Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật là gì?

Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật là gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

I. Áp dụng pháp luật là gì?

Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

II. Sử dụng pháp luật là gì?

Sử dụng pháp luật là hình thức các chủ thể thực hiện pháp luật sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép. Đây cũng là hình thức thực hiện pháp luật chủ động và tích cực bằng các hành vi cụ thể của các chủ thể quan hệ pháp luật. Do hình thức thực hiện pháp luật này là việc sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật trao quyền, nên các chủ thể quan hệ pháp luật có quyền thực hiện hoặc không thực hiện các quyền của mình, pháp luật không bắt buộc các chủ thể phải thực hiện như hai hình thức tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật.

III. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 tại Điều 4 như sau:

  1. Hiến pháp.
  2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
  3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
  5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
  9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
  10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
  13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
  15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

IV. Nguyên tắc áp dụng pháp luật

Thứ nhất, Ưu tiên lựa chọn văn bản tại thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Thứ hai, Áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
Thứ ba, Áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau
Thứ tư, Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực
Thứ năm, Áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, trừ Hiến pháp.

V. Áp dụng luật hình thức và luật nội dung:

  1. Luật hình thức (trình tự thủ tục): Là thủ tục, luật tố tụng

Có giá trị áp dụng từ thời điểm phát sinh hiệu lực và cho cả những vụ việc phát sinh trước thời điểm nhưng chưa được giải quyết xong.

  1. Luật nội dung (Luật giải pháp): Là quy định áp dụng khi giải quyết vụ việc

Áp dụng luật có hiệu lực vào thời điểm phát sinh vụ việc bị kiện

(Lưu ý các trường hợp luật có áp dụng hồi tố)

Ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành liên quan đến vụ kiện
Ngoài ra áp dụng luật khác có liên quan, lưu ý đến thứ bậc của văn bản pháp luật.

Áp dụng pháp luật tại địa phương không trái với VBPL trung ương.

2.1. Luật khác không có quy dịnh: AD BLDS là luật chung;

2.2. Uu tiên áp dụng luật dặc thù: (tín dụng, ngân hàng, chứng khoán…);

Quan hệ giữa BLDS và Luật khác

BLDS quy dịnh chung + Luật khác quy dịnh quan hệ dặc thù:

– Phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản của PLDS

– Xung dột quy dịnh? Xem thêm Ðiều 4 BLDS, NQ 42/2017/QH14…

2.3. Pháp luật không có quy dịnh:

Dựa vào Thỏa thuận => Tương tự PL=> Tập quán=> Nguyên tắc cơ bản, án lệ, lẽ công bằng.

– Áp dụng pháp luật khi có văn bản pháp luật mới thay thế xem thêm Ðiều 688, 689 BLDS 2015

– Xác định thẩm quyền: phải xem văn bản nội bộ

» Công văn 24/1999/KHXX giải đáp vấn đề áp dụng pháp luật