Cách tính thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông

Cách tính thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông dựa trên các yếu tố khi tai nạn xẩy ra tai nạn. Căn cứ cứ vào yếu tố lỗi, mức độ thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của các bên tham gia giao thông để đưa ra mức bồi thường hợp lý cho cả hai bên. 

Tư vấn để tính thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông

1. Lỗi của bên bị thiệt hại

Tại khoản 2 Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

“2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

2. Lỗi của bên gây ra thiệt hại

Có thể phía thiệt hại chết hoặc bị thương tích:

2.1. Phía thiệt hại bị chết

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: 

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thiệt hại khác do luật quy định như: Chi phí điều trị trước khi chết, chi phí bị mất do chăm sóc

Người bị thiệt hại cần cung cấp chứng từ.

2.2. Phía thiệt hại bị thương

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

3. Lỗi hỗn hợp của cả hai bên

Thực tế để xác định là rất khó, có thể căn cứ bào thương tích của hai bên và thiệt hại tài sản của hai bên là bao nhiêu và lỗi nặng hơn, nhẹ hơn của các bên để đối trừ hoặc hòa giải để hai bên ngồi với nhau đàn phán để đưa ra các mức bồi thường thỏa thuận tốt nhất.

Sau đó cơ quan Công an sẽ xử lý hành vi vi phạm của từng bên, gải phóng các phương tiện

» Xác định mức bồi thường tai nạn giao thông gây chết người

» Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông