Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự. Pháp luật tố tụng dân sự quy định về người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

– Khái niệm:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự)

– Quyền và nghĩa vụ:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự.
a) Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
b) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án;
c) Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá; khiếu nại với Viện kiểm sát về những chứng cứ mà Toà án đã xác minh, thu thập do đương sự khác yêu cầu;
d) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập;
đ) Đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải do Toà án tiến hành;
g) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;
h) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
i) Tham gia phiên toà;
k) Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng;
m) Tranh luận tại phiên toà;
n) Được cấp trích lục bản án, quyết định của Toà án;
o) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án theo quy định của Bộ luật này;
p) Phát hiện và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án;
r) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;
s) Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
t) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
u) Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

Ngoài ra, họ còn có thể yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn (Điểm b Khoản 1 Điều 61)

– Phân loại người có quyền và nghĩa vụ liên quan:
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: là người tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập: Là người tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, tham gi tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn.
Theo đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền và lợi ích pháp lý độc lập với cả nguyên đơn và bị đơn, có thể đưa ra yêu cầu chống cả nguyên đơn và bị đơn. Còn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập có quyền và lợi ích pháp lý không độc lập nên tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn, có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của họ.

– Vấn đề thay đổi địa vị tố tụng:
Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể thay đổi địa vị tố tụng nếu xảy ra trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Liên quan đến địa vị tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành

» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự

» Mẫu đơn khởi kiện có hướng dẫn