Home Blog Page 140

Lái xe thuê gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Tôi lái xe cho một công ty kinh doanh, có ký hợp đồng lao động, khi lưu thông trên đường không may tôi đã gây tạn nạn. Tôi có thắc mắc tôi là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay chủ thuê tôi phải bồi thường và chịu toàn bộ trách nhiệm. Mong Công ty Luật giải đáp giúp tôi!

Luật sư Công ty Luật trả lời:
Theo quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại, nếu chủ sở hữu ô tô giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng, thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại này không phụ thuộc vào việc chủ xe có mặt trên chuyến xe đó hay không mà dựa vào việc ai là người đang chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. Nếu người gây tai nạn là người được thuê lái xe và được trả tiền công thì lái xe này không phải là người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe, mà chủ xe mới là người chiếm hữu, sử dụng, do vậy chủ xe phải là người bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự 2015, Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Xét trong trường hợp bạn là chủ xe thì bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn, trách nhiệm của bạn chỉ được loại trừ trong trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị nạn hoặc thiệt hại xảy ra thuộc trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết (Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015). Trường hợp xác định được lỗi thuộc về người lái xe khi điều khiển ô tô thì căn cứ vào biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan CSGT, kết luận của cơ quan CSĐT, lời khai của nhân chứng, kết quả giám định pháp y để xác định xem người điều khiển xe ô tô có thể bị khởi tố theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017). Việc hỗ trợ, bồi thường kịp thời, thoả đáng cho gia đình nạn nhân vừa thể hiện tính nhân văn, vừa là một trong những căn cứ để cơ quan công an xem xét có hay không khởi tố vụ án hình sự, xem xét và quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe làm thuê gây tai nạn.

» Tư vấn trách nhiệm bồi thường trong vụ án giao thông

» Luật sư bào chữa tội giao thông

Công ty đòi nợ cần những điều kiện kinh doanh gì?

Công ty đòi nợ cần những điều kiện kinh doanh gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ được qui định tại: Chương III- Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ qui định như sau:

» Các công đoạn thu hồi nợ hiệu quả

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ

Điều 13. Điều kiện về vốn

Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng).

Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định.

Điều 14. Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ:

1. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

2. Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.

3. Không có tiền án.

4. Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thoả mãn thêm điều kiện: trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Điều 15. Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ

1. Người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ sáu tháng trở lên.

2. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

3. Có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.

4. Không có tiền án.

Điều 16. Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Khi đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ, ngoài những quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải có:

1. Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn:

a) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;

b) Đối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải toả sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ;

c) Đối với số vốn góp bằng tài sản, phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

2. Hồ sơ chứng minh điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp, gồm:

a) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học thuộc một trong các ngành quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này. Trường hợp bằng tốt nghiệp do nước ngoài cấp, thì phải được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng;

b) Phiếu lý lịch tư pháp.

Trường hợp cá nhân là người nước ngoài, phải có giấy chứng thực của chính quyền nước sở tại về việc cá nhân đó không có tiền án ở nước đó. Giấy chứng thực này phải được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng.

Điều 17. Thay đổi người quản lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp và mức vốn điều lệ

Khi thay đổi người quản lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp, mức vốn điều lệ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh và phải đáp ứng đủ các điều kiện về vốn, về người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp được quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định này.

» Thành lập công ty đòi nợ

» Luật sư tư vấn thu hồi nợ cho doanh nghiệp

Facebook ở Việt Nam có sắp… phạm pháp?

Điều 292 quy định về tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 sẽ áp dụng sau 1/7/2016 đang gây tranh luận.

Mới đây, LS Trần Vũ Hải đặt vấn đề: “Vậy điều gì sẽ xảy ra sau 1/7/2016 đối với FB và Mark tại Việt nam? Nếu FB tiếp tục cung cấp dịch vụ mạng xã hội và thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam mà không có giấy phép tại Việt Nam, Mark sẽ bị khởi tố theo điều 292 khoản 3 và khoản 4 điều 292 BLHS 2015, có thể bị phạt đến 5 tỷ đồng”. Cũng theo LS này: “Nếu Mark không bị khởi tố theo điều 292, sẽ là bất công cho những người Việt vì cung cấp dịch vụ mạng xã hội ở Việt Nam mà không xin được giấy phép hoặc làm không đúng giấy phép…”

photo Facebook ở Việt Nam có sắp… phạm pháp?

    Bài đăng trên trang cá nhân của luật sư Trần Vũ Hải về vấn đề Facebook có vi phạm pháp luật tại Việt Nam hay không nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận.

Trước vấn đề trên, PV đã có cuộc trao đổi cùng Luật sư Nguyễn Thanh Hà – văn phòng luật sư SB Law. LS Hà nhận định: “Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là theo quy định tại Nghị định 72 về quản lý thông tin trên mạng Internet thì các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam. Như vậy Facebook là một mạng xã hội có hoạt động tại Việt Nam thì phải tuân thủ pháp luật tại Việt Nam.

Nghị định trên cũng quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội là phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nếu đối chiếu với các quy định nêu trên thì hiện nay, Facebook chưa đáp ứng các điều kiện để có thể kinh doanh và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, ví dụ như chưa có Giấy phép cung cấp mạng xã hội và cũng theo tôi được biết thì họ không đặt máy chủ tại Việt Nam.

Trở lại Điều 292 của Bộ luật hình sự 2015 có quy định là khi cung cấp trò chơi điện tử và sàn giao dịch thương mại điện tử thì cần phải có giấy phép mới được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, hiện tại, với nền tảng của Facebook, họ cung cấp cả trò chơi điện tử, cả sàn thương mại điện tử, nếu chiểu theo quy định tại Điều 292 thì Facebook có thể vi phạm pháp luật Việt Nam.”

Tuy nhiên, nếu điều đó thành hiện thực sẽ ít nhiều tác động đến những cá nhân chuẩn bị khởi nghiệp. Dễ nhận thấy điều khoản này tác động đến tâm lý của các bạn khởi nghiệp, tâm lý lo sợ mình cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin mà có doanh thu từ 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính là có thể vướng vào trách nhiệm hình sự.

Vậy nên, theo quan điểm của LS Nguyễn Thanh Hà: “Quốc hội khoá mới nên xem xét huỷ bỏ điều 292 Bộ luật hình sự để tạo tâm lý yên tâm cho cộng đồng start up Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu tại thời điểm luật có hiệu lực, từ 1/7/2016, quốc hội chưa kịp xem xét điều luật thì tôi cũng kính mong các cơ quan chức năng khi xem xét các vụ việc liên quan tới điều 292 thì rất cần sự thận trọng và cố gắng thể hiện tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp mà Chính phủ mới đang tích cực ủng hộ.”

Nhìn từ khía cạnh khác, LS Giang Hồng Thanh cho rằng hiện tại quy định trên đang dẫn đến những cách hiểu khác nhau, thậm chí từ cả những người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật. Theo đó, có người hiểu rằng với Điều luật 292 ai cũng có thể bị xử phạt hình sự khi cung cấp các dịch vụ lên mạng mà không xin phép. Còn một số khác lại hiểu là chỉ đơn vị sử dụng các ứng dụng này vào mục đích kinh doanh mới phải xin phép.

Do vậy, “các cơ quan chức năng rất cần thiết phải sớm ban hành những văn bản dưới luật để hướng dẫn áp dụng Điều 292 nói trên sao cho ai cũng có thể hiểu một cách thống nhất, chính xác nội dung điều luật, tránh tình trạng vì hiểu sai do điều luật được thiết kế không rõ ràng mà vi phạm pháp luật”, LS Thanh bày tỏ.

Nguồn : Người đưa tin

» Thành lập doanh nghiệp

Nghị định 23/2015/NĐ-CP cấp chứng thực bản sao từ bản chính

Nghị định 23/2015/NĐ-CP cấp chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, cấp bản sao từ sổ gốc

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 23/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2015

 NGHỊ ĐỊNH

VỀ CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC, CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ VÀ CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Chính phủ ban hành Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch; giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực; quản lý nhà nước về chứng thực.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

7. “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.

8. “Văn bản chứng thực” là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định này.

9. “Người thực hiện chứng thực” là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc

1. Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Chứng thực di chúc;

g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).

5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao

1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Điều 7. Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực

Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp quy định tại các Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định này.

Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực

1. Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp bị từ chối chứng thực thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức từ chối giải thích rõ lý do bằng văn bản hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật.

2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực theo quy định của Nghị định này.

Điều 9. Nghĩa vụ, quyền của người thực hiện chứng thực

1. Bảo đảm trung thực, chính xác, khách quan khi thực hiện chứng thực.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chứng thực của mình.

3. Không được chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.

4. Từ chối chứng thực trong các trường hợp quy định tại các Điều 22, 25 và Điều 32 của Nghị định này.

5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực.

6. Lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.

7. Hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ chứng thực chưa đầy đủ hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực, nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.

Điều 10. Địa điểm chứng thực

1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.

2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.

3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.

Điều 11. Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch

Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch là tiếng Việt. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch.

Điều 12. Lời chứng

1. Lời chứng là nội dung bắt buộc của Văn bản chứng thực.

2. Mẫu lời chứng ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:

a) Lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính;

b) Lời chứng chứng thực chữ ký bao gồm: Lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản; Lời chứng chứng thực chữ ký của nhiều người trong một giấy tờ, văn bản; Lời chứng chứng thực điểm chỉ; Lời chứng chứng thực trong trường hợp không thể ký, điểm chỉ được;

c) Lời chứng chứng thực chữ ký người dịch;

d) Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch bao gồm: Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch; Lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản; Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản; Lời chứng chứng thực di chúc; Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.

Điều 13. Sổ chứng thực và số chứng thực

1. Sổ chứng thực dùng để theo dõi, quản lý các việc đã chứng thực tại cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực. Sổ chứng thực được viết liên tiếp theo thứ tự từng trang không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối sổ và thực hiện theo từng năm. Khi hết năm phải thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số việc chứng thực đã thực hiện trong năm; người ký chứng thực xác nhận, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

2. Số chứng thực là số thứ tự ghi trong sổ chứng thực, kèm theo quyển số, năm thực hiện chứng thực và ký hiệu loại việc chứng thực. Số thứ tự trong sổ chứng thực phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm, trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước, không được ghi từ số 01. Đối với sổ được sử dụng tiếp cho năm sau thì trường hợp chứng thực đầu tiên của năm sau sẽ ghi bắt đầu từ số 01, không được lấy tiếp số thứ tự cuối cùng của năm trước.

Số ghi trong văn bản chứng thực là số tương ứng với số chứng thực đã ghi trong sổ chứng thực.

3. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc chứng thực thì phải bảo đảm đầy đủ nội dung theo mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định này. Định kỳ hàng tháng, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai; đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm thì ghép chung thành 01 (một) sổ chứng thực theo từng loại việc chứng thực đã thực hiện trong 01 (một) năm. Việc lập sổ, ghi số chứng thực và khóa sổ được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

4. Mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:

a) Sổ chứng thực bản sao từ bản chính (SCT/BS);

b) Sổ chứng thực chữ ký, chứng thực điểm chỉ (SCT/CK,ĐC);

c) Sổ chứng thực chữ ký người dịch (SCT/CKND);

đ) Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch (SCT/HĐ,GD).

Điều 14. Chế độ lưu trữ

1. Sổ chứng thực là tài liệu lưu trữ của Nhà nước, được bảo quản, lưu trữ vĩnh viễn tại trụ sở cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực.

2. Đối với việc chứng thực chữ ký và chứng thực chữ ký người dịch, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải lưu một bản giấy tờ, văn bản đã chứng thực; thời hạn lưu trữ là 02 (hai) năm. Trong trường hợp chứng thực chữ ký của người tiến hành giám định trong văn bản kết luận giám định tư pháp, chứng thực bản sao từ bản chính thì không lưu trữ.

3. Đối với việc chứng thực hợp đồng, giao dịch, cơ quan thực hiện chứng thực phải lưu một bản chính hợp đồng, giao dịch kèm theo hồ sơ; thời hạn lưu trữ là 20 (hai mươi) năm.

4. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không được thu lệ phí, chi phí khác đối với văn bản chứng thực lưu trữ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này; có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ sổ chứng thực và văn bản chứng thực.

5. Việc tiêu hủy văn bản chứng thực khi hết thời hạn lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 15. Lệ phí chứng thực, chi phí khác

1. Người yêu cầu chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện phải nộp lệ phí chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Mức thu lệ phí, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực in, chụp, đánh máy giấy tờ, văn bản thì phải nộp chi phí để thực hiện việc đó.

Ở trong nước, mức trần chi phí do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định trên cơ sở thực tế của địa phương; ở nước ngoài, mức chi phí do Trưởng Cơ quan đại diện quy định trên cơ sở thực tế của địa bàn.

Chương II

CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC, CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ

Mục 1: CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC

Điều 16. Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc

1. Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

Điều 17. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc

1. Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.

2. Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

3. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.

4. Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.

Mục 2: CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH

Điều 18. Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính

1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điều 19. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực bản sao và người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính

1. Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính.

Điều 20. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính

1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

2. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:

a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;

b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

Điều 21. Gia hạn thời gian chứng thực bản sao từ bản chính

Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại Điều 7 của Nghị định này thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Điều 22. Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao

1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Mục 3: CHỨNG THỰC CHỮ KÝ

Điều 23. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực chữ ký và người thực hiện chứng thực chữ ký

1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký; không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 25 của Nghị định này.

2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.

Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký

1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Điều 25. Trường hợp không được chứng thực chữ ký

1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.

4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 26. Áp dụng trong trường hợp đặc biệt

Việc chứng thực chữ ký quy định tại các Điều 23, 24 và trường hợp không được chứng thực chữ ký tại Điều 25 của Nghị định này cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được.

Tùy theo từng trường hợp, nội dung lời chứng được ghi theo mẫu quy định tại Nghị định này.

Mục 4: NGƯỜI DỊCH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ NGƯỜI DỊCH

Điều 27. Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

Điều 28. Cộng tác viên dịch thuật

1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.

2. Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.

3. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.

Điều 29. Đăng ký chữ ký mẫu

Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải đăng ký chữ ký mẫu tại Phòng Tư pháp. Khi đăng ký chữ ký mẫu, người dịch phải nộp Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu và trực tiếp ký trước mặt Trưởng Phòng Tư pháp 03 (ba) chữ ký mẫu trong Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu.

Điều 30. Trách nhiệm của người dịch và người thực hiện chứng thực chữ ký người dịch

1. Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 32 của Nghị định này để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.

2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người dịch trong bản dịch.

Điều 31. Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch

1. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp yêu cầu chứng thực chữ ký phải xuất trình bản dịch và giấy tờ, văn bản cần dịch.

Khi thực hiện chứng thực, người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trên bản dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực; trường hợp nghi ngờ chữ ký trên bản dịch so với chữ ký mẫu thì yêu cầu người dịch ký trước mặt.

2. Đối với người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và có yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

b) Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Nghị định này; trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch;

c) Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.

Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Nghị định này.

3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, tùy theo từng trường hợp, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và giấy tờ, văn bản được dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 32 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:

a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký người dịch theo mẫu quy định;

b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản dịch giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

4. Trường hợp người dịch là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự đồng thời là người thực hiện chứng thực tại các Cơ quan đại diện thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự phải cam đoan về việc đã dịch chính xác nội dung giấy tờ, văn bản; ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

Điều 32. Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch

1. Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

2. Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.

3. Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.

4. Giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.

5. Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

Điều 33. Thời hạn chứng thực chữ ký người dịch

Thời hạn chứng thực chữ ký người dịch được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Chương III

CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH

Điều 34. Phạm vi chứng thực hợp đồng, giao dịch

1. Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực.

2. Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực.

Điều 35. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch và người thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch

1. Người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.

2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Người thực hiện chứng thực có quyền từ chối chứng thực hợp đồng, giao dịch có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Điều 36. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch

1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;

c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.

Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

3. Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

4. Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

5. Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

Điều 37. Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch

Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Điều 38. Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

1. Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

2. Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể chứng thực tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền chứng thực nào; cơ quan đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã chứng thực trước đây về nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc để ghi chú vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Điều 39. Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

1. Việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.

2. Người thực hiện chứng thực gạch chân lỗi sai sót cần sửa, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào bên lề của hợp đồng, giao dịch nội dung đã sửa, họ tên, chữ ký của người sửa, ngày tháng năm sửa.

Điều 40. Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

1. Cơ quan lưu trữ hợp đồng, giao dịch có trách nhiệm cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

2. Người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra.

3. Việc chứng thực bản sao từ bản chính hợp đồng, giao dịch quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 20 của Nghị định này.

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về chứng thực

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực;

2. Hướng dẫn, chỉ đạo chung việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực;

3. Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;

4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực;

5. Hợp tác quốc tế về chứng thực;

6. Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu các việc về chứng thực báo cáo Chính phủ.

Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về chứng thực

1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực đối với các Cơ quan đại diện, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra về công tác chứng thực tại các Cơ quan đại diện;

b) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự làm công tác chứng thực tại các Cơ quan đại diện;

c) Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực của các Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền.

2. Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi địa bàn, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện theo quy định tại Nghị định này;

b) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;

d) Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định.

Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao làm công tác chứng thực có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.

Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về chứng thực

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực tại địa phương;

b) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã và công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng;

c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về chứng thực;

d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi địa phương, đáp ứng yêu cầu cung cấp và trao đổi thông tin;

đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức hành nghề công chứng; có biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;

g) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực trong địa phương, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.

Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và g của Khoản này.

2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn;

b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chứng thực;

c) Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;

d) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực;

đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã; có biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;

g) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.

Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và g Khoản này và thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Phòng Tư pháp theo quy định của Nghị định này. Trưởng Phòng Tư pháp, Phó Trưởng Phòng Tư pháp phải thông báo mẫu chữ ký khi ký chứng thực cho Sở Tư pháp.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định này;

b) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về chứng thực;

c) Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;

d) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;

e) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.

Công chức Tư pháp – Hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d và e Khoản này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo mẫu chữ ký khi ký chứng thực cho Sở Tư pháp.

Điều 44. Xử lý vi phạm

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người thực hiện chứng thực, người yêu cầu chứng thực, người dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức do lỗi của mình thì sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp người dịch gây thiệt hại cho người yêu cầu dịch do lỗi của mình thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 45. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 46. Nhiệm vụ của các tổ chức hành nghề công chứng

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực; định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Sở Tư pháp theo quy định.

Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với những địa bàn cấp huyện, cấp xã đã chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng, mà hợp đồng, giao dịch trước đó được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thì việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch vẫn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, nơi đã thực hiện chứng thực trước đây.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở tại đô thị theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005 cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2015.

Điều 48. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2015.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Điều 4 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; các quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.

Điều 49. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, PL (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

MẪU LỜI CHỨNG, MẪU SỔ CHỨNG THỰC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)

I. LỜI CHỨNG

Mẫu lời chứng được đánh máy hoặc khắc trên mẫu dấu, bao gồm:

1. Lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính

Chứng thực bản sao đúng với bản chính

Số chứng thực ………. quyển số ……….. (1) – SCT/BS

Ngày …….. tháng ……. năm …….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

2. Lời chứng chứng thực chữ ký

a) Lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản

Ngày …….. tháng ……. năm …….

(Bằng chữ ………………………………………………)

Tại …………………………………………………………………… (4), ….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) …………………………………..

Chứng thực

Ông/bà …………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3)số      …….., cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.

Số chứng thực ………….. quyển số ………… (1) – SCT/CK, CĐ

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (2)

b) Lời chứng chứng thực chữ ký của nhiều người trong một giấy tờ, văn bản

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ ……………………………………………)

Tại …………………………………………………………………… (4), ….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ……………………

Chứng thực

Các ông/bà có tên sau đây:

Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………,

Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………,

Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………,

……………………………………………………………………………

– Các ông/bà có tên trên cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã cùng ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.

Số chứng thực ……………. quyển số …………. (1) – SCT/CK, ĐC

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

c) Lời chứng chứng thực điểm chỉ

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ ………………………………………………..)

Tại …………………………………………………………………… (4), ….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) …………………

Chứng thực

– Ông/bà……………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3)số…………, cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã điểm chỉ vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.

Số chứng thực …………… quyển số ………….(1) – SCT/CK, ĐC

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

d) Lời chứng chứng thực trong trường hợp không thể ký, điểm chỉ được

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ …………………………………………………)

Tại …………………………………………………………………… (4), ….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

Ông/bà……………….. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………, không thể ký, điểm chỉ được nhưng cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản này.

Số chứng thực ……….. quyển số ……….. (1) – SCT/CK, ĐC

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

3. Lời chứng chứng thực chữ ký người dịch

– Tôi ……………………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số……………………………………..,

cam đoan đã dịch chính xác nội dung của giấy tờ/văn bản này từ tiếng…………… sang tiếng………….

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người dịch ký và ghi rõ họ tên

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ …………………………………………………)

Tại ………………………………………………………………………………………… (4). Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

Ông/bà ………………. là người đã ký vào bản dịch này trước mặt tôi (10).

Số chứng thực …………. quyển số ………….. (1) – SCT/CKND

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (2)

4. Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch

a) Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch

Ngày ………… tháng ………. năm …………. (Bằng chữ …………………………………………………)

Tại ………………………………………………………………………………………… (4). Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

– Hợp đồng ……………………………… (7) được giao kết giữa:

Bên A: Ông/bà: ………………………………………………………

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………………..

Bên B: Ông/bà: ………………………………………………………

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………………..

– Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của hợp đồng, giao dịch.

– Tại thời điểm chứng thực, các bên tham gia hợp đồng, giao dịch minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; tự nguyện thỏa thuận giao kết hợp đồng và đã ký/điểm chỉ (9) vào hợp đồng, giao dịch này trước mặt tôi.

Hợp đồng này được lập thành ……… bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ….trang), cấp cho:

+ …………………. bản chính;

+ …………………. bản chính;

Lưu tại Phòng Tư pháp /UBND xã, phường, thị trấn (8) 01 (một) bản chính.

Số chứng thực …………. quyển số ……….. (1) – SCT/HĐ,GD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)

b) Lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ …………………………………………………)

Tại ………………………………………………………………………………………… (4). Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản được lập bởi các ông/bà có tên sau đây:

1. Ông/bà …………………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số …………,

2. Ông/bà …………………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số …………,

3. Ông/bà …………………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số …………,

…………..

– Các ông/bà có tên trên đã cam đoan không bỏ sót người thừa kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

– Tại thời điểm chứng thực, những người thỏa thuận phân chia di sản minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện thỏa thuận phân chia di sản và đã cùng ký/điểm (9) chỉ vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản này trước mặt tôi.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản này được lập thành …….. bản chính (mỗi bản chính gồm….. tờ, …..trang), cấp cho:

+ ……………………….bản;

+ ……………………….bản;

+ ……………………….bản;

Lưu tại Phòng Tư pháp/UBND xã, phường, thị trấn 01 (một) bản.

Số chứng thực ………….. quyển số ………… (1) – SCT/HĐ,GD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)

c) Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản

Ngày ……… tháng ………. năm …… (Bằng chữ …………………………)

Tại ………………………………………………………………………………………… (4). Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

Văn bản khai nhận di sản này được lập bởi ông/bà ………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………..

– Ông/bà ………………… đã cam đoan là người thừa kế duy nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai nhận di sản.

– Tại thời điểm chứng thực, ông/bà …………….. minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và đã ký/điểm chỉ (9) vào văn bản khai nhận di sản này trước mặt tôi.

Văn bản khai nhận di sản này được lập thành ……… bản chính (mỗi bản chính gồm …… tờ, trang); cấp cho người khai nhận di sản ……. bản, lưu tại Phòng Tư pháp/Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 01 bản.

Số chứng thực ………… quyển số ……… (1) – SCT/HĐ,GD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)

d) Lời chứng chứng thực di chúc

Ngày ………… tháng ………. năm …………. (Bằng chữ ………………………………)

Tại ………………………………………………………………………………………… (4). Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………

Chứng thực

– Ông/bà ………………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số………… đã tự nguyện lập di chúc này và đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của di chúc.

– Tại thời điểm chứng thực, ông/bà …………………. minh mẫn, sáng suốt, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện lập di chúc và đã ký/điểm chỉ (9) vào di chúc này trước mặt tôi.

Di chúc này được lập thành …… bản chính (mỗi bản chính gồm …..tờ, ….trang); giao cho người lập di chúc …… bản; lưu tại UBND xã/phường/thị trấn 01 (một) bản.

Số chứng thực ………… quyển số ………. (1) – SCT/HĐ,GD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)

đ) Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

(Bằng chữ …………………………………………………)

Tại ………………………………………………………………………………………… (4). Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ……………………

Chứng thực

– Văn bản từ chối nhận di sản này được lập bởi ông/bà ………………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số……………;

– Ông/bà ……………. đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản từ chối nhận di sản.

– Tại thời điểm chứng thực, ông/bà ………………. minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện từ chối nhận di sản và đã ký/điểm chỉ (9) vào văn bản từ chối nhận di sản này trước mặt tôi.

Văn bản từ chối nhận di sản này được lập thành ……. bản chính (mỗi bản chính gồm … tờ, ……trang), giao cho người từ chối nhận di sản … bản; lưu tại UBND xã/phường/thị trấn 01 (một) bản.

Số chứng thực ………….. quyển số ……….. (1) – SCT/HĐ,GD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)

Chú thích:

– (1) Ghi theo thông tin đã ghi tại bìa sổ chứng thực (ví dụ: 01/2015).

– (2) Nếu thực hiện tại Phòng Tư pháp thì Trưởng phòng/Phó trưởng phòng ký, đóng dấu Phòng Tư pháp; nếu thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên ký, đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– (3) Nếu là Giấy chứng minh nhân dân thì gạch ngang Hộ chiếu, nếu là Hộ chiếu thì gạch ngang cụm từ Giấy chứng minh nhân dân.

– (4) Ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực (ví dụ: UBND xã A, huyện B); chỉ cần ghi giờ, phút trong trường hợp chứng thực ngoài trụ sở.

– (5) Ghi rõ họ và tên của Người thực hiện chứng thực.

– (6) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh C, Trưởng phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C; công chứng viên Phòng Công chứng số 1 thành phố H).

– (7) Ghi rõ tên của hợp đồng, giao dịch được chứng thực (ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho xe ô tô..

– (8) Nếu là Phòng Tư pháp thì gạch ngang UBND xã, phường, thị trấn, nếu là UBND xã, phường, thị trấn thì gạch ngang Phòng Tư pháp.

– (9) Nếu ký thì gạch ngang cụm từ “điểm chỉ”, nếu điểm chỉ thì gạch ngang từ “ký”.

– (10) Trường hợp đã đăng ký chữ ký mẫu, thì gạch ngang cụm từ “trước mặt tôi”.

II. MẪU SỔ CHỨNG THỰC

Sổ chứng thực được đóng quyển theo từng loại việc chứng thực. Có 04 (bốn) loại sổ chứng thực, bao gồm: Sổ Chứng thực bản sao từ bản chính; Sổ Chứng thực chữ ký, chứng thực điểm chỉ; Sổ Chứng thực chữ ký người dịch; Sổ Chứng thực hợp đồng, giao dịch.

1. Bìa sổ

a) Sổ Chứng thực bản sao từ bản chính

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–

 

SỔ CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH

 

……………………………………(A)

 

 

Quyển số (B): …………….-SCT/BS

Mở ngày … tháng … năm … (C)

Khóa ngày … tháng … năm … (D)

 

b) Sổ Chứng thực chữ ký/chứng thực điểm chỉ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–

 

SỔ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ/CHỨNG THỰC ĐIỂM CHỈ

……………………………………(A)

 

 

Quyển số (B): …………….-SCT/CK,ĐC

Mở ngày … tháng … năm … (C)

Khóa ngày … tháng … năm … (D)

 

c) Sổ Chứng thực chữ ký người dịch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–

 

SỔ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ NGƯỜI DỊCH

 

……………………………………(A)

 

 

Quyển số (B): …………….-SCT/CKND

Mở ngày … tháng … năm … (C)

Khóa ngày … tháng … năm … (D)

 

d) Sổ Chứng thực hợp đồng, giao dịch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–

 

SỔ CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH

……………………………………(A)

 

 

Quyển số (B): …………….-SCT/HĐ.GD

Mở ngày … tháng … năm … (C)

Khóa ngày … tháng … năm … (D)

 

Chú thích:

– (A) Nếu là cơ quan thực hiện chứng thực thì ghi đầy đủ tên cơ quan, kèm theo địa giới hành chính (Ví dụ: Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh C; Phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C), nếu là các tổ chức hành nghề công chứng thì ghi tên của Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng (Ví dụ: Phòng Công chứng số 1 thành phố H).

– (B) Ghi số quyển, năm thực hiện chứng thực (ví dụ: 01/2015. Nếu 01 (một) năm dùng nhiều sổ thì ghi số thứ tự liên tiếp (ví dụ: 02/2015); trường hợp 01 (một) sổ sử dụng cho nhiều năm thì ghi số thứ tự theo từng năm (ví dụ: 01/2015 + 01/2016).

– (C) Ghi ngày, tháng năm mở sổ.

– (D) Ghi ngày, tháng, năm khóa sổ.

2. Nội dung sổ

a) Sổ chứng thực bản sao từ bản chính

Số thứ tự/ số chứng thực

Ngày, tháng, năm chứng thực

Họ tên của người yêu cầu chứng thực

Tên của bản chính giấy tờ, văn bản

Họ tên, chức danh người ký chứng thực

Số bản sao đã được chứng thực

Lệ phí/ Phí chứng thực

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

Chú thích:

– (4) Đối với bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài mà người thực hiện chứng thực không xác định được tên của bản chính giấy tờ, văn bản thì chỉ cần ghi theo ngôn ngữ của loại giấy tờ, văn bản đó (ví dụ: Bản chính bằng tiếng Anh, bản chính bằng tiếng Pháp…).

– (7) Ghi theo lệ phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện; ghi theo phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng.

b) Sổ Chứng thực chữ ký/chứng thực điểm chỉ

Số thứ tự/ số chứng thực

Ngày, tháng, năm chứng thực

Họ tên, số Giấy CMND/ Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực

Tên của giấy tờ, văn bản đã chứng thực chữ ký/điểm chỉ

Họ tên, chức danh người ký chứng thực

Số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký/điểm chỉ

Lệ phí/ Phí chứng thực

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

Chú thích:

– (4) Đối với bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài mà người thực hiện chứng thực không xác định được tên của bản chính giấy tờ, văn bản thì chỉ cần ghi theo khai báo của người yêu cầu chứng thực.

– (6) Thống kê theo số giấy tờ, văn bản mà người thực hiện chứng thực đã ký chứng thực (Ví dụ: Một loại giấy tờ, văn bản được lập thành 10 bản, người thực hiện chứng thực ký chứng thực trong 10 giấy tờ, văn bản đó thì số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký là 10; 05 loại giấy tờ, văn bản khác nhau, mỗi loại được lập thành 01 bản, người thực hiện chứng thực ký chứng thực trong 05 loại giấy tờ, văn bản đó thì số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký là 05; 10 người ký trong một giấy tờ, văn bản, người thực hiện chứng thực ký chứng thực trong giấy tờ, văn bản đó thì số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký là 01.

– (7) Ghi theo lệ phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan đại diện; ghi theo phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng.

c) Sổ Chứng thực chữ ký người dịch

Số thứ tự/ số chứng thực

Ngày, tháng, năm chứng thực

Họ tên, số Giấy CMND/ Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực

Tên của giấy tờ, văn bản đã được dịch

Dịch từ tiếng sang tiếng

Họ tên, chức danh người ký chứng thực

Số lượng bản dịch đã được chứng thực chữ ký

Lệ phí

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

d) Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch

Số thứ tự/ số chứng thực

Ngày, tháng, năm chứng thực

Họ tên, số Giấy CMND/ Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực

Tên hợp đồng, giao dịch được chứng thực

Họ tên, chức danh người ký chứng thực

Lệ phí chứng thực

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

» Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực

» Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự

Mẫu đơn đề nghị triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng

Mẫu đơn đề nghị triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. Khi có yêu cầu triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án mà Tòa án đang thụ lý, giải quyết thì cá nhân/tổ chức phải nộp Đơn yêu cầu triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho  Tòa án đang thụ lý vụ án đó. 

Mẫu đơn yêu cầu triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng

Download – tải: Mẫu đơn yêu cầu triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng

Nội dung mẫu đơn:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày….. tháng….. năm 20.….

ĐƠN YÊU CẦU

V/v đưa UBND…. tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………

Tôi là:…………………………………… Sinh năm:…………………………
CMND/CCCD số:……………………… Nơi cấp:…………………………
Hộ khẩu thường trú:………………….………………………….……………
Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………
Điện thoại:………………………
Là ……………….. trong vụ kiện ……………………………… với …………………… Vụ án đang được Tòa án nhân dân ………………………… thụ lý giải quyết.

Nay tôi làm đơn này, kính đề nghị Quý Tòa xem xét và ra quyết định triệu tập UBND…… tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án này.

Vì những lý do sau:

1. Nội dung vụ việc

Trong vụ án này, đối tượng mà tòa giải quyết là thửa đất…………, được xem là tài sản tranh chấp của Tôi. và đang được phía bị đơn có đơn phản tố.

Liên quan đến thửa đất trên, phía UBND có công văn trả lời……… mà phía bị đơn vẫn không chấp nhận theo đơn phản hồi Của bị phía đơn và sau đó bi đơn đã có đơn phản tố.

2. Nội dung yêu cầu

Như vậy, kết quả xét xử vụ án này bất luận như thế nào cũng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của UBND…… Hay nói cách khác, UBND…… chính là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong vụ án này – theo qui định của pháp luật.

Do vậy, nay tôi có đơn này kính đề nghị Quí Tòa xem xét và ra quyết định triệu tập UBND…… tham gia tố tụng với tư cách là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong vụ án này, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các bên, đồng thời việc xét xử được khách quan, toàn diện hơn.

Kính mong được Quý Tòa xem xét và giải quyết cho tôi.

Trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe./.

Tài liều kèm theo: 
1.    ……………………………………………..
2.    ..……………………………………………

NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

– Theo qui định tại Điều 59 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa triệu tập người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng – như trong trường hợp ghi trong mẫu đơn ở trên. Tuy nhiên, nếu bất kỳ ai đó cho rằng việc xét xử một vụ án bất kỳ có liên quan đến quyền lợi hay nghĩa vụ của họ thì chính họ cũng có quyền tự mình đề nghị tham gia vào vụ án với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Và nếu trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa “phát hiện” có ai đó – mà kết quả xét xử vụ án có ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ – mà không có ai đề nghị, thì chính Tòa phải đưa người này tham gia vào vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cũng như bất kỳ các đương sự khác ( nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng ….) đều có các quyền và nghĩa vụ cụ thể, qui định tại Bộ luật tố tụng dân sự.

– Trong tố tụng hình sự cũng có qui định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, luật tố tụng hình sự lại không định nghĩa thế nào là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Do vậy, cách hiểu có thể “ăn theo” luật tố tụng dân sự. Nhưng cũng không ổn lắm trong một số trường hợp cụ thể. Theo tôi, luật tố tụng hình sự cần phải định nghĩa rõ về vấn đề này.

– Khi nguyên đơn gửi Đơn yêu cầu triệu tập “ai đó” tham gia vào vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tức là đã thực hiện quyền luật định của mình. Tuy nhiên, việc yêu cầu có được chấp thuận hay không là vấn đề thuộc thẩm quyền của Tòa án. Mà cụ thể ở đây là thẩm quyền của vị thẩm phán được phân công phụ trách giải quyết vụ án này. Nếu vị này thấy rằng yêu cầu trong đơn không hợp lý, thì họ có quyền bác bỏ yêu cầu này.

– Có thể thấy, việc “kéo thêm” người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào vụ án thực chất và nhiều khi chỉ càng làm cho việc giải quyết thêm “phình” ra, thêm rắc rối, kéo dài … Tuy nhiên, dù thế nào chúng ta vẫn nên đề nghị Tòa triệu tập nếu thực sự có “ai đó” là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mục đích là để vụ án được xem xét và xét xử thực sự khách quan, toàn diện. Vì nếu không thì dù có thắng kiện đi nữa, nhưng sau này lỡ đâu phía bị đơn phát hiện là Tòa đã “bỏ lọt” người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình xét xử họ sẽ làm đơn xin giám đốc thẩm ( tức xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật) thì việc bản án bị hủy để xét xử lại hầu như là chắc chắn. Khi đó, vụ án lại càng thêm phiền, thêm kéo dài, thêm khổ.

» Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự

Nghị định 111/2011/NĐ-CP chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự

CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————
Số: 111/2011/NĐ-CP Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ, HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự; nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

2. “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Điều 3. Nội dung chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

Điều 4. Yêu cầu chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phải được chứng nhận lãnh sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Điều 5. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam

1. Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.

Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.

Điều 6. Người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của mình hoặc của người khác mà không cần giấy ủy quyền.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự hoặc thông qua cơ quan ngoại vụ được ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này hoặc gửi qua đường bưu điện.

Điều 7. Ngôn ngữ, địa điểm chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt và tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ đó được sử dụng hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp.

2. Địa điểm chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là trụ sở Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 8. Chi phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải nộp lệ phí.

2. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải trả cước phí bưu điện hai chiều.

Điều 9. Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

2. Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

3. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Điều 10. Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.

2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.

3. Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.

4. Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.

5. Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

Chương 2.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ, HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

MỤC 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ

Điều 11. Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao

1. Người đề nghị chứng nhận lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) 01 Tờ khai chứng nhận lãnh sự theo mẫu quy định;

b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, kèm theo 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.

2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị chứng nhận lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.

3. Việc chứng nhận lãnh sự được thực hiện trên cơ sở:

a) Đối chiếu con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ tài liệu được đề nghị chứng nhận lãnh sự với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được thông báo chính thức cho Bộ Ngoại giao; hoặc

b) Kết quả xác minh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam khẳng định tính xác thực của con dấu, chữ ký và chức danh đó.

4. Việc chứng nhận lãnh sự theo quy định tại khoản 3 Điều này áp dụng đối với các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan, tổ chức sau đây lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận:

a) Các cơ quan thuộc Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát; các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và địa phương;

b) Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

c) Các tổ chức hành nghề công chứng của Việt Nam;

d) Các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

5. Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.

6. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự thì ngay sau khi nhận hồ sơ, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên xác minh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao. Ngay sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự.

Điều 12. Chứng nhận giấy tờ, tài liệu được xuất trình tại Bộ Ngoại giao

1. Đối với giấy tờ, tài liệu không thuộc diện được chứng nhận lãnh sự theo thủ tục quy định tại Điều 11 Nghị định này nhưng để tạo điều kiện cho giấy tờ, tài liệu đó được chấp nhận sử dụng ở nước ngoài và theo nguyện vọng của người đề nghị chứng nhận lãnh sự, Bộ Ngoại giao chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó được xuất trình tại Bộ Ngoại giao.

2. Việc chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với các giấy tờ, tài liệu sau:

a) Các giấy tờ, tài liệu có mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh không còn lưu tại cơ quan, tổ chức lập, công chứng, chứng thực giấy tờ, tài liệu có hoặc không thể xác định được;

b) Các giấy tờ, tài liệu do chính quyền cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.

3. Hồ sơ, thủ tục và thời hạn giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 11 Nghị định này.

Điều 13. Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

1. Người đề nghị chứng nhận lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) 01 Tờ khai đề nghị chứng nhận lãnh sự theo mẫu quy định;

b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chứng nhận theo quy định tại Điều 11 hoặc Điều 12 Nghị định này, kèm theo 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Cơ quan đại diện.

2. Cơ quan đại diện thực hiện chứng nhận lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký, chức danh trong chứng nhận lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký, chức danh đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo.

3. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.

4. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự thì ngay sau khi nhận hồ sơ, Cơ quan đại diện có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xác minh. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Cơ quan đại diện. Ngay sau khi nhận được trả lời, Cơ quan đại diện giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự.

MỤC 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

Điều 14. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao

1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;

đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao.

2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.

3. Bộ Ngoại giao thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký và chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Bộ Ngoại giao.

4. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.

5. Trường hợp mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực, Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan này xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Bộ Ngoại giao giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự.

Điều 15. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;

đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Cơ quan đại diện.

2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Cơ quan đại diện.

3. Cơ quan đại diện thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký, chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài với mẫu con dấu, mẫu chữ ký, chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Cơ quan đại diện.

4. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.

5. Trường hợp mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan và người có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự nước ngoài chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực. Cơ quan đại diện đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Cơ quan đại diện giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự.

MỤC 3. HỒ SƠ LƯU TRỮ VIỆC CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ, HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

Điều 16. Thành phần của hồ sơ lưu trữ việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Hồ sơ lưu trữ việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:

1. Tờ khai chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Bản chụp giấy tờ, tài liệu mà người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự đã nộp.

3. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc xác minh (nếu có) và các giấy tờ liên quan khác.

Điều 17. Chế độ lưu trữ hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải bảo quản chặt chẽ, thực hiện biện pháp an toàn đối với hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Hồ sơ lưu trữ việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (theo mẫu quy định). Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được lập dưới hình thức giấy in và có thể quản lý bằng phần mềm trên máy tính.

3. Thời hạn lưu trữ:

a) Lưu trữ trong thời hạn 10 năm đối với Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, phần mềm quản lý trên máy tính, hồ sơ về các trường hợp giấy tờ giả mạo hoặc cấp sai quy định, các giấy tờ liên quan đến việc xác minh;

b) Lưu trữ trong thời hạn 03 năm đối với hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự không thuộc diện nêu tại điểm a khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có trách nhiệm cung cấp bản chụp hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. Việc đối chiếu bản chụp với bản chính được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự nơi đang lưu trữ hồ sơ hoặc tại Bộ Ngoại giao đối với giấy tờ, tài liệu lưu trữ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Chương 3.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ, HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

Điều 18. Nội dung quản lý nhà nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chủ trì soạn thảo, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề xuất việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế liên quan;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này;

c) Chủ trì việc tuyên truyền pháp luật, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm các quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;

d) Tổng kết, báo cáo Chính phủ và thực hiện thống kê nhà nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;

đ) Thực hiện hợp tác quốc tế với các nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quyết định việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại với các nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao ban hành văn bản hướng dẫn về việc thu lệ phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu

1. Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về tính xác thực, nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

2. Thông báo kịp thời cho Bộ Ngoại giao mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền ký cấp, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu.

3. Phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về công tác chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

4. Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc xác minh giấy tờ phục vụ cho chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Điều 21. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có trách nhiệm:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng các giấy tờ, tài liệu đó;

b) Cung cấp thông tin có liên quan cho cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi tiếp nhận, sử dụng giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự có trách nhiệm:

a) Xem xét, đối chiếu với các quy định pháp luật và các giấy tờ khác có liên quan để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong giải quyết, xử lý các công việc thuộc phạm vi chức năng, quyền hạn của mình;

b) Chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xác minh về tính xác thực của giấy tờ, tài liệu của nước ngoài khi cần thiết.

Điều 22. Xử lý vi phạm

1. Trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, người có thẩm quyền thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có hành vi làm trái các quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có hành vi làm trái với các quy định của Nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.

Điều 25. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
– Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao);
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, QHQT (5b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

» Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự
» Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự

Thông tư 01/2012/TT-BNG hướng dẫn Nghị định 111/2011/NĐ-CP

Thông tư 01/2012/TT-BNG hướng dẫn Nghị định 111/2011/NĐ-CP chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự.

BỘ NGOẠI GIAO
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————
Số: 01/2012/TT-BNG Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2012

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 111/2011/NĐ-CPNGÀY 5/12/2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ, HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Căn cứ Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;

Để bảo đảm thực hiện thống nhất các quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự và tạo thuận lợi cho công dân, Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (sau đây gọi là Nghị định) như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước

1. Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan của Bộ Ngoại giao được giao thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.

2. Trên cơ sở xem xét nhu cầu và điều kiện cán bộ, cơ sở vật chất của từng địa phương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định ủy quyền cho Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là cơ quan ngoại vụ địa phương) tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự và trả kết quả. Danh sách các cơ quan này được thông báo và cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự tại địa chỉ http://lanhsuvietnam.gov.vn.

Cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền không được ủy quyền lại cho cơ quan khác.

Cán bộ cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền chỉ được tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự sau khi đã được Bộ Ngoại giao tập huấn về nghiệp vụ.

Điều 2. Ngôn ngữ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) được sử dụng ngôn ngữ chính thức của nước nơi giấy tờ, tài liệu được sử dụng để thay thế cho tiếng Anh.

Điều 3. Giấy tờ, tài liệu có thể được chứng nhận lãnh sự

Giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức nêu tại điểm d khoản 4 Điều 11 Nghị định cấp, chứng nhận theo quy định của pháp luật bao gồm:

1. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục, đào tạo;

2. Chứng nhận y tế;

3. Phiếu lý lịch tư pháp;

4. Giấy tờ, tài liệu khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 2 Điều 10 Nghị định có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 4 Điều 10 Nghị định đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.

3. Giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 5 Điều 10 Nghị định có nội dung vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

Điều 5. Giấy tờ, tài liệu có con dấu, chữ ký và chức danh không xác định được

Giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định bao gồm:

1. Giấy tờ, tài liệu có con dấu, chữ ký và chức danh chưa được giới thiệu chính thức.

2. Giấy tờ, tài liệu có con dấu, chữ ký và chức danh không thể xác định được trên cơ sở đối chiếu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh được giới thiệu chính thức hoặc trên cơ sở kết quả xác minh.

Điều 6. Gửi hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự qua đường bưu điện

Việc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định được thực hiện tại tất cả các bưu điện thuộc hệ thống bưu chính Việt Nam theo thỏa thuận dịch vụ giữa Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện (EMS) thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam.

Điều 7. Giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh

1. Việc giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định được thực hiện như sau:

a) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập, công chứng, chứng thực giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật có trách nhiệm giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức.

b) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm định kỳ hàng năm rà soát mẫu con dấu, mẫu chữ ký, chức danh của cơ quan, tổ chức và thông báo kết quả rà soát trước ngày 01 tháng 02 của năm tiếp theo.

c) Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận việc giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức Trung ương và cơ quan, tổ chức địa phương.

Cơ quan ngoại vụ địa phương tiếp nhận việc giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức địa phương và cơ quan, tổ chức Trung ương đặt tại địa phương được gửi tới cơ quan ngoại vụ; chuyển bản gốc văn bản giới thiệu cho Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giới thiệu, và lưu giữ bản chụp của văn bản này.

2. Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của đơn vị mình cho các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

3. Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của Cơ quan đại diện cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài.

4. Trong trường hợp có sự thay đổi về mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này thì cơ quan liên quan phải giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh mới trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi.

Điều 8. Lưu giữ mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh được giới thiệu chính thức

Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự và cơ quan ngoại vụ địa phương có trách nhiệm bảo quản và lưu giữ không thời hạn, khoa học và hệ thống các mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh được giới thiệu chính thức.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ, HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

Điều 9. Hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Giấy tờ tùy thân nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 các Điều 11, 13, 14, 15 Nghị định bao gồm chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

2. Bản chụp giấy tờ tùy thân nêu tại điểm c khoản 1 các Điều 11, 13, 14, 15 Nghị địnhkhông phải chứng thực.

3. Giấy tờ, tài liệu đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự nêu tại điểm d khoản 1 các Điều 11, 13, 14, 15 Nghị định nếu có từ hai tờ trở lên thì phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ hoặc phải được buộc dây, gắn xi hoặc áp dụng hình thức bảo đảm khác để không thể thay đổi các tờ của giấy tờ, tài liệu đó.

4. Bản dịch giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm đ khoản 1 các Điều 14 và 15 Nghị định không phải chứng thực; người nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.

5. Giấy tờ, tài liệu không cần kèm theo bản dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 Nghị định là giấy tờ, tài liệu được lập bằng tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Đức đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện tương ứng ở Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đức. Quy định này cũng áp dụng đối với giấy tờ, tài liệu được lập bằng các thứ tiếng khác, đề nghị hợp pháp hóa tại các Cơ quan đại diện khác, nếu Cơ quan đại diện này có cán bộ tiếp nhận hồ sơ hiểu được thứ tiếng đó.

6. Trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được gửi qua đường bưu điện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định thì phải kèm theo phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận.

Điều 10. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại các Điều 11, 13, 14, 15 Nghị định và Điều 9 Thông tư này, cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu biên nhận, trừ trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

2. Nếu giấy tờ, tài liệu đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự thuộc các trường hợp quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định, cơ quan có thẩm quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ và giải thích rõ lý do cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Trường hợp sau khi được giải thích, người nộp hồ sơ vẫn đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ, tài liệu thuộc diện được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Điều 9 Nghị định, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ để giải quyết.

Điều 11. Xử lý hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Nếu giấy tờ, tài liệu đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định, cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chứng nhận con dấu, chữ ký và chức danh trên giấy tờ, tài liệu trên cơ sở đối chiếu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được giới thiệu chính thức.

Trường hợp cơ quan ngoại vụ địa phương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự thì cần chuyển cho Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh trong thời hạn 01 ngày làm việc, sau khi thực hiện việc kiểm tra và đối chiếu nói trên.

2. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ chứng nhận con dấu hoặc chỉ chứng nhận chữ ký và chức danh trên giấy tờ, tài liệu đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự trong các trường hợp sau đây:

– Giấy tờ, tài liệu chỉ có con dấu hoặc chỉ có chữ ký và chức danh;

– Giấy tờ, tài liệu chỉ có con dấu là con dấu gốc hoặc chỉ có chữ ký là chữ ký gốc.

3. Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh cấp chứng nhận về việc giấy tờ, tài liệu đã được xuất trình tại Bộ Ngoại giao đối với giấy tờ, tài liệu thuộc diện nêu tại khoản 2 Điều 12 Nghị định.

4. Trường hợp phát hiện giấy tờ, tài liệu thuộc diện quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 10 Nghị định, cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự thu giữ giấy tờ, tài liệu đó và thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan để xử lý.

Điều 12. Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định được tính trên cơ sở số lượng giấy tờ, tài liệu đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, không kể giấy tờ, tài liệu đó có một hay nhiều trang.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Biểu mẫu sử dụng trong chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau đây:

– Tờ khai chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (mẫu LS/HPH-2012/TK);

– Tem chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (mẫu LS/HPH-2012/CN);

– Tem chứng nhận giấy tờ, tài liệu được xuất trình (mẫu LS/HPH-2012/XT);

– Văn bản giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh (mẫu LS/HPH-2012/GT);

– Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (mẫu LS/HPH-2012/SĐK).

2. Bộ Ngoại giao in, phát hành biểu mẫu Tem chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự và biểu mẫu Tem chứng nhận giấy tờ, tài liệu được xuất trình để sử dụng ở trong nước. Các Cơ quan đại diện được trực tiếp sử dụng các biểu mẫu tem ban hành kèm theo Thông tư này hoặc đặt in tem ở nước ngoài để sử dụng theo biểu mẫu quy định.

3. Các biểu mẫu Tờ khai chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, Văn bản giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh, Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự tại địa chỉ http://lanhsuvietnam.gov.vn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tải xuống sử dụng.

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2012 và thay thế Thông tư số 01/1999/TT-NG ngày 3 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định thể lệ hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh việc mới, các Cơ quan đại diện và cơ quan ngoại vụ địa phương kịp thời báo cáo Bộ Ngoại giao xem xét, giải quyết./.

 Nơi nhận:
– Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ;
– VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Việm Kiểm sát nhân dân tối cao;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Các cơ quan TƯ của các tổ chức chính trị – xã hội;
– Công báo, Website Chính phủ;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Lưu VP, LS
BỘ TRƯỞNG




Phạm Bình Minh

» Thủ tục hợp pháp hóa tại đại sứ quán
» Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự

Danh sách Đại Sứ Quán, Lãnh Sự Quán Các Nước Tại Việt Nam

Danh sách Đại Sứ Quán, Lãnh Sự Quán Các Nước Tại Việt Nam. Gồm danh sách Đại Sứ Quán tại Hà Nội và danh sách Đại Sứ Quán tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1– DANH SÁCH CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN TẠI HÀ NỘI 

Đại sứ quán Mông Cổ

Địa chỉ: Số 5 Villa Vạn Phúc. Điện thoại: +84 4 845 3009 . Fax: +84 4 845 4954 Email: mongembhanoi@hn.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 9h00 – 12h00 & 15h00 – 17h00

Đại sứ quán Ai Cập

Địa chỉ: 63 Tô Ngọc Vân, Quận Tây Hồ. Điện thoại: +84 4 829 4999. Fax: +84 4 829 4997 Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 9h00 – 15h00

Đại sứ quán Angeria

Địa chỉ: 13 Phan Chu Trinh. Điện thoại: +84 4 825 3865 / 933 2151. Fax: +84 4 826 0830 Email: aldjazairvn@hn.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8h00 – 16h00

Đại sứ quán Ấn Độ

Địa chỉ: 58-60 Trần Hưng Đạo. Điện thoại: +84 4 824 4989/ 90/ 94. Fax: +84 4 824 4998. Email:india@netnam.org.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h30 & 13h30 – 17h30

Đại sứ quán Hungary 

Địa chỉ: Tầng 12 toà nhà Daeha, 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 4 771 5714/ 5. Fax: +84 4 771 5716. Email: hungemb@hn.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 8h30 – 12h00 & 14h00 – 17h00 Thứ 6 : 8h30 – 13h30

Đại sứ quán Inonesia

Địa chỉ: 50 Ngô Quyền. Điện thoại: +84 4 825 3353/ 7969. Fax: +84 4 825 9274 Email: indohn@netnam.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 14h00 – 17h00

Đại sứ quán Argentina

Địa chỉ: Tầng 8, toà nhà Deaha, 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 4 831 5262/3. Fax: +84 4 831 5288. Email: embarg@hn.vnn.vn. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h00 & 13h00 – 16h00

Đại sứ quán Anh và Bắc Ai Len

Địa chỉ: Tầng 4, 5 – 31 Hai Bà Trưng. Điện thoại: +84 4 936 0500. Fax: +84 4 936 0561/ 2 Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8h30 – 16h30

Đại sứ quán Áo

Địa chỉ: Tầng 8, Prime Center, 53 Quang Trung . Điện thoại: +84 4 943 3050. Fax: +84 4 943 0355 Email: austrianembassyhanoi@fpt.vn và hanoi-ob@bmaa.gv.at Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 9h00 – 12h30 & 13h30 – 17h00

Đại sứ quán Ba Lan

Địa chỉ: 3 Chùa Một Cột Điện thoại: +84 4 845 2027. Fax: +84 4) 823 6914 Email: polamb@hn.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 14h00 – 17h00

Đại sứ quán Bangladesh

Địa chỉ: Tầng 7, toà nhà Deaha, 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 4 771 6625. Fax: +84 4 771 6628 Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 9h00 – 17h00

Đại sứ quán Belarus

Địa chỉ: 52 Tây Hồ Điện thoại: +84 4 829 0494. Fax: +84 4 719 7125 Email: vietnam@belembassy.org Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 9h00 – 18h00

Đại sứ quán Bỉ

Địa chỉ: Tầng 9 Hanoi Tower, 49 Hai Bà Trưng Điện thoại: +84 4 934 6179 / 80. Fax: +84 4 934 6183. Email: ambabel@hn.vnn.vn. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h00 & 13h30 – 16h00

Đại sứ quán Brazil

Địa chỉ: T72 – 14 Thuỵ Khuê. Điện thoại: +84 4 843 2544/ 0817. Fax: +84 4 843 2542. Email: Vetbrem@netnam.org.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 9h00 – 12h00 & 14h00 – 17h00

Đại sứ quán Bruney

Địa chỉ: Villa 8 – 9, Phố Vạn Bảo Điện thoại: +84 4 726 2003. Fax: +84 4 726 2010 Email: bruemviet@hotmail.com Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 8h30 – 12h00 & 13h30 – 16h30 Thứ 6 : 8h30 – 12h00 & 14h30 – 16h30

Đại sứ quán Bungari

Địa chỉ: Số 5 phố Núi Trúc, Vạn Phúc Điện thoại: +84 4 845 2908. Fax: +84 4 846 0856 Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 14h00 – 17h00

Đại sứ quán Canada 

Địa chỉ: 31 Hùng Vương Điện thoại: +84 4 734 5000. Fax: +84 4 734 5049. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 : 8h00 – 17h00 Thứ 6 : 8h00 – 13h30

Đại sứ quán Campuchia 

Địa chỉ: 71 Trần Hưng Đạo Điện thoại: +84 4 942 4788/ 4473/ 1149. Fax: +84 4 943 3225 Email: arch@fpt.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 11h30 & 14h00 – 17h00

Đại sứ quán Cộng Hòa Séc 

Địa chỉ: 13 Chu Văn An Điện thoại: +84 4 845 4131. Fax: +84 4 823 3996. Email: hanoi@embassy.mzv.cz Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 13h00 – 16h30 Lãnh sự: Thứ 2, 4, 6: 9h00 – 11h30

Đại sứ quán CuBa

Địa chỉ: 65A Lý Thường Kiệt. Điện thoại: +84 4 942 4775/ 5070/ 5071. Fax: +84 4 942 2426 Email: embacuba@netnam.org.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 8h00 – 12h00 & 14h00 – 17h00 Lãnh sự: Thứ 3 – thứ 5: 14h00 – 17h00

Đại sứ quán Đan Mạch

Địa chỉ: 19 Điện Biên Phủ Điện thoại: +84 4 823 1888. Fax: +84 4 823 1999 Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 : 8h30 – 16h00 Thứ 6 : 8h30 – 15h00

Đại sứ quán Đức

Địa chỉ: 29 Trần Phú Điện thoại: +84 4 845 3836/ 7/ 843 0245/ 6. Fax: +84 4 845 3838 / 843 9969 Email: germanemb.hanoi@fpt.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8h30 – 11h30

Đại sứ quán Hà Lan

Địa chỉ: Tầng 6 toà nhà Daeha, 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 4 831 5650. Fax: +84 4 831 5655 Email: han@minbuza.nl Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 13h00 – 17h00

Đại sứ quán Hàn Quốc

Địa chỉ: Tầng 12 toà nhà Daeha, 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 4 771 5714/ 5. Fax: +84 4 771 5716 Email: hungemb@hn.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 8h30 – 12h00 & 14h00 – 17h00 Thứ 6 : 8h30 – 13h30

Đại sứ quán Hungari

Địa chỉ: Tầng 12 toà nhà Daeha, 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 4 771 5714/ 5. Fax: +84 4 771 5716 Email: hungemb@hn.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 8h30 – 12h00 & 14h00 – 17h00 Thứ 6 : 8h30 – 13h30

Đại sứ quán IRaq

Địa chỉ: 50 Ngô Quyền. Điện thoại: +84 4 825 3353/ 7969. Fax: +84 4 825 9274 Email: indohn@netnam.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 14h00 – 17h00

Đại sứ quán Iran

Địa chỉ: 54 Trần Phú Điện thoại: +84 4 823 2068/ 9. Fax: +84 4 823 2120 Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8h00 – 17h00 Thứ 7: 8h00 – 12h00

Đại sứ quán Israel 

Địa chỉ: 68 Nguyễn Thái Học. Điện thoại: +84 4 843 3140. Fax: +84 4 843 5760. Email: infor@emisrael-vn.org Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h00 & 13h00 – 17h00 Trừ thứ 6 : đến 16h00

Đại sứ quán Lào

Địa chỉ: 22 Trần Bình Trọng Điện thoại: +84 4 942 4576. Fax: +84 4 822 8414. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 11h30 & 13h00 – 16h00

Đại sứ quán Libya

Địa chỉ: A3 Vạn Phúc. Điện thoại: +84 4 845 3379. Fax: +84 4 845 4977. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8h00 – 16h00

Đại sứ quán Malaysia

Địa chỉ: 43 – 45 Điện Biên Phủ. Điện thoại: +84 4 734 3836. Fax: +84 4 734 3829 Email: mwhanoi@hn.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 8h00 – 12h00 & 13h15 – 16h45 Thứ 6 : 8h00 – 12h30 & 14h15 – 16h45

Đại sứ quán Mehico

Địa chỉ: Địa chỉ: T11, 14 Thụy Khuê Điện thoại: +84 4 847 0948. Fax: +84 4 847 0949 Email: embvietnam@sre.gob.mx Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8h00 – 15h00

Đại sứ quán Mianmar

Địa chỉ: A3 Vạn Phúc. Điện thoại: +84 4 845 3369. Fax: +84 4 845 2404. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h00 & 13h30 – 17h00

Đại sứ quán Mỹ

Địa chỉ: 7 Láng Hạ. Điện thoại: (84-4) 772 1500. Fax: +84 4 772 1510 Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 13h00 – 17h00

Đại sứ quán Nauy

Địa chỉ: Metropole Centre, 56 Lý Thái Tổ. Điện thoại: +84 4 826 2111. Fax: +84 4 826 0222 Email: emb.hanoi@mfa.no Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 9h00 -16h00

Đại sứ quán Nam Phi

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà trung tâm, 31 Hai Bà Trưng. Điện thoại: +84 4 936 2000 Fax: +84 4 936 1991 Email: hanoi@foreign.gov.za Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h00 & 12h45 – 17h00

Đại sứ quán Nga 

Địa chỉ: 191 Đường La Thành. Điện thoại: (84-4) 833 6991/ 2. Fax: (84-4) 833 6995. Email: moscow.vietnam@hn.vnn.vn. Lịch làm việc: Thứ 2, 4, 5 8h00 – 13h00 & 15h30 – 19h10 Thứ 3, thứ 6 : 8h00 – 13h00

Đại sứ quán New Zealand

Địa chỉ: Tầng 5, 63 Lý Thái Tổ. Điện thoại: +84 4 824 1481. Fax: +84 4 824 1480. Email: nzembhan@fpt.vn. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 12h00 & 13h00 – 17h00

Đại sứ quán Palestine

Địa chỉ: E4b Trung Tự Điện thoại: +84 4 852 4013. Fax: +84 4 834 9696. Email: palestine@hn.vnn.vn. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6: 8h00 – 15h00

Đại sứ quán Phần Lan

Địa chỉ: 31 Hai Bà Trưng. Điện thoại: +84 4 826 6788. Fax: +84 4 826 6766 Email: finnemb@fpt.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 8h00 – 12h00 & 13h00 – 17h00 Thứ 6 : 8h00 – 13h00

Đại sứ quán Pháp

Địa chỉ: 57 Trần Hưng Đạo. Điện thoại: +84 4 943 7719. Fax: +84 4 943 7236. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h00 & 14h00 – 18h00

Đại sứ quán Philipines

Địa chỉ: 27BTrần Hưng Đạo. Điện thoại: +84 4 943 7948/ 9826/ 7873. Fax: +84 4 943 5760. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8:00 – 12h00 & 13h00 – 17h00

Đại sứ quán Rumania

Địa chỉ: 5 Lê Hồng Phong. Điện thoại: +84 4 845 2014. Fax: +84 4 834 0922. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8h00-14h00 Lãnh sự: Thứ 3, 5 : 9h00 – 12h00

Đại sứ quán Singapore

Địa chỉ: 41 Trần Phú. Điện thoại: +84 4 823 3965/ 6. Fax: +84 4 733 7627. Email: singemb@hn.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h30 & 13h30 – 17h00

Đại sứ quán Slovakia

Địa chỉ: 6B Lê Hồng Phong. Điện thoại: +84 4 845 4334/ 5. Fax: +84 4 845 4145. Email: zuskemb@hn.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 8h00 – 12h30 & 13h30 – 17h00 Thứ 6 : 8h00 – 13h30

Đại sứ quán Srilanka

Địa chỉ: Địa chỉ: 55B Trần Phú Điện thoại: (84-4) 734 1894 Fax: (84-4) 734 1897 Email: slembvn@fpt.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8h30 – 16h30

Đại sứ quán Tây Ban Nha

Địa chỉ: Tầng 15, toà nhà Daeha, 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 4 771 5207/ 8/ 9. Fax: +84 4 771 5206. Email: embespvn@fpt.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8h30 – 15h30

Đại sứ quán Thái Lan

Địa chỉ: 63-65 Hoàng Diệu. Điện thoại: +84 4 823 5092/ 4. Fax: +84 4 823 5088. Email: thaiemhanoi@netnam.org.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h00 & 13h30 – 17h00

Đại sứ quán Thỗ Nhĩ Kì

Địa chỉ: Tầng 4 toà nhà Sao Bắc, 4 Dã Tượng. Điện thoại: +84 4 822 2460. Fax: +84 4 822 2458. Emaill: turkeyhn@fpt.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h00 & 14h00 – 17h00

Đại sứ quán Thụy Điển

Địa chỉ: 2 Núi Trúc, Vạn Phúc. Điện thoại: +84 4 726 0400. Fax: +84 4 823 2195. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 8h00 – 12h00 & 13h00 – 16h30 Thứ 6 : 8h00 – 13h00 Lãnh sự: Thứ 2 – thứ 6: 9h00 – 11h00

Đại sứ quán Thụy Sĩ 

Địa chỉ: Tầng 15, 44B Lý Thường Kiệt. Điện thoại: +84 4 934 6589. Fax: +84 4 934 6591. Email: vertretung@han.rep.admin.ch Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 8h30 – 12h00 & 13h00 – 17h30 Thứ 6 : 8h30 – 12h30

Đại sứ quán CHDCND Triều Tiên

Địa chỉ: 25 Cao Bá Quát. Điện thoại: +84 4 845 3008. Fax: +84 4 823 1221. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 11h00 & 14h30 – 17h00

Đại sứ quán Trung Quốc

Địa chỉ: 46 Hoàng Diệu. Điện thoại: +84 4 845 3736. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 11h30 & 14h00 – 17h00

Đại sứ quán Úc

Địa chỉ: 8 Đào Tấn. Điện thoại: +84 4 831 7755. Fax: +84 4 831 7711. Email: Austemb@fpt.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12 & 13h00 – 17h00

Đại sứ quán Ukraina 

Địa chỉ: 49 Nguyễn Du. Điện thoại: +84 4 943 2764. Fax: +84 4 943 2766. Email: ukrchanc@hn.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h00 & 14h00 – 17h30

Đại sứ quán Ý 

Địa chỉ: 9 Lê Phụng Hiểu. Điện thoại: +84 4 825 6246/ 56. Fax: +84 4 826 7602 . Email: embitaly@embitaly.org.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 13h00 & 14h00 – 17h00

2/ DANH SÁCH CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Tổng lãnh sự Ấn Độ

Địa chỉ: 49 Trần Quốc Thảo, Q 3. Điện thoại: +84 8 930 3539/ 7498. Fax: +84 8 930 7495. Email: cgihcmc@hcm.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h30 & 13h30 – 17h30

Tổng Lãnh sự Anh và Bắc Ai Len

Địa chỉ: 25 Lê Duẩn, Q 1. Điện thoại: +84 8 829 8433. Fax: +84 8 822 1917. Email: bcghcmc@hcm.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h00 & 13h30 – 17h00

Tổng lãnh sự Ba Lan

Địa chỉ: Tầng 11 Saigon Centre, 65 Lê Lợi. Điện thoại: +84 8 914 2883 .Fax: +84 8 914 2884. Email: hgrphcm@hcm.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 14h00 – 17h00

Tổng lãnh sự Bỉ 

Địa chỉ: Tầng 17, Sun Wah Tower, 115 Nguyễn Huệ. Điện thoại: +84 8 821 9354. Fax: +84 8 821 9304. Email: Consubel@hcm.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 6 : 9h00 – 12h00

Tổng lãnh sự Canada

Địa chỉ: 235 Đồng Khởi, Q 1. Điện thoại: +84 8 854 5025. Fax: +84 8 829 4528. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 : 8h00 – 17h00 Thứ 6 : 8h00 – 13h30

Tổng Lãnh sự Campuchia

Địa chỉ: 41 Phùng Khắc Khoan, Q 1. Điện thoại: +84 8 829 2751. Fax: +84-8) 827 7696. Email: Cambocg@hcm.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 07.30 – 11h30 & 14h00 – 17h00

Tổng lãnh sự Cộng hòa Séc

Địa chỉ: 28 bis Mạc Đĩnh Chi, Q 1. Điện thoại: +84 8 829 0585. Fax: +84 8 822 6043. Email: hochiminh@honorary.mzv.cz

Tổng lãnh sự CuBa 

Địa chỉ: 45 Phùng Khắc Khoan, Q 1. Điện thoại: +84 8 829 7350. Fax: +84 8 829 5293. Email: cubacons@hcm.netnam.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 11h30 & 13h30 – 16h30

Tổng lãnh sự Đức

Địa chỉ: 126 Nguyễn Đình Chiểu, Q 3. Điện thoại: +84 8 829 1967. Fax: +84 8 823 1919 Email: gk-hochiminh@hcm.fpt.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8h30 – 11h30

Tổng lãnh sự Hà Lan

Địa chỉ: Saigon Tower 29 Lê Duẩn, Q 1. Điện thoại: +84 8 823 5932. Fax: +84 8 823 5934. Email: hcm@minbuza.nl Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 12h30 – 16h30

Tổng lãnh sự Hàn Quốc

Địa chỉ: 107 Nguyễn Du, Q 1. Điện thoại: +84 8 822 5757. Fax: +84 8 822 5750. Email: hcm02@mofat.go.kr Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6: 8h30 – 17h30

Tổng Lãnh sự Hungari 

Địa chỉ: 22 Phùng Khắc Khoan, Q 1. Điện thoại: +84 8 829 0130. Fax: +84 8 829 2410. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 5 : 8h00 – 17h00 Thứ 6 : 8h00 – 12h00

Tổng lãnh sự Indonesia

Địa chỉ: 18 Phùng Khắc Khoan, Q 1. Điện thoại: +84 8 825 1888. Email: indohcmc@hcm.fpt.vn Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h30 – 12h00 & 14h00 – 16h30

Tổng lãnh sự Lào

Địa chỉ: 93 Pasteur. Điện thoại: +84 8 829 7667. Fax: +84 8 829 9272. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 11h30 & 13h00 – 16h00

Tổng lãnh sự Malayxia 

Địa chỉ: 1208 số 2 Ngô Đức Kế, Q 1. Điện thoại: +84 8 829 9023. Fax: +84 8 829 9027. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 13h30 – 16h30

Tổng Lãnh sự Mỹ

Địa chỉ: 4 Lê Duẩn, Q 1. Điện thoại: +84 8 822 9433. Fax: +84 8 822 9434. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 13h00 – 17h00

Tổng Lãnh sự Nga

Địa chỉ: 40 Bà Huyện Thanh Quan, Q 3. Điện thoại: +84 8 930 3936. Fax: +84 8 930 3937. Email: cgrushcm@fmail.vnn.vn Lịch làm việc: Thứ 2, 4, 5 8h00 – 13h00 & 15h30 – 19h10 Thứ 3, Thứ 6 : 8h00 – 13h00

Tổng lãnh sự Nhật Bản 

Địa chỉ: 13-17 Nguyễn Huệ, Q 1. Điện thoại: +84 8 822 5341 / 829 1341. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 8h00 – 12h00 & 13h45 – 17h15

Tổng lãnh sự New Zealand

Địa chỉ: 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Q .1 Điện thoại: +84 8 822 6907/ 6. Fax: +84 8 822 6905. Lịch làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 9h00 – 12h00

» Thủ tục hợp pháp hóa tại đại sứ quán
» Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự

Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia GS1 Việt Nam

Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia GS1 Việt Nam
Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia GS1 Việt Nam

Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia GS1 Việt Nam. Căn cứ theo Quyết định 08/2019/QĐ-TTg ngày 15/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, ngày 22/4/2019 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành quyết định số 689/QĐ-TĐC về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia với mục tiêu thúc đẩy mạnh hoạt động mã số mã vạch trên tất cả các lịnh vực đáp ứng với nhu cầu của xã hội cũng như hòa nhập với sự phát triển của toàn cầu.

Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia GS1 Việt Nam

Trung tâm Mã số mã vạch thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, là đại diện duy nhất của tổ chức GS1 quốc tế tại Việt Nam, có địa chỉ: Số 8 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

GS1 Việt Nam là tổ chức MSMV quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, được công nhận là thành viên chính thức của GS1 quốc tế từ tháng 5/1995 và được cấp đầu mã số quốc gia GS1 là 893.

GS1 Việt Nam là tổ chức đại diện duy nhất của Việt Nam tại GS1 quốc tế; đại diện cho GS1 để triển khai Hệ thống GS1 tại Việt Nam. GS1 Việt Nam quản lý ngân hàng mã quốc gia 893, cấp mã doanh nghiệp và giúp các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ và các tổ chức quan tâm khác áp dụng công nghệ MSMV trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của mình, cũng như ứng dụng MSMV cho trao đổi dữ liệu bằng điện tử (EDI).

Hiện nay, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động MSMV được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Khoa học & Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) và nội dung quản lý nhà nước được tuân thủ theo Quyết định số 45/2002/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 27/3/2002 “Về việc qui định nội dung quản lý nhà nước về MSMV và cơ quan quản lý nhà nước về MSMV”, Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý MSMV và Nghị định số74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ”

Hệ thống GS1 có thể chia làm năm nhóm tiêu chuẩn chính như sau:

1) Tiêu chuẩn về các loại mã số;

2) Tiêu chuẩn về các loại mã vạch;

3) Tiêu chuẩn về các gói tin điện tử;

4) Tiêu chuẩn về các mạng toàn cầu (global networks);

5) Tiêu chuẩn về thương mại qua điện thoại di động (Mobile Commerce). 

» Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

» Đăng ký mã vạch sản phẩm ở đâu?

Danh sách đại sứ Quán tại Hồ Chí Minh Việt nam

Danh sách đại sứ Quán tại Hồ Chí Minh Việt nam. Để các bạn có nhu cầu tìm danh sách các đại sứ quán tại thành phố Hồ Chí Minh và danh sách các tham tán Đại sứ quán tại TPHCM, danh sách các tổ chức phi chính phủ.

» Danh sách Đại Sứ Quán, Lãnh Sự Quán Các Nước Tại Việt Nam

Sau đây là tổng hợp lại danh sách Lãnh sự quán và Đại sứ quán HCM:

2- Danh sách Tổng Lãnh Sự Quán các nước tại Tp Hồ Chí Minh:

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ
55 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3.
Tel: 3823 7050 – Fax: 3823 7047

Tổng lãnh sự quán Australia
Lầu 20 Tòa nhà Vincom, 47 Lý Tự Trọng, Quận 1
Tel: 35218100 – Fax: 35218101

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Ba Lan
65 Lê Lợi, Quận 1
Tel: 39142883 – Fax: 39142884

Tổng lãnh sự quán Vương quốc Campuchia
41 Phùng Khắc Khoan, Quận 1
Tel: 38292751 – Fax: 38392744

Tổng lãnh sự quán Canada
Tầng 10 tòa nhà Metropolitan 235 Đường Đồng Khởi, Quận 1
Tel: 38279899 – Fax 38279935

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
175 Hai Bà Trưng, Quận 1
Tel: 38292459 – Fax 38295009

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Cuba
45 Phùng Khắc Khoan, Quận 1
Tel: 38297350 – Fax 38295293

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Liên bang Đức
126 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
Tel: 38291967 – Fax 38231919

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Pháp
27 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3
Tel: 35206800 – Fax 35206819

Văn phòng Kinh tế – Văn hóa Đài Bắc
336 Nguyễn Tri Phương, Quận 10
Tel: 383462647

Tổng lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan
29 Lê Duẩn, Quận 1
Tel: 38235932 – Fax 38235934

Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc
107 Nguyễn Du, Quận 1
Tel: 38225757 – Fax 38225750

Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ
4 Lê Duẩn, Quận 1
Tel: 35204200 – Fax 35204244

Lãnh sự quán Cộng hòa Hungary
22 Phùng Khắc Khoan, Quận 1
Tel:  38290130 – Fax: 38279622

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Indonesia
18 Phùng Khắc Khoan, Quận 1
Tel: 38251888 – Fax 38299493

Tổng lãnh sự quán Nhà nước Kuwait
24 Phùng Khắc Khoan, Quận 1
Tel: 38270555 – Fax 38270111

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
93 Pasteur, Quận 1
Tel: 38297667 – Fax 38299272

Tổng lãnh sự quán Malaysia
 2 Ngô Đức Kế, Quận 1
 Tel: 38299023 – Fax 38299027

Tổng lãnh sự quán New Zealand
 P 909/Tầng 9 Tòa nhà Metropole 235 Đồng Khởi, Quận 1
 Tel: 38226907 – Fax: 38226905

Tổng lãnh sự quán Liên bang Nga 
40 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3
Tel: 39303936 – Fax: 39303937

Tổng lãnh sự quán Nhật Bản  
261 Điện Biên Phủ, Quận 3
Tel: 39333510 – Fax: 39333520

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Panama
7A Lê Thánh Tôn, Quận 1
Tel: 38250334 – Fax: 38236447

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Philippines
Tầng 37 SaiGon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Q.1
Tel: 35180045 – Fax: 35180047

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Singapore
Tầng 8 Saigon Centre, 65 Lê Lợi, Q.1
Tel: 38225173 – Fax: 39142938

Tổng lãnh sự quán Vương quốc Thái Lan
77 Trần Quốc Thảo, Quận 3
Tel: 39327637 – Fax: 39326002

Tổng lãnh sự quán Vương quốc Thụy Điển
8A/11 Thái Văn Lung, Quận 1
Tel: 38236800 – Fax: 38236817

Tổng lãnh sự quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
25 Lê Duẩn, Quận 1
Tel: 38251380 – Fax: 38221971

Lãnh sự quán Vương quốc Bỉ
Tầng 7 Tòa tháp Sunwah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1
Tel: 38219354 – Fax: 38278068

Lãnh sự quán Cộng hòa Bồ Đào Nha
66/11 Phạn Ngọc Thạch, Quận 3
 

Lãnh sự quán Cộng hòa Chile
121 đường 38, Bình Trung Tây, Quận.2
Tel: 37432717 – Fax: 37432716

Lãnh sự quán Cộng hòa Italia
93 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 38275447

Lãnh sự quán Cộng hòa Iceland
 80 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
Tel: 3827442- Fax: 38244461

Lãnh sự quán Liên bang Mexico 
11 Trà Khúc, Quận Tân Bình
Tel: 38489734 – Fax: 38441798

Lãnh sự quán Mông Cổ 
18K30 Phổ Quang, Quận Tân Bình
Tel: 39970691 – Fax: 39970537

Lãnh sự quán Liên bang Myanmar
50 Sầm Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình
Tel: 54490805 – Fax: 54490805

Lãnh sự quán Vương quốc Na Uy
21-23 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1
Tel: 38221696 – Fax: 38272696

Lãnh sự quán Cộng hòa Nam Phi
25 Phùng Khắc Khoan, Quận 1
Tel: 38238556 – Fax: 38238557

Lãnh sự quán Rumani 
33/6 Đặng Văn Ngữ, Quận Phú Nhuận
Tel: 39911204 – Fax: 38450587

Lãnh sự quán Cộng hòa Séc 
18Bis/28 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1
Tel: 38290585 – Fax: 38226043

Lãnh sự quán Cộng hòa Slovakia
64-68 Hai Bà Trưng, Quận 1
Tel: 38298888 – Fax: 38277999

Lãnh sự quán Cộng hòa Sudan
194 Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh
Tel: 0979157868

Văn phòng kinh tế và thương mại Vương quốc Tây Ban Nha
21 Phùng Khắc Khoan, Quận 1
Tel: 38250173 – Fax: 38250174

Lãnh sự quán Liên bang Thụy Sỹ
124 Điện Biên Phủ, Quận 1
Tel: 38205402 – Fax: 38244856

Lãnh sự quán Ukraina
22-24 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1
Tel: 39104054 – Fax: 39104053

» Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
» Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh s

Danh sách đại sứ Quán tại Hà Nội Việt nam

Danh sách đại sứ Quán tại Hà Nội Việt nam. Để các bạn có nhu cầu tìm danh sách các đại sứ quán tại Hà Nội và danh sách các tham tán Đại sứ quán tại Hà Nội, danh sách các tổ chức phi chính phủ.

» Danh sách Đại Sứ Quán, Lãnh Sự Quán Các Nước Tại Việt Nam

Sau đây là tổng hợp lại danh sách Lãnh sự quán và Đại sứ quán:

1- Danh sách đại sứ Quán tại Hà nội Việt nam

ĐẠI SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI CỦA BRUNEI

Villa 44/8- 44/9 Khu Ngoại Giao Đoàn Vạn Phúc Vạn Bảo, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3726 2001

Email: bruemviet@hotmail.com

 Đại sứ quán Brunei tại Hà nội hỗ trợ cá nhân và tổ chức cac thủ tục liên quan đến nhập cảnh, giao thương kinh tế và thương mại giữa Việt nam và Brunei !

 ĐẠI SỨ QUÁN CANADA TẠI HÀ NỘI

31 Hùng Vương, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3734 5000

Email: hanoi@international.gc.ca

 ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA Ả RẬP AI CẬP TẠI HÀ NỘI

 Đại Sứ Quán CỘNG HÒA Ả RẬP AI CẬP TẠI HÀ NỘI hỗ trợ cá nhân và tổ chức cac thủ tục liên quan đến nhập cảnh, giao thương kinh tế và thương mại giữa Việt nam Ai cập Tại Hà Nội

63 Tô Ngọc Vân, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3829 4999

Email: egyembhanoi@hanoi.com

 ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA AILEN TẠI HÀ NỘI

191 Bà Triệu (Vincom City Tower B Tầng 8), P.Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3974 3291

Email: irishembassyhanoi@dfanet.ie

Website: www.embassyofireland.vn

ĐẠI SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI CỦA CỘNG HÒA ÁO TẠI HÀ NỘI

53 Quang Trung (Prime Center BLDG Tầng 8), P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3943 3050

Email: hanoi-ob@bmeia.gv.at

Website: www.bmaa.gv.at; www.austria.org

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA ARGENTINA TẠI HÀ NỘI

360 Kim Mã (Daeha Business Center Lầu 8), P.Ngọc Khánh, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3831 5262

Email: embarg@hn.vnn.vn ; seconembarg@hn.vnn.vn

Website: www.embargentina.org.vn

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TẠI HÀ NỘI

58-60 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3824 4990

Email: india@netnam.org.vn

 ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA BA LAN TẠI HÀ NỘI

3 Chùa Một Cột, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3845 2027

Email: polamb@hn.vnn.vn

Website: www.hanoi.polamb.net

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA BELARUS TẠI HÀ NỘI

52 Tây Hồ, P.Quảng An, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3719 7126

Email: vietnam@belembassy.org

ĐẠI SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI CỦA CỘNG HÒA BULGARIA TẠI HÀ NỘI

5 Khu Vạn Phúc Núi Trúc, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3845 2908

Email: bgremb13@fpt.vn

Website: www.mfa.bg/hanoi

 ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA CHI LÊ TẠI HÀ NỘI

14 C8-D8 Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3935 1147

Email: ambajadal@chile.org.vn

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA CUBA TẠI HÀ NỘI

65 Lý Thường Kiệt, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3942 4775

Email: embacuba@fpt.vn

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN ANGIERI TẠI HÀ NỘI

13 Phan Chu Trinh, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3825 3865

Email: ambalghanoi@ambalgvn.org.vn

Website: www.ambalgvn.org.vn

ĐẠI SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TẠI HÀ NỘI

22 Trần Bình Trọng, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3942 4576

Email: laoembassy_hanoi@yahoo.com

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN TẠI HÀ NỘI

25 Cao Bá Quát, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3845 3008

Email: amb.dprk@hn.vnn.vn

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA HỒI GIÁO IRAN TẠI HÀ NỘI

54 Trần Phú, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3823 2068 Email: embiri@fpt.vn

 Vì Hà Nội là thủ đô hành chính quan trọng, danh sách các lãnh sự quán và đại sứ quán tại Hà Nội đông đảo nhất trong cả nước.

 ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA HỒI GIÁO PAKISTAN TẠI HÀ NỘI

Villa 44/2 Vạn Bảo,

P.Kim Mã, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3726 2251

Email: parepvietnam@yahoo.com ; parephanoi@vnn.vn

 ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA HUNGARY  TẠI HÀ NỘI

360 Kim Mã (Daeha Business Center BLDG Tầng 12),

P.Ngọc Khánh, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3771 5714

Email: mission.hoi@kum.hu

Website: www.kum.hu/kum/hu/bal

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA INDONESIA TẠI HÀ NỘI

50 Ngô Quyền, P.Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3825 3353

Email: komhan@hn.vnn.vn ; indohn@netnam.vn

Website: www.indonesia-hanoi.org.vn

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA IRẮK TẠI HÀ NỘI

66 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3942 4141

Email: iraqembhn@gmail.com

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA LIÊN BANG BRAXIN TẠI HÀ NỘI

14D6-D7 Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3843 2544

Email: vetbrem@netnam.org.vn

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC TẠI HÀ NỘI

29-31 Trần Phú, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3845 3836

Website: www.hanoi.diplo.de ; www.gdc-vietnam.org

 “Đại sứ quán Đức tại Hà Nội sẽ giúp giải quyết các vấn đề về dịch vụ lãnh sự như cấp thị thực, làm hộ chiếu, giải quyết luật.”

ĐẠI SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI CỦA NEW ZEALAND TẠI HÀ NỘI

63 Phòng 505 Lý Thái Tổ, P.Tràng Tiền,

Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3824 1481

Email: nzembhan@fpt.vn

Website: www.nzembassy.com/vietnam

ĐẠI SỨ QUÁN NHÀ NƯỚC ISRAEL TẠI HÀ NỘI

68 Nguyễn Thái Học, P.Điện Biên,

Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3843 3140

Email: info@hanoi.mfa.gov.il

ĐẠI SỨ QUÁN NHÀ NƯỚC PALESTINE TẠI HÀ NỘI

6 E4B Khu Ngoại Giao Đoàn, Đặng Văn Ngữ, P.Trung Tự,

Q.Đống Đa, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3852 4013

Email: vnemb@mofa-gov.ps

ĐẠI SỨ QUÁN NHẬT BẢN TẠI HÀ NỘI

27 Liễu Giai, P.Cống Vị, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3846 3000

Email: soumuhan@vnn.vn

ĐẠI SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NAM PHI TẠI HÀ NỘI

31 Hai Bà Trưng (Central BLDG Tầng 3), P.Hàng Bài,

Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3936 2000

Email: admin@saembassy-hanoi.com

 ĐẠI SỨ QUÁN NƯỚC CỘNG HÒA PHẦN LAN TẠI HÀ NỘI

31 Hai Bà Trưng (Center BLDG Tầng 6 Phòng 602), P.Hàng Bài,

Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3826 6788

Email: sanomat.han@formin.fi

ĐẠI SỨ QUÁN NƯỚC CỘNG HÒA SLOVAKIA TẠI HÀ NỘI

12 Bà Huyện Thanh Quan, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3734 7601

ĐẠI SỨ QUÁN ÚC

8 Đào Tấn, P.Cống Vị, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3831 7755

Website: www.vietnam.embassy.gov.au

ĐẠI SỨ QUÁN RUMANI

5 Lê Hồng Phong, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3845 2014

Email: romanbhan@fpt.vn

ĐẠI SỨ QUÁN THỤY SỸ TẠI HÀ NỘI

44B Lý Thường Kiệt (Hco BLDG Tầng 15), P.Trần Hưng Đạo,

Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3934 6589

Email: vertretung-sweden@hcm.vnn.vn

“Ngoài các đại sứ quán tại Hà Nội, các doanh nghiệp có thể liên lạc với các cơ quan thương vụ để trao đổi về các vấn đề giao thương, xúc tiến thương mại và các Lãnh sự quán có đủ chức năng giống như Đại sứ quán.”

THƯƠNG VỤ MALAYSIA TẠI HÀ NỘI TẠI HÀ NỘI

43-45 Điện Biên Phủ, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3734 7521

Website: www.matrade.gov.my

LÃNH SỰ QUÁN DANH DỰ NƯỚC CỘNG HÒA SUDAN  TẠI HÀ NỘI

194 Nơ Trang Long, P.12, Q.BT

ĐT: 08. 516 5040

ĐẠI SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI CỘNG HÒA LIÊN BANG NIGERIA TẠI HÀ NỘI

44/1 Khu Ngoại Giao Đoàn Vạn Phúc Vạn Bảo, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3726 3610

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA NHÂN DÂN BANGLADESH TẠI HÀ NỘI

Villa D6B05 Vườn Đào Ngõ 675 Lạc Long Quân, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3771 6625

Email: bdoothn@netnam.org.vn

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA TẠI HÀ NỘI

46 Hoàng Diệu, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3845 3736

Email: chinaemb_vn@mfa.gov.cn

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA PANAMA TẠI HÀ NỘI

44B Lý Thường Kiệt (Hco BLDG Tầng 9 Phòng 4), P.Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3936 5213

Email: empanviet@yahoo.com

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA PHÁP TẠI HÀ NỘI

57 Trần Hưng Đạo, P.Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3944 5700

Email: ambafrance.hanoi@diplommatie.gouv.fr

Website: www.ambafrance-vn.org

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA PHILIPPIN TẠI HÀ NỘI

Villa 44/8- 27B Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3943 3849

Email: hnpe2000@gmail.com

ĐẠI SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI CỦA CỘNG HÒA SÉC TẠI HÀ NỘI

13 Chu Văn An, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3845 4131

Email: hanoi@embassy.mzv.cr

Website: www.mzv.cz/hanoi

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA SINGAPORE TẠI HÀ NỘI

41-43 Trần Phú, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3848 9168

Email: singemb_han@sgmfa.gov.sg

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA THỔ NHĨ KỲ TẠI HÀ NỘI

4 Dã Tượng (North Star BLDG Phòng 401-402), P.Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3822 2460

Email: turkeyhn@fpt.vn

ĐẠI SỨ QUÁN CỦA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DÂN CHỦ SRILANKA TẠI HÀ NỘI

55B Trần Phú, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3734 1894

Email: slembvn@fpt.vn

ĐẠI SỨ QUÁN CỘNG HÒA Ý TẠI HÀ NỘI

9 Lê Phụng Hiểu,

P.Tràng Tiền, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3825 6256

Email: ambasciata.hanoi@esteri.it

Website: www.ambhanoi.esteri.it/ambasciata_hanoi/vi/

ĐẠI SỨ QUÁN ĐẠI CÔNG QUỐC LUXEMBOURG TẠI HÀ NỘI

83B Phòng 1403 Lý Thường Kiệt, P.Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3946 1416

ĐẠI SỨ QUÁN ĐẠI HÀN DÂN QUỐC (Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội)

360 Kim Mã (Daeha Business Center), P.Ngọc Khánh, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3831 5110

Email: korembviet@mofat.go.kr

 ĐẠI SỨ QUÁN HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ (ĐẠI SỨ QUÁN MỸ TẠI HÀ NỘI) TẠI HÀ NỘI

7 Láng Hạ, P.Thành Công, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3850 5000

Website: vietnamese.vietnam.usembassy.gov

ĐẠI SỨ QUÁN HY LẠP TẠI HÀ NỘI

27-29 Âu Cơ, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3715 2254

ĐẠI SỨ QUÁN LIBI TẠI HÀ NỘI

A3 Khu Ngoại Giao Đoàn Vạn Phúc P.Kim Mã, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3845 3379

ĐẠI SỨ QUÁN LIÊN BANG MEXICO TẠI HÀ NỘI

14 T11 Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3847 0948

Email: embvietnam@sre.gov.mx

ĐẠI SỨ QUÁN LIÊN BANG MYANMAR TẠI HÀ NỘI

298A Kim Mã, P.Kim Mã, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3845 3369

Email: mevhan@fpt.vn

ĐẠI SỨ QUÁN LIÊN BANG NGA TẠI HÀ NỘI

191 Đê La Thành, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3833 6991

Email: moscow.vietnam@hn.vnn.vn

ĐẠI SỨ QUÁN MALAYSIA TẠI HÀ NỘI

43-45 Điện Biên Phủ, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3734 3836

Email: malhanoi@kln.gov.my

ĐẠI SỨ QUÁN MÔNG CỔ TẠI HÀ NỘI

Biệt Thự 6 Khu Ngoại Giao Đoàn Vạn Phúc Kim Mã, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3845 3009

Email: mongembhanoi@vnn.vn

ĐẠI SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI CỦA UC-RAI-NA TẠI HÀ NỘI

6A-6B Lê Hồng Phong, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3734 4484

Email: emb_vn@mfa.gov.ua

ĐẠI SỨ QUÁN VƯƠNG QUỐC ANH & BẮC AILEN TẠI HÀ NỘI

31 Hai Bà Trưng (Central BLDG Tầng 4), P.Tràng Tiền,

Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3936 0500

Email: behanoi@hn.vnn.vn

Website: www.ukinvietnam.fco.gov.uk

ĐẠI SỨ QUÁN VƯƠNG QUỐC BỈ TẠI HÀ NỘI

49 Hai Bà Trưng (Hanoi Towers Tầng 9),

P.Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3934 6179

Email: hanoi@diplobel.be

Website: www.diplomatie.be/hanoi

ĐẠI SỨ QUÁN VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TẠI HÀ NỘI

71A Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3942 4788

Email: arch@fpt.vn

ĐẠI SỨ QUÁN VƯƠNG QUỐC ĐAN MẠCH TẠI HÀ NỘI

17-19 Điện Biên Phủ, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3823 1888

Email: hanamb@um.dk

Website: www.ambhanoi.um.dk/en

ĐẠI SỨ QUÁN VƯƠNG QUỐC HÀ LAN TẠI HÀ NỘI

360 Kim Mã (Daeha Business Center BLDG Tầng 6),

P.Ngọc Khánh, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3831 5650

Email: han@minbuza.nl

Website: www.netherlands-embassy.org.vn

ĐẠI SỨ QUÁN VƯƠNG QUỐC MA RỐC TẠI HÀ NỘI

9 Chu Văn An, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3734 5585

Email: embamaroc-hanoi@vnn.vn

ĐẠI SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI CỦA VƯƠNG QUỐC NA UY TẠI HÀ NỘI

191 Bà Triệu (Vincom City Towers Tháp B Tầng 10),

P.Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3974 8900

Email: emb.hanoi@mfa.no

Website: www.innovationnorway.no/vietnam

ĐẠI SỨ QUÁN VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TẠI HÀ NỘI

360 Kim Mã (Daeha Bussiness Center Tầng 15),

P.Ngọc Khánh, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3771 5207

Email: embajadaesp@vnn.vn

Website: www.embassyinvietnam.maec.es

ĐẠI SỨ QUÁN VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TẠI HÀ NỘI

63-65 Hoàng Diệu, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3823 5093

Email: thailemhn@netnam.org.vn

ĐẠI SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI CỦA VƯƠNG QUỐC THỤY ĐIỂN TẠI HÀ NỘI

2 Núi Trúc, P.Kim Mã, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3726 0400

Website: www.swedenabroad.com/hanoi

PHÁI ĐOÀN UB CHÂU ÂU TẠI VIỆT NAM (EC DELEGATION) TẠI HÀ NỘI

56 Lý Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

ĐT: 04. 3934 1300

» Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
» Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự

Thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ cấp tại Hàn Quốc

Thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ cấp tại Hàn Quốc. Hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Tài liệu, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cấp, khi sử dụng tại Việt Nam để: xin giấy phép lao động, đăng ký kết hôn, cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú, xin giấy phép đầu tư, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lý lịch tư pháp… đều phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định để được công nhận về giá trị pháp lý của tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp, công nhận chữ ký và con dấu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Để thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ của Hàn Quốc sử dụng tại Việt Nam, cần thực hiện các thủ tục như sau:

1. Hợp pháp hóa giấy tờ tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam 

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ xác nhận con dấu và chữ ký của cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc, nơi đã cấp văn bản/tài liệu trên.

Thời gian thực hiện thủ tục là 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

2. Dịch thuật, công chứng giấy tờ sang tiếng Việt.

Với các tài liệu được cấp bằng tiếng nước ngoài, đều phải dịch thuật, công chứng ra tiếng việt trước khi nộp đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Hàn Quốc, tài liệu trên phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng tại Phòng tư pháp của Quận hoặc Sở tư pháp (là các cơ quan có thẩm quyền xác nhận bản dịch thuật tiếng nước ngoài).

Thời gian thực hiện là 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

3. Hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan lãnh sự Việt Nam.

Đây là bước cuối cùng để xác nhận giấy tờ/tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài có giá trị sử dụng tại Việt Nam. Hai cơ quan có thẩm quyền xác nhận là Cục Lãnh sự tại Hà Nội và Sở Ngoại vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan lãnh sự sẽ xác nhận con dấu và chữ ký của người ký tại Đại sứ quán Hàn Quốc là đúng và có giá trị.

Thời gian thực hiện là 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

» Danh sách các nước được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam
» Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự

Để được thẩm định tài liệu của bạn có phù hợp với quy định hợp pháp hóa hay không, vui lòng liên hệ để được tư vấn:

Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận giấy tờ của Pháp

Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận giấy tờ của Pháp. Để sử dụng giấy tờ/tài liệu cấp bởi cơ quan của Pháp tại Việt Nam và giấy tờ Việt Nam để sử dụng tại Pháp, cần phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự giấy tờ.

Các văn bản, giấy tờ do cơ quan Pháp cấp đề nghị Hợp pháp hóa/ chứng nhận lãnh sự để sử dụng tại Việt Nam phải được chứng thực theo các bước sau:

I. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận giấy tờ của Pháp để sử dụng tại Việt Nam.

1. Hợp pháp hóa tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp:

Nếu hợp pháp hóa tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, giấy tờ phải được xác nhận bởi:
– Bộ ngoại giao Pháp;
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được uỷ quyền của nước thứ ba tại Pháp hoặc kiêm nhiệm Pháp, nếu là giấy tờ, tài liệu của nước thứ ba đó;

2. Hợp pháp hóa tại Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam:

Các giấy tờ có thể được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán pháp tại Việt Nam để sử dụng tại Việt Nam như sau:

Các giấy tờ do cơ quan của Pháp cấp sẽ được xác nhận để sử dụng tại nước ngoài theo luật của Pháp, sau đó được Đại sứ quán Pháp xác nhận con dấu và chữ ký của cơ quan ngoại giao của pháp là hợp lệ.

Sau đó, giấy tờ đã được Đại sứ quán Pháp xác nhận sẽ được Hợp pháp hóa trước khi sử dụng tại Việt Nam phải được xác nhận của một trong các cơ quan dưới đây:
– Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao Việt Nam;
– Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoại trừ các giấy tờ về dân sự (dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình và lao động) do cơ quan có thẩm quyền tại Pháp cấp sẽ được miễn thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam.

II. Hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự Giấy tờ do cơ quan Việt Nam cấp để sử dụng tại Pháp

Giấy tờ do cơ quan Việt Nam cấp, trước khi hợp pháp hóa tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để sử dụng tại Pháp cần phải có xác nhận của một trong các cơ quan sau:
– Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao Việt Nam;
– Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.

Giấy khai sinh Việt Nam không cần phải hợp pháp hóa mà chỉ cần dịch có công chứng của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để sử dụng tại Pháp.

» Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
» Hợp pháp hóa giấy tờ Việt Nam sử dụng tại Đức

Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận giấy tờ của Pháp

Hợp pháp hóa giấy tờ Việt Nam sử dụng tại Đức

Đại sứ quán Đức tại Việt Nam không thực hiện hợp pháp hóa giấy tờ Việt Nam sử dụng tại Đức.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán khẳng định là không có điều kiện để hợp pháp hóa các giấy tờ của Việt Nam để sử dụng tại Đức.

Việc hợp pháp hóa giấy tờ của Việt Nam sử dụng tại Đức đã được Bộ Ngọai Giao Đức đồng ý chấm dứt. Trong những trường hợp cần thiết, Cơ quan có thẩm quyền của Đức có thể yêu cầu Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán Đức tại Tp. HCM tiến hành thẩm tra tính chính xác của hình thức và nội dung một số giấy tờ Việt Nam để sử dụng tại Đức.

Một cá nhân đơn lẻ không thể yêu cầu thực hiện hợp pháp hóa giấy tờ Việt Nam để sử dụng tại Đức. Việc hỏi thăm của người nộp đơn và người thân của người nộp đơn có thể sẽ không được trả lời.

Các giấy tờ Việt Nam muốn sử dụng tại Đức có thể hực hiện chứng thực tại các Cơ quan chứng thực tại Việt Nam và dịch sang Tiếng Đức để sử dụng tại Đức. Trường hợp các giấy tờ Việt Nam được yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự để sủ dụng tại Đức thì có thể thực hiện hợp pháp hóa tại Các Cơ quan Ngoại giao của các nước khác như Đan Mạch, Pháp v.v.

theo lawyervn.net

» Danh sách các nước được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam
» Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự

Các thông tin về Hợp pháp hóa giấy tờ Việt Nam sử dụng tại Đức, vui lòng liên hệ chúng tôi

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ người nước ngoài để đăng ký kết hôn

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ người nước ngoài để đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Bất kỳ giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp khi muốn được công nhận và sử dụng tại Việt Nam đều cần phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Thủ tục này được hiểu đơn giản là việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại Việt Nam xác nhận các giấy tờ hợp pháp do nước sở tại của họ cấp

  1. Hồ sơ đăng ký kết hôn của người nước ngoài tại Việt Nam

Khi người nước ngoài đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì cần những tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn;
  • Hộ chiếu/Thẻ tạm trú;
  • Giấy tờ xác nhận của cơ quan nước ngoài về việc người đó đủ điều kiện kết hôn và đang còn độc thân theo pháp luật nước đó;
  • Giấy khám sức khỏe.

Đối với tờ khai đăng ký kết hôn và giấy khám sức khỏe được thực hiện tại Việt Nam; còn Hộ chiếu và giấy tờ xác nhận độc thân là do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, do đó cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Đối với những tài liệu này cần đảm bảo:

  • Phải do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, có dấu và chữ ký nhằm xác nhận nội dung;
  • Phải được dịch thành một bản tiếng việt để thực hiện thủ tục hợp pháp hóa.
  1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện

Tùy từng loại tài liệu và do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận, việc thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự thường được thực hiện tại Đại sứ quán của nước đó tại Việt Nam, nhưng cũng có nhiều trường hợp phải thực hiện việc hợp pháp hóa tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại.

Điều này phụ thuộc vào tính chất của tài liệu cần hợp pháp, có thể thực hiện ở Việt Nam hoặc phải đến nước sở tại hoàn tất. Bài viết dưới đây chỉ hướng dẫn thủ tục khi hợp pháp hóa những tài liệu tại Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

  1. Thủ tục hợp pháp hóa những tài liệu khi đăng ký kết hôn

Nhằm đảm bảo những tài liệu xác nhận của người nước ngoài được công nhận và áp dụng tại Việt Nam thì người nước ngoài cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ

Người nước ngoài chuẩn bị tờ khai yêu cầu và những giấy tờ cần thiết yêu cầu hợp pháp hóa.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người nước ngoài đến Đại sứ quán của nước đó tại Việt Nam để xác nhận việc văn bản, tài liệu này đúng là do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Tại đại sứ quán, văn bản sẽ được xác nhận thông qua dấu và chữ ký của người đại diện đại sứ quán nước đó.

Bước 3: Hoàn tất thủ tục

Sau khi đã được Đại sứ quán xác nhận, người nước ngoài tiếp tục trở lại Cục lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhằm công nhận văn bản này đã được áp dụng tại Việt Nam.

Khi đã được đại diện của Cục lãnh sự xác nhận thì văn bản đó đã được công nhận thi hành tại Việt Nam. Để hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn, người nước ngoài cần dịch và công chứng những văn bản đó để nộp sao lưu tại UBND cấp huyện (nơi đăng ký kết hôn).

» Thủ tục hợp pháp hóa tại đại sứ quán
» Dịch vụ hợp pháp hóa giấy tờ

Vi phạm thủ tục tố tụng dân sự bị xử lý như thế nào?

Vi phạm thủ tục tố tụng dân sự bị xử lý như thế nào? Vi phạm thủ tục tố tụng là hành vi vi phạm pháp luật, tùy tính chất, hậu quả, thiệt hại của hành vi mà có thể bị xử lý kỉ luật hoặc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.  

Tư vấn về vi phạm thủ tục tố tụng dân sự bị xử lý như thế nào?

1. Thủ tục tố tụng là gì?

Thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật. 

Thủ tục tố tụng dân sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án dân sự. Do các vụ việc dân sự có tính chất đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định các thủ tục tố tụng khác nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Đất đai, hôn nhân gia đình, những tranh chấp kinh doanh thương mại, những tranh chấp về lao động… cụ thể: 

1.1. Về Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được quy định Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) như sau: 

Điều 46. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có:

a) Tòa án;

b) Viện kiểm sát.

2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:

a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

1.2. Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự tại Điều 3 BLTTDS quy định

“Mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.”

1.3. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng quy định Điều 13 BLTTDS

1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

2. Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

4. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.”

Như vậy, trong vụ án dân sự, khi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cụ thể:

2. Về xử lý kỷ luật

Người tiến hành tố tụng là các cán bộ, công chức nhà nước. Nếu vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người tiến hành tố tụng có thể phải chịu một trong các hình thức kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm, hạ bậc lương, giáng chức, buộc thôi việc theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) như sau: 

Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
“1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
…”

Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
“1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Ngoài bị xử lý kỉ luật thì người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

4. Đối với Bản án, Quyết định mà Tòa án đã tuyên

Khi Tòa án cấp dưới đã có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong khi giải quyết vụ án thì tùy vào mức độ, tính chất của những sai phạm cụ thể, Tòa án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm (gọi chung là giám đốc thẩm) sẽ ra quyết định sửa bản án, quyết định hoặc quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ đối với bản án, quyết định mà trước đó Tòa án đã tuyên theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. 

Cụ thể, đối với vụ án dân sự “Yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tranh chấp chia thừa kế tài sản” nêu trên, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong khi giải quyết vụ án cụ thể là chưa tiến hành xác minh, thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu để làm cơ sở giải quyết vụ án mà tại cấp phúc thẩm không thể khắc phục được thì ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, bản án sơ thẩm đó sẽ bị hủy toàn bộ hay hủy một phần và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm theo quy định tại Điều 310 BLTTDS năm 2015 như sau: 

“Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.
Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”. 

» Quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

» Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án

Chính sách thuế nhà thầu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Chính sách thuế nhà thầu đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (li-xăng)

Vừa qua, Bộ tài chính ban hành Công văn 10453/BTC-CST ngày 27/07/2016 và Công văn 15888/BTC-CST ngày 07/11/2016, theo đó hướng dẫn chính sách thuế nhà thầu đối với hoạt động chuyển quyên sử dụng nhãn hiệu (li-xăng) của doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam phải trả tiền cho việc sử dụng nhãn hiệu. Lý do Bộ tài chính ban hành các công văn này là vì trước đây việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nêu trên được miễn thuế VAT.

Cụ thể mức thuế áp dụng như sau:

– Thuế TNDN : 10%;

– Thuế VAT: 10% nếu áp dụng theo phương pháp khấu trừ hoặc 5% nếu áp dụng theo phương pháp trực tiếp;

– Thời hạn áp dụng: Đối với các trường hợp phát sinh trước thời điểm 07/11/2016 (thời điểm ban hành công văn 15888/BTC-CST) mà đã kê khai nộp thuế VAT, thuê TNDN khác với nội dung hướng dẫn này thì không điều chỉnh lại. Trường hợp chưa kê khai hoặc đã kê khai nhưng chưa nộp thuế VAT, thuế TNDN thì thực hiện theo hướng dẫn này.

Thông tin chi tiết về quy định này, quý khách liên hệ với Văn phòng qua email

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả & quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại & chỉ dẫn địa lý, li-xăng, nhượng quyền thương mại & chuyển giao công nghệ… cũng như đại diện cho khách hàng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu

» Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

» Tư vấn chuyển nhượng nhãn hiệu

Mẫu viết bản tự khai về tranh chấp đất đai

Mẫu viết bản tự khai về tranh chấp đất đai gửi cơ quan chức năng, như bản tự khai của nguyên đơn, bản tự khai của bị đơn. Mỗi loại tranh chấp đất đai tuy có nội dung khác nhau, nhưng về hình thức văn bản thường được sử dụng như sau: 

Tư vấn mẫu viết bản tự khai về tranh chấp đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

    Hà Nội, ngày …… tháng ….. năm 20…

BẢN TỰ KHAI

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HÀ ĐÔNG

Tôi tên:  Nguyễn Công Anh      sinh năm: 1964

Địa chỉ: Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội

– Nay tôi làm bản tự khai trình bày nội dung vụ việt và có yêu cầu như sau:

– Đầu tiên tôi xin trình bài về đất nhà tôi .

Thửa đất nhà tôi là , thửa đất số: 50, tờ bản đồ số: 18 , diện tích đất: 350m², (ba trăm năm mươi mét vuông) loại đất ở lâu dài, tọa lạc tại đội 4 Hà Đông, Hà Nội.

– Nội dung gồm: Ông Thạch B có yêu Cầu tôi trả lại phần đất mà hộ gia đình tôi lấn qua đất Ông Thạch B với chiều ngang khoảng 10m, trừ tim lộ ra còn khoảng 35m, tổng diện tích khoảng 70m², (bảy mươi mét vuông) thuộc hai thửa: thửa số 77, tờ bản đồ số PL1(7-1292), với diện tích đất 112 m², loại đất ở, thửa số 82, tờ bản đồ số PL1 (7-1292)với diện tích đất 646 m², loại đất cây lâu năm tọa lạc tại Hà Đông, Hà Nội.

– Đến nay, để sự việc được giải quyết rõ ràng, nai tôi xin yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dùm xuống  xác minh.

– Đo đạc đất sử dụng của gia đình tôi và gia đình ông Thạch B theo đúng sổ đỏ của hai nhà để phân định rõ ràng ranh giới. Phần việt này cần có biên bản đo đạt rõ ràng, cụ thể, có chữ ký của các thanh phần tham gia theo đúng yêu cầu của pháp luật.

– Kính nhờ Tòa Án Nhân Dân quận Hà Đông xem giúp tôi cho nhanh chóng giải quyết được sự việc. 

– Tôi xin chân thành cảm ơn!

Việc tự khai kết thúc hồi ……giờ ……phút cùng ngày .

Tôi có đọc lại nội dung, ký tên và chịu trách nhiệm về lời tự khai này .

NGƯỜI KHAI

Nguyễn Công Anh

» Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

» Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Bài viết mới