Home Blog Page 2

Luật sư bào chữa tội giao thông

Luật sư bào chữa tội giao thông
Luật sư bào chữa tội giao thông

Luật sư bào chữa tội giao thông. Trong các vụ tai nạn giao thông vi phạm luật giao thông, khi bị khởi tố theo bộ luật hình sự. Người gây tai nạn hoặc người nhà nên gọi, mời luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn, bào chữa về tội giao thông để giúp người bị truy tố về tội giao thông hiểu, nắm bắt các thông tin quy định pháp luật rõ hơn quyền và nghĩa vụ nhằm tránh lời khai không khách quan, làm trầm trọng thêm cho mình, để tránh oan sai trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án giao thông.

I. Nội dung luật sư bào chữa tội giao thông

» Luật sư tư vấn luật hình sự

1. Luật sư bào chữa tội về giao thông đường bộ

– Tội cản trở giao thông đường bộ
– Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
– Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông
– Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
– Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
– Tội đua xe trái phép
– Tội tổ chức đua xe trái phép

2. Luật sư bào chữa tội giao thông đường sắt

– Tội cản trở giao thông đường sắt
– Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
– Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn
– Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt
– Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt

3. Luật sư bào chữa các tội giao thông đường không

– Tội cản trở giao thông đường không
– Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay
– Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn
– Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không
– Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông
– Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ
– Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4. Luật sư bào chữa các tội về giao thông đường thủy

– Tội cản trở giao thông đường thuỷ
– Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ
– Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn
– Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ
– Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ

II. Dịch vụ luật sư của công ty luật tư vấn bảo vệ, bào chữa tội giao thông

–  Tư vấn kiện tụng tai nạn giao thông và các vấn đề liên quan.
– Tư vấn trực tuyến bằng điện thoại: 0768236248 Chat Zalo
– Tư vấn trực tiếp cho khách hàng đến tại công ty
– Tiếp nhận thông tin cụ thể đối với từng trường hợp khách hàng, phân tích đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho khách hàng
– Hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục pháp lý cần thiết
– Thay mặt khách hàng được ủy quyền thực hiện trực tiếp toàn bộ các thủ tục pháp lý nếu cần thiết đến Tòa án
– Luật sư bào bảo vệ cho người bị hại tại, đương sự.
– Luật sư bào chữa tội giao thông cho bị cáo tại Tòa án khi có yêu cầu…

» Tư vấn trách nhiệm bồi thường trong vụ án giao thông

» Tư vấn kiện tụng tai nạn giao thông

Luật sư bào chữa tội giao thông
Khi xẩy ra tai nạn, bị triệu tập, truy tố về các tội về an toàn giao thông hãy liên hệ để mời luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình:

Nghị định 90/2023/NĐ-CP mức thu chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Nghị định này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ (phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô) và thủ tục xác định xe thuộc diện không chịu phí sử dụng đường bộ. 

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 90/2023/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, MIỄN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ (phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô) và thủ tục xác định xe thuộc diện không chịu phí sử dụng đường bộ.

Điều 2. Đối tượng chịu phí

1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).

2. Xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:

a) Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.

b) Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

c) Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

d) Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.

đ) Xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) hoặc xe đang tham gia giao thông, sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) chuyển sang không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông, chỉ sử dụng trong phạm vi: Trung tâm sát hạch lái xe; nhà ga; cảng; khu khai thác khoáng sản; khu nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng).

e) Xe đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.

g) Xe bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.

3. Các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này. Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

4. Không áp dụng khoản 2 Điều này đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.

5. Chưa thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô mang biển số nước ngoài (bao gồm cả trường hợp xe được cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số tạm thời) được cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm nhập, tái xuất có thời hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Các trường hợp miễn phí

Miễn phí sử dụng đường bộ đối với người nộp phí cho các loại xe ô tô sau:

1. Xe cứu thương.

2. Xe chữa cháy.

3. Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, gồm:

a) Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm: xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác).

b) Các xe liên quan phục vụ tang lễ (bao gồm: xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh) là xe chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ có giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên đơn vị phục vụ tang lễ. Đơn vị phục vụ tang lễ có văn bản cam kết các loại xe này chỉ sử dụng cho hoạt động tang lễ gửi đơn vị đăng kiểm khi kiểm định xe (trong đó nêu cụ thể số lượng xe, biển số xe theo từng loại).

4. Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các xe mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (bao gồm: xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe vận tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, xe kiểm soát, xe kiểm tra quân sự, xe chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe thông tin vệ tinh và các xe ô tô đặc chủng khác phục vụ quốc phòng).

5. Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng công an nhân dân bao gồm:

a) Xe cảnh sát giao thông có in dòng chữ: “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” ở hai bên thân xe.

b) Xe cảnh sát 113 có in dòng chữ: “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe.

c) Xe cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe.

d) Xe vận tải có lắp ghế ngồi trong thùng xe của lực lượng công an nhân dân làm nhiệm vụ.

đ) Xe chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn và các xe chuyên dùng khác của lực lượng công an nhân dân.

e) Xe đặc chủng (xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe đặc chủng khác của lực lượng công an nhân dân).

Điều 4. Người nộp phí và tổ chức thu phí

1. Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi chung là chủ phương tiện) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí sử dụng đường bộ.

2. Tổ chức thu phí bao gồm:

a) Cục Đường bộ Việt Nam thu phí đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.

b) Các đơn vị đăng kiểm thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an quy định tại điểm a khoản này). Cục Đăng kiểm Việt Nam tổng hợp số phí thu của các đơn vị đăng kiểm, kê khai, nộp phí theo quy định.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Mức thu phí

Mức thu phí sử dụng đường bộ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính tròn số theo nguyên tắc số tiền phí lẻ dưới 500 đồng thì tính tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng đến dưới 1.000 đồng thì tính tròn lên 1.000 đồng.

Điều 6. Phương thức tính, nộp phí

1. Đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an quy định tại khoản 2 Điều này).

Đối với xe ô tô kiểm định lần đầu, thời điểm tính phí sử dụng đường bộ tính từ ngày phương tiện được cấp Giấy chứng nhận kiểm định. Đối với xe ô tô cải tạo, chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu từ tổ chức sang cá nhân (và ngược lại) thì mức thu phí tính từ ngày chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu theo Giấy chứng nhận đăng ký mới của xe ô tô.

Phí sử dụng đường bộ tính theo năm, tháng hoặc theo chu kỳ kiểm định của xe ô tô. Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. Cụ thể như sau:

a) Tính, nộp phí theo chu kỳ kiểm định

a.1) Đối với xe ô tô có chu kỳ kiểm định từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ kiểm định và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

a.2) Đối với xe ô tô có chu kỳ kiểm định trên 01 năm (18 tháng, 24 tháng và 36 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ kiểm định (18 tháng, 24 tháng và 36 tháng).

Trường hợp nộp phí theo chu kỳ kiểm định (18 tháng, 24 tháng và 36 tháng): Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với chu kỳ kiểm định. Hết thời hạn nộp phí (chu kỳ kiểm định), chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và nộp phí cho chu kỳ kiểm định tiếp theo.

Trường hợp nộp phí theo năm (12 tháng): Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí 12 tháng. Hết thời hạn nộp phí (12 tháng), chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ của thời gian tiếp theo (12 tháng hoặc thời gian còn lại của chu kỳ đăng kiểm).

a.3) Trường hợp chủ phương tiện đến kiểm định sớm hơn hoặc chậm hơn thời gian theo chu kỳ kiểm định quy định, đơn vị đăng kiểm kiểm tra xe và tính tiền phí sử dụng đường bộ nối tiếp từ thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí sử dụng đường bộ lần trước cho đến hết chu kỳ kiểm định của kỳ tiếp theo (nếu chu kỳ kiểm định tiếp theo trên 12 tháng, chủ phương tiện có thể nộp đến 12 tháng hoặc nộp cả chu kỳ kiểm định). Trường hợp thời gian tính phí không tròn tháng thì số phí phải nộp sẽ tính bằng số ngày lẻ chia 30 ngày nhân với mức phí của 01 tháng.

a.4) Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ của các chu kỳ kiểm định trước theo thời hạn quy định thì ngoài số phí phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, chủ phương tiện còn phải nộp số phí chưa nộp của chu kỳ trước. Đơn vị đăng kiểm sẽ truy thu số phí phải nộp của chu kỳ trước, số phí phải nộp bằng mức thu phí của 01 tháng nhân với thời gian nộp chậm.

a.5) Trường hợp chủ phương tiện muốn nộp phí sử dụng đường bộ cho thời gian dài hơn chu kỳ kiểm định, đơn vị đăng kiểm thu phí và cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

a.6) Đối với xe ô tô bị tịch thu, bị thu hồi bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; xe ô tô của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (mang biển kiểm soát màu xanh); xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an thanh lý; xe ô tô thế chấp bị tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi mà trong thời gian bị tịch thu, thu hồi, chờ thanh lý không kiểm định để lưu hành sau đó được bán phát mại, thanh lý thì chủ mới của phương tiện chỉ phải nộp phí sử dụng đường bộ từ thời điểm mang xe đi kiểm định để lưu hành. Khi kiểm định lưu hành, chủ phương tiện phải xuất trình cho cơ quan đăng kiểm các giấy tờ liên quan như: Quyết định tịch thu hoặc thu hồi của cấp có thẩm quyền; quyết định thu hồi tài sản thế chấp; quyết định cho phép thanh lý tài sản đối với các tài sản thuộc sở hữu của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng quốc phòng, công an; biên bản hoặc hợp đồng thực hiện hoàn tất thủ tục mua tài sản được bán thanh lý, bán đấu giá.

Trường hợp xe bán thanh lý, phát mại đã nộp phí qua thời điểm đi kiểm định lại để lưu hành thì chủ phương tiện nộp phí tính từ thời điểm nối tiếp theo kỳ hạn đã nộp phí của chu kỳ trước.

b) Nộp phí theo năm dương lịch

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.

Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.

c) Nộp phí theo tháng

Doanh nghiệp có số phí sử dụng đường bộ phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình.

Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí sử dụng đường bộ cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí.

2. Đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an: Phí sử dụng đường bộ nộp theo năm, theo mức thu quy định tại điểm 2, điểm 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Khi thu phí sử dụng đường bộ, tổ chức thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

Điều 7. Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí sử dụng đường bộ là Cục Đường bộ Việt Nam nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách trung ương. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định.

Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích để lại một phẩy hai phần trăm (1,2%) số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định. Số tiền còn lại, tổ chức thu phí phải nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.

2. Đối với các đơn vị đăng kiểm thực hiện thu phí

a) Đơn vị thu phí sử dụng đường bộ được trích để lại một phẩy ba mươi hai phần trăm (1,32%) số tiền phí sử dụng đường bộ thực thu để chi cho các nội dung sau:

Trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định.

Trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam ba phần trăm (3%) số tiền được để lại (1,32%) để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ của hệ thống đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc.

b) Trả lại tiền phí sử dụng đường bộ đối với các trường hợp không chịu phí quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

c) Số tiền còn lại (sau khi trừ số tiền quy định tại điểm a và điểm b khoản này), tổ chức thu phí sử dụng đường bộ chuyển về tài khoản chuyên thu của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời gian tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu phí. Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thu phí chuyển về tài khoản chuyên thu của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải nộp vào ngân sách nhà nước.

3. Cục Đăng kiểm Việt Nam và Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện kê khai, nộp phí sử dụng đường bộ thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp số tiền phí (quy định tại điểm c khoản 2 Điều này), Cục Đường bộ Việt Nam nộp toàn bộ số tiền phí thu được (trường hợp được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nộp 98,8% số tiền phí thu được) vào ngân sách trung ương theo Chương của Bộ Giao thông vận tải và chi tiết theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành để chi cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu giao thông đường bộ theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

4. Số tiền phí sử dụng đường bộ được để lại chi của tổ chức thu phí: Trường hợp tổ chức thu phí áp dụng cơ chế tài chính doanh nghiệp, số tiền phí được để lại là doanh thu của đơn vị và thực hiện khai, nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) theo quy định pháp luật về thuế; trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức thu phí quản lý, sử dụng số tiền phí được để lại theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP.

Điều 8. Trả lại hoặc bù trừ phí đã nộp

1. Đối với xe ô tô quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định này nếu đã nộp phí sử dụng đường bộ thì chủ phương tiện được trả lại phí đã nộp hoặc được bù trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau.

a) Đối với xe ô tô quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định này trước khi mang xe đi sửa chữa, chủ phương tiện phải xuất trình Biên bản hiện trường tai nạn có xác nhận của cơ quan công an và nộp lại Tem kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định cho đơn vị đăng kiểm gần nhất để có căn cứ trả lại phí sau khi phương tiện hoàn thành việc sửa chữa và kiểm định lại để tiếp tục lưu hành.

b) Hồ sơ trả lại phí hoặc bù trừ vào số phí sử dụng đường bộ kỳ sau (sau đây gọi chung là trả lại phí) bao gồm:

b.1) Giấy đề nghị trả lại hoặc bù trừ phí sử dụng đường bộ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

b.2) Bản chụp các giấy tờ chứng minh thời gian không được sử dụng phương tiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định này (Quyết định tịch thu hoặc thu hồi xe của cơ quan có thẩm quyền, văn bản thu hồi giấy đăng ký và biển số xe).

b.3) Bản chụp biên lai thu phí sử dụng đường bộ. Trường hợp bị mất biên lai thu phí, chủ phương tiện đề nghị đơn vị đăng kiểm nơi nộp phí cấp bản chụp biên lai thu phí.

b.4) Riêng đối với xe ô tô quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định này ngoài các giấy tờ nêu trên, chủ phương tiện còn phải cung cấp Biên bản thu Tem và Giấy chứng nhận kiểm định theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian tính trả lại hoặc bù trừ phí sử dụng đường bộ từ thời điểm cơ quan chức năng thu giữ Tem và Giấy chứng nhận kiểm định.

c) Hồ sơ trả lại phí sử dụng đường bộ được nộp tại đơn vị đăng kiểm. Khi nộp hồ sơ, đối với các bản chụp, người đề nghị trả lại phí phải mang theo bản chính để đơn vị đăng kiểm đối chiếu. Khi tiếp nhận hồ sơ, đơn vị đăng kiểm đóng dấu tiếp nhận, ghi thời gian nhận và ghi nhận các tài liệu trong hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ trả lại phí sử dụng đường bộ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, đơn vị đăng kiểm phải thông báo cho người nộp hồ sơ để hoàn chỉnh.

d) Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị trả lại phí sử dụng đường bộ, căn cứ hồ sơ đề nghị trả lại phí của chủ phương tiện, thủ trưởng đơn vị đăng kiểm ra Quyết định về việc trả lại/bù trừ phí sử dụng đường bộ theo Mẫu số 03 tại Phụ lục II hoặc Thông báo về việc không được trả lại/bù trừ tiền phí theo Mẫu số 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi người đề nghị trả lại phí.

đ) Số phí sử dụng đường bộ được trả lại hoặc bù trừ cho chủ phương tiện tương ứng với số phí đã nộp cho thời gian phương tiện không sử dụng.

e) Quyết định về việc trả lại/bù trừ phí sử dụng đường bộ là căn cứ để đơn vị đăng kiểm kê khai, quyết toán số tiền phí đã trả lại hoặc bù trừ vào số phí phải nộp kỳ sau.

2. Đối với xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.

a) Khi tạm dừng lưu hành

a.1) Doanh nghiệp gửi hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải nơi quản lý, cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải hoặc nơi sử dụng phương tiện (đối với trường hợp mang phương tiện đến địa phương khác sử dụng), bao gồm: Đơn xin tạm dừng lưu hành theo Mẫu số 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô (bản chụp).

a.2) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (kiểm tra các điều kiện: Các xe xin tạm dừng lưu hành là xe kinh doanh vận tải và thuộc sở hữu của doanh nghiệp; thời gian xin tạm dừng lưu hành của từng xe phải liên tục từ 30 ngày trở lên).

Trường hợp chưa đủ điều kiện thì ra Thông báo về việc không đủ điều kiện đăng ký tạm dừng lưu hành theo Mẫu số 06 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và trả lại doanh nghiệp để hoàn thiện lại hồ sơ. Thời gian thực hiện 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.

Trường hợp đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải ký xác nhận vào Đơn xin tạm dừng lưu hành, đồng thời lập Biên bản tạm giữ phù hiệu, biển hiệu kinh doanh vận tải theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian thực hiện 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.

a.3) Doanh nghiệp lập hồ sơ nộp cho đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi được Sở Giao thông vận tải xác nhận vào đơn. Hồ sơ bao gồm: Đơn xin tạm dừng lưu hành bản chính (có xác nhận của Sở Giao thông vận tải); biên bản tạm giữ phù hiệu, biển hiệu (đối với xe thuộc diện cấp phù hiệu, biển hiệu); biên lai thu phí sử dụng đường bộ (bản chụp).

a.4) Đơn vị đăng kiểm nhận và kiểm tra hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp thì ra Thông báo về việc chưa đủ điều kiện thuộc diện không chịu phí sử dụng đường bộ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và trả lại doanh nghiệp để hoàn thiện lại hồ sơ, thời gian thực hiện 01 ngày làm việc.

Trường hợp đủ điều kiện thì lập Biên bản thu Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ theo Mẫu số 12 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, thời gian thực hiện 01 ngày làm việc.

a.5) Ngày Sở Giao thông vận tải xác nhận vào Đơn xin tạm dừng lưu hành là căn cứ xác định thời gian tạm dừng lưu hành, để xét thuộc trường hợp không chịu phí sử dụng đường bộ.

Trường hợp thời gian tạm dừng lưu hành thực tế lớn hơn so với thời gian dự kiến trên 30 ngày, chậm nhất là ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc tạm dừng lưu hành theo dự kiến doanh nghiệp phải làm Đơn xin tạm dừng lưu hành gửi Sở Giao thông vận tải xác nhận bổ sung. Trường hợp doanh nghiệp không làm Đơn hoặc làm Đơn xin tạm dừng lưu hành đã có xác nhận của Sở Giao thông vận tải nhưng doanh nghiệp không nộp cho đơn vị đăng kiểm trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao thông vận tải xác nhận thì doanh nghiệp vẫn phải chịu phí sử dụng đường bộ cho phương tiện tạm dừng lưu hành thực tế lớn hơn so với thời gian dự kiến.

Trường hợp thời gian tạm dừng lưu hành thực tế lớn hơn so với thời gian dự kiến không quá 30 ngày, doanh nghiệp không phải làm Đơn xin tạm dừng lưu hành bổ sung.

a.6) Trường hợp doanh nghiệp chưa nộp phí sử dụng đường bộ đối với xe đề nghị tạm dừng lưu hành tính đến thời điểm tạm dừng lưu hành thì phải nộp đủ phí sử dụng đường bộ cho đơn vị đăng kiểm tính đến thời điểm dừng lưu hành.

b) Khi doanh nghiệp lưu hành lại xe đã đề nghị tạm dừng lưu hành, đơn vị đăng kiểm tính số phí sử dụng đường bộ được bù trừ, cấp lại Tem đăng kiểm, Sở Giao thông vận tải cấp lại phù hiệu, biển hiệu và thực hiện các thủ tục, như sau:

b.1) Doanh nghiệp gửi đơn vị đăng kiểm (nơi đã nộp hồ sơ đề nghị tạm dừng lưu hành) hồ sơ đề nghị cấp lại Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ, gồm: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ theo Mẫu số 13 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, biên bản thu Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ (bản chính).

b.2) Đơn vị đăng kiểm nhận và kiểm tra hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo hoặc số ngày thực tế xe tạm dừng lưu hành (tính từ thời điểm tạm dừng lưu hành đến ngày đề nghị lưu hành trở lại) chưa đảm bảo thời gian liên tục từ 30 ngày trở lên thì đơn vị đăng kiểm ra Thông báo chưa đủ điều kiện xét thuộc diện không chịu phí theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, thời gian thực hiện 01 ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ đảm bảo, số ngày thực tế xe tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên và có đủ xác nhận của Sở Giao thông vận tải, đơn vị đăng kiểm tính toán số phí sử dụng đường bộ được bù trừ, số phí phải nộp bổ sung (nếu có) trên cơ sở mức thu của một tháng chia cho 30 ngày và nhân với số ngày nghỉ lưu hành, thời gian thực hiện 01 ngày làm việc.

Trường hợp xe chưa được nộp phí sử dụng đường bộ kể từ ngày dừng lưu hành thì số phí phải nộp sẽ được tính từ thời điểm đăng ký lưu hành trở lại cho đến chu kỳ đăng kiểm tiếp theo, theo quy định.

Trường hợp xe đã được nộp phí sử dụng đường bộ thì sẽ được bù trừ số phí tương ứng trong thời gian tạm dừng lưu hành vào số tiền phí phải nộp của kỳ tiếp theo. Đơn vị đăng kiểm ký Quyết định bù trừ phí sử dụng đường bộ theo Mẫu số 03 tại Phụ lục II.

Trường hợp số tiền được bù trừ nhỏ hơn số phí sử dụng đường bộ phải nộp của kỳ nộp phí sau thì doanh nghiệp phải nộp số phí bổ sung cho khoảng thời gian chênh lệch giữa thời gian phải nộp phí theo chu kỳ đăng kiểm và thời gian được tính đối trừ phí, đơn vị đăng kiểm cấp biên lai thu phí theo số tiền phải nộp bổ sung.

Cấp lại Tem kiểm định đối với trường hợp Tem kiểm định còn thời hạn. Trường hợp Tem kiểm định hết hạn thì thực hiện kiểm định và cấp Tem kiểm định cho chu kỳ kiểm định mới.

b.3) Sở Giao thông vận tải cấp lại phù hiệu, biển hiệu

Đối với xe bị tạm giữ phù hiệu, biển hiệu, doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp lại phù hiệu, biển hiệu cho Sở Giao thông vận tải (nơi tạm giữ phù hiệu, biển hiệu) bao gồm: Đơn đề nghị trả lại phù hiệu, biên hiệu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, Quyết định về việc bù trừ phí sử dụng đường bộ hoặc biên lai thu phí trong trường hợp chưa nộp phí cho thời gian dừng lưu hành (nộp bản chụp và mang bản chính để đối chiếu).

Sở Giao thông vận tải xem xét hồ sơ, cấp lại phù hiệu, biển hiệu (nếu có) cho doanh nghiệp, thời gian thực hiện 02 ngày làm việc.

3. Đối với xe ô tô quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị định này:

a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải, bao gồm:

Đơn xin xác nhận xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Bản chụp giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

Bản chụp giấy đăng ký xe (của từng xe xin xác nhận).

b) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Sở Giao thông vận tải thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ chậm nhất trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện xem xét, Sở Giao thông vận tải tiến hành kiểm tra thực tế doanh nghiệp và xác nhận vào Đơn xin xác nhận nếu các phương tiện đủ điều kiện theo nội dung kê khai của doanh nghiệp, thời gian thực hiện chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Trường hợp kết quả kiểm tra không đúng với Đơn xin xác nhận, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thiện lại hồ sơ, để Sở Giao thông vận tải xác nhận.

c) Doanh nghiệp nộp 01 bản Đơn xin xác nhận (có xác nhận của Sở Giao thông vận tải) cho đơn vị đăng kiểm, nơi doanh nghiệp đưa xe đến kiểm định.

d) Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, đối chiếu với Đơn xin xác nhận có dấu xác nhận của Sở Giao thông vận tải.

Trường hợp xe đang tham gia giao thông, sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ được chuyển sang đối tượng không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (từ diện chịu phí sang không chịu phí), đơn vị đăng kiểm lập Biên bản thu Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ theo Mẫu số 12 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp xe chưa được nộp phí sử dụng đường bộ tính đến ngày xin xác nhận xe không tham gia giao thông thì tính và thu phí sử dụng đường bộ đến ngày xin xác nhận xe không tham gia giao thông; trường hợp xe đã được nộp phí qua thời điểm xin xác nhận xe không tham gia giao thông thì được trả lại số phí đã nộp tính từ ngày xin xác nhận xe không tham gia giao thông đến hết ngày đã nộp phí theo biên lai thu phí. Đơn vị đăng kiểm tính, thu phí sử dụng đường bộ hoặc trả lại phí cho chủ phương tiện trong 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận Đơn xin xác nhận.

đ) Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nếu có sự tăng thêm về số lượng xe thuộc đối tượng này, doanh nghiệp làm Đơn xin xác nhận bổ sung gửi Sở Giao thông vận tải theo thủ tục nêu trên.

e) Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cho phép lưu hành xe trên hệ thống giao thông đường bộ (từ diện không chịu phí sang chịu phí), doanh nghiệp đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định lại, nộp phí sử dụng đường bộ để được tham gia giao thông. Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, tính và thu phí sử dụng đường bộ cho phương tiện kể từ ngày chủ phương tiện đến đăng ký lưu hành trở lại, thời gian thực hiện 01 ngày làm việc.

4. Đối với xe ô tô quy định tại điểm e khoản 2 Điều 2 Nghị định này có các giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh của cấp có thẩm quyền nếu thời gian hoạt động ở nước ngoài từ 30 ngày trở lên thì chủ phương tiện không phải chịu phí sử dụng đường bộ cho thời gian này. Chủ phương tiện cung cấp giấy tờ chứng minh xe được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật cho đơn vị đăng kiểm khi đăng kiểm. Trường hợp xe đã được nộp phí cho thời gian hoạt động tại nước ngoài thì đơn vị đăng kiểm sẽ tính bù trừ số phí phải nộp của kỳ tiếp theo, thời gian thực hiện 01 ngày làm việc.

5. Đối với xe ô tô quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 Nghị định này chủ phương tiện phải xuất trình Đơn trình báo về việc mất tài sản có xác nhận của cơ quan công an. Trường hợp xe đã được nộp phí sử dụng đường bộ cho thời gian bị mất từ 30 ngày trở lên thì đơn vị đăng kiểm sẽ tính trả lại (hoặc bù trừ số phí phải nộp của kỳ tiếp theo nếu tìm lại được phương tiện), thời gian thực hiện 01 ngày làm việc.

Trường hợp tìm thấy phương tiện thì chủ phương tiện phải cung cấp cho đơn vị đăng kiểm Biên bản bàn giao tài sản do cơ quan công an thu hồi giao cho chủ phương tiện.

6. Trong trường hợp tổ chức thu phí phát hiện việc thu sai mức phí sử dụng đường bộ quy định hoặc nhầm loại phương tiện, đơn vị đăng kiểm phải liên hệ với chủ phương tiện để thu bổ sung (nếu thu thiếu) và trả lại phí (nếu thu thừa) cho chủ phương tiện. Trong các trường hợp này, đơn vị đều phải lập Biên bản xử lý việc thu sai mức phí sử dụng đường bộ giữa tổ chức thu phí và chủ phương tiện theo Mẫu số 11 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này để làm cơ sở thu bổ sung hoặc trả lại phí.

7. Đối với các xe thuộc lực lượng quốc phòng, công an sau khi thanh lý thì chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại điểm 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này kể từ khi xe được cấp biển số mới.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm:

a) Hàng năm vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, Cục Đăng kiểm Việt Nam có văn bản hướng dẫn các đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc dự kiến số thu phí sử dụng đường bộ, thống nhất phương thức thực hiện, gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam làm cơ sở lập dự toán gửi Bộ Giao thông vận tải tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở dự toán thu phí được Bộ Giao thông vận tải giao hàng năm, Cục Đăng kiểm Việt Nam có văn bản triển khai nhiệm vụ thu phí đến từng đơn vị đăng kiểm trên cả nước.

b) Tổ chức in ấn, cấp phát và quản lý sử dụng Tem nộp phí sử dụng đường bộ đối với ô tô theo mẫu được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

c) Quản lý thu, nộp, trả lại phí sử dụng đường bộ; đôn đốc, kiểm tra hoạt động thu phí sử dụng đường bộ của các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trên cả nước (số thu, số nộp hàng năm) để đảm bảo đơn vị đăng kiểm nộp đầy đủ, đúng hạn khoản thu phí sử dụng đường bộ vào ngân sách nhà nước. Báo cáo Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện kiểm tra, quyết toán thu phí sử dụng đường bộ đối với các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới theo quy định.

2. Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới có trách nhiệm:

a) Thực hiện nhiệm vụ thu phí sử dụng đường bộ, quản lý thu, nộp, trả lại phí sử dụng đường bộ đối với các phương tiện đến đăng kiểm theo đúng quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Thực hiện chuyển số tiền phí sử dụng đường bộ thu được về tài khoản chuyên thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của Nghị định này và theo hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

c) Hàng năm, gửi báo cáo quyết toán thu phí sử dụng đường bộ trong năm về Cục Đăng kiểm Việt Nam trước ngày 20 tháng 01 năm sau để Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện quyết toán theo quy định pháp luật.

3. Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm:

a) Thực hiện nhiệm vụ thu phí sử dụng đường bộ, quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định của Nghị định này.

b) Hàng năm, lập dự toán và báo cáo kết quả thu phí sử dụng đường bộ gửi Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Căn cứ số dự kiến thu phí sử dụng đường bộ năm kế hoạch do Cục Đăng kiểm Việt Nam và cơ quan nhà nước quản lý giao thông đường bộ xây dựng, Bộ Giao thông vận tải lập dự toán thu phí sử dụng đường bộ và tổng hợp chung trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính cùng thời điểm thảo luận dự toán thu – chi ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

b) Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản thu phí sử dụng đường bộ (nếu có) gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ.

c) Xây dựng hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu, chỉ đạo tổ chức có liên quan truy cập, khai thác dữ liệu điện tử nộp phí sử dụng đường bộ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ có mã QR cho chủ phương tiện, theo lộ trình do Bộ Giao thông vận tải quyết định.

5. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm: Kiểm tra, xác nhận, cấp, thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với xe ô tô thuộc diện không chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Nghị định này.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

2. Bãi bỏ:

a) Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 09/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ bảo trì đường bộ.

b) Thông tư số 70/2021/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

3. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí sử dụng đường bộ không quy định tại Nghị định này, thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí, Luật Quản lý thuế Nghị định số 120/2016/NĐ-CP , Nghị định số 82/2023/NĐ-CP , Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

4. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG



Lê Minh Khái

PHỤ LỤC I

(Kèm theo Nghị định số 90/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ)

BIỂU MỨC THU PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ

1. Mức thu phí (trừ quy định tại điểm 2 và điểm 3 dưới đây)

Số TT

Loại phương tiện chịu phí

Mức thu (nghìn đồng)

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

1

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh

130

390

780

1.560

2.280

3.000

2

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

180

540

1.080

2.160

3.150

4.150

3

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

810

1.620

3.240

4.730

6.220

4

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

5

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

590

1.770

3.540

7.080

10.340

13.590

6

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

7

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

8

Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

1.430

4.290

8.580

17.160

25.050

32.950

Ghi chú:

– Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

– Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

– Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng Số tháng phải nộp của chu kỳ trước.

– Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.

2. Mức thu phí đối vi xe của lực lượng quốc phòng

Số TT

Loại phương tiện

Mức thu

(nghìn đồng/năm)

1

Xe ô tô con quân sự

1.000

2

Xe ô tô vận tải quân sự

1.500

3. Mức thu phí đối với xe của lực lượng công an

Số TT

Loại phương tiện

Mức thu

(nghìn đồng/năm)

1

Xe dưới 7 chỗ ngồi

1.000

2

Xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở lên, xe khách, xe vận tải, xe ô tô chuyên dùng

1.500

 

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Nghị định số 90/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Giấy đề nghị trả lại hoặc bù trừ phí sử dụng đường bộ

Mẫu số 02

Biên bản thu Tem và Giấy chứng nhận kiểm định

Mẫu số 03

Quyết định về việc trả lại/bù trừ phí sử dụng đường bộ

Mẫu số 04

Thông báo về việc không được trả lại/bù trừ tiền phí

Mẫu số 05

Đơn xin tạm dừng lưu hành

Mẫu số 06

Thông báo về việc không đủ điều kiện đăng ký tạm dừng lưu hành

Mẫu số 07

Biên bản tạm giữ phù hiệu, biển hiệu kinh doanh vận tải

Mẫu số 08

Thông báo chưa đủ điều kiện xét thuộc diện không chịu phí

Mẫu số 09

Đơn đề nghị trả lại phù hiệu, biển hiệu

Mẫu số 10

Đơn xin xác nhận xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ

Mẫu số 11

Biên bản xử lý việc thu sai mức phí sử dụng đường bộ

Mẫu số 12

Biên bản thu Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ

Mẫu số 13

Đơn đề nghị cấp/cấp lại Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……., ngày…. tháng…. năm…

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Trả lại/bù trừ phí sử dụng đường bộ

Kính gửi:……(tên cơ quan trả lại/bù trừ phí)……

I. Thông tin về tổ chc, cá nhân đề nghị trả lại/bù trừ phí

Tên tổ chức, cá nhân:……………………………………………………………………………………….

Số hộ chiếu/CCCD/CMND hoặc số định danh cá nhân:…………………………………………… cấp ngày:…………………..tại:

Điện thoại:……………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………….. Quận/huyện:……………………. Tỉnh/thành phố:……………

II. Nội dung đề nghị trả lại/bù trừ phí sử dụng đường bộ

1. Thông tin về khoản phí đề nghị trả lại/bù trừ:

– Phương tiện đã nộp phí:…………………… (loại xe, biển số xe)………………………………….

– Thời gian đã nộp phí: Từ ngày ……./………………. /…….. đến ngày ……/….…/……..

– Số tiền phí đã nộp:………………………………………………………………………………………..

– Số tiền phí đề nghị trả lại/bù trừ:……………………………………………………………………….

– Lý do đề nghị trả lại/bù trừ:……………………………………………………………………………..

2. Hình thức đề nghị trả phí

a) Bù trừ: □

b) Trả lại tiền phí: Tiền mặt: □ Chuyển khoản: □

Chuyển tiền vào tài khoản số: ………………tại ngân hàng:……….. (hoặc) Người nhận tiền: …………………………………Số hộ chiếu/CCCD/CMND hoặc số định danh cá nhân: …………………………………cấp ngày: ………..tại:…………………………..

III. Tài liệu gửi kèm (ghi rõ tên tài liệu, bản chính, bản chụp)

1………………………………………………………………………………………………………………….

2………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai.

 

Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có))

Mẫu số 02

TÊN ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……….

……, ngày…. tháng…. năm…

BIÊN BẢN

Thu Tem và Giấy chứng nhận kiểm định

Vào hồi …. giờ…. ngày … tháng … năm ….

Tại đơn vị đăng kiểm xe cơ giới:………………………………………………. , địa chỉ:………….. điện thoại:

Chúng tôi gồm:

I. Đại diện cho đơn vị đăng kiểm xe cơ giới

1. Ông (bà):…………………………………………….. Chức vụ: Lãnh đạo.

2. Ông (bà):…………………………………………….. Chức vụ: Nhân viên.

II. Đại diện cho chủ phương tiện có biển số phương tiện:…………………………………….

Ông (bà): ……………………………… là chủ phương tiện/lái xe. Số điện thoại: ……………Số hộ chiếu/CCCD/CMND hoặc số định danh cá nhân/Giấy phép lái xe: …….…; cấp ngày: …………, tại:

Cùng nhau lập Biên bản xác nhận thời điểm thu Tem kiểm định và Giấy chng nhận kiểm định làm cơ sở để tính trả lại phí hoặc bù trừ phí sử dụng đường bộ trong thời gian sửa chữa, phục hồi tình trạng kỹ thuật sau tai nạn, cụ thể:

Ông (bà) ………………………….. đã nộp lại Tem và Giấy chứng nhận kiểm định có số sê ri: ……do …. (đơn vị đăng kiểm xe cơ giới) … cấp ngày:…/…/…. có hiệu lực đến ngày…/…/….

Lý do: Xe bị tai nạn giao thông không thể lưu hành được phải sửa chữa.

Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản giao cho chủ phương tiện, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm thu Tem và Giấy chứng nhận kiểm định.

CHỦ PHƯƠNG TIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)

NHÂN VIÊN ĐƠN VỊ
ĐĂNG KIỂM
(Ký và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
ĐĂNG KIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ
và đóng dấu)

 

Mẫu số 03

TÊN ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……

…………, ngày…. tháng…. năm…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc trả lại/bù trừ phí sử dụng đường bộ

CHỨC DANH THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN RA QUYT ĐỊNH

Căn cứ Nghị định số 90/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ;

Căn cứ vào Giấy đề nghị trả lại/bù trừ tiền phí (hoặc đơn đề nghị lưu hành trở lại) ngày …/…/…. kèm theo hồ sơ của: ….(Tên người nộp phí)…;

Theo đề nghị của…………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Trả lại/bù trừ phí sử dụng đường bộ cho…. (Tên người nộp phí):…..….

– Tổng số tiền phí là:………………………………….. đồng (bằng chữ:……………………………. )

– Phương tiện được trả lại/bù trừ: ....(Loại xe, biển số xe hoặc danh sách phương tiện kèm theo)

– Thời gian phương tiện không sử dụng và được trả lại/bù trừ phí: Từ ngày …/…/….đến ngày…/…/….

Lý do trả lại/bù trừ phí:……………………………………………………………………………………..

Hình thức trả lại/bù trừ tiền: Bù trừ □ Trả lại: □

Tiền mặt □ Chuyển khoản: □

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký……(Tên người nộp phí)…,… (bộ phận liên quan của tổ chức thu phí)…. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Lưu: VT, ….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

Mẫu số 04

TÊN ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………

………, ngày…. tháng…. năm…

 

THÔNG BÁO

Về việc không được trả lại/bù trừ tiền phí

Đơn vị đăng kiểm nhận được Giấy đề nghị trả lại/bù trừ khoản thu phí sử dụng đường bộ ngày … tháng … năm … của … (Tên người nộp phí, mã số thuế)… và hồ sơ gửi kèm theo.

Căn cứ Nghị định số 90/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Hồ sơ đề nghị trả lại/bù trừ phí của .…(Tên người nộp phí)…. không thuộc đối tượng, trường hợp được trả lại/bù trù phí hoặc có số tiền phí không được trả lại/bù trừ là ………..đồng.

Lý do:…. (nêu rõ lý do không được trả lại phí và căn cứ cụ thể)………………………………….

Nếu có vướng mắc, xin liên hệ với đơn vị đăng kiểm để được giải đáp.

Số điện thoại:……………………………

Địa chỉ:………………………….

Nơi nhận:
 … (Tên người nộp phí)…..;
– ………;
– Lưu: VT, …

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

Mẫu số 05

TÊN ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………

………., ngày…. tháng…. năm…

ĐƠN XIN TẠM DỪNG LƯU HÀNH

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải…………

Tên:… Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên Hiệp hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp)…….

Số ĐKKD: ………………………………cấp ngày: …………………………………………….

Địa chỉ cơ quan: …………………………………………………………………………………

Đề nghị Sở Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận và thực hiện tạm giữ phù hiệu, biển hiệu làm cơ sở cho… (Tên doanh nghiệp)… để làm căn cứ xác định thuộc diện không chịu phí sử dụng đường bộ đối với các phương tiện nêu dưới đây:

Số TT

Loại xe

Biển số xe

Số phù hiệu, biển hiệu (nếu có)

Thời gian dự kiến tạm dừng hoạt động

1

Từ ngày … đến ngày …

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Giao thông vận tải tỉnh ………………………….. xác nhận các xe nêu trên đúng là xe thuộc sở hữu của doanh nghiệp; doanh nghiệp xin tạm dừng lưu hành từ ngày… tháng… năm….

Sở Giao thông vận tải đã lập biên bản tạm giữ phù hiệu, biển hiệu của xe kể từ ngày … tháng … năm ….

Đơn này được lập thành 03 bản, 02 bản giao cho chủ phương tiện (01 bản lưu, 01 bản để kèm hồ sơ gửi đơn vị đăng kiểm trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao thông vận tải xác nhận vào đơn làm thủ tục xác định xe dùng sử dụng), 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải.

LÃNH ĐẠO SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 06

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN
RA THÔNG BÁO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………..

………., ngày…. tháng…. năm…

THÔNG BÁO

Về việc không đủ điều kiện đăng ký tạm dừng lưu hành

…(Cơ quan thông báo)………. nhận được hồ sơ của….(doanh nghiệp)…………………

Căn cứ Nghị định số 90/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Qua nghiên cứu, hồ sơ của ...(doanh nghiệp) …… chưa đủ điều kiện để đăng ký tạm dừng lưu hành theo quy định.

Lý do: …….(nêu rõ lý do không được đăng ký tạm dừng lưu hành)………………………..

Nếu có vướng mắc, xin liên hệ theo số điện thoại:………………………………………. để được giải đáp.

 

Nơi nhận:
– …..(tên doanh nghiệp)……;
– ……;
– Lưu: VT,…..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN RA THÔNG BÁO
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

Mẫu số 07

TÊN SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………

………., ngày…. tháng…. năm…

BIÊN BẢN

Tạm giữ phù hiệu, biển hiệu kinh doanh vận tải

Vào hồi …… giờ …. ngày …..tháng …. năm…….

Tại Sở Giao thông vận tải: ……………………., điện thoại………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

1. Đại diện cho Sở Giao thông vận tải

– Lãnh đạo:………………………………………………………………………………..

– Nhân viên:…………………………………………………………………………….

2. Đại diện cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Ông (bà):…………………………………………………………………………………

Số hộ chiếu/CCCD/CMND hoặc số định danh cá nhân:……………………………….., cấp ngày ………………………………..………tại:………………………

Cùng nhau lập biên bản xác nhận đã thực hiện tạm giữ phù hiệu, biển hiệu kinh doanh vận tải từ ngày… tháng… năm… làm căn cứ xác định phương tiện dừng lưu hành để xét thuộc trường hợp không chịu phí sử dụng đường bộ đối với các phương tiện sau:

Số TT

Loại xe

Biển số xe

Đơn vị cấp

Số phù hiệu, biển hiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biên bản được lập thành 03 bản, 02 bản giao cho chủ phương tiện (trong đó chủ phương tiện lưu 01 bản, 01 bản để kèm theo hồ sơ gửi đơn vị đăng kiểm thực hiện thu Tem nộp phí sử dụng đường bộ), 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải.

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký và ghi rõ họ tên)

CÁN BỘ SỞ GTVT
(Ký và ghi rõ họ tên)

LÃNH ĐẠO SỞ GTVT
(Kýghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 08

TÊN ĐƠN VỊ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……..

………., ngày…. tháng…. năm…

 

THÔNG BÁO

Về việc chưa đủ điều kiện thuộc diện không chịu phí sử dụng đường bộ

Đơn vị đăng kiểm nhận được Đơn đề nghị cấp/cấp lại Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ… ngày … tháng … năm … của …(doanh nghiệp)… và hồ sơ gửi kèm theo.

Căn cứ Nghị định số 90/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Qua nghiên cứu, hồ sơ của……………………….. (doanh nghiệp)………. chưa đủ điều kiện thuộc đối tượng không chịu phí sử dụng đường bộ trong thời gian tạm dừng lưu hành.

Lý do: … (nêu rõ lý do không được đăng ký tạm dừng lưu hành)…..

Nếu có vưng mắc, xin liên hệ theo số điện thoại: ………. để được giải đáp.

Nơi nhận:
– …..(Tên doanh nghiệp)……;
– ……;
– Lưu: VT,…..

THỦ TRƯỞNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Mẫu số 09

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

………, ngày … tháng ….. năm….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Trả lại phù hiệu, biển hiệu

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải…..

Tên tôi là:………………………………………………………………………

Số hộ chiếu/CCCD/CMND hoặc số định danh cá nhân:………………………….….cấp ngày: …………..tại:……………………………………..

Đại diện cho: …………………………………………………………………………………………………

Giấy giới thiệu số:……………………………………………………………………………………………

Ngày…/…/…, tôi đã có đơn và đã nộp phù hiệu, biển hiệu để làm căn cứ xác định thời gian tạm dừng hoạt động của các phương tiện. Nay tôi làm đơn này đề nghị quý Sở xem xét trả lại phù hiệu, biển hiệu cho các phương tiện sau đây để được tiếp tục lưu hành, bao gồm:

Số TT

Loại xe

Biển số xe

Đơn vị cấp

Số phù hiệu, biển hiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cảm ơn!

 

 

Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 10

TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……..

………., ngày…. tháng…. năm…

 

ĐƠN XIN XÁC NHẬN

Xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải…….

Tên đơn vị đề nghị:………………………………………………………………………………………….

Số ĐKKD:………………………………. cấp ngày:………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….

1. Đề nghị của đơn vị

Đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra và xác nhận phương tiện thuộc sở hữu của doanh nghiệp chúng tôi là xe dùng để…….., để làm căn cứ xác định thuộc diện không chịu phí sử dụng đường bộ đối với các phương tiện nêu dưới đây:

Số TT

Loại xe

Biển số xe

Tuyến đường/khu vực hoạt động

1

Ví dụ: Xe tải

14M-1234

Mỏ Than Mông Dương

2

 

 

 

2. Sở Giao thông vận tải đã kiểm tra và xác nhận các phương tiện nêu trên là các xe dùng để…….; theo đúng nội dung đã kê khai. Đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và sử dụng phương tiện.

Đơn này được lập thành 03 bản, 02 bản giao cho chủ phương tiện (01 bản lưu, 01 bản để kèm hồ sơ gửi đơn vị đăng kiểm làm thủ tục xác định xe dừng sử dụng), 01 bản lưu tại Sở Giao thông vận tải.

 

LÃNH ĐẠO SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 11

TÊN ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………

………., ngày…. tháng…. năm…

 

BIÊN BẢN

Xử lý việc thu sai mức phí sử dụng đường bộ

Vào hồi …. giờ…… ngày…..tháng…..năm ….

Tại đơn vị đăng kiểm xe cơ giới: ………………..địa chỉ:………..…….điện thoại:……………

Chúng tôi gồm:

I. Đại diện cho đơn vị đăng kim xe cơ giới

1. Ông (bà): …………………………..Chức vụ: Lãnh đạo.

2. Ông (bà): …………………………..Chức vụ: Nhân viên.

II. Đại diện cho chủ phương tiện có biển số phương tiện:……………………………..

Ông (bà): …………………… là chủ phương tiện/lái xe. Số điện thoại: ………………..Số hộ chiếu/CCCD/CMND hoặc số định danh cá nhân/Giấy phép lái xe:……………; ngày cấp:…………tại:………….

Cùng nhau lập Biên bản này để xác định số phí phải thu bổ sung (hoặc phải hn trả) bởi nguyên nhân:………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

Số tiền thu bổ sung (hoặc trả lại) là:…………………………………………………

Bằng chữ:………………………………………………………….

Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản giao cho chủ phương tiện, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm thu phí.

 

CHỦ PHƯƠNG TIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)

NHÂN VIÊN ĐƠN VỊ
ĐĂNG KIỂM
(Ký và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
ĐĂNG KIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ
và đóng dấu)

 

Mẫu số 12

TÊN ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……….

………., ngày…. tháng…. năm…

 

BIÊN BẢN

Thu Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ

Vào hồi……..giờ …. ngày…….tháng …. năm…….

Tại đơn vị đăng kiểm xe cơ giới: ……………….., điện thoại:…………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

1. Đại diện cho đơn vị đăng kiểm xe cơ gii

– Lãnh đạo:…………………………………………………

– Nhân viên:…………………………………………………

2. Đại diện cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải:

Ông (bà):…………………………………………………

Số hộ chiếu/CCCD/CMND hoặc số định danh cá nhân:……………….……, cấp ngày: ……………..……..tại:……………………………

Cùng nhau lập biên bản xác nhận đã thu Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ để làm căn cứ xét phương tiện thuộc diện không chịu phí sử dụng đường bộ cho các phương tiện sau đây.

Số TT

Biển số đăng ký

Tem kiểm định

Tem nộp phí sử dụng đường bộ

Số sê-ri

Đơn vị cấp

Thời hạn

Số sê-ri

Đơn vị cp

Thời hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biên bản được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho chủ phương tiện, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm thu tem.

 

CHỦ PHƯƠNG TIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)

NHÂN VIÊN ĐƠN VỊ
ĐĂNG KIỂM

(Ký và ghrõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
ĐĂNG KIỂM

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 13

TÊN ĐƠN VỊ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……….

………., ngày…. tháng…. năm…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp/cấp lại Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ

Kính gửi: Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới…….

Tên tôi là: ……………., đại diện cho …(doanh nghiệp)………………………………………………

Số hộ chiếu/CCCD/CMND hoặc số định danh cá nhân: ……………..cấp ngày: …………. tại: …………………………………………………………………

Địa chỉ (theo hộ khẩu thường trú):……………………………………………………………………….

Ngày…/…/…, tôi đã có đơn và đã nộp Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ để làm căn cứ xác định thời gian tạm dừng hoạt động của các phương tiện. Nay đề nghị được cấp lại Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho các phương tiện sau đây để được tiếp tục lưu hành, bao gồm:

Số TT

Loại xe

Biển số xe

Ghi chú

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

Đơn đề nghị này được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho chủ phương tiện, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm.

DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

NHÂN VIÊN ĐƠN VỊ
ĐĂNG KIỂM
(Ký và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
ĐĂNG KIỂM

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

» Luật sư tư vấn lỗi vi phạm giao thông

Luật sư tư vấn ly hôn

Luật sư tư vấn ly hôn
Luật sư tư vấn ly hôn

Luật sư tư vấn ly hôn. Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng, hoặc cả vợ chồng yêu cầu ly hôn. Trong quá trình giải quyết ly hôn có không ít những khó khăn, vướng mắc mà bạn cần phải mời luật sư trợ giúp pháp lý cho bạn giải quyết ly hôn để tránh những sai lầm về sau do không nắm được pháp luật cũng như kinh nghiệm trong của vụ việc ly hôn. Luat su tu van ly hon như sau:

Luật sư tư vấn ly hôn, giải quyết ly hôn

I. Nội dung luật sư tư vấn ly hôn

1. Luật sư tư vấn ly hôn ban đầu

Tuy các vụ việc ly hôn có những điểm giống nhau về thủ tục tố tụng tại toà án nhưng về nội tình thì rất khác nhau, nên luật sư cần nắm bắt được các thông tin mang tính riêng vụ việc của quý khách thì mới có thể tư vấn.

Sau khi được nghe thông tin khách hàng trình bày, qua các tài liệu, luật sư tư vấn ly hôn:

– Tư vấn quyền yêu cầu ly hôn, phân loại việc ly hôn, thỏa thuận ly hôn;

– Tư vấn thủ tục ly hôn: thủ tục ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình, chia tài sản khi ly hôn, giành quyền nuôi con, quyền nuôi con, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, … tư vấn về lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Liên hệ luật sư tư vấn ly hôn, hỗ trợ giải đáp khi ly hôn
Điện thoại hỗ trợ: 0768236248 Chat Zalo

2. Quyền nộp đơn ly hôn, căn cứ ly hôn

Thuận tình ly hôn

Quyền nộp đơn: Cả vợ và chồng cùng nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Căn cứ ly hôn: Tòa án xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Ly hôn theo yêu cầu của một bên

Quyền nộp đơn ly hôn đơn phương:

– Vợ hoặc chồng đều có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

– Chồng không có quyền nộp đơn yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Căn cứ ly hôn đơn phương:

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

3. Đơn xin ly hôn và chứng cứ kèm theo

Trong quá trình Toà án giải quyết vụ ly hôn, các bên ly hôn có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu các bên không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Việc các bên giao nộp chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho người nộp chứng cứ giữ.

Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Xem thêm » Mẫu đơn xin ly hôn

4. Nộp đơn ly hôn ra tòa án nào?

– Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện/thị xã nơi bị đơn hiện đang cư trú (là nơi người đó đang học tập, làm việc, công tác).

– Người khởi kiện nộp đơn ly hôn và các tài liệu chứng cứ kèm theo.

– Ly hôn có yếu tố nước ngoài thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

– Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

– Nếu nguyên đơn/bị đơn hoặc có tài sản ở nước ngoài thì nộp đơn đến tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Xem thêm » Tư vấn thủ tục ly hôn

5. Hòa giải ly hôn tại Tòa án

Tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án, sự hợp tác của hai bên, Tòa án có thể tiến hành hòa giải một hoặc nhiều lần.

Nguyên tắc tiến hành hoà giải

Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

– Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;

– Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Không tiến hành hoà giải được bởi các lý do

– Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

– Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.

– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

Nội dung hoà giải trong ly hôn

– Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

– Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải.

– Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

– Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

– Nếu các bên không hòa giải được thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

II. Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn

1. Nội dung tư vấn ly hôn bao gồm

– Thực hiện tư vấn các thủ tục hành chính về hôn nhân gia đình

– Tư vấn thủ tục ly hôn, tư vấn ly hôn nhanh;

– Tư vấn phân chia tài sản khi ly hôn;

– Tư vấn thủ tục xác nhận, xác minh tài sản riêng của vợ, chồng;

– Tư vấn luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn;

– Tư vấn thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn;

– Tư vấn về thừa kế, di chúc, cho tặng tài sản trong thời kỳ hôn nhân;

– Tư vấn khởi kiện về Hôn nhân và gia đình;

– Tư vấn thủ tục đòi yêu cầu thực hiện việc cấp dưỡng cho con, cha mẹ;

– Tư vấn thủ tục xin nhận con nuôi, xác nhận con ngoài giá thú, nhận cha mẹ cho con;

– Tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi, công nhận quyền làm cha, mẹ cho con cá;

– Tìm kiếm và xác minh nhân thân chồng hoặc vợ…

2. Dịch vụ luật sư tư vấn tại nhà

Dịch vụ luật sư giải quyết ly hôn ra đời nhằm giúp cho khách hàng không có thời gian và điều kiện để trực tiếp đến văn phòng của công ty, chúng tôi sẽ có một bộ phận là những người giàu kinh nghiệm trong ban tư vấn và tiếp nhận hồ sơ sẽ trực tiếp đến tận nhà và địa điểm bất kỳ theo yêu cầu của khách hàng để được tư vấn và tiến hành hợp đồng công việc theo sự thỏa thuận của hai bên.

3. Dịch vụ luật sư giải quyết ly hôn

Luật sư và chuyên gia tư vấn ly hôn, tư vấn ly hôn nhanh với nền tảng kiến thức pháp luật vững chắc và đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, bên cạnh kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình còn có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực khác, các biện pháp phục vụ khách hàng, để thỏa mãn các yêu cầu một cách toàn diện và mang tính ứng dụng thực tiễn cao.

4. Mục đích của luật sư tư vấn ly hôn

– Luôn kín đáo, riêng tư, uy tín.
– Bí mật nội dung cuộc tư vấn ly hôn.
– Không phê phán, phán xét đạo đức.
– Cung cấp những thông tin cần thiết về ly hôn.
– Giúp khách hàng tìm được cách giải quyết tốt, đảm bảo.
– Tư vấn thủ tục ly hôn nhanh, ly hôn nhanh chóng, phù hợp, hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể nhất.
– Xây dựng kế hoạch an toàn.
– Không hứa hẹn quá nhiều làm mất đi tính độc lập, tự chủ, tự quyết của khách hàng.

» Tư vấn chia tài sản khi ly hôn

» Tư vấn giành quyền nuôi con

Liên hệ luật sư tư vấn ly hôn
Khi ly hôn với nhiều lý do, mà bạn đang còn băn khoăn về thủ tục, phân chia tài sản, nuôi con cái, ly hôn nhanh hãy liên hệ để được tư vấn…
Luật sư tư vấn ly hôn tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên cả nước, số điện thoại: 0768236248 Chat Zalo

III. Hỏi – đáp luật sư tư vấn ly hôn

Mục chính của hỏi đáp ly hôn

1. Trường hợp: Hỏi giấy tờ xin ly hôn cần chuẩn bị những gì?

Câu hỏi: Thưa luật sư tôi đang muốn ly hôn với chồng tôi do chồng tôi có quan hệ ngoài luồng, tôi muốn biết giấy tờ ly xin hôn gồm những gì?

Luật sư ly hôn trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới chúng tôi. Do bạn không nói rõ về chồng, con cái và tài sản, nên chúng tôi trả lời bạn về giấy tờ xin ly hôn như sau:

Ngoài đơn xin ly hôn thì bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính, Nếu không có bản chính thì nộp bản sao có xác nhận sao y);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao y có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao y có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao y có chứng thực);

+ Gấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (Sổ đỏ, giấy tờ xe… sao y có chứng thực)
Sau khi đã chuẩn bị xong các giấy tờ trên thì bạn nộp tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của một trong hai bên, nếu ly hôn đơn phương thì nơi nộp đơn là nơi cư trú hiện tại của bị đơn (nơi ở của người không nộp đơn).

Trên đây là lời tư vấn của luật sư về giấy tờ ly xin hôn gồm những gì, nếu bạn còn vướng mắc gì thì bạn gọi đến số điện thoại dưới đây để được tư vấn.

2. Trường hợp: Hỏi về thời gian ly hôn mất bao lâu?

Câu hỏi: Luật sư cho em hỏi, em đang chuẩn bị đi nước ngoài, em muốn làm thủ tục ly hôn nhanh có được không, thời gian ly hôn là bao lâu? vì từ khi lấy nhau đến nay đã 3 năm mà vợ chồng em không sống chung với nhau, không có con riêng?

Luật sư ly hôn trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới chúng tôi. Do bạn không nói rõ chồng bạn có đồng ý ly hôn hay không? nên tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất, nếu chồng bạn đồng ý ký vào đơn ly hôn, tài sản được vợ chồng đồng ý (ly hôn thuận tình), trong trường hợp này thời gian ly hôn sẽ nhanh hơn, thời gian ly hôn thuận tình thường khoảng 1 tháng.
Thứ hai, nếu chồng bạn không ký đơn ly hôn, không đồng ý ly hôn, trong trường hợp này bạn nộp đơn xin ly hôn (ly hôn đơn phương) thì thời gian giải quyết của Tòa án sẽ lâu hơn thường từ 4 đến 6 tháng.

Trên đây là lời tư vấn của luật sư về thời gian ly hôn là bao lâu? nếu bạn còn vướng mắc gì thì bạn gọi đến số điện thoại của chúng tôi để được tư vấn.

3. Trả lời các câu hỏi ly hôn thường gặp

  1. Theo quy định thời gian ly hôn từ 4 đến 6 tháng, vợ chồng tôi ly hôn thuận tình có nhanh hơn được không?: ĐƯỢC
  2. Tôi muốn ly hôn mà Vợ/chồng tôi không đồng ý có được ly hôn không?: ĐƯỢC
  3. Vợ chồng thuận tình nhưng 1 bên ở xa không cần đến toà thì có ly hôn được không?: ĐƯỢC
  4. Không biết chồng cư trú ở đâu thì có ly hôn được không?: ĐƯỢC
  5. Chồng đang ngồi tù có ly hôn được k?: ĐƯỢC
  6. Chồng bị tâm thần có ly hôn được không?: ĐƯỢC
  7. Ly hôn mà không có bất kỳ giấy tờ gì thì có ly hôn được không?: ĐƯỢC
  8. Một bên ngoại tình đứng đơn xin ly hôn mà bên kia không đồng ý thì toà có cho ly hôn không?: KHÔNG
  9. Vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng có đứng đơn ly hôn được không?: KHÔNG
  10. Vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi và đứng đơn ly hôn có được không?: ĐƯỢC
  11. Chồng bên nước ngoài nhưng cư trú bất hợp pháp, k rõ địa chỉ thì có ly hôn được không?: ĐƯỢC
  12. Một bên ở nước ngoài muốn ly hôn nhưng xin vắng mặt được không?: ĐƯỢC

» Luật sư tranh tụng vụ án ly hôn tại Tòa án

Luật sư tư vấn ly hôn.
Khi bạn có vướng mắc về vấn đề ly hôn hay làm thủ tục ly hôn, xin liên hệ để được tư vấn, thuê dịch vụ ly hôn:

Tư vấn thủ tục ly hôn

Tư vấn thủ tục ly hôn

Tư vấn thủ tục ly hôn và mẫu đơn xin ly hôn, chúng tôi luôn cập nhật thủ tục và mẫu đơn ly hôn mới nhất, thuận tiện cho việc tìm hiểu trong vụ việc ly hôn. Thủ tục tư vấn ly hôn hay thủ tục ly dị là nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân gia đình đã đăng ký kết hôn trước đó. Trong luật hôn nhân gia đình năm 2014 các điểm đổi mới như hợp đồng tiền hôn nhân, thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng trước hôn nhân.

I. Hướng dẫn, tư vấn thủ tục ly hôn

Thủ tục ly hôn đầu tiên cần phải cần có mẫu đơn ly hôn để biết trong đơn xin ly hôn có những nội dung gì, tiếp theo là các giấy tờ cần có để Tòa án thụ lý đơn.

– Cách sử dụng mẫu đơn xin ly hôn và quy trình thực hiện thủ tục xin ly hôn nhanh tại Tòa Án theo Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015. Hiện tại lý do xin ly hôn nào được Tòa án nhân dân (TAND) chấp thuận, cách viết đơn xin ly hôn…

1. Mẫu đơn ly hôn viết tay và lý do xin ly hôn hợp pháp

» Tải: Mẫu đơn xin thuận tình ly hôn
» Tải: Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương hoặc đơn khởi kiện vụ án ly hôn

Trên đây là hai mẫu đơn ly hôn tương ứng với hai thủ tục ly hôn được pháp luật quy định là thủ tục ly hôn đơn phươngthủ tục xin thuận tình ly hôn (Thủ tục ly hôn đồng thuận). Nội dung của cả hai mẫu này chỉ khác nhau ở phần thông tin của nguyên đơn và bị đơn. Các vấn đề khác người làm đơn phải trình bày đầy đủ nếu muốn được Tòa án tiếp nhận giải quyết

Điện thoại tư vấn thủ tục ly hôn: 0768.236.248 Chat Zalo

2. Lý do xin ly hôn nên trình bày theo mốc thời gian:

Thời điểm kết hôn, thời điểm nào bắt đầu mâu thuẫn, hai vợ chồng đã ly thân hay chưa ly thân… Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn của vợ chồng như thế nào? Một số nguyên nhân phổ biến gồm:
+ Lý do xin ly hôn khi vợ, chồng đã ly thân là tiêu chí khá tốt để xin ly hôn.
+ Lý do xin ly hôn khi vợ, chồng ngoại tình hoặc sống chung như vợ chồng với người khác.
+ Lý do xin ly hôn khi chồng thường xuyên đánh đập vợ con mặc dù được khu phố nhiều lần khuyên bảo.
+ Lý do xin ly hôn khi vợ chồng đi nước ngoài nhưng đã lâu không về nước.
+ Và nhiều lý do khác. Bạn cần tư vấn xác định lý do ly hôn của bạn có hợp lý không?

3. Giấy tờ ly hôn cần chuẩn bị gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính, Nếu không có bản chính thì nộp bản sao có xác nhận sao y)  ;
+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao y có chứng thực);
+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao y có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của các con (bản sao y có chứng thực);
+ Đơn xin ly hôn theo mẫu
+ Gấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (Sổ đỏ, giấy tờ xe… sao y có chứng thực)

4. Nơi nộp hồ sơ:

Nộp tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của một trong hai bên.

Tòa án sẽ tiếp nhận hồ sơ xin ly hôn của bạn khi bạn xuất trình đủ các tài liệu:

Một là, có đơn từ hợp lệ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Giấy tờ luật sư xác định ở đây chính là đơn xin ly hôn, tòa án nào cũng bán sẵn các mẫu đơn xin ly hôn nên nếu có điều kiện đến Tòa án để hỏi trước thủ tục bạn hãy mua đơn ly hôn tại đây và điền đầy đủ nội dung có trong đơn.

Hai là, người nộp hồ sơ xuất trình đủ giấy tờ chứng minh cho yêu cầu mình đưa ra: Bạn xin ly hôn thì đương nhiên bạn cần chứng minh quan hệ hôn nhân mà mình muốn chấm dứt, giấy tờ đó chính là bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bạn. Ngoài ra nếu trong đơn ly hôn bạn có yêu cầu Tòa án phân chia quyền trực tiếp nuôi con hoặc chia tài sản chung của vợ chồng thì bạn cần xuất trình giấy khai sinh bản sao của các con và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng.

Ba là, người nộp hồ sơ xuất trình giấy tờ chứng minh việc yêu cầu Tòa án là đúng thẩm quyền: Đối với thủ tục thuận tình ly hôn được phép yêu cầu Tòa án nơi một tron hai người cư trú nên chỉ cần bạn xuất trình bản sao sổ hộ khẩu thể hiện bạn cư trú tại địa phương là xong, tuy nhiên đối với trường hợp đơn phương xin ly hôn thì thẩm quyền Tòa án giải quyết là nơi bị đơn cư trú nên bạn cần làm rõ nơi cư trú của vợ/ chồng mình để Tòa án được rõ.

+ Thủ tục ly hôn đơn phương khác thủ tục ly hôn thuận tình như sau:
Sự khác nhau giữa thủ tục ly hôn đơn phương khác thủ tục ly hôn thuận tình được thể hiện ở các điểm sau:

Xét trên khía cạnh sự đồng thuận của vợ chồng thì ly hôn thuận tình có sự đồng thuận của cả hai còn ly hôn đơn phương chỉ là mong muốn của một bên.
Xét trên khía cạnh thủ tục tại Tòa án thì khi ly hôn thuận tình Tòa án sẽ không mở phiên tòa xét xử mà căn cứ theo đơn ly hôn của vợ chồng mà ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Đối với ly hôn đơn phương Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường ghi nhận trong bộ luật tố tụng dân sự 2015 với thời gian giải quyết từ 4-6 tháng.

5. Mức án phí ly hôn là bao nhiêu:

+ Án phí ly hôn là 300.000 đồng (nếu không tranh chấp về tài sản);
+ Trường hợp trong vụ án các bên có tranh chấp về tài sản thì mức án phí được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp như sau:

Giá trị tài sản tranh chấp
Mức án phí
Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng
đến 800.000.000 đồng
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng
đến 2.000.000.000 đồng
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng
đến 4.000.000.000 đồng
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng

Tư vấn thủ tục ly hôn qua số điện thoại 0768236248 Chat Zalo Toàn bộ các vướng mắc về thủ tục ly thân, hướng dẫn thủ tục ly hôn, thủ tục ly dị được luật sư tư vấn trợ giúp dựa trên quy định pháp luật mới nhất kết hợp với kinh nghiệm thực hiện thủ tục xin ly hôn cho khách hàng đảm bảo giúp bạn ly hôn nhanh.

Chúng tôi hiểu việc làm thủ tục ly hôn là điều không ai mong muốn. Luật sư ly hôn luôn sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ các bạn nhanh chóng vượt qua lúc này.

» Nguyên tắc chia tài sản sau ly hôn

» Dịch vụ luật sư giải quyết ly hôn

Tư vấn thủ tục ly hôn.
Khi ly hôn cần tư vấn, làm thủ tục ly hôn hãy liên hệ để được hỗ trợ làm dịch vụ một cách nhanh nhất, Điện thoại: 0768236248 Chat Zalo


II. Hỏi đáp thủ tục ly hôn

1. Trường hợp cần tư vấn thủ tục ly hôn nhanh.

Câu hỏi:

Vợ chồng em cả 2 đều thấy không còn phù hợp nên muốn tư vấn ly hôn nhanh theo pháp luật. Em chỉ có thể ở trong nước thời gian ngắn (2 tuần) để giải quyết. Em có mấy câu hỏi như sau: (Tư vấn đồng thuận ly hôn – Thuận tình ly hôn)

1. Theo đó thì thời gian giải quyết ly hôn nhanh là 15 + 7 ngày. Em hiểu là 15 + 7 = 21 ngày làm việc tương đương 1 tháng có đúng không?

2. Em và vợ không có con chung, không có tài sản chung, gia đình 2 bên không biết và hoàn toàn đồng thuận thì có cách nào rút ngắn các thủ tục hòa giải không?

3. Thời gian ngắn nhất có để giải quyết là trong bao lâu? Liệu văn phòng công ty luật có thể giúp chúng em về vấn đề này và chi phí thế nào? Cảm ơn anh/ chị. Trân trọng.

Trả lời: Luật sư tư vấn ly hôn nhanh:

1. Cơ sở pháp lý:
Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 do hội đồng thẩm phán – toà án nhân dân tối cao ban hành quy định.
– Luật Hôn nhân và Gia đình

2. Luật sư tư vấn ly hôn nhanh:
Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau: Như ban trình bày, hiện nay bạn và vợ bạn đều thuận tình trong việc đi đến ly hôn theo pháp luật. Bạn và vợ bạn không có con chung, không có tài sản chung, gia đình 2 bên không biết và hoàn toàn đồng thuận. Ý bạn muốn là rút ngắn thời gian thủ tục giải quyết ly hôn. Việc của bạn được pháp luật quy định như sau:

Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 do hội đồng thẩm phán – toà án nhân dân tối cao ban hành quy định:

“9. Thuận tình ly hôn
a. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
– Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
b. Trong trường hợp hoà giải tại Toà án mà thiếu một trong các điều kiện được nêu tại điểm a mục này thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.”

Như vậy từ căn cứ pháp lý trên thì thủ tục và thời gian đối với trường hợp của bạn được quy định như sau:

1. Thủ tục giấy tờ thuận tình ly hôn:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Theo mẫu của từng Tòa)

– Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của một trong hai bên.

2. Thời gian giải quyết thuận tình ly hôn:
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.
Nếu tòa án hòa giải không thành, trong thời hạn 15 ngày xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó. Thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay.

3. Trong trường hợp này thì anh/chị nên chờ theo đúng trình tự thời gian xử lý của tòa án. Nếu anh muốn ra tòa giải quyết nhanh thì cần phải làm đơn xin được phép thụ lý giải quyết với lý do hợp lý, tòa án sẽ xem xét trường hợp của anh để đưa ra quyết định về thời gian ra tòa.

4. Theo quy định, người có yêu cầu ly hôn phải nộp 200.000 đồng án phí ly hôn (xét xử sơ thẩm nếu không có tranh chấp tài sản;
Tòa án chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn khi bên có yêu cầu ly hôn đã đóng tiền án phí ly hôn sơ thẩm (nộp cho Tòa án biên lai đã đóng tiền án phí).

2. Trường vợ vừa để muốn ly hôn.

Câu hỏi: Chào luật sư. Em tên là H. Em vừa đẻ được hơn 4 tháng và muốn ly hôn. Hồ sơ và giấy tờ em cũng đã chuẩn bị đủ thủ tục. Em 21 tuổi. Anh có thể cho em biết chi phí thuê luật sư để đẩy nhanh quá trình ly hôn không? Và thời gian khoảng bao lâu ạ?

Luật sư trả lời: Qua thông tin mà em cung cấp chúng tôi chưa biết là em ly hôn đơn phương hay thuận tình và Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết
Vì vậy để báo phí dịch vụ cho em cũng như thời gian thì mời em liên lạc lại với tôi theo địa chỉ công ty luật để được tư vấn, Điện thoại: 0768236248 Chat Zalo

» Luật sư tư vấn ly hôn

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn.
Nếu quý khách cần tư vấn thêm, làm thủ tục ly hôn hãy liên hệ để luật sư hỗ trợ làm dịch vụ ly hôn nhanh nhất:

Luật sư tư vấn luật tại Tuyên Quang

Tư vấn luật tại Tuyên Quang
Tư vấn luật tại Tuyên Quang

Luật sư tư vấn luật tại Tuyên Quang. Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật cho các quý khách hàng tại Tuyên Quang trong mọi lĩnh vực tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp, tham gia tranh tụng tại Tòa án. 

Quý khách đang đang vướng vào các vụ kiện, cần luật sư tư vấn cho trường hợp của mình, xin liên hệ với luật sư để được hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Luật sư tư vấn luật tại Tuyên Quang

» Tư vấn luật tại Sơn La

Luật sư, chuyên viên tư vấn luật cho khách hàng các lĩnh vực sau:
Công ty luật An Ninh có trụ sở tại Hà Nội cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho các quý khách hàng tại Tuyên Quang trên mọi lĩnh vực. Bao gồm nhưng không giới hạn trong các lĩnh vực pháp luật:

Tư vấn Luật Dân sự – Tư vấn Luật Hình sự – Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Tư vấn Luật Đất đai – Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình – Tư vấn Luật Lao động – Tư vấn Sở hữu trí tuệ – Tư vấn thừa kế tài sản – Luật kinh doanh thương mại….

1. Luật sư tư vấn pháp luật dân sự

– Tư vấn luật đất đai tại Tuyên Quang
– Tư vấn luật hôn nhân và gia đình
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp – thương mại
– Tư vấn soạn thảo hợp đồng
– Tư vấn thu hồi nợ cho cá nhân, doanh nghiệp
– Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
– Tư vấn pháp luật thuế, tài chính, kế toán
– Tư vấn luật đấu thầu
– Tư vấn luật giao thông

2. Luật sư tư vấn luật Hình sự tại Tuyên Quang

+ Luật sư tư vấn luật hình sự, luật sư tham gia từ các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bị can, Bị cáo, Nguyên đơn dân sự, Bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự, luật sư bào chữa vụ án hình sự ở Tuyên Quang.

3. Dịch vụ luật sư đại diện tranh tụng tại Tòa án

+ Luật sư tham gia bào chữa hình sự, bảo vệ dân sự, đại diện tại phiên tòa xét xử.

4. Dịch vụ giải giải quyết thủ tục hành chính, đại diện ngoài tố tụng

Thực hiện thủ tục hành chính, và các dịch vụ tư vấn pháp lý khác tại Tuyên Quang

Nếu các quý khách hàng ở Tuyên Quang cần tư vấn liên hệ trực tiếp
Quý khách cần Luật sư hỗ trợ tư vấn trực tiếp, cần Luật sư đại diện tranh tụng, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chúng tôi sắp xếp luật sư, tư vấn viên phù hợp để tư vấn và cung cấp dịch vụ cho quý khách hàng. Vui lòng liên hệ số điện thoại: 0768.236.248 Chat Zalo nêu yêu cầu, đặt lịch hẹn – yêu cầu dịch vụ! Chúng tôi có thể cử Luật sư chuyên môn phù hợp trợ giúp tận nơi cho quý khách hàng!

» Luật sư tư vấn về hình sự tại Tuyên Quang

» Tư vấn về tranh chấp đất đai ở Tuyên Quang

Công ty tư vấn pháp luật tại Tuyên Quang.
Khi quý khách có nhu cầu tư vấn về pháp luật hoặc cần luật sư tư vấn, tranh tụng tại Tòa án xin hãy liên hệ:

Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng

Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng
Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng

Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng là một dịch vụ của văn phòng luật sư nhằm giúp khách hàng nắm rõ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng. Tư vấn trường hợp cụ thể của khách hàng, giúp khách hàng giải quyết khi xẩy ra các bất cập, tranh chấp hoặc các quy định của pháp luật cần giải quyết vụ việc trong lĩnh vực xây dựng. Những trường hợp mà các bên không thể thương lượng, hòa giải, giải quyết được thì luật sư có thể đại diện, thay mặt để giải quyết tranh chấp xây dựng tại các Cơ quan tố tụng, tại tòa án các cấp. Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp về xây dựng.

Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng, tham gia giải quyết tranh chấp

1. Lĩnh vực tư vấn pháp luật xây dựng

Bao gồm các nội dung nhưng không giới hạn tư vấn sau đây:
– Tư vấn tiêu chuẩn xây dựng;
– Tư vấn quy chuẩn xây dựng;
– Tư vấn thủ tục xin giấy phép xây dựng;
– Tư vấn thủ tục pháp lý liên quan đến xây dựng;
– Tư vấn, soạn thảo, đàm phán Hợp đồng xây dựng:
– Tư vấn quản trị pháp lý dự án xây dựng;
– Hợp đồng tổng thầu, hợp đồng liên danh,
– Hợp đồng thi công xây dựng;
– Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hoạt động xây dựng.

2. Tư vấn các quy định về xây dựng nhà ở

– Tư vấn các trường hợp phải xin giấy phép xây dựng khi xây dựng nhà ở riêng lẻ;
– Tư vấn các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng;
– Tư vấn các trường hợp phải xin giấy phép xây dựng khi cải tạo, nâng cấp; cơi nới công trình xây dựng nhà ở;
– Tư vấn các thủ tục hành chính liên quan đến việc xin cấp phép xây dựng;
– Tư vấn xin cấp phép trong các trường hợp khó: Nằm trong khu quy hoạch; quy hoạch treo…
– Tư vấn khiếu nại đối với các trường hợp cố tình làm khó, gây khó dễ trong việc quản lý hành chính trong lĩnh vực xây dựng.

3. Tư vấn các quy định về xây dựng theo dự án

– Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng;
– Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
– Vai trò của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình;
– Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng;
– Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng;
– Tư vấn về thủ tục phá dỡ công trình xây dựng;
– Tư vấn về vai trò của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình;
– Tư vấn về vai trò của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;
– Tư vấn về điều kiện cấp chứng chỉ giám sát công trình xây dựng;
– Tư vấn về thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng;
– Tư vấn về việc thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng;
– Tư vấn về hợp đồng xây dựng, bồi thường hợp đồng xây dựng;
– Tư vấn về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng;
– Quy định của pháp luật về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng…

4. Tư vấn thủ tục hoàn công xây dựng

– Tư vấn thủ tục hoàn công công trình xây dựng;
– Tư vấn hồ sơ, giải quyết các vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hoàn công công trình xây dựng.

5. Luật sư giải quyết các tranh chấp về xây dựng

– Luật sư tham gia tư vấn, giải quyết các tranh chấp đối đói với các hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng: 

Theo quy định tại Điều 140 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về các loại hợp đồng xây dựng như sau:

– Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:

  • Hợp đồng tư vấn xây dựng;
  • Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;
  • Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng, hợp đồng chìa khoá trao tay;
  • Hợp đồng xây dựng khác.

– Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:

  • Hợp đồng trọn gói;
  • Hợp đồng theo đơn giá cố định;
  • Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
  • Hợp đồng theo thời gian;
  • Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
  • Hợp đồng theo giá kết hợp;
  • Hợp đồng xây dựng khác;

6. Tư vấn các chế tài, mức phạt hành chính đối với các sai phạm trong lĩnh vực xây dựng

– Tư vấn các mức xử phạt hành chính đối với các sai phạm trong lĩnh vực xây dựng;
– Tư vấn cách áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, xin giảm mức phạt đối với các sai phạm trong lĩnh vực xây dựng;
– Tư vấn các sai phạm xây dựng có phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

» Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

» Tư vấn luật cho dự án xây dựng trung tâm thương mại

Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng, tham gia giải quyết tranh chấp:

Tư vấn luật tại Hải Dương

Công ty tư vấn luật tại Hải Dương
Công ty tư vấn luật tại Hải Dương

Luật sư tư vấn luật tại Hải Dương. Luật sư tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp về Đất đai, Hôn nhân Gia đình, luật Doanh nghiệp, luật Dân sự, luật Hành chính. Luật sư bào chữa Hình sự ở tỉnh Hải Dương gồm thành phố Hải Dương và các huyện Cẩm Bình, thành phố Chí Linh, Gia Lộc, Kim Môn, Nam Thanh, Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ. 

Khi quý khách cần luật sư tư vấn, tham gia tranh tụng vụ án, tranh tụng bào chữa tại tòa án các cấp, xin liên hệ với luật sư, luật sư luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ với mọi lĩnh vực cho quý khách. 

Luật sư tư vấn luật, tranh tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính tại địa bàn Hải Dương

Điện thoại tư vấn: 0768.236.248 – Chat Zalo

1. Luật sư tư vấn luật Hình sự, luật sư bào chữa tại Hải Dương 

Luật sư tư vấn tội hình sự ngay từ đầu khi bị tình nghi, bị bắt, bị tạm giữ để tránh oan sai, nghiên cứu quy định pháp luật về tội phạm; hình phạt, luật sư tham gia tố tụng hình sự, Luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự ở Hải Dương.

2. Tư vấn luật Doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp

Tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh; thủ tục chuyển nhượng vốn góp, tăng giảm vốn; hình thức thành lập Công ty, chi nhánh, văn phòng, giải quyết tranh chấp về doanh nghiệp, lao động tại Tòa án…

3. Tư vấn luật Dân sự, tranh chấp hợp đồng

Tư vấn hợp đồng; đại diện theo pháp luật; đại diện theo ủy quyền; giám hộ; phân chia di sản thừa kế; giải quyết tranh chấp dân sự, thu hồi nợ theo pháp luật, đại diện tham gia các vụ kiện dân sự tại Tòa án…

4. Tư vấn luật Hôn nhân và gia đình

Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn; thủ tục ly hôn; giành quyền nuôi con; chia tài sản chung của vợ chồng trong ly hôn, giải quyết phát sinh sau ly hôn, ….

5. Luật sư tư vấn luật đất đai, giải quyết tranh chấp Đất đai

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai; thủ tục công chứng mua bán nhà ở; thu hồi đất; bồi thường giải phóng mặt bằng, tranh chấp hợp đồng hợp đồng tín dụng liên quan đến nhà đất,…

6. Tư vấn luật Hành chính

Tư vấn khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, tham gia các vụ kiện hành chính, khởi kiện quyết định hành chính ra Tòa án hành chính…
Tư vấn tất cả lĩnh vực về pháp luật theo yêu cầu của khách hàng.

7. Dịch vụ luật sư tư vấn, tranh tụng các vụ việc tại địa bàn tỉnh Hải Dương

Nếu các quý khách hàng ở Hải Dương cần tư vấn luật, thủ tục hoặc cần Luật sư đại diện tranh tụng tại Tòa án, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chúng tôi có thể cử Luật sư phù hợp về tận nơi đến tư vấn và cung cấp dịch vụ cho quý khách hàng. Vui lòng liên hệ số điện thoại: 0768.236.248 – Chat Zalo nêu yêu cầu để đặt lịch hẹn – yêu cầu dịch vụ! Chúng tôi sẽ sắp xếp Luật sư chuyên môn phù hợp trợ giúp tận nơi cho quý khách hàng!

» Luật sư tư vấn luật hình sự

» Công ty tư vấn luật tại Đà Nẵng

Liên hệ Luật sư tư vấn luật, giải quyết tranh chấp dân sự, hành chính, bào chữa hình sự tại Hải Dương:

Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Luật sư bào chữa vụ án hình sự. Vai trò của Luật sư trong việc tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ngày càng được nâng cao và phổ biến, luật sư bào chữa giúp tư vấn, chuẩn bị kiến thức pháp luật để tham gia tố tụng hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Các luật sư với vai trò tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự đã làm rõ được rất nhiều vụ án tránh oan, sai, bảo vệ lợi ích tối đa cho khách hàng khi luật sư bào chữa hình sự.

Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Luật sư bào chữa vụ án hình sự

1. Luật sư tham gia các vụ án hình sự:

Luật sư bào chữa các án hình sự
– Luật sư bào chữa tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (các vụ án giết người, đe doạ giết người, cố ý gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm, mại dâm…);
– Các tội hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội;
– Luật sư bào vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản (các vụ án cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…);
– Luật sư bào chữa tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
– Các vụ án về ma tuý,…; Luật sư bào chữa vụ án ma túy
– Luật sư bào chữa tội xâm phạm về trật tự công cộng (Tội gây rối trật tự công cộng, tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, tội hành nghề mê tín, dị đoan, tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội rửa tiền…);
– Luật sư bào chữa tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
– Các tội phạm về môi trường;
– Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính;
– Luật sư bào chữa tội phạm về tham nhũng;
– Luật sư bào chữa tội về tham ô, nhận hối lộ;
– Luật sư bào chữa tội phạm về chức vụ;
– Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân;
– Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân;
– Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp;
– Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Luật sư bào chữa vụ án hình sự:
Điện thoại: 0768.236.248 Chat Zalo

Luật sư tham gia bào chữa các giai đoạn:
Luật sư tham gia ngay từ giai đoạn điều tra, tuy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, luật sư bào chữa tội hình sự tại phiên Tòa cấp Sơ thẩm, Phúc thẩm, chính vì vậy việc mời luật sư càng sớm để bảo vệ tốt hơn;

Luật sư tham gia giai đoạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm: Đây là các thủ tục đặc biệt dùng để xem xét lại vụ án do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có phát sinh tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đã được tuyên mà khi xét xử tòa đã không biết có tình tiết đó (tái thẩm).

2. Nội dung luật sư cung cấp bào chữa trong vụ án hình sự:

– Tư vấn và giúp khách hàng tìm chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, các lỗi trong tố tụng hình sự giúp khách hàng minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

– Tư vấn và giúp khách hàng hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, hướng dẫn khách hàng khai khi bị hỏi cung trước các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên Tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung.

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý nhận bồi thường.

– Tư vấn và giúp khách hàng tìm chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, các lỗi trong tố tụng hình sự giúp khách hàng minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

– Tư vấn và giúp khách hàng hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, hướng dẫn khách hàng khai khi bị hỏi cung trước các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên Tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung.

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý nhận bồi thường.

3. Các bước thực hiện bào chữa của luật sư:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự.

4. Quyền của luật sư bào chữa:

Luật sư bào chữa trong giai đoạn điều tra
Luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can. Việc có mặt luật sư trong các buổi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can không những giúp cho họ tự tin hơn trong khai báo mà còn ngăn ngừa sự vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, tránh tình trạng khi ra toà có sự phản cung, khiếu nại về việc dùng nhục hình, bức cung, mớm cung.

Luật sư có quyền gì trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
+ Luật sư bào chữa có quyền thu thập tài liệu, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ bị cáo, người thân thích của người này hoặc từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác và đưa ra các tài liệu, đồ vật cần để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo. Quy định này còn nhằm giúp Cơ quan tiến hành tố tụng lưu ý để điều chỉnh hoạt động cho đúng hướng và có cách nhìn toàn diện về vụ án tránh kết tội oan bị cáo. Người bào chữa có quyền đưa ra các yêu cầu chính đáng để Cơ quan tiến hành tố tụng bổ khuyết và khắc phục kịp thời các thiếu sót trong hoạt động tố tụng.

+ Luật sư bào chữa có quyền gặp mặt mặt bị cáo đang bị tạm giam, quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật. Việc người bào chữa có quyền gặp thân chủ của mình có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc động viên tinh thần cho bị cáo, người bào chữa có cơ hội tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với bị cáo về những vấn đề có liên quan đến vụ án, là những vấn đề chưa được thể hiện trong hồ sơ để từ đó người bào chữa có cơ sở xác định phương hướng bào chữa một cách hiệu quả.

+ Luật sư bào chữa có quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà. Phiên toà là cuộc điều tra công khai nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các chứng cứ qua việc xét hỏi bị cáo, người làm chứng,… nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án để Hội đồng Xét xử có phán quyết chính xác. Xét hỏi và tranh luận là những hoạt động quan trọng trong quá trình xét xử vụ án tại phiên toà. Đối với người bào chữa, nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi cho bị cáo tại phiên toà có ý nghĩa rất quan trọng, bởi tại phiên toà, việc đối chất và đưa ra chứng cứ mới, bác bỏ các chứng cứ buộc tội có nhiều thuận lợi khi có mặt tất cả những người tham gia tố tụng. Chính vì vậy, người bào chữa phải chú ý lắng nghe những câu hỏi và trả lời, so sánh, đối chiếu với các tình tiết của vụ án và phát hiện những tình tiết có lợi cho bị cáo và lời khai không phù hợp với các tình tiết khác trong vụ án để kịp thời ra những câu hỏi yêu cầu những người tham gia tố tụng làm rõ khi được chủ toạ phiên toà cho phép.

5. Chi phí thuê Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự:

Mức độ thù lao được căn cứ vào
+ Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý
+ Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý
+ Tùy theo vụ việc nên mức thù lao sẽ khác nhau.
+ Kinh nghiệm và uy tín của luật sư

Phương thức thanh toán Phí thuê luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
+ Theo giờ làm việc của từng luật sư.
+ Mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án.
+ Theo hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định khác nhau…

Về nguyên tắc mức thù lao được xác định trên cơ sở tự do thỏa thuận giữa luật sư với khách hàng, tuy nhiên riêng đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định.

Cụ thể Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư quy định Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Luật luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được nhận thù lao và được thanh toán chi phí theo quy định tại Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 12/12/2014 hướng dẫn về thù lao và thanh toán chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Bên cạnh thù lao cho luật sư, khách hàng còn phải thanh toán những chi phí phát sinh: chi phí đi lại, sinh hoạt, lưu trú của luật sư khi thực hiện công việc; chi phí liên hệ công tác; chi phí Nhà nước; thuế…

» Nhiệm vụ của luật sư bào chữa

» Luật sư bào chữa hình sự

Liên hệ luật sư bào chữa vụ án hình sự.
Khi có các vướng mắc về hình sự, hay bị truy tố tội hình sự, bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ thì bị can, bị cáo, người bị bắt hoặc người thân có thể liên hệ với luật sư để được tư vấn bảo vệ, bào chữa, điện thoại: 0768236248 Chat Zalo.


Hỏi đáp về bào chữa vụ án hình sự

Quý khách hoặc người thân của mình đang vướng vào vụ án hình sự cần luật sư tư vấn, giải đáp câu hỏi vụ án hình sự hoặc bào chữa xin liên hệ sô điện thoại: 0768236248 Chat Zalo.

1. Thời gian giải quyết vụ án hình sự mất bao lâu?

Chào luật sư tư vấn cho tôi hỏi: Con trai tôi phạm tội đang bị tạm giam, thì thời gian từ khi bị bắt đến khi xử án xong mất bao lâu thưa luật sư?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, chúng tôi xin trả lời:
Về thời từ khi bị bắt cho đến khi xét xử xong vụ án thì phải trải qua 3 giai đoạn như: Điều tra, truy tố, xét xử và còn tùy thuộc vào mức độ phạm tội được luat su bao ho .com tổng hợp bảng thời gian sau đây:

Loại tội
CA Điều tra
Điều 172
VKS Truy tố
Điều 240
Tòa án
Xét xử
Điều 277
Thời hạn
tối đa
Tội ít nghiêm trọng (3 năm) 2 tháng, gia hạn 2 tháng 20 ngày, gia hạn 10 ngày 30 ngày, gia hạn 15 ngày Từ 4 đến 9 tháng 15 ngày
Tội nghiêm trọng (3-7 năm) 3 tháng, gia hạn 3th, 2th 20 ngày, gia hạn 10 ngày 45 ngày, gia hạn 15 ngày Từ 6 đến 14 tháng
Tội rất nghiêm trọng (7-15 năm) 4 tháng, gia hạn 2 lần 30 ngày, gia hạn 15 ngày 02 tháng, gia hạn 15 ngày Từ 8 đến 19 tháng 15 ngày
Tội đặc biệt nghiêm trọng (15- 20 năm)
4 tháng, gia hạn 3 lần 30 ngày, gia hạn 30 ngầy  3 tháng, gia hạn 15 ngày Từ 9 đến
22 tháng

Vậy thời gian giải quyết vụ án hình sự nhanh nhất là 4 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, còn vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn, tối đa là 22 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm tại Điều 346 phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Nếu trường hợp Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì vụ án còn kéo dài hơn.

Trên đây là nội dung luật sư bào chữa tư vấn về thời gian giải quyết vụ án hình sự. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần luật sư bào chữa, hỗ trợ  xin liên hệ điện thoại:

Thuê Luật sư tham gia thi hành án dân sự

Thuê Luật sư tham gia thi hành án dân sự là rất cần thiết trong giai đoạn thi hành án. Luật sư là người am hiểu pháp luật có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, là người giúp cho công dân về mặt pháp lý có hiệu quả nhất. Luật sư là người tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và đại diện cho các đương sự trong quá trình thi hành án, luật sư có vai trò thúc đẩy quá trình thi hành án dân sự đúng pháp luật. 

Thuê Luật sư tham gia bảo vệ trong thi hành án dân sự

1. Luật sư tham gia bảo vệ cho người được thi hành án

Luật sư đại diện, tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người được thi hành án thực hiện các công việc:

– Tư vấn pháp luật cho khách  hàng về vụ việc thi hành án;

– Chuẩn Đơn yêu cầu thi hành án và các bản khác để gửi đến Cơ quan Thi hành án yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

– Trực tiếp nhận các văn bản tố tụng do Cơ quan Thi hành án cấp, thông báo cho khách hàng;

– Trực tiếp hoặc cùng khách hàng nộp tạm lệ phí và các chi phí thi hành án khác quy định;

– Gửi đơn thư, kiến nghị tới các Cơ quan Thi hành án đề nghị xác minh điều kiện thi hành án như tài sản của bên phải thi hành án, tài khoản trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp…;

– Chuẩn bị đơn thư, kiến nghị gửi tới Cơ quan Thi hành án và các cơ quan liên quan đề nghị tạm hoãn xuất cảnh đối với những người phải thi hành án;

– Trực tiếp liên hệ làm việc với Cơ quan Thi hành án để thúc đẩy việc giải quyết vụ án theo quy định pháp luật;

– Chuẩn bị đơn thư khiếu nại, tố cáo trong trường hợp phát hiện ra những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thi hành án;

– Cùng với khách hàng đàm phán, thương lượng, hòa giải với bên phải thi hành án và các bên liên quan trong vụ án;

– Tham gia vào các hoạt động thi hành án để giám sát và bảo đảm tốt nhất quyền lợi của bên được thi hành án như: Kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, giao tài sản cho người trúng đấu giá, nhận tài sản bán đấu giá để cấn trừ nghĩa vụ…

2. Luật sư tham gia bảo vệ cho người phải thi hành án, người liên quan

Luật sư đại diện, bảo vệ cho người phải thi hành án, người liên quan đến việc thi hành án dân sự thực hiện các công việc: 

– Tư vấn pháp luật cho khách hàng về vụ việc;

– Gửi đơn thư, kiến nghị tới các cơ để bảo vệ cho khách hàng;

– Nhận các hồ sơ, tài liệu do Cơ quan Thi hành án cấp, thông báo cho khách hàng;

– Trường hợp phát hiện Bản án, Quyết định của Tòa án có dấu hiệu sai phạm, thì luật sư sẽ đề nghị Cơ quan THA có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền kháng nghị Bản án, Quyết định của Tòa án theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm, đồng thời tạm dừng ngay lập tức việc thi hành án; 

– Cùng với khách hàng đàm phán, thương lượng, hòa giải với bên phải thi hành án và các bên liên quan trong vụ án;

– Tham gia vào các hoạt động thi hành án để giám sát và bảo đảm tốt nhất quyền lợi của bên được thi hành án như: Kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, giao tài sản cho người trúng đấu giá, nhận tài sản bán đấu giá để cấn trừ nghĩa vụ…

– Chuẩn bị đơn thư khiếu nại, tố cáo trong trường hợp phát hiện ra những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thi hành án.

3. Dịch vụ luật sư thi hành án dân sự

Luật sư bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong thi hành án tốt nhất, bằng những nỗ lực đem lại cho khách hàng sự an tâm, tin tưởng khi sử dụng dịch vụ thi hành án cảu luật sư.

» Dịch vụ nhận ủy quyền thi hành án dân sự

Cần làm gì khi bị Cảnh sát giao thông dừng xe

Cần làm gì khi bị Cảnh sát giao thông dừng xe. Khi lưu thông trên đường, ngoài việc chú ý quan sát chướng ngại vật, các phương tiện lưu thông xung quanh mình thì các tài xế còn phải sẵn sàng xử lí với các trường hợp bị lực lượng Cảnh Sát Giao Thông (CSGT) tuần tra kiểm soát, rõ ràng không phủ nhận nhiều trường hợp nhờ có lực lượng CSGT thực hiện tuần tra đã bắt giữ được các đối tượng nguy hiểm, các đối tượng cướp giật, trộm cắp cũng như là lực lượng tiền tiêu của lực lượng CSĐT khi muốn bắt giữ tội phạm mà không “rút dây động rừng”. Tuy nhiên có một bộ phận nhỏ CSGT cư xử không đúng mực gây ức chế và mất niềm tin của người dân vào cơ quan chức năng. Việc nắm vững vàng kiến thức về pháp luật giao thông., cũng như cách ứng xử khi bị CSGT dừng xe theo quy định ứng xử sao cho phù hợp.

Cần Làm gì khi bị Cảnh sát giao thông dừng xe ô tô, xe máy

1. Dừng xe và quan sát

Thao tác dừng xe: Bình tĩnh, giảm tốc độ từ từ và quan sát phía trước, hai bên và phía sau xe. Cho xe dừng vào khu vực CSGT chỉ dẫn, dừng xe vào vị trí an toàn (vì đôi khi CSGT chỉ mình dừng xe vào chỗ không an toàn, vi phạm luật…). Bật đèn dừng khẩn cấp (với xe ô tô).

Chuẩn bị: Bật ghi âm, ghi hình (nếu có), ngồi nguyên tại vị trí lái, hạ kính xuống (với xe ô tô) chờ CSGT đến. Quan sát kỹ xem CSGT đó là thật hay giả? CSGT đó có biển tên hoặc thẻ xanh không (vì chỉ CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông – theo Thông tư số 45/2012/TT-BCA, còn CSGT không có thẻ hoặc CSGT khác chỉ được làm công việc hỗ trợ);

– Nếu phát hiện CSGT không có biển tên thì dứt khoát không làm việc vì đây có thể là CSGT giả hoặc CSGT không đủ điều kiện đi làm việc; hoặc CSGT có biển tên nhưng không có thẻ xanh thì đây là CSGT không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông.
– Thẻ xanh của CSGT
Quan sát khu vực xung quanh, nếu phát hiện chỉ có 01 CSGT (gọi là bồ câu đi lạc) thì đây là CSGT đi ăn mảnh phi pháp (Theo thông tư số 65/2012/TT-BCA tổ CSGT tối thiểu 2 người).

Gặp 02 trường hợp trên thì dứt khoát không xuống xe mà hãy gọi điện thoại phản ánh:

  • CS 113
  • Đường dây nóng Cục CSGT ĐB-ĐS: Hà Nội: 069.42608 – 04.39423011; Đại diện phía Nam: 069.36233

Nếu phát hiện CSGT giả, đề phòng bị cướp, chúng ta hãy hô lớn kêu cứu những người xung quanh hoặc chuẩn bị phương án phòng vệ hợp lý.

Nếu thấy đúng thì bật máy ghi âm: Chúng ta hãy nhớ rằng luôn ghi âm, ghi hình đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo, khiếu nại khi CSGT làm sai hoặc làm bằng chứng bảo vệ mình khi bị CSGT vu khống, hoặc giả CSGT cầm giấy tờ rồi nhưng sau lại bảo không cầm . Nếu phát hiện CSGT có mùi bia, rượu thì chúng ta kiên quyết không làm việc. 

2. Xuống xe và chào hỏi 

Chào hỏi: Sau khi đã thực hiện xong bước (2), xác định CSGT đó đủ điều kiện làm việc và được CSGT mời xuống làm việc. Vẫn bật đèn dừng khẩn cấp, tháo dây an toàn (với ô tô), rút chìa khó đút túi (đề phòng bị cướp), chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết (vẫn để nguyên trong túi – cũng đề phòng trường hợp bị cướp) mở cửa bước xuống (với ô tô), khóa xe cần thận.

Điều lệnh về chào của CSGT:

Chờ CSGT chào mình theo đúng điều lệnh, mình cũng sẽ chào lại CSGT. Lời chào đầu tiên chúng ta hãy chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ (nếu cần thêm cả số hiệu) của CSGT đó nữa, VD như “chào Trung sỹ Nguyễn Văn Ăn”, “chào Đại úy Nguyễn Văn Thu”, “chao Trung tá Nguyễn Văn Xơi”… Điều này thể hiện hiểu biết của chúng ta và đặc biệt tạo ra sự uy quyền giữa “ông chủ” và “đầy tớ”, nhắc cho CSGT nhớ ra ai là “ông chủ”, ai là “đầy tớ”. Khi đó áp lực của “ông chủ” sẽ đè nặng lên “đầy tớ”, CSGT sẽ giảm sự hống hách, bố láo…

Trong quá trình tranh luận với CSGT, chúng ta chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp, bình tính, dõng dạc chứ đừng có xoắn lên. VD:

Với CSGT kém tuổi hơn:  xưng tôi – chú, anh/chị – em hoặc tôi – anh…;

Với CSGT tầm ngang tuổi hoặc hơn tuổi: Xưng tôi – anh;

Với CSGT nhiều tuổi, vui vẻ, tình cảm thì xưng em – anh, cháu – chú….

Nếu CSGT chưa chào đúng điều lệnh, hãy yêu cầu CSGT chào lại khi nào đúng mới làm việc!

3. Yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ tại Điều 3, TT 65 quy định

Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thực hiện đúng, đầy đủ và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công trong quá trình tuần tra, kiểm soát; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.

Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.

Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.

Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an

– Khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy tờ thì yêu cầu CSGT thực hiện đúng tác phong, điều lệnh và quy trình về kiểm soát:

+ Thông báo lỗi, hay thông báo lý do dừng xe theo các điều kiện về việc được phép dừng xe để kiểm soát theo TT 65 rồi mới tiến hành kiểm soát, bao gồm cả việc yêu cầu lái xe xuất trình giất tờ để kiểm soát.

Dứt khoát chúng ta không đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi, chứng minh chúng ta vi phạm. Điều 14, TT 65 quy định về điều kiện CSGT được dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm tra, kiểm soát sau:

– Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;

d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

5. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;

b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp CSGT cố tình yêu cầu chúng ta xuất trình giấy tờ trước khi CSGT thông báo lỗi, khi đó chúng ta kiên quyết không đưa giấy tờ, có thể CSGT sẽ vu khống chúng ta tội “chống người thi hành công vụ”. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có thể trả lời: “Anh không được lộng ngôn, vu khống, thế nào là chống người thi hành công vụ? Tôi chỉ yêu cầu anh thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành…”. Có thể CSGT sẽ dọa dẫm cho xe về đồn… Chúng ta có thể nói: “Nếu anh có thể làm được điều trái quy định của pháp luật, của ngành thì anh cứ làm cho tôi xem, cho mọi người dân xem, cho lãnh đạo của anh xem, cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xem…”.

Đã có trường hợp chúng ta đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi và chúng ta không chấp nhận lỗi này mà CSGT cũng không chứng mình được. Sau một hồi bla bla CSGT bảo không cầm giấy tờ của chúng ta. Vậy chúng ta phải kiên quyết yêu cầu CSGT chứng minh lỗi trước khi chúng ta xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra, kiểm soát.

Nếu CSGT nói là kiểm tra hành chính, nghĩa là CSGT thực hiện việc dừng xe trong các trường hợp theo Mục b), c), d), Khoản 1, Điều 14 của TT 65 thì yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.

Lỗi quá tốc độ tối đa cho phép: Hiện nay CSGT kiểm tra bằng máy kiểm tra tốc độ (súng bắn tốc độ), nếu cần yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh. Khi xem hình ảnh chú ý kiểm tra máy kiểm kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định có hiệu lực hay không, hình ảnh đó có chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ trong đoạn đường quy định đó hay không…

Các lỗi khác như đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ mấy giây, xi-nhan… nếu thực sự không vi phạm (hoặc bạn thích cãi cùn là mình không vi phạm, mặc dù vi phạm thật – không ủng hộ) thì kiên quyết (hoặc già mồm cãi) bảo vệ quan điểm đúng của mình, CSGT cố tình ép chúng ta nhận lỗi thì CSGT phải có bằng chứng xác thực, bằng hình ảnh hoặc bằng cách nào đó – đó là việc của CSGT mà mình phải tâm phục khẩu phục. Điều 3 (Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính), Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định:

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

Nếu CSGT đọc lỗi đúng với lỗi chúng ta vi phạm, chúng ta hãy nhận lỗi, xuất trình giấy tờ và chấp thuận việc kiểm soát, xử lý của CSGT theo quy định của pháp luật.

Khi CSGT lập biên bản, trước khi ký chúng ta phải kiểm tra 03 việc và yêu cầu CSGT thực hiện đúng, chính xác:

Thứ nhất: Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…)

Thứ hai: Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu CSGT ghi đúng lỗi vi phạm của mình theo Điều, Khoản, Mục nào trong Luật GTĐB 2008 hay các văn bản hướng dẫn dưới Luật… chứ không phải ghi theo Nghị định 171 đâu nhé! Nghị định số số 171/2013/NĐ-CP quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt. Một lần nữa các bạn hãy nhớ nghị định 171 là chế tài xử lý nhé!

Thứ ba: Để CSGT ký xong, chúng ta xem kỹ lại lần nữa rồi mới ký vào biên bản.

Người tham gia giao thông hãy nhớ rằng, nguyên tắc làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói phải có căn cứ. Khi làm việc với CSGT hãy bình tĩnh nói nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng dứt khoát, lần lượt người nói, người nghe để đối đáp với CSGT như thế sẽ hiệu quả hơn. Nếu mình vô tình, không cố ý vi phạm những lỗi nhẹ, CSGT có thể chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính.

Văn bản luật liên quan:

– Luật giao thông đường bộ 23/2008/QH12

– Thông tư số 65/2012/TT-BCA

– Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13

– Chế tài xử phạt theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP

– Thông tư 45:

*Các tình huống nhạy cảm khi đối diện với chiến thuật của CSGT:
Chiến thuật “xa luân chiến” của CSGT

Tại sao lại có CSGT 1, CSGT 2… và có khi đến cả CSGT 4, 5 nữa? Đây là chiến thuật “xa luân chiến” của CSGT. Khi CSGT 1 tranh luận đuối lý, CSGT 2 sẽ tiến đến bồi tiếp, và khi CSGT 2 tranh luận cũng đuối lý thì CSGT 3, CSGT 4… và cả CSGT sếp đến để giải vây cho đồng đội, đồng thời tạo áp lực tâm lý kiểu “lấy thịt đè người” hay “chiến dịch biển người” của Tung Cẩu. Vậy gặp tình huống này các bạn nên đối phó ra sao?

Việc đầu tiên các bạn chỉ nên tranh luận với CSGT 1, nếu CSGT 1 “lảng” bỏ đi thì các bạn hãy gọi ngay người đó lại và bảo:

– Tại sao anh đang làm việc với tôi lại tự ý bỏ đi?”.

Nếu CSGT 2 tiến đến các bạn có thể nói:

– Tôi đang làm việc với CSGT 1, anh không phải là người trực tiếp dừng xe tôi lại nên tôi không làm việc với anh!

Trường hợp nếu CSGT 1 bảo các bạn đến gặp CSGT sếp trình bày, các bạn có thể nói:

– Tôi đang làm việc với anh vì anh trực tiếp dừng xe tôi, nếu anh muốn sếp anh làm việc với tôi thì anh mời sếp anh lại đây làm việc với tôi!

Trường hợp CSGT sếp đến hoặc được CSGT 1 mời đến làm việc, khi đó các bạn mới làm việc với CSGT sếp. Khi đó, CSGT sếp đến thường hỏi các bạn:

– Có chuyện gì đấy em?

Lúc ấy hắn nhún nhường giả tạo đấy, các bạn có thể bảo:

– Tôi đang làm việc với CSGT 1, và CSGT 1 là người trực tiếp dừng xe tôi, có chuyện gì anh yêu cầu CSGT 1 báo cáo lại cho anh rõ.

Các bạn hãy dõng dạc, bình tĩnh trả lời, tự khắc sẽ phá vỡ chiến thuật “xa luân chiến” của CSGT ngay.

Các bạn chú ý khi thấy CSGT sếp tươi cười, hỏi han về việc xe này mua mới hay cũ, sang tên nộp thuế cao hay thấp…? Đó là chiến thuật để các bạn tự khai ra lỗi khi mua bán rồi mà vẫn không sang tên đổi chủ. Đối phó với tình huống CSGT kiểm soát thông qua các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ “bắn tốc độ, đè vạch, vượt phải, vượt tại đường cong…, kể cả vượt đèn đỏ…” bằng mồm.

Khi CSGT thông báo lỗi “bằng mồm” thì các bạn hãy yêu cầu CSGT chứng mình mình vi phạm lỗi đó vì theo Điều 3 (Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính) của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định:

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

Trường hợp CSGT cho xem hình ảnh, các bạn chú ý kiểm tra máy bắn có tem kiểm định còn nằm trong thời gian cho phép hay không, hình ảnh bắn có nằm trong phạm vi mình vi phạm hay không? Vì có trường hợp CSGT bắn tốc độ xe các bạn trước khi đến cái biển báo tốc độ tối đa cho phép mà các bạn vi phạm.

Trường hợp CSGT bảo khi nhận quyết định xử phạt sẽ có hình ảnh kèm theo thì các bạn phải chấp thuận vì ở Điểm a, Khoản 2, Điều 16 của Thông tư số 65/2012/TT-BCA quy định (chỗ này chưa hợp lý hy vọng sẽ thay đổi).

Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự,an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát và xử lý theo quy định. Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn họ đến bộ phận xử lý để được xem;

Nhưng các bạn có thể nói cho CSGT nghe và viết vào biên bản. Ví dụ:

“- Tôi đã yêu cầu cho xem hình ảnh vi phạm nhưng không được đáp ứng. Yêu cầu có hình ảnh vi phạm chính xác khi ra ra quyết định xử phạt hành chính”.

Đặc biệt chú ý: Cương quyết để được ghi ý kiến của mình vào biên bản nếu thấy có điều gì đó nghi ngờ vì thường CSGT sẽ không muốn cho các bạn ghi vào đó. Nếu các bạn không ký biên bản, mà khi đã đưa giấy tờ cho CSGT rồi, CSGT có thể bảo “tôi chưa cầm giấy tờ” nên việc ghi hình trong trường hợp này là rất cần thiết.

* Có thể khẳng định 90% các trường hợp bị CSGT kểm tra đều có lỗi gì đó, việc nắm luật và hiểu luật giúp chúng ta tránh bị đổ đầu các lỗi không mắc phải và giảm thiệt hại về tài chính khi “phạt nóng”, khuyên chân thành các bạn không nên lạm dụng đứng cãi nhau mất thời gian và dễ gây xích mích nhé.

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính chất quyền lực nhà nước phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. 

Xử phạt VPHC phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để xử phạt đúng đắn, chính xác, vừa bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, của xã hội, đồng thời vẫn bảo vệ hữu hiệu quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xử phạt. 

Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Việc xử lý vi phạm hành chính cần phải tuân thủ theo các Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính của Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để kịp thời phát hiện vi phạm hành chính. Khắc phục kịp thời hậu quả của nó gây ra nhằm đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, giáo dục người dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc sống cộng đồng.

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

Việc phát hiện hành vi vi phạm, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, chính xác và triệt để. Đảm bảo xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật.

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

Nguyên tắc này đòi hỏi người có thẩm quyền xử phạt trước khi ra quyết định xử phạt phải làm rõ, phân tích mức độ cũng như tính chất, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Nếu vi phạm do nhiều người gây ra thì phải đánh giá chính xác mức độ lỗi của mỗi người tham gia thực hiện vi phạm hành chính đó để từ đó có thể ra các biện pháp xử phạt hợp lý cho từng người. Và tất cả các tình tiết đó đều phải được ghi trong biên bản xử phạt.

d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng; 

Một hành vi bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã được pháp luật hành chính quy định, nếu pháp luật chưa quy định thì không có vi phạm hành chính xảy ra và đương nhiên không thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi đó được.

Nếu một hành vi vi phạm đã bị một người có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hoặc ra quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với cùng một hành vi đó nữa. Đối với trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm, thì người đó sẽ bị xử phạt về từng hành vi, sau đó tổng hợp lại thành hình phạt chung. 

Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi người đều bị xử phạt. Vì vi phạm hành chính đó tổng hợp của tất cả các hành vi vi phạm của mỗi người.

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

Khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền cần phải làm rõ, chứng minh cho người vi phạm thấy được lỗi của mình, được quy định trong pháp luật. Người bị xử phạt có thể chứng minh mình không có lỗi thông qua người đại diện Đây là điều kiện cần thiết và đảm bảo đảm quyền lợi cho người bị xử lý hành chính.

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 

Nguyên tắc này nhằm xử lý nghiêm minh, công bằng đối trong trường hợp vi phạm hành chính của một tổ chức. Mức phạt tiền tăng gấp đôi so với cá nhân là một điều phù hợp.

2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;

b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

3. Biện pháp xử lý hành chính là gì?

Biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020: 

Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020: 

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Dịch vụ Luật sư tranh tụng, biện hộ

Dịch vụ luật sư tranh tụng tại Toà án các cấp với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đại diện cho các đương sự bào chữa,  biện hộ, phản biện, tranh luận trước Tòa án các cấp.

Dịch vụ Luật sư tranh tụng, biện hộ tại Tòa án

1. Các công việc của luật sư:

– Tư vấn về phương án giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp;

– Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp; đại diện cho khách hàng trong việc đàm phán giải quyết tranh chấp với đối tác;

– Xác minh, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu, tư vấn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước tòa án, trọng tài.

– Tư vấn về thủ tục và quy trình liên quan đến thi hành án; nhận đại diện trong thủ tục thi hành án dân sự.

– Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự trong các vụ án/việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.

– Cử Luật sư tham gia tố tụng trong các vụ án Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Lao động, Hành chính, Hôn nhân gia đình.

2. Các lĩnh vực công ty luật cung cấp cho khách hàng

Trong các vụ việc, vụ án như: hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, đất đai, hành chính, hôn nhân và gia đình cụ thể:

– Các vụ án Đất đai:

Tranh chấp về ranh giới, mốc giới;
Tranh chấp về đòi lại đất cho thuê, cho mượn;
Tranh chấp về xác định chủ sử dụng đất;
Các tranh chấp đất đai phổ biến khác …

– Các vụ án dân sự:

Tranh chấp về thừa kế; di chúc;
Tranh chấp về Hợp đồng dân sự;
Tranh chấp về thu hồi nợ;
Tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại;
Các tranh chấp dân sự phổ biến khác …

– Các vụ án Hôn nhân & Gia đình:

Tranh chấp về ly hôn;
Tranh chấp về chia tài sản chung;
Tranh chấp về phân định ai là người nuôi con
Tranh chấp về việc xác định cha, mẹ cho con
Các tranh chấp dân sự phổ biến khác …

– Các vụ án Hành chính, Lao động:

Tranh chấp về xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế xử phạt;
Tranh chấp về bồi thường – thu hồi đất;
Tranh chấp về bồi thường tai nạn lao động
Tranh chấp về đòi tiền lương, sa thải, kỷ luật trái pháp luật;

– Các vụ án Kinh doanh, Thương mại:

Tranh chấp về việc giải thích, thực hiện Hợp đồng kinh tế, thương mại
Tranh chấp về chậm thanh toán, bồi thường, phạt Hợp đồng.
Tranh chấp nội bộ Doanh nghiệp
Tranh chấp về cho vay, bảo lãnh, thế chấp tài sản.
Các tranh chấp KD-TM phổ biến khác …

– Các vụ án Hình sự:

Luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ hình sự.
Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự , bị đơn dân sự, người có quyền lợi nvaf nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

» Luật sư biện hộ trong các vụ án

» Luật sư bào chữa

Dịch vụ Luật sư tranh tụng, biện hộ.
Khi quí khách có như cầu, hãy liên hệ điện thoại để được tư vấn về cụ thể về vụ việc:

Các nguyên tắc áp dụng pháp luật, thứ bậc áp dụng pháp luật

Các nguyên tắc áp dụng pháp luật, thứ bậc áp dụng pháp luật. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động quan trọng trong quá trình thực thi pháp luật ở nước ta. Sau đây là nguyên tắc áp dụng pháp luật của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. 

Các nguyên tắc áp dụng pháp luật, thứ tự áp dụng pháp luật

I. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật định nghĩa: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Theo đó, Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật)

Cần lưu ý: Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

II. Thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật

Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:

1. Hiến pháp. 

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. 

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. 

9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). 

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. 

12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). 

13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 

14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp văn bản được sắp xếp chưa thể hiện chính xác vị trí thứ bậc của chúng trong hệ thống pháp luật. Đó là việc sắp xếp thứ tự các thông tư, thông tư liên tịch. Cụ thể, khoản 8 Điều 4 sắp xếp như sau:  

Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. 

III. Quy định pháp luật và những vướng mắc trong thực hiện nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

Nguyên tắc áp dụng pháp luật là những nguyên tắc cơ bản do luật định dựa vào đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng những văn bản pháp luật thích hợp nhằm giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc áp dụng các văn bàn quy phạm pháp luật được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như: Bộ luật Dân sự…

Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định:

“Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. 

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. 

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau. 

Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. 

Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.”

Theo quy định trên, việc lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng được xác định như sau:

Tóm tắt nguyên tắc áp dụng pháp luật

Thứ nhất, Ưu tiên lựa chọn văn bản tại thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Thứ hai, Áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn

Thứ ba, Áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau

Thứ tư, Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực

Thứ năm, Áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, trừ Hiến pháp.”

Cụ thể các nguyên tắc áp dụng pháp luật:

Thứ nhất, về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực thi hành. Theo quy định tại Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì: Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. Trường hợp ban hành văn bản trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành…thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo. Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.

Thứ hai, áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật được xác định dựa trên vị trí của cơ quan ban hành trong bộ máy nhà nước và tính chất pháp lý của văn bản đó. Nội dung này đã được phân tích kỹ ở phần trên.

Thứ ba, áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau

Nguyên tắc này được áp dụng đối với trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề. Việc luật quy định phải áp dụng văn bản được ban hành sau là để đảm bảo các quy phạm pháp luật được chọn để áp dụng phù hợp nhất với các điều kiện thực tế.

Tuy nhiên, quy định này mới chỉ đặt ra đối với trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành nhưng nội dung khác nhau, trên thực tế còn có thể xảy ra trường hợp các văn bản có hiệu lực pháp lý ngang nhau nhưng do hai đơn vị ban hành có sự khác nhau thì ưu tiên áp dụng văn bản QPPL nào lại chưa được quy định.

Chẳng hạn, điểm e Khoản 8 Điều 2 Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 03 tháng 09 năm 2015 của Liên bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu quy định trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh trong việc: Tiếp nhận khai trình việc sử dụng lao động, báo cáo tình hình thay đổi về lao động; nhận thông báo về việc tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Tuy nhiên, tại điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư số 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao lại quy định Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện: Nhận thông báo của doanh nghiệp trong khu công nghiệp việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Như vậy, hai thông tư cùng quy định về cùng một vấn đề nhưng do hai đơn vị khác nhau ban hành. Trường hợp này chưa có quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật, do đó, thiết nghĩ cần phải có quy định cụ thể hơn để tạo thuận lợi trong quá trình áp dụng các văn bản QPPL.

Thứ tư, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực

Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo của hệ thống pháp luật nước ta. Quy định trên đặt ra một trường hợp là văn bản quy phạm pháp luật cũ đặt ra quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn văn bản mới thì áp dụng văn bản mới, tức là ưu tiên áp dụng những quy định có lợi cho đương sự. Như vậy ở đây xuất hiện cụm từ “văn bản mới”, đây là một cụm từ dễ gây tranh cãi trong việc áp dụng. Sử dụng cụm từ “văn bản mới” đồng nghĩa với việc đặt trong mối tương quan với “văn bản cũ”. Theo tư duy pháp lý nói chung, “văn bản mới” được hiểu là văn bản được ban hành để thay thế “văn bản cũ”, điều này có nghĩa khi văn bản mới có hiệu lực thì đồng thời văn bản cũ sẽ hết hiệu lực. Bởi vậy, theo nguyên tắc chung, việc áp dụng văn bản mới là đương nhiên vì đây mới là văn bản đang có hiệu lực. Tuy nhiên, quy định này được hiểu là có thể được áp dụng văn bản mới để giải quyết các vụ việc xảy ra trước thời điểm văn bản có hiệu lực. Điều 152 có quy định về hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật, theo đó chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước. Như trên đã nhận định, đây là quy định thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của pháp luật. Tuy nhiên, Luật 2015 chỉ quy định việc áp dụng hiệu lực trở về trước được thực hiện trong trường hợp “thật cần thiết…”, trong khi đó thế nào là “thật cần thiết” thì rất khó định lượng bởi vậy có thể được lý giải theo ý muốn chủ quan của cơ quan ban hành, rất có thể gây ra sự tùy tiện khi ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trên thực tế.

Thứ năm, áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, trừ Hiến pháp

Đây là quy định mới so với Điều 85 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Trước Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, việc lựa chọn nguyên tắc áp dụng pháp luật trong trường hợp có sự chồng chéo giữa pháp luật trong nước với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia mới chỉ được quy định trong một số luật chuyên ngành mà chưa được quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định điều này thành một nguyên tắc áp dụng pháp luật có ý nghĩa nhấn mạnh và ghi nhận chính thức, tránh trường hợp tranh luận trong quá trình áp dụng.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 không quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật văn bản chuyên ngành và văn bản quy phạm pháp luật quy định chung có sự chồng chéo.

Trên thực tế, có những trường hợp hai văn bản cùng quy định về một vấn đề, trong đó một văn bản đặt ra các quy định chung (luật chung) và một văn bản quy định mang tính chất chuyên sâu trong một lĩnh vực quản lý cụ thể (luật chuyên ngành). Trong trường hợp này, thông thường văn bản quy định chuyên sâu phù hợp với điều kiện quản lý đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực hơn văn bản quy định chung. Tuy nhiên, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 không quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật văn bản chuyên ngành và văn bản quy phạm pháp luật quy định chung có sự chồng chéo khi điều chỉnh cũng một vấn đề. Vì vậy, nếu tuân thủ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì trong trường hợp luật chung và luật chuyên ngành cùng liên quan đến một vấn đề, nếu văn bản chuyên ngành ban hành sau văn bản quy định chung thì việc lựa chọn văn bản chuyên ngành để áp dụng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thứ ba, nhưng nếu văn bản chuyên ngành ban hành trước văn bản quy định chung thì lựa chọn văn bản nào để áp dụng là vấn đề khó khăn và tiềm ẩn khả năng áp dụng pháp luật không thống nhất.

Mặc dù Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 không quy định về nội dung này, nhưng một số luật lại quy định rất rõ về nguyên tắc áp dụng pháp luật giữa luật chung và luật chuyên ngành. Chẳng hạn, Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rất cụ thể về nguyên tắc áp dụng Bộ luật Dân sự như sau: Bộ luật dân sự là luật chung điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự, luật khác có liên quan đến điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng trái với quy định của Bộ luật dân sự thì phải áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự. Quy định trên đã tạo cơ chế pháp lý đầy đủ cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, phát huy được vị trí, vai trò của Bộ luật dân sự, bảo đảm sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật dân sự, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

IV. Áp dụng luật hình thức và luật nội dung

1. Luật hình thức (trình tự thủ tục):

Là thủ tục, luật tố tụng
Có giá trị áp dụng từ thời điểm phát sinh hiệu lực và cho cả những vụ việc phát sinh trước thời điểm nhưng chưa được giải quyết xong.

2. Luật nội dung (Luật giải pháp)

Luật nội dung là quy định áp dụng khi giải quyết vụ việc.
Áp dụng luật có hiệu lực vào thời điểm phát sinh vụ việc bị kiện
(Lưu ý các trường hợp luật có áp dụng hồi tố)
Ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành liên quan đến vụ kiện
Ngoài ra áp dụng luật khác có liên quan, lưu ý đến thứ bậc của văn bản pháp luật.
Áp dụng pháp luật tại địa phương không trái với VBPL trung ương.
Ví dụ: Về HĐ vay tài sản áp dụng pháp luật

2.1. Luật khác không có quy dịnh: Áp dụng BLDS là luật chung;

2.2. Uu tiên áp dụng luật dặc thù: (tín dụng, ngân hàng, chứng khoán…);

Quan hệ giữa BLDS và Luật khác

BLDS quy dịnh chung + Luật khác quy dịnh quan hệ dặc thù:

– Phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản của PLDS

– Xung dột quy dịnh? Xem thêm Ðiều 4 BLDS, NQ 42/2017/QH14…

2.3. Pháp luật không có quy dịnh:

Dựa vào Thỏa thuận => Tương tự PL=> Tập quán=> Nguyên tắc cơ bản, án lệ, lẽ công bằng.

– Áp dụng pháp luật khi có văn bản pháp luật mới thay thế xem thêm Ðiều 688, 689 BLDS 2015

– Xác định thẩm quyền: phải xem văn bản nội bộ

» Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật là gì?

» Áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội

Thuê luật sư khởi kiện tranh chấp nhà đất

Thuê luật sư khởi kiện tranh chấp nhà đất. Khi tranh chấp nhà đất có thể phân thành hai nội dung chính, Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất, Tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, việc thuê luật sư khởi kiện giải quyết tranh đất đai, nhà ở sẽ giúp khách hàng định hướng, bảo đảm quyền lợi tối đa.

Thuê luật sư khởi kiện tranh chấp nhà đất

1. Những công việc mà luật sư làm để bảo vệ bạn đó là:

  • Soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ.
  • Trực tiếp tham gia giải quyết với tư cách người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
  • Tư vấn, hướng dẫn thân chủ những hướng giải quyết tranh chấp tốt nhất.
  • Làm việc với cơ quan chức năng, thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định pháp luật để bảo vệ cho thân chủ.

2. Tranh chấp nhà đất gồm:

– Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất.
– Tranh chấp quyền sở hữu nhà đất

2.1. Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất thường biểu hiện ở việc tranh chấp về tiền đặt cọc; hình thức, nội dung hợp đồng mua bán nhà đất và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán nhà đất.

Hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng các điều kiện:
+ Những người tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà đất phải có năng lực hành vi dân sự
+ Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán nhà đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội
+ Những người tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà đất hoàn toàn tự nguyện
+ Hợp đồng mua bán nhà đất phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực tại thời điểm giao kết hợp đồng.

2.2. Tranh chấp quyền sở hữu nhà đất:

Quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt đối với nhà đất.

3. Nguyên tắc tính chi phí thuê luật sư khởi kiện

3.1 Thù lao luật sư

Thứ nhất, thù lao luật sư được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng và được ghi nhận tại hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa hai bên.

Thứ hai, thù lao Luật sư được tính trên các căn cứ sau:

  • Mức độ phức tạp của công việc.
  • Thời gian của luật sư bỏ ra để thực hiện công việc.
  • Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư chính, của Văn phòng luật sư.
  • Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ nội dung vụ việc, đặc thù công việc và yêu cầu của khách hàng thì luật sư thỏa thuận với khách hàng áp dụng cách tính thù lao sau:

  • Thù lao tính theo giờ làm việc.
  • Thù lao trọn gói theo vụ việc.

3.2 Các chi phí khác

Thứ nhất, chi phí văn phòng là:

  • Khoản tiền khách hàng trả để đảm bảo thực hiện các hoạt động văn phòng liên quan đến công việc của khách hàng.
  • Thường được tính gộp vào cùng với chi phí đi lại, công tác.

Thứ hai, chi phí đi lại, lưu trú, công tác là:

  • Chi phí khách hàng trả cho luật sư hoặc chuyên viên tư vấn.
  • Gồm: vé xe ô tô, tàu hỏa, máy bay, tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ….
  • Khách hàng có thể lựa chọn thanh toán qua 2 cách: thanh toán một lần, khách hàng tạm ứng chi phí cho luật sư và hai bên sẽ quyết toán sau chuyến công tác.

Thứ ba, khách hàng có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền thuế bằng 10% giá trị hợp đồng.

» Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

» Dịch vụ làm sổ đỏ

Luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất:

Luật sư tư vấn bồi thường giải phóng mặt bằng

Luật sư tư vấn bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc thu hồi đất đai là nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất, của người sử dụng đất. Việc thu hồi đất có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất. Vậy khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu hồi, bồi thường, đền bù, giải phóng mặt bằng có đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người dân bị thu hồi hay không?

Luật sư tư vấn bồi thường giải phóng mặt bằng khi bị thu hồi đất đai:

1. Nội dung luật sư tư vấn bồi thường giải phóng mặt bằng về đất đai.

  • Đất của bạn có thuộc diện bị thu hồi hay không
  • Đất bị thu hồi, giải phóng mặt bằng có đúng trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền hay không?
  • Diện tích đất bị thu hồi có thuộc diện được nhà nước bồi thường, hỗ trợ tái định cư hay không?
  • Nếu thuộc diện được nhà nước bồi thường thì quyền lợi khi đất bị thu hồi có đúng không?
    • Giá đền bù, hệ số đền bù có được đúng theo quy định của pháp luật hay không?
    • Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở.
    • Bố trí tái định cư cho người có đất ở bị thu hồi?
    • Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
    • Bồi thường thiệt hại công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi trên đất?
    • Bồi thường chi phí đầu tư vào đất?….
  • Khi đến với Luật sư bạn sẽ được tiếp cận với đội ngũ luật sư tư vấn bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết sâu trong lĩnh vực đất đai quý khách sẽ được hỗ trợ và giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến công tác thu hồi đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng.

2. Dịch vụ luật sư tư vấn bồi thường giải phóng mặt bằng gồm:

  • Nghiên cứu hồ sơ vụ việc;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc;
  • Phân tích, đánh giá, đối chiếu các quy định của pháp luật về thu hồi, bồi thường, tái định cư… đưa ra các phương án tối ưu bảo vệ quyền lợi ích của khách hàng;
  • Đại diện thu thập các hồ sơ, tài liệu chứng cứ cốt lõi phục vụ cho việc khiếu nại, khởi kiện yêu cầu bồi thường;
  • Gửi toàn bộ các đơn thư, văn bản pháp lý, khiếu nại của người bị thu hồi đất đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đại diện tham gia đối thoại, đàm phán với các cơ quan nhà nước đảm bảo quyền lợi cho khách hàng;
  • Đại diện thạm gia tất cả các giai đoạn tố tụng khi khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước.

Văn phòng luật sư với nhiều năm kinh nghiệm và đã từng giúp nhiều khách hàng các tỉnh thành trên cả nước đòi lại quyền và lợi ích khi bị cơ quan nhà nước thu hồi đất trái pháp luật.

» Tư vấn thủ tục khiếu nại, khởi kiện bồi thường giải phóng mặt bằng

Quý khách khi có vướng mắc về đền bù giải phóng mặt bằng xin hãy liên hệ để được tư vấn cho vụ việc của mình, cần chuẩn bị giấy thông báo thu hồi đất/ quyết định thu hồi đất, giấy tờ liên quan chứng minh tài sản nhà đất để luật sư tư vấn.

Yêu cầu xem bằng chứng, chứng minh về lỗi vi phạm giao thông?

Yêu cầu xem bằng chứng, chứng minh về lỗi vi phạm giao thông? Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

CSGT yêu cầu dừng xe, người điều khiển phương tiện được quyền yêu cầu người có thẩm quyền xử phạt cung cấp các bằng chứng chứng minh lỗi vi phạm khi nào?

Theo quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính thì:

“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

………………
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;…”

Ngoài ra, Thông tư 01/2016/TT-BCA cũng quy định tại khoản 2 Điều 14. Nội dung kiểm soát:

“2. Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
a)…Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;…”

Như vậy, nếu không chứng minh được lỗi vi phạm thì CSGT không có quyền xử phạt. Trường hợp vẫn bị xử phạt thì người vi phạm có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Khi xử lý vi phạm giao thông, người vi phạm được nộp phạt tại chổ  trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

» Tư vấn luật giao thông

» Luật sư bào chữa tội giao thông

Khiếu nại trong tố tụng hình sự là gì?

Khiếu nại trong tố tụng hình sự là gì? Người có quyền khiếu nại là Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình tại khoản 1, Điều 469

Tư vấn Khiếu nại trong tố tụng hình sự là gì?

1. Người có quyền khiếu nại đối với bản án khoản 2 tại Điều 469

2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện nếu có khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị thì giải quyết theo quy định tại các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật này.

2. Các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại tại Điều 470.

1. Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật này.

2. Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

3. Thời hiệu khiếu nại tại Điều 471.

1. Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

2. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

4. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại tại Điều 472.

1. Người khiếu nại có quyền:

a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại;

b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự;

c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;

d) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Người khiếu nại có nghĩa vụ:

a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;

b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

5. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại tại Điều 473.

1. Người bị khiếu nại có quyền:

a) Được thông báo về nội dung khiếu nại;

b) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại;

c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của mình.

2. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ:

a) Giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại; cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại;

c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

6. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam tại Điều 474.

1. Khiếu nại đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định tạm giam, quyết định phê chuẩn việc bắt, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giam và khiếu nại các hành vi thực hiện các lệnh và quyết định đó phải được giải quyết ngay trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại. Trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố. Cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam phải chuyển ngay cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án, vụ việc khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết nếu quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại là của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

3. Tòa án có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định bắt, tạm giam trong giai đoạn xét xử.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Chánh án trong việc bắt, tạm giam do Chánh án Tòa án xem xét, giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án trên một cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án trên một cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án trong việc bắt, tạm giam do Chánh án Tòa án trên một cấp xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án trên một cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

7. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tại Điều 475.

1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trừ việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ do cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của cấp trưởng thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện trưởng Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát là quyết định có hiệu lực pháp luật.

8. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng và Viện trưởng Viện kiểm sát tại Điều 476.

1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu là khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thì được giải quyết:

a) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật;

b) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử do Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

4. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.

9. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án và Chánh án Tòa án tại Điều 477.

1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu là quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án cấp cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.

3. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên công tác tại Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán và Thẩm tra viên công tác tại Tòa án quân sự trung ương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.

» Mẫu đơn khiếu nại trong tố tụng hình sự

Các trường hợp nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp nhà nước thu hồi đất và căn cứ thu hồi đất. Thu hồi đất từ người sử dụng là một trong những vấn đề hay gây tranh cãi, khiếu nại, khiếu kiện. Đơn giản vì đất đai là tài sản và tư liệu sản xuất có giá trị lớn của người dân. Khi bị thu hồi đất, người dân cần biết được mục đích thu hồi đất để làm gì, quy trình thu hồi đất đúng hay chưa từ quy định Thu hồi đất, trưng dụng đất tại Mục 1, chương VI về Thu hồi đất, Trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Các trường hợp thu hồi đất và căn cứ thu hồi đất

1. Thế nào là Nhà nước thu hồi đất đai?

Điều 3 Luật Đất đai 2013 định nghĩa như sau về việc Nhà nước thu hồi đất đai:

“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”

2. Cơ sở pháp lý quy định các trường hợp thu hồi đất

Luật Đất đai 2013 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2013.

3. Bốn (04) trường hợp thu hồi đất và căn cứ thu hồi đất

3.1. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

Theo quy định tại Điều 61 Luật Đất đai 2013, các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm:

  • Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
  • Xây dựng căn cứ quân sự;
  • Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
  • Xây dựng ga, cảng quân sự;
  • Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
  • Xây dựng kho táng của lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
  • Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

3.2. Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hiện nay được quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2013, bao gồm các trường hợp sau:

  • Thu hồi đất để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
  • Thu hồi đất để thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư bao gồm:
    • Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
    • Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử – văn hóa; danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tưởng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công quốc gia;
    • Dự án xây dựng kết cấu hạ tàng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải.
  • Thu hồi đất để thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bao gồm:
    • Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;
    • Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;
    • Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí phục vụ công cộng; chợ, nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
    • Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
    • Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.
  • Việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng dựa trên các căn cứ sau đây:
    • Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất;
    • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
    • Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

Các trường hợp thu hồi đất và căn cứ thu hồi đất được Pháp luật quy định rõ.

3.3. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

Theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013, các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

  • Thu hồi đất do sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
  • Thu hồi đất do người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
  • Thu hồi đất do đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền. Trừ trường hợp đất đã được sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2014 không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch;
  • Thu hồi đất do đất không được chuyển nhượng, tặng cho nhưng nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
  • Thu hồi đất do đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
  • Thu hồi đất do đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của luật mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
  • Thu hồi đất do người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và đã bị cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không chấp hành;
  • Thu hồi đất do đất không được sử dụng trong thời gian dài như sau:
    • đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong vòng 12 tháng liên tục;
    • đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong vòng 18 tháng liên tục;
    • đất trồng rừng không được sử dụng trong vòng 24 tháng liên tục.
  • Thu hồi đất do đất được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời gian dài, cụ thể là đất không được sử dụng trong vòng 12 tháng, hoặc có được sử dụng nhưng tiến độ chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư. Tuy nhiên, trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật thì không áp dụng thu hồi đất.

Căn cứ thu hồi đất: Khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định phải có văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai để thu hồi đất do vi phạm pháp luật.

3.4. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người được quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013 cùng các căn cứ thu hồi ứng với mỗi trường hợp như sau:

  • Chủ thể không phải nộp tiền sử dụng đất bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất. Căn cứ thu hồi đất là văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật.
  • Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế. Căn cứ thu hồi đất là giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất. Căn cứ thu hồi đất là văn bản trả lại đất của người sử dụng đất.
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn. Căn cứ thu hồi đất là quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất.
  • Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người. Căn cứ thu hồi đất là văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún,…

» Cách tính bồi thường đất khi nhà nước thu hồi đất

Bài viết mới