Báo cáo định kỳ của tổ chức hành nghề luật sư theo Biểu số: 08a/BTP/BTTP/LSTN

Mẫu Báo cáo của tổ chức hành nghề luật sư, công ty luật khi hoạt động theo Biểu số: 08a/BTP/BTTP/LSTN. Khi thành lập tổ chức hành nghề luật như như công ty luật hoặc văn phòng luật sư sẽ cần làm các loại báo cáo như thế nào? Thời gian và biểu mẫu báo cáo ra sao?

Thủ tục Báo cáo định kỳ của tổ chức hành nghề luật sư

Các tổ chức hành nghề luật sư sẽ gửi báo cáo thông kê tình hình tổ chức và hoạt động gửi về Sở tư pháp theo quy định tại thông tư 03/2019/TT-BTP

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
2. Hoạt động thống kê thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này được tiến hành trong các lĩnh vực sau:
o) Luật sư;

Điều 6. Báo cáo thống kê định kỳ

1. Kỳ báo cáo:
Báo cáo thống kê định kỳ được lập hàng năm theo định kỳ 6 thángmột năm theo hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Danh mục biểu mẫu báo cáo thống kê về công tác tư pháp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Kỳ báo cáo thống kê 6 tháng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm. Gồm số liệu thực tế và số liệu ước tính trong kỳ báo cáo. Số liệu thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 5;
b) Kỳ báo cáo thống kê năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm. Bao gồm:
Báo cáo năm (phục vụ tổng kết công tác tư pháp): Gồm số liệu thực tế và số liệu ước tính trong kỳ báo cáo.
Đối với báo cáo của các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 của Điều 2 Thông tư này (trừ Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực báo cáo về chứng thực, nuôi con nuôi): Số liệu thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 11 hàng năm.
Đối với báo cáo của các đối tượng thuộc khoản 3 đến khoản 12 Điều 2 Thông tư này: Số liệu thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm.
Báo cáo năm chính thức: Gồm toàn bộ số liệu thực tế được thực hiện trong kỳ báo cáo (được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm).

2. Thời hạn nhận báo cáo:
a) Thời hạn nhận báo cáo thống kê định kỳ của mỗi cấp báo cáo được quy định cụ thể tại góc trên cùng, bên trái của từng biểu mẫu báo cáo thống kê và tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp thời hạn báo cáo thống kê nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật thì thời hạn nhận báo cáo thống kê định kỳ được tính vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ đó.

3. Ước tính số liệu thống kê:
a) Việc ước tính số liệu thống kê quy định tại Thông tư này được thực hiện trong kỳ báo cáo 6 tháng và báo cáo năm (để phục vụ sơ kết, tổng kết công tác tư pháp theo định kỳ). Chủ thể báo cáo được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Số liệu ước tính là số liệu của khoảng thời gian sẽ diễn ra trong kỳ báo cáo, có sử dụng phương pháp chuyên môn để ước tính;
b) Phương pháp ước tính số liệu và cách ghi số liệu thực tế, số liệu ước tính được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trong các kỳ báo cáo, các đơn vị báo cáo chỉ báo cáo số liệu thực tế, không phải báo cáo số liệu ước tính. Các đơn vị báo cáo tự ước tính để phục vụ quản lý nội bộ. Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp chủ động ước tính trên phạm vi cả nước.

4. Phạm vi nội dung báo cáo:
a) Trên cơ sở quy định về chế độ báo cáo thống kê định kỳ và hệ thống biểu mẫu kèm theo Thông tư này, căn cứ vào nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành, trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có văn bản hướng dẫn cụ thể về phạm vi nội dung báo cáo thống kê định kỳ 6 tháng, báo cáo năm để phục vụ hoạt động sơ kết, tổng kết công tác tư pháp;
b) Phạm vi báo cáo năm chính thức được thực hiện đầy đủ theo biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Báo cáo thống kê đột xuất
1. Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện để giúp Bộ Tư pháp thu thập, tổng hợp các thông tin ngoài các thông tin thống kê được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ được quy định tại Thông tư này.
2. Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản có chữ ký của Lãnh đạo Bộ Tư pháp.
Kết cấu, nội dung, phương thức, kỳ hạn báo cáo, thời điểm lấy số liệu, thời hạn báo cáo thống kê đột xuất, nơi nhận báo cáo và các nội dung khác có liên quan được thực hiện theo văn bản yêu cầu của Lãnh đạo Bộ Tư pháp.

Mẫu báo cáo của tổ chức hành nghề luật sư theo mẫu tại biểu số 08a/BTP /BTTP/LSTN thông tư 03/2019/TT-BTP

Biểu số: 08a/BTP/BTTP/LSTN
Ban hành theo Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019
Ngày nhận báo cáo (BC):
BC 6 tháng: Ngày 06 tháng 6 hàng năm
BC năm: Ngày 07 tháng 11 hàng năm
BC năm chính thức: Ngày 20 tháng 01 năm sau
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
(6 tháng, năm)
Kỳ báo cáo:…………
(Từ ngày……tháng……năm……
đến ngày…….tháng…….năm……)
Đơn vị báo cáo:
– Văn phòng Luật sư…./Công ty Luật…

Đơn vị nhận báo cáo:
– Sở Tư pháp…
Số luật sư hành nghề tại tổ chức
(người)
Số việc thực hiện xong
(việc)
Doanh thu
(đồng)
Tổng số Chia ra Tổng số Nộp thuế
Tổng số Trong đó: Số luật sư nước ngoài làm việc tại tổ chức Số việc tố tụng Số việc tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác Số việc trợ giúp
pháp lý
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
               

– Cột (1), (2), (8) không báo cáo trong kỳ báo cáo 6 tháng.

             Người lập biểu                                            “…, ngày …… tháng….. năm…….”                               

          (Ký, ghi rõ họ, tên)                                                  NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT                             

                                                                                       (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) 

GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 08a/BTP/BTTP/LSTN, 08b/BTP/BTTP/LSTN
(Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư)

1. Khái niệm, phương pháp tính
– Biểu 08a/BTP/BTTP/LSTN phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm) được sử dụng cho 02 đơn vị báo cáo, gồm: Văn phòng luật sư, Công ty luật và Biểu này được gửi về Sở Tư pháp.
– Biểu 08b/BTP/BTTP/LSTN phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo (6 tháng, năm) được sử dụng cho đơn vị báo cáo là Sở Tư pháp và Biểu này được gửi về Bộ Tư pháp (Cục Kế hoạch – Tài chính).
– Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
– Tổ chức hành nghề luật sư (TCHNLS) bao gồm: Văn phòng luật sư và Công ty luật (Điều 32 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư).
+ Văn phòng luật sư là Văn phòng do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Điều 33 Luật luật sư).
+ Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH (Điều 34 Luật luật sư); Công ty luật hợp danh do ít nhất 02 luật sư thành lập; Công ty luật TNHH bao gồm: công ty luật TNHH 02 thành viên trở lên; và công ty luật TNHH một thành viên.
– Số luật sư hành nghề tại tổ chức là số luật sư làm việc tại tổ chức hành nghề luật sư trong kỳ báo cáo.
– Luật sư nước ngoài làm việc tại TCHNLS là những luật sư nước ngoài được TCHNLS của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động tại tổ chức đó. (Điều 74 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư).
– Số việc thực hiện xong là những việc được thực hiện xong trong kỳ báo cáo, gồm các việc đã thực hiện xong như sau:
+ Số việc tố tụng là những việc mà luật sư làm theo yêu cầu của khách hàng và theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng trong các vụ án chỉ định (Điều 27 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư) và đã thực hiện xong.
+ Số việc tư vấn pháp luật là số việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ (Điều 28 Luật Luật sư) và đã thực hiện xong.
– Số việc dịch vụ pháp lý khác là số việc giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính, giúp đỡ pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật (Điều 30 Luật Luật sư) và đã thực hiện xong.
– Số việc trợ giúp pháp lý là số việc mà luật sư tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật luật sư và đã thực hiện xong.
– Doanh thu của TCHNLS là tổng số tiền thu được của TCHNLS (theo Luật doanh nghiệp).
– Số tiền nộp thuế của TCHNLS là số tiền thuế mà TCHNLS phải nộp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2. Cách ghi biểu
* Số liệu từ cột 1 đến cột 8 bao gồm cả số liệu tại Chi nhánh/Văn phòng đại diện của TCHNLS (nếu có).
– Cột 1: Ghi tổng số luật sư hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư.
– Cột 2: Ghi số luật sư nước ngoài làm việc tại tổ chức hành nghề luật sư. Số liệu tại cột 2 là một phần số liệu của cột 1.
Cột 1, 2, 8 chỉ báo cáo tại kỳ báo cáo năm (báo cáo năm và báo cáo năm chính thức), kỳ báo cáo 6 tháng không phải báo cáo (để trống ô số liệu).
– Cột 3 = Cột (4+5+6).
– Cột 4: Ghi số việc luật sư tham gia tố tụng trong tất cả các lĩnh vực.
Riêng Biểu 08b/BTP/BTTP/LSTN: Sau khi rà soát, kiểm tra tính chính xác của số liệu, Sở Tư pháp tổng hợp chi tiết báo cáo của từng Văn phòng Luật sư/Công ty Luật vào các dòng tại các mục tương ứng và cộng dòng tổng từng mục, gồm: mục I (Văn phòng Luật sư) và mục II (Công ty Luật), Dòng Tổng số = mục I + mục II; đồng thời ghi chú về số liệu quản lý của Sở Tư pháp theo hướng dẫn trong biểu mẫu. 

3. Nguồn số liệu
– Biểu 08a/BTP/BTTP/LSTN: TCHNLS tổng hợp số liệu từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ vụ việc thực hiện của các tổ chức hành nghề luật sư. – Biểu 08b/BTP/BTTP/LSTN: Sở Tư pháp tổng hợp số liệu từ sổ sách, tài liệu theo dõi về tình hình đăng ký hoạt động luật sư tại Sở Tư pháp và tổng hợp từ biểu mẫu 08a/BTP/BTTP-LSTN của tổ chức hành nghề luật sư.

Theo quy định tại thông tư 17/2011/TT-BTP như sau:

Điều 31. Báo cáo định kỳ
1. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Liên đoàn luật sư Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo về tổ chức và hoạt động luật sư gửi Bộ Tư pháp; Đoàn luật sư có trách nhiệm lập báo cáo về tổ chức và hoạt động luật sư gửi Bộ Tư pháp, Liên đoàn luật sư Việt Nam và Sở Tư pháp nơi có trụ sở của Đoàn luật sư.
Báo cáo 6 tháng của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư được gửi trước ngày 10/4 hàng năm và báo cáo năm được gửi trước ngày 10/10 hàng năm.
2. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có trách nhiệm lập báo cáo về tổ chức và hoạt động của mình gửi Đoàn luật sư và Sở Tư pháp nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư hoặc nơi có địa điểm giao dịch của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo về tổ chức và hoạt động luật sư gửi Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Báo cáo 6 tháng của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam được gửi trước ngày 05/4 hàng năm và báo cáo năm được gửi trước ngày 05/10 hàng năm.
3. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm lập báo cáo gửi Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương.
Báo cáo 6 tháng của Sở Tư pháp được gửi trước ngày 15/4 hàng năm và báo cáo năm được gửi trước ngày 15/10 hàng năm.
4. Báo cáo 6 tháng được tính từ ngày 01/10 của năm trước đến ngày 31/3 của năm sau; báo cáo năm được tính từ ngày 01/10 của năm trước đến ngày 30/9 của năm sau.

Điều 32. Nội dung báo cáo
1. Báo cáo của Sở Tư pháp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tóm tắt tình hình tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương;
b) Những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, trong đó cần quan tâm đánh giá việc phát triển đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; xây dựng tổ chức Đảng trong Đoàn luật sư; hành nghề của luật sư tại địa phương; thực hiện vai trò tự quản của các Đoàn luật sư; thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương.
c) Đề xuất, kiến nghị.
2. Báo cáo của tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tóm tắt tình hình tổ chức và hoạt động luật sư của tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư;
b) Những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, trong đó cần quan tâm đánh giá về việc phát triển đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức, hoạt động của các Đoàn luật sư; xây dựng tổ chức Đảng, phát triển đảng viên mới trong Đoàn luật sư, Liên đoàn luật sư Việt Nam; thực hiện vai trò tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư; hoạt động hợp tác quốc tế của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư; việc thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư.
c) Đề xuất, kiến nghị.
3. Báo cáo của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tóm tắt tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
b) Những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân;
c) Đề xuất, kiến nghị.

Điều 33. Báo cáo đột xuất
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam có trách nhiệm báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động luật sư theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
3. Đoàn luật sư có trách nhiệm báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Sở Tư pháp.
4. Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của mình theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Sở Tư pháp.

» Thông tư 03/2019/TT-BTP quy định về hoạt động thống kê của ngành tư pháp

» Thông tư 02/2019/TT-BTP bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư