hay cơ quan báo chí là “ không đúng” dù rằng vẫn có thể gửi.

3. Nộp đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

Theo quy định tại Điều 284b BLTTDS, thì đương sự có thể gửi Đơn bằng cách “trực tiếp đến gửi” hoặc gửi qua đường bưu điện. Và

– Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp phải ghi vào sổ nhận đơn. Nếu gửi qua đường bưu điện, thì ngày gửi đơn được tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Lưu ý: vấn đề ngày giờ khá quan trọng. Nhớ là phải gửi Đơn “trong vòng 1 năm” không trễ dù chỉ 1 ngày.

– Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị phải cấp “giấy xác nhận đã nhận đơn” cho đương sự. 

4. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành án 

Sau khi nhận được Đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự, luật cho phép người có thẩm quyền kháng nghị bản án theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền “yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định” để “xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”. 

“Yêu cầu hoãn thi hành bản án” chính là việc ra “Quyết định tạm đình chỉ thi hành án” thực hiện theo quy định tại Luật thi hành án dân sự.

Trên thực tế, nếu không thực sự công tâm và đúng pháp luật, thì đây chính là một “kẽ hở” để các đương sự “chạy” Quyết định tạm đình chỉ thi hành án. Dù không chắc chắn là kết quả giám đốc thẩm sẽ ra sao. ( Đây là một vấn đề khác, chúng tôi không bàn sâu ở đây).

III. Kháng nghị và Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm

Điều 288 BLTTDS quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là (3) ba năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. (Lưu ý: Cần phân biệt với thời hạn đương sự gửi Đơn đề nghị giám đốc thẩm là 1 năm). 

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt và vì lợi ích của đương sự, bên thứ ba hoặc Nhà nước, thời gian kháng nghị có thể kéo dài thêm 2 năm nữa. 

2. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm 

Sau khi nhận được Đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự (nói ở phần B), người có thẩm quyền kháng nghị sẽ xem xét. Nếu thấy Đơn đã chứng minh được bản án mà đương sự đề nghị giám đốc thẩm có những dấu hiệu cho thấy có những sai phạm, là căn cứ để giám đốc thẩm (nêu ở điều 3 phần A nói trên) thì “người có thẩm quyền kháng nghị sẽ kháng nghị giám đốc thẩm thông qua một văn bản tố tụng gọi là “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm”.

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung chính sau đây:

  1. Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị;
  2. Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị;
  3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
  4. Quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
  5. Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
  6. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;
  7. Quyết định kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
  8. Tên của Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án đó;
  9. Đề nghị của người kháng nghị.

Theo quy định, Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm sẽ được gửi ngay cho Toà án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự trong vụ án, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.

Lưu ý: Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm chỉ mới là điều kiện cần để bản án được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm mà thôi. Hoàn toàn không phải là đã “thắng”, đã “quay ngược” được bản án. Do vậy, nếu ai đó nói rằng sẽ “chạy” được Kháng nghị giám đốc thẩm cho quý vị thì cũng chưa có nghĩa là quý vị đã thắng nhé.

IV. Phiên tòa giám đốc thẩm

Sau khi có “Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”, sẽ chuyển qua giai đoạn quan trọng nhất là “xét xử giám đốc thẩm” (hay có thể nói gọn là “giám đốc thẩm”) đối với bản án/quyết định bị kháng nghị.

1. Thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm

Theo Điều 291 BLTTDS, thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm được quy định như sau:

  1. Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị.
  2. Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị.
  3. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
  4. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của các cấp Toà án khác nhau được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Toà án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.

2. Phiên toà giám đốc thẩm

Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm (nêu ở trên) sẽ phải mở phiên toà để giám đốc thẩm vụ án.

Những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm ngoài sự có mặt bắt buộc của Viện kiểm sát cùng cấp thì “khi xét thấy cần thiết, Toà án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm”.

Phiên toà giám đốc thẩm gồm các thẩm phán ( 3 hoặc 5 vị) được thành lập gọi là “Hội đồng giám đốc thẩm’. chậm nhất là bảy ngày trước ngày mở phiên toà giám đốc thẩm. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm sẽ thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Sau đó Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án.

3. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm  

Hội đồng giám đốc thẩm thông qua phiên tòa giám đốc thẩm có các quyền sau đây:

  1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
  3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại;
  4. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.”

Kết quả của việc xét xử giám đốc thẩm sẽ được thể hiện trong một văn bản tố tụng quan trọng gọi là “Quyết định giám đốc thẩm”.

4. Quyết định giám đốc thẩm

Quyết định giám đốc thẩm có các nội dung như sau đây:

a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên toà;

b) Họ, tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm là Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ toạ phiên toà và số lượng thành viên tham gia xét xử;

c) Họ, tên Thư ký Toà án, Kiểm sát viên tham gia phiên toà;

d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;

đ) Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;

e) Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

g) Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;

h) Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;

i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng dân sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;

k) Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.

Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.

Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm sẽ phải gửi quyết định giám đốc thẩm đến đương sự, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Toà án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Quyết định giám đốc thẩm:

Khi có Quyết định giám đốc thẩm được ghi rõ ngay trong quyết định này. Phụ thuộc vào các tình huống thuộc thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm, sẽ có các khả năng sau:

– Nếu Quyết định giám đốc thẩm nêu:

+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, xem như kết quả giải quyết vụ án sẽ “như cũ”, tiếp tục thi hành án;

+ Hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm, khi đó, bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật. 

+ Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại, lúc này xem như vụ án sẽ được xét xử lại một lần nữa từ khi khởi kiện, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trước đây.

» Mẫu Đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm vụ án dân sự

Luật sư hỗ trợ viết đơn xem xét thủ tục Giám đốc thẩm:

Bài viết mới