Các biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Các biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Hợp đồng thi công xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, giữa nhà thầu và đơn vị thi công khi vi phạm các điều khoản của hợp đồng làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công, kéo theo làm là uy tín của chủ đầu tư với với khách hàng làm giản lợi nhuận đầu tư. Khi dơi vào trong các tình huống này, các bên nên làm gì để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như giúp cho vấn đề tranh chấp nhanh quyết được giải quyết?

Các biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

I. Tư vấn tranh chấp hợp đồng xây dựng

1.1. Bản chất của hợp đồng xây dựng

Theo quy định của pháp luật tại Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Bên giao thầu có thể là một trong các chủ thể sau: chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư, tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

1.2. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp

Tranh chấp hợp đồng xây dựng có thể phát sinh từ những nguyên nhân sau:

  • Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo đúng hợp đồng: chủ đầu tư không tiến hành thanh toán đầy đủ khối lượng hoặc tìm cách gây khó khăn, chậm trễ thanh toán gây ra các thiệt hại kinh tế cho nhà thầu.
  • Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình: Do tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau như thời tiết, điều kiện về vốn, nhân lực dẫn đến nhà thầu đã thi công công trình không đảm bảo về mặt thời gian hoặc chất lượng công trình và dẫn tới phát sinh tranh chấp.
  • Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: xảy ra thiệt hai cho bên còn lại và tranh chấp xảy ra giữa các bên về yêu cầu bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng.

1.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp

Khi các bên muốn tự giải quyết tranh chấp với nhau, các bên phải tuân thủ nguyên tắc được quy định tại khoản 8 Điều 146 Luật xây dựng 2014:

  • Các bên tranh chấp phải tôn trọng thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác; các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp.
  • Trường hợp các bên không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng xây dựng, các bên có thể giải quyết theo các cách thức sau:

1.3.1. Giải quyết thông qua Ban xử lý tranh chấp

Trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải thực hiện bởi ban xử lý tranh chấp:

  • Thành lập Ban xử lý tranh chấp: Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc được thiết lập khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên do các bên tự thỏa thuận.
  • Thủ tục giải quyết: Trong thời hạn 28 ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
  • Chi phí: được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

1.3.2. Giải quyết bằng con đường Trọng tài thương mại

Nếu các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng thủ tụng trọng tài thì tranh chấp đó sẽ được giải quyết theo thủ tụng quy định trong Luật trọng tài thương mại 2010 và quy trình, thủ tục của các trung tâm trọng tài thương mại.

1.3.3. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Nếu các bên không thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp hoặc các bên không đồng ý với kết luận hòa giải của Ban xử lý tranh chấp thì có quyền khiếu kiện để xử lý tranh chấp đó tại Tòa án. Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự:

  • Tòa án có thẩm quyền: tùy theo từng vụ án tranh chấp cụ thể, thẩm quyền xét xử sơ thẩm thẩm có thể thuộc Tòa án cấp Huyện hoặc cấp Tỉnh. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm thuộc về Tòa án cấp trên trực tiếp của Toàn án đã xét xử sơ thẩm.
  • Thời hạn giải quyết vụ án: tuân thủ thời hạn được quy định trong bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  • Hồ sơ khởi kiện: gồm có đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo, bao gồm: hợp đồng xây dựng, các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng; quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên; tài liệu chứng minh sự vi phạm hợp đồng và những thiệt hại (nếu có).
  • Hậu quả pháp lý: bên thua kiện phải tuân theo bản án có hiệu lực của tòa án và bồi thường thiệt hại, thực hiện những hậu quả pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

II. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng khi nhà thầu vi phạm

Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

2.1. Các biện pháp pháp lý đơn phương của chủ đầu tư

Khi nhà thầu vi phạm hợp đồng thi công, chủ đầu tư có thể áp dụng một số biện pháp pháp lí đơn phương nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

  • Chấm dứt hợp đồng khi bên nhà thầu năm mươi sáu (56) ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng theo Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP
  • Thông báo lấy lại mặt bằng để giao cho nhà thầu khác

2.2. Bồi thường thiệt hại khi nhà thầu vi phạm hợp đồng

Theo khoản 4 Điều 146 Luật xây dựng 2014, khi nhà thầu vi phạm hợp đồng do lỗi của nhà thầu  thì nhà thầu phải bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng:

  • Thiệt hại về vật chất: là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  • Thiệt hại về tinh thần: là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

2.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp khi nhà thầu vi phạm hợp đồng

Đơn vị tư vấn giám sát là đơn vị do chủ đầu tư tự mình lập ra giám sát công trình hoặc kí kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình với một nhà thầu khác.

Đơn vị tư vấn giám sát phải đảm bảo các điều kiện yêu cầu theo Điều 120 Luật xây dựng 2014 và có vai trò:

  • Quản lý – Kiểm tra – Giám sát toàn bộ quy trình công tác thi công từng hạng mục trên công trình, đảm bảo đơn vị thi công xây dựng thực hiện đúng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.
  • Quản lý và giám sát chặt chẽ chất lượng thi công từng kết cấu hạng mục trên công trình, nắm bắt chính xác và kịp thời những công việc đang diễn ra trên công trường.
  • Theo dõi và giám sát tiến độ xây dựng của đơn vị thi công, kiểm tra toàn bộ phương pháp thi công, trang thiết bị kỹ thuật, tay nghề nhân công.
  • Đảm bảo nhà thầu tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

» Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng