Có được ủy quyền phân chia di sản thừa kế không?

Có được ủy quyền phân chia di sản thừa kế không? Ủy quyền cho người khác nhận di sản thừa kế như thế nào? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện nay?

Có được ủy quyền phân chia di sản thừa kế không? quy định của pháp luật thế nào?

» Tư vấn luật thừa kế đất đai

Xin chào luật sư! Tôi xin có một vấn đề về thừa kế mong được luật sư giúp đỡ. Bố tôi mới mất đề lại một nhà, đất mang tên bố tôi, nay em trai tôi ủy quyền cho người khác để phân chia di sản thừa kế có đúng không? Xin cảm ơn!

Tư vấn ủy quyền phân chia di sản thừa kế:

Cảm ơn Quý khách, vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Theo quy định của pháp luật thì địa điểm mở thừa kế

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản, theo đó phải tiến hành tại nơi bố bạn cư trú cuối cùng hoặc nơi có toàn bộ hoặc phần lớn tài sản theo Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”

2. Thủ tục ủy quyền thừa kế.

Nếu bạn và bạn ở xa không thể về địa phương để tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế thì có thể ủy quyền cho một người để thực hiện thủ tục này. bạn và bạn có thể đến bất kỳ tổ chức công chứng nào nơi đang sinh sống để yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn.

Theo quy định tại Điều 55, Luật Công chứng năm 2014

“1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”

Trường hợp ủy quyền tặng cho toàn bộ phần di sản (quyền sử dụng đất) mà bạn được hưởng cho mẹ bạn nên phải lập thành hợp đồng ủy quyền.

Nhưng do bạn và người được hưởng di sản không thể đến cùng một tổ chức công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền này nên có thể thực hiện theo hướng dẫn tại Luật Công chứng năm 2014

Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được y quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.

3. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế:

– Chủ thể tiến hành: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của bố bạn.

Nếu chia di sản theo pháp luật thì những người thừa kế của bố bạn được xác định theo điểm a khoản 1 điều 676 Bộ luật Dân sự: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

– Cơ quan tiến hành: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.

– Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền ở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Giấy chứng tử của bố bạn;

+ Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

+ Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em bạn; giấy chứng tử của ông bà nội; giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn …).

– Thủ tục khai nhận di sản thừa kế:

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng. Trong văn bản, những người thừa kế khác có thể tặng cho toàn bộ quyền hưởng di sản cho mẹ bạn để mẹ bạn trở thành chủ sở hữu căn hộ tập thể do bố bạn để lại

4. Tiến hành các thủ tục tách thửa, sang tên khi đủ điều kiện.

» Toàn bộ giấy tờ để làm Sổ đỏ

» Tư vấn thủ tục tặng cho con quyền sử dụng đất

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi có được ủy quyền phân chia di sản thừa kế không? nếu cần dịch vụ tư vấn thừa kế xin liên hệ: