Mẫu Đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm vụ án dân sự

Mẫu Đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm vụ án dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao khi muốn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

1. Thủ tục giám đốc thẩm là gì?

Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ sau đây:

– Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;

– Cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; 

– Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến bản án, quyết định không đúng.

Theo quy định tại Điều 331 BLTTDS 2015 thì chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

“Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

2. Nội dung trong Đơn đề nghị giám đốc thẩm

Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nêu rõ, trong đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

– Tên, địa chỉ của người đề nghị;

– Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

– Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

Trong đó, nếu người đề nghị là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ; Nếu người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp phải ký tên, đóng dấu;

Kèm theo đơn đề nghị, tổ chức, cá nhân phải gửi kèm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp pháp kèm theo các tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

3. Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm:

Download – tải: Mẫu Đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ……, ngày….. tháng …… năm 20……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Đối với Bản án (Quyết định) 1) số ngày tháng năm
của Tòa án nhân dân………………….

Kính gửi:(2)………………………………………………………………..

Họ tên người đề nghị:(3)……………………………………………………………………..

Địa chỉ:(4)…………………………………………………………………………………………..

Là:(5) …………………………………trong vụ án về……………………………………………….

Đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định)(6)……….. số…. ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân………….. đã có hiệu lực pháp luật.

Lý do đề nghị:(7)…………………………………………………………………………………

Yêu cầu của người đề nghị:(8)……………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)

1. Bản sao Bản án (quyết định) số……………… ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân………………………………………………………………………………………

2. …………………………………………………………………………………………………..

                                                                   NGƯỜI LÀM ĐƠN(10)

4. Hướng dẫn viết đơn giám đốc thẩm vụ án dân sự:

(1), (6) Nếu là bản án sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

(2) Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

(3) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó

Ví dụ: Công ty X do ông Nguyễn Văn A – Tổng giám đốc làm đại diện

(4) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(5) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn

Ví dụ: là nguyên đơn

(7) Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

(8) Ghi yêu cầu của người đề nghị

Đây là phần quan trọng nhất trong đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vì thế phần này cần ghi rõ ràng, cụ thể về các căn cứ được quy định tại Điều 326 BLTTDS 2015 từ đó bên xem xét đơn mới có thể các chủ thể có thẩm quyền có thể dễ dàng tiếp cận cũng như xử lý yêu cầu. Cụ thể các căn cứ như sau:

• Việc kết luận, quyết định trong bản án không phù hợp nếu được xem xét với những tình tiết xảy ra trên thực tế của vụ án từ đó gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

• Trong quá trình giải quyết các cơ quan có thẩm quyền đã vi phạm nghiêm trọng các trình tự, cách thức được quy định trong Luật dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

• Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Lưu ý:

Về phần nội dung của đơn đề nghị phải nêu rõ ràng, cụ thể làm bật lên được một trong các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 326 Bộ Luật này.

Ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2017/DSPT ngày 10-02-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh A để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

(9) Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn

Ví dụ:

1. Bản sao Bản án số…;

2. Bản sao Chứng minh nhân dân….

3. Quyết định số…/QĐ-UBND ngày……..

(10) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ trực tiếp vào đơn; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên trực tiếp và đóng dấu trực tiếp vào đơn.

5. Thủ tục đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm

  1. Nộp đơn đề nghị tại Tòa án và Viện kiểm sát cấp cao để chuyển đến Chánh án và Viện trưởng
  2. Xem xét nội dung đơn yêu cầu
  3. Chủ thể có thẩm quyền nhận đơn (nếu đủ điều kiện và căn cứ)
  4. Nếu thấy cần bổ sung hoặc chỉnh sửa các yêu cầu thì chủ thể này sẽ gửi yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa.
  5. Trả lại đơn, và nêu rõ lý (nếu không đáp ứng đủ các căn cứ và điều kiện được quy định)
  6. Chánh án, Viện trưởng phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
  7. Ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị (dựa trên kết quả của bước 3)

» Luật sư bảo vệ quyền lợi trong vụ án dân sự

» Luật sư tư vấn luật dân sự