Home Blog Page 195

Tư vấn về hợp đồng ủy thác đầu tư

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi muốn công ty luật cung cấp ý kiến về hợp đồng ủy thác đầu tư theo pháp luật Việt Nam?

Luật sư trả lời:Trước hết, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm tới dịch vụ của SBLaw.

Chúng tôi hiểu rằng, hiện tại, Quý Khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu về tính chất pháp lý của Hợp đồng Ủy thác Đầu tư mẫu của công ty phát hành cho nhà đầu tư (sau đây gọi là “Hợp đồng Ủy thác”), chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ pháp lý nêu trên với nội dung sau:

Rà soát Hợp đồng Ủy thác mẫu giữa Công ty và Khách hàng trên cơ sở các quy định pháp lý liên quan nhằm làm rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên được quy định và/hoặc theo tinh thần các quy định trong Hợp đồng này;

Phân tích vai trò, trách nhiệm pháp lý của các bên trong Hợp đồng Ủy thác;

Tìm kiếm và đưa ra các phương án để Công ty có thể hoạt động đúng với chức năng của mình cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam;

Tìm kiếm các phương án sửa đổi Hợp đồng Ủy thác nhằm tránh những rắc rối có thể gặp phải trong quá trình làm việc cho Công ty.

Tài liệu được chuyển cho Khách hàng là một Bản Phân tích Pháp lý gồm các nội dung như được nêu trong mục 2 của Bản Đề xuất này bằng tiếng Việt.

Tư vấn pháp lý hợp động thuê địa điểm mở nhà hàng

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là nhà đầu tư, muốn công ty luật cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp đồng thuê địa điểm lập nhà hàng?

Luật sư trả lời: Qua trao đổi sơ bộ với Ông, chúng tôi được biết Quý Công ty đang có nhu cầu được một công ty tư vấn chuyên nghiệp tư vấn và hỗ trợ tìm hiểu về tính chất pháp lý của Hợp đồng Thuê địa điểm làm nhà hàng (sau đây gọi là “Hợp đồng thuê nhà”)

Là một công ty tư vấn chuyên cung cấp các dịch vụ toàn diện liên quan đến đầu tư nước ngoài, tài chính ngân hàng, bất động sản, tư vấn soạn thảo, đàm phán và hỗ trợ ký kết các hợp đồng thương mại trong nước và nước ngoài, tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con, với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn được đào tạo chuyên nghiệp, SBLaw có đủ năng lực để cung cấp cho Ông và Quý Công ty dịch vụ tư vấn và hỗ trợ nêu trên.

Sau đây, SBLaw xin gửi đến Ông và Quý Công ty bản đề xuất dịch vụ nội dung như sau:

  1. PHẠM VI DỊCH VỤ CỦA SBLAW

1.1 Cách thức thực hiện: SBLaw có chức năng và sẵn sàng cung cấp cho Quý Công ty dịch vụ phân tích pháp lý, tiến hành rà soát và đưa ra tư vấn về bản chất pháp lý của Hợp đồng Thuê nhà cũng như trách nhiệm của các bên liên quan, cụ thể bao gồm các công việc sau đây:

– Rà soát Hợp đồng Thuê nhà giữa Công ty và Bên cho thuê trên cơ sở các quy định của pháp luật liên quan nhằm làm rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên được quy định và/hoặc theo tinh thần các quy định trong Hợp đồng này;

– Phân tích vai trò, trách nhiệm pháp lý của bên thuê, và chỉ ra những điểm bất lợi của bên thuê;

– Tìm kiếm các phương án sửa đổi Hợp đồng Thuê nhà hàng nhằm tránh những rắc rối có thể gặp phải trong quá trình thuê; Chuyển cho Khách hàng là một Bản Phân tích Pháp lý gồm các nội dung như được nêu trên bằng tiếng Việt.

2.2 Thời gian thực hiện:

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Khách hàng xác nhận vào Bản Đề xuất Dịch vụ này của SBLaw, chúng tôi sẽ chuyển Bản Phân tích Pháp lý cho Khách hàng xem xét.

Trong trường hợp Khách hàng không có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu bổ sung nào, Bản Phân tích Pháp lý này sẽ được coi là Bản Phân tích Pháp lý cuối cùng;

– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Khách hàng gửi thắc mắc hoặc yêu cầu làm rõ thêm về Bản Phân tích Pháp lý, chúng tôi sẽ gửi lại Bản Phân tích Pháp lý sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Khách hàng. Bản Phân tích Pháp lý sửa đổi sẽ được coi là Bản Phân tích Pháp lý cuối cùng.

2.3 Phí dịch vụ:

– Phí dịch vụ: 10.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười triệu đồng). Phí dịch vụ này không bao gồm 10% VAT phát sinh trên danh nghĩa của Khách hàng.

– Phí dịch vụ trên được thanh toán theo tiến độ như sau:

Đợt 1: Khách hàng thanh toán: 6.000.000VNĐ (Bằng chữ: sáu triệu đồng) cho SBLaw trong 01 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng.

Đợt 2: Khách hàng thanh toán: 4.000.000VNĐ (Bằng chữ: Bốn triệu đồng) cho SBLaw trong 03 ngày làm việc sau khi S&B Law gửi Bản Phân tích Pháp lý cuối cùng của mình.

Khách hàng sẽ ngay lập tức thông báo cho SBLaw khi thực hiện thanh toán các khoản tiền được ghi nhận trong các Yêu cầu thanh toán của SBLaw. SBLaw sẽ chỉ triển khai dịch vụ khi nhận được khoản thanh toán cho các Yêu cầu thanh toán tương ứng. Đồng thời, SBLaw bảo lưu quyền chấm dứt dịch vụ nếu việc thanh toán không được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày xuất Yêu cầu thanh toán. Ngoài ra, trong trường hợp thanh toán không đúng hạn, SBLaw bảo lưu quyền chấm dứt Đề xuất Dịch vụ/ hợp đồng và hoặc tính lãi trả chậm 0,5% một tháng cho đến khi nhận được khoản thanh toán trên thực tế

Lỗi trong dân sự và hình sự có gì khác nhau như thế nào?

Lỗi trong dân sự và hình sự có gì khác nhau như thế nào? Lỗi trong dân sự và hình sự là hai quy định khác nhau tại hai bộ luật nhưng cũng có nhiều điểm giống nhau.

Sự khác nhau giữa lỗi trong dân sự và hình sự như thế nào?

» Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự

1. Giống nhau:

Lỗi trong dân sự hay lỗi trong hình sự thì đều được chia ra thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Ở Bộ luật hình sự lỗi được qui định ở điều 9 và điều 10, trong bộ luật dân sự lỗi được định nghĩa cũng như qui định tại điều 308 Bộ luật dân sự. Trong nhiều trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải có dấu hiệu lỗi không có dấu hiệu lỗi thì hầu hết không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Khác nhau:

Trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng tầm quan trọng của việc phân biệt lỗi cố ý hoặc vô ý không quan trọng bằng trong pháp luật hình sự.

Điều 604 bộ luật dân sự năm 2005 qui định: 
“ Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ich hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Tuy nhiên trong Bộ luật dân sự 2015 giải thích rõ hơn về vấn đề này

“Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.”

Theo điều luật này thì dù người gây thiệt hại có lỗi vô ý hay cố ý thì đều phải bồi thường thiệt hại cho người có thiệt hại như nhau. Có trường hợp người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Tuy nhiên trong hình sự thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp người phạm tội không có lỗi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó việc phân chia thành lỗi vô ý hay lỗi cố ý rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc định tội danh và khung hình phạt cho người phạm tội. Chẳng hạn như cùng có hậu quả chết người xảy ra nhưng nếu lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo điều 123, Bộ luật hình sự năm 2017 mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình. Còn nếu lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo điều 128, Bộ luật hình sự 2017 mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là mười năm. Như vậy lỗi vô ý hay lỗi cố ý trong pháp luật hình sự quyết định trực tiếp tới tội danh cũng như hình phạt đối với người phạm tội. Do đó khi xét xử ngành tòa án rất quan tâm tới vấn đề này để xét xử đúng người đúng tội.

Không những thế lỗi trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng chỉ phân chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Nhưng trong hình sự thì khác hình sự chia ra thành lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý do cẩu thả, vô ý vì quá tự tin. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do trong hình sự mặt chủ quan của người phạm tội trong đó có lỗi rất quan trọng nó thể hiện mức độ nguy hiểm của tội phạm vì thế cần có sự phân chia thật rõ ràng, cụ thể các mức độ lỗi khác nhau để áp dụng đúng khung hình phạt với mức độ nguy hiểm do người phạm tội gây ra.

Có thể nói lỗi trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng có nhiều điểm khác biệt điều đó phù hợp với đặc trưng riêng của từng ngành luật.

» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự

» Tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tư vấn luật cho dự án xây dựng trung tâm thương mại

Nhà đầu tư hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp ở Hà Nội, muốn đầu tư xây dựng một trung tâm thương mại tại Long Biên, vậy công ty luật có thể tư vấn trình tự và thủ tục?

Luật sư trả lời: Trước tiên, SB Law xin cảm ơn Anh đã quan tâm đến dịch vụ của bên em.

Để hai bên có cơ sở làm việc và trao đổi thêm, trước tiên Anh vui lòng cung cấp cho SBLaw những thông tin dưới đây:

1) Nguồn vốn để đầu tư xây dựng;

2) Đất của dự án đã được cấp chưa?

3) Nếu đã có thì Anh vui lòng chuyển cho bên em bản sao;

3) Bên Anh đã mô tả, xây dựng dự án này chưa;

4) Công ty của Anh là công ty nhà nước hay công ty có vốn hoàn toàn của tư nhân;

5) Công ty của Anh có ngành nghề trung tâm thương mại, siêu thị chưa?

Sau khi nhận được những thông tin này, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể.

Xin giấy phép nhà thầu tại Việt Nam

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là công ty xây dựng nước ngoài, vừa trúng thầu dự án xây dựng tại Việt Nam, muốn xin Giấy phép nhà thầu, xin công ty luật tư vấn:

Luật sư trả lời:Trước hết, chúng tôi xin gửi tới Quý Công ty (sau đây gọi là “Khách hàng”) lời chào trân trọng nhất.

Theo yêu cầu của Chị, chúng tôi hiểu rằng Công ty đang có nhu cầu xin cấp Giấy phép Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, chúng tôi, Công ty Luật TNHH S&B (sau đây gọi là “SBLaw”) hân hạnh đệ trình Quý Công ty

Bản Đề xuất Dịch vụ Pháp lý cho việc tư vấn và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép Nhà thầu Nước ngoài tại Việt Nam để Chị và Quý công ty xem xét

  1. Tư vấn sơ bộ

Theo quy định tại Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam, Nhà thầu thực hiện các gói thầu xây dựng tại Việt Nam, trước khi tiến hành, phải xin cấp Giấy phép Nhà thầu tại Bộ Xây dựng Việt Nam hoặc tại Sở Xây dựng các tỉnh.

Qua trao đổi với Quý công ty, Chúng tôi được biết dự án thuộc nhóm A, do đó, Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan cấp phép đối với Nhà thầu nước ngoài dù bất kể đó là nhà thầu nào, đối với trường hợp Khách hàng của Chị là Nhà thầu tư vấn lập dự án và thiết kế. Để được cấp phép, Nhà thầu nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ bao gồm:

  1. a) Tài liệu pháp lý của chủ Đầu tư như: Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh công chứng và những tài liệu khác,;
  2. b) Kết quả đấu thầu công chứng hoặc Quyết định hay lựa chọn nhà thầu công chứng hoặc Hợp đồng hợp pháp;
  3. c) Giấy Chứng nhận Đầu tư hoặc Đăng ký Kinh doanh, điều lệ, chứng chỉ hoạt động xây dựng và những chứng chỉ khác được công chứng tại nước sở tại và hợp pháp hóa lãnh sự tại nước sở tại của Nhà thầu;
  4. d) Báo cáo kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng liên quan đến liên quan đến loại công trình xây dựng tại Việt Nam, được làm theo mẫu, mẫu này sẽ được chuyển tới cho khách hàng bởi SBLaw ;
  5. e) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Nhà thầu trong ba năm gần nhất là 2012, 2013 và 2014;
  6. f) Hợp đồng với nhà thầu phụ Việt nam hoặc hợp đồng với thầu chính Việt Nam;
  7. g) Cam kết sử dụng thầu phụ Việt Nam để thi công công trình;
  8. h) Thư ủy quyền hợp pháp cho người không phải là đại diện hợp pháp của Nhà thầu;
  9. i) Những tài liệu khác theo luật hoặc được yêu cầu bởi cơ quan liên quan (nếu có).

Chú ý: Tất cả hồ sơ phải được làm dưới tiếng Việt .Do đó, tất cả những giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Sau đó phải được dịch ra tiếng Việt.

  1. PHẠM VI CÔNG VIỆC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Liên quan đến việc xin cấp Giấy phép Nhà thầu nước ngoài, chúng tôi đề xuất phạm vi thực hiện công việc như sau:

2.1.Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ:

Rà soát tất cả các tài liệu liên quan của Công ty;

Tư vấn những vấn đề liên quan đến việc xin Giấy phép Nhà thầu tại Việt Nam;

Soạn thảo bộ Hồ sơ (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh) phù hợp với các quy định pháp lý của Việt Nam; Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền;

2.2.Thủ tục cấp phép:

Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

Cập nhật cho Quý Công ty về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu cóvà hỗ trợ Quý Công ty trong việc nhận kết quả;

Nhận Giấy phép Nhà thầu nước ngoài và chuyển giao lại cho Khách hàng.

  1. Thủ tục:
  2. a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày S&B Law nhận được đầy đủ tài liệu của Khách hàng, SBLaw sẽ rà soát và soạn bộ Hồ sơ chuyển cho Khách hàng xem xét để ký và đóng dấu;
  3. b) Trong vòng 02 (hai) ngày làm việc kể tư ngày nhận được bộ Hồ sơ đã đóng dấu và ký từ Khách hàng, SBLaw sẽ nộp Hồ sơ lên Cơ quan Thẩm quyền;
  1. c) Trong vòng 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ Hồ sơ, S&B Law sẽ nhận Giấy phép Nhà thầu và chuyển lại cho Khách hàng.

Lưu ý: Các mốc thời hạn nêu trên không kể thời gian cần thiết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

  1. PHÍ DỊCH VỤ

Phí dịch vụ tư vấn thực hiện các công việc nêu tại mục 4 là 45.000.000 VND (Bốn mươi lăm triệu Việt Nam đồng) cho mỗi giấy phép, không bao gồm 10% thuế VAT.

Phí dịch vụ trên không bao gồm:

Lệ phí chính thức cho nhà nước

Dịch thuật tài liệu từ tiếng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại;

Bất kỳ chi phí cho dịch vụ không bao gồm trong phạm vi công việc nêu trên; Thuế Giá trị gia tăng (10%), Phí ngân hàng;

Các chi phí khác nếu có phát sinh trên danh nghĩa của Khách hàng.

Thủ tục thành lập công ty liên doanh phân phối tại Việt Nam

Nhà đầu tư hỏi: Chúng tôi là nhà đầu tư cá nhân Malaysia, muốn thành lập công ty liên doanh với 2 cá nhân tại Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh là phân phối vật liệu xây dựng, mong công ty luật tư vấn.

Luật sư trả lời: Qua trao đổi với quý khách hàng, chúng tôi được biết, hiện tại, nhà đầu tư đang có nhu cầu thành lập Công ty liên doanh để phân phối vật liệu xây dựng do các nhà đầu tư là cá nhân của Việt Nam và Malaysia đầu tư.

Hiện tại, các cơ quan quản lý của Việt Nam rất hạn chế cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân đầu tư thành lập Công ty trong lĩnh vực phân phối mặc dù luật không cấm.

Nguyên nhân của vấn đề này là do Nhà đầu tư nước ngoài phải giải trình về năng lực tài chính và kinh nghiệm rất kỹ.

Nhà đầu tư là cá nhân mặc nhiên được cho là không có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối hoặc sản xuất những mặt hàng dự kiến sẽ phân phối tại Việt Nam.

Vì vậy, trong trường hợp này, các cá nhân nước ngoài nên sử dụng công ty đã thành lập ở nước ngoài, có kinh doanh hoặc sản xuất những mặt hàng dự kiến phân phối ở Việt Nam.

Nếu không thể thì các cá nhân này chỉ có thể tiến hành mở Công ty xuất nhập khẩu những mặt hàng này.

Công ty XNK sẽ được nhập hàng về và bán cho các đơn vị khác có quyền phân phối những mặt hàng đó tại thị trường Việt Nam.

» Thành lập công ty liên doanh với nước ngoài

Chính sách nhà ở trước khi luật nhà ở mới có hiệu lực 1/7/2015

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là người nước ngoài, muốn hỏi xem hiện tại (2/2015), việc mua nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam đã có thay đổi gì chưa?

Luật sư trả lời: Về vấn đề của Quý khách hàng, chúng tôi trả lời như sau: Hiện tại, khi Luật Nhà ở mới chưa có hiệu lực, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài muốn sở hữu nhà tại VN vẫn thực hiện theo Nghị Quyết số 19/2008/NQ-QH12. theo đó,

Đối với cá nhân là Nhà đầu tư cần có:
– Giấy Chứng nhận Đầu tư còn thời hạn ít nhất 1 năm trong đó có
tên người mua (Sao Công chứng);
-Thẻ tạm trú còn thời hạn từ 1 năm trở lên (Sao Công chứng);
– Hộ chiếu công chứng;
– Hợp đồng mua bán – chuyển nhượng được công chứng (nếu mua của
cá nhân), bản gốc nếu mua của Công ty Kinh doanh BĐS, kèm theo giấy tờ
(Bản gốc);
– Biên lai nộp thuế và lệ phí (Sao Công chứng kèm theo bản gốc
để đối chiếu);

Đối với doanh nghiệp:
– Chỉ cần Giấy Chứng nhận Đầu tư còn thời hạn ít nhất 1 năm (Sao Công chứng);
Bên bán phải chứng minh quyền sở hữu của mình trong thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận

Tư vấn Hợp đồng thuê công nghệ phần mềm

Doanh nghiệp hỏi: Bên công ty tại Việt Nam  đang tiến hành hợp đồng thuê công nghệ phần mềm từ công ty mẹ), nhu câu hiện tại của công ty là cần được tư vấn và xem xét hợp đồng có hợp pháp theo luật của Việt Nam hay không? Thực hiện nghĩa vụ thuế như thế nào? Và các bước thực hiện?

Mong luật sư tư vấn về HĐ này.

Luật sư trả lời: Chúng tôi đề cập đến email trao đổi theo đó, chúng tôi được yêu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến việc hỗ trợ rà soát hợp đồng lixang phần mềm dự kiến ký kết giữa Công ty mẹ và con (Sau đây gọi tắt là “Khách hàng”) để tư vấn hình thức thanh toán phù hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Do đó, chúng tôi hân hạnh đệ trình Quý Khách hàng bản Đề xuất dịch vụ tư vấn pháp luật để

  1. PHẠM VI CÔNG VIỆC

Trên cơ sở yêu cầu tư vấn pháp luật của Quý Khách hàng, chúng tôi dự liệu phạm vi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật như sau:

Rà soát hợp đồng:

Nghiên cứu dự thảo hợp đồng do Khách hàng cung cấp (bản tiếng Anh); Rà soát dự thảo hợp đồng;

Tư vấn các nội dung cần lưu ý đối với việc thanh toán của Khách hàng cho công ty nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Trả lời, giải thích các câu hỏi hoặc ý kiến của Khách hàng liên quan đến văn bản tư vấn của SB Law (không quá 10 giờ làm việc). Thời gian tư vấn phát sinh thêm nếu vượt quá 10 giờ làm việc sẽ được tính phí luật sư theo giờ ;

Chúng tôi dự kiến hoàn tất dịch vụ tư vấn trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hai Bên ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật.

  1. PHÍ DỊCH VỤ

Phí cho những dịch vụ của SB Law như được đề cập ở mục 1 ở trên như sau:

– Rà soát hợp đồng: 8,000,000 VNĐ (Bằng chữ: Tám Việt Nam Đồng);

– Trong trường hợp Quý Khách hàng yêu cầu SB Law hỗ trợ giải thích thêm các nội dung đề cập đến trong văn bản tư vấn và thời gian hỗ trợ thêm vượt quá 10 giờ làm việc, thời gian làm việc phát sinh thêm sẽ được tính phí bổ sung. Phí bổ sung sẽ được tính trên cơ sở mức phí Luật sư tính theo giờ là 2,000,000 VNĐ (Bằng chữ: Hai triệu Việt Nam Đồng)/01 giờ làm việc thực tế của Luật sư.

Quy định về ban quản trị nhà chung cư

Ngày 10/02/2015, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần trao đổi trực tiếp tại trường quay VOVTV trong chương trình S cuộc sống về vấn đề ban quản trị nhà chung cư.

SBLAW trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

MC: Thưa quý vị và các bạn, quyền lợi giữa chủ đầu tư và cư dân mua nhà chung cư ở nhiều nơi chưa được “thuận buồm xuôi gió” nên việc có ban quản trị c ủa chung cư là cần thiết. Nhưng để thành lập BQT chung cư vẫn còn là một chặng đường gian nan, chật vật. Trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi có mời đến trường quay ông/bà, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này. Xin cảm ơn ông đã nhận lời tham gia chương trình. (Khách mời)

Xin chào ông. Xin ông cho biết có những quy định và điều luật nào đối với những người đăng ký mua nhà chung cư để họ được bảo đảm quyền và lợi ích một cách trọn vẹn?

Luật sư trả lời:

Thực tế hiện nay, tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân trong công tác quản lý vận hành tòa nhà, quản lý quỹ bảo trì, đóng góp các loại phí, đặc biệt là sử dụng diện tích chung riêng… là những vấn đề gây nhiều bức xúc cho cư dân sinh sống tại các chung cư. Do vậy, để giải quyết vấn đề này việc thành lập Ban quản trị tòa nhà là việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, người đăng ký mua nhà chung cư cần hiểu rằng việc thành lập Ban quản trị tòa nhà là quy định bắt buộc của pháp luật, và quy định này để đảm bảo quyền và lợi ích của họ một cách trọn vẹn.

Cụ thể tại Điều 71 Luật Nhà ở có quy định như sau:

Nhà chung cư phải có Ban quản trị. Ban quản trị nhà chung cư là người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu và những người sử dụng trong quá trình sử dụng nhà chung cư.

Khi chưa thành lập được Ban quản trị thì chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các công việc của Ban quản trị.

Quyết định số 09/VBHN-BXD ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Xây dựng về việc ban  hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư quy định: Trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng và có 50% căn hộ được bán trở lên (kể cả số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại) thì chủ đầu tư (đối với nhà chung cứ  có nhiều chủ sở hữu) hoặc chủ sở hữu (đối với nhà chung cứ có một chủ sở hữu) có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu.

Tuy nhiên thực tế áp dụng lại không thuận lợi.

MC: Tính pháp lý không rõ ràng trong trường hợp này đã ảnh hưởng thế nào đến lợi ích người dân tại đây?

Luật sư trả lời:

Luật nhà ở quy định: Trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày nhà chung cư được đưa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì tổ chức Hội nghị các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư (sau đây gọi là Hội nghị nhà chung cư) để bầu Ban quản trị. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung liên quan để thông qua Hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.

Quyết định số 09/VBHN-BXD ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Xây dựng về việc ban  hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư quy định: Trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng và có 50% căn hộ được bán trở lên (kể cả số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại) thì chủ đầu tư (đối với nhà chung cứ  có nhiều chủ sở hữu) hoặc chủ sở hữu (đối với nhà chung cứ có một chủ sở hữu) có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu.

Với quy định trên, thực tế cho thấy, rất nhiều chung cư đi vào sử dụng nhưng Ban quản trị chưa được thành lập là bởi chủ đầu tư kéo dài thời gian trong việc thành lập, hoặc do số lượng căn hộ bán chưa đạt tỷ lệ 50% trở lên. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người dân khi thiếu vắng người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ  ví dụ  như trong việc ký kết hợp đồng  với doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư; trong việc phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong nhà chung cư hoặc trong quá trình thanh toán các chi phí các khoản tiền phải nộp khi sử dụng nhà.

MC: Và sự thiếu vắng Ban quản trị chung cư để quản lý tòa nhà có ảnh hưởng như thế nào đối với việc vận hành cũng như ổn định trật tự tại các khu chung cư?

Luật sư trả lời:

Sự thiếu vắng Ban quản trị chung cư để quản lý tòa nhà sẽ sẽ gây ra những những khó khăn, vướng mắc cũng như bất cập trong cơ chế quản lý, mô hình quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư, nhiều nội dung chồng chéo, gây khó khăn khi tổ chức thực hiện.

Cụ thể như sau:

  • Về mô hình quản lý nhà chung cư: còn chưa rõ ràng, chồng chéo giữa quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư và cư dân mua nhà.
  • Trong quá trình sử dụng: sẽ gặp phải những khó khăn trong việc xác định diện tích sở hữu chung và sở hữu riêng, nhất là tại các tòa chung cư hỗn hợp hoặc nhà chung cư có hầm.
  • Không chỉ vậy, trong quá trình vận hành các chung cư còn gặp phải nhiều bất cập cho cư dân trong việc quản lý cơ sở hạ tầng, bảo trì thang máy, hệ thống điện nước, lấn chiếm vỉa hè, khuôn viên, diện tích sử dụng chung của các ki ốt bán hàng tầng 1, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… ví dụ như bảo vệ tòa nhà làm việc thiếu chuyên nghiệp, người ra vào tự do không ai quản lý… hay những vụ việc hỏng thang máy mà nguyên nhân của việc này là do tòa nhà không có Ban quản trị, nên khi thang máy bị hỏng, đơn vị quản lý tòa nhà không sửa, khiến một bảo vệ đã phải thiệt mạng khi đang kiểm tra nguyên nhân…

Tóm lại việc thiếu vắng Ban quản trị chung cư thực sự gây nhiều khó khan và bất cập.

MC: Ông có thể đưa ra những biện pháp để tăng cường sự kết nối giữa người mua nhà và Ban quản trị chung cư để quản lý tòa nhà không ạ?

Luật sư trả lời:

Để tăng cường sự kết nối giữa người mua nhà và ban quản trị chung cư, theo quan điểm của tôi thì:

  • Ban Quản trị cần thường xuyên tiến hành lấy ý kiến của cư dân (có thể thông qua bản khảo sát đánh giá định kỳ 1 tháng/lần) để đánh giá chất lượng dịch vụ quản lý vận hành của doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư từ đó thay mặt cư dân nêu các đề xuất, xin hỗ trợ, tư vấn từ các cơ quan chức năng nếu cần.
  • Về phía người dân: cần chủ động phối kết hợp với ban quản trị trong việc điền đẩy đủ thong tin trong các phiếu đánh giá khảo sát định kỳ để nêu những khó khăn gặp phải để từ đó có phương án khắc phục kịp thời.

» Tư vấn luật bất động sản

Tư vấn pháp luật cho công ty có vốn đầu tư Italia

Tư vấn pháp luật cho công ty có vốn đầu tư Italia. Công ty TNHH Coronet Việt Nam là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài có Chủ sở hữu là Công ty Coronet S.P.A – một công ty được thành lập và có trụ sở tại Milano, Ý.

Công ty được thành lập năm 2013, trụ sở chính đặt tại: Lô EI-7, EI-8, EI-9, Khu công nghiệp Giao Long giai đoạn II, xã An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần có sự hỗ trợ về mặt pháp lý của một công ty luật và công ty đã lựa chọn SB LAW là đối tác pháp lý của mình tại Việt Nam.

Với tư cách là công ty tư vấn luật, SB LAW đã hỗ trợ tích cực công ty Coronet Việt Nam về pháp luật lao động và pháp luật doanh nghiệp, đầu tư tại Việt Nam.

Những tư vấn của SBLAW đã được công ty đánh giá cao về việc đưa ra những giải pháp sáng tạo và mang tính thực tiễn cao.

» Tư vấn đầu tư

SB LAW luôn là chỗ dựa pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cần làm rõ hành vi, độ tuổi của các đối tượng

Như Báo ANTĐ đã đưa tin, ngày 9-10 CQĐT CATP Hà Nội  đã khởi tố vụ án giết người, tạm giữ 4 đối tượng về hành vi đuổi đánh khiến anh Nguyễn Đức Mạnh (SN 1996, ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) tử vong dưới hồ. Về vụ việc này, chúng tôi đã trao đổi với một số luật sư, chuyên gia tâm lý để làm rõ một số vấn đề liên quan…

Có thể là tội phạm rất nghiêm trọng

Theo luật sư Đặng Thành Chung – Công ty Luật, 4 đối tượng bị tạm giữ gồm: Nguyễn Đăng Việt (SN 1995), Ngô Minh Hiếu (SN 1998), Dương Đức Trung (SN 1996) và Đỗ Mạnh Cường (SN 1998). Như vậy, CQĐT cần làm rõ Ngô Minh Hiếu và Đỗ Mạnh Cường đã đủ 16 tuổi hay chưa, hành vi của các đối tượng như thế nào. Nếu hành vi đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm và dưới 16 tuổi, các đối tượng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (quy định tại khoản 2 Điều 12-BLHS).

Theo Điều 93-BLHS về tội giết người, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết nhiều người; Giết trẻ em; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức… Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 8-BLHS có phân định khái niệm về tội phạm như sau: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến mười lăm năm tù…

Đối chiếu với quy định về mức cao nhất của khung hình phạt ở Điều 93-BLHS, nếu hành vi của 4 đối tượng trên đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đó có thể là tội phạm rất nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình phạt thấp nhất đối với Điều 93-BLHS là đến 15 năm tù. Đối với người chưa đủ 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu do cố ý và bị khởi tố ở khoản 2 Điều 93-BLHS. Cố ý phạm tội là phạm tội trong các trường hợp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Do có 2 đối tượng dưới 18 tuổi nên việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội áp dụng theo quy định tại chương X của BLHS. Trong trường hợp này ngoài việc căn cứ vào quy định về tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ theo quy định tại Điều 46 và 48-BLHS thì khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn, áp dụng theo quy định tại Điều 74-BLHS. Cụ thể là với người từ đủ 16 tuổi – dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội,  nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Game bạo lực, tác hại khó lường

Theo những thông tin ban đầu, đối tượng gây ra cái chết của Nguyễn Đức Mạnh và ngay cả nạn nhân đều ít nhiều dính dáng, ham mê trò chơi điện tử. Về tác hại của các trò chơi mang tính bạo lực này, Tiến sỹ tâm lý Trần Tuấn cho rằng, chỉ cần bước vào bất kỳ quán “net” nào chúng ta cũng có thể bắt gặp những thanh thiếu niên mặt mày hốc hác say sưa với các màn đánh đấm, chém giết như thật trong game, miệng không ngớt nói tục chửi bậy. Điều đáng nói là mặc dù tình trạng bạo lực trong nhà trường, các vụ án mạng liên tục gia tăng do ảnh hưởng bởi game bạo lực song các nhà sản xuất vẫn liên tục cho ra đời hàng loạt trò chơi với mức độ hung hãn, thú tính ngày càng cao. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có game thủ sẵn sàng ra tay giết người chỉ vì mâu thuẫn nhỏ hay phạm tội để có tiền thỏa cơn nghiện.

“Theo quan điểm của cá nhân tôi, game có nội dung bạo lực không phù hợp với những người trẻ tuổi. Thanh thiếu niên cần được trải nghiệm các hình thức vui chơi giải trí lành mạnh, bổ ích hơn. Do đó, game bạo lực nên bị cấm hoàn toàn” – Tiến sỹ Trần Tuấn bày tỏ quan điểm.

Theo anninhthudo.vn

» Tư vấn tội Ma túy

» Luật sư bào chữa hình sự

Bảo vệ quyền lợi người mua nhà

Bảo vệ quyền lợi người mua nhà

Mỗi người mua nhà cần phải thông minh và sáng suốt khi quyết định mua một ngôi nhà tương lai cho mình.

Câu hỏi: Thị trường bất động sản đang diễn biến khá nhanh và có gì đó hơi xô bồ trong những ngày đầu năm này. Trong bối cảnh đó, người mua nhà cần làm gì để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SB Law, Hà Nội:

Mỗi người mua nhà cần phải thông minh và sáng suốt khi quyết định mua một ngôi nhà tương lai cho mình. Có rủi ro ắt có những biện pháp phòng ngừa, sau đây là một vài gợi ý cho Người mua nhà:
Thứ nhất: Hãy là một người hiểu biết về pháp luật
Pháp luật hiện nay luôn luôn hướng tới việc bảo vệ Người mua nhà. Trong các dự án Chủ đầu tư thường đã có những hợp đồng soạn sẵn và người mua nhà muốn mua thì phải ký vào hợp đồng đó. Những hợp đồng mẫu như vậy thường chứa những điều khoản bất lợi cho Người mua nhà. Vậy, trước khi đặt bút ký vào hợp đồng ràng buộc, Người mua nhà cần phải đọc thật kỹ và đối chiếu lại với luật xem có điều khoản nào chưa phù hợp hay bất lợi cho mình. Người mua nhà có thể nhờ tới một đơn vị tư vấn pháp luật để bảo vệ cho mình trước những hợp đồng như vậy.
Cùng việc hiểu biết pháp luật, Người mua nhà có thể tránh được những bắt bẻ từ Chủ đầu tư. Ví dụ, Người mua nhà đã ứng trước cho Chủ đầu tư 75% tổng giá trị ngôi nhà của mình mà Chủ đầu tư vẫn còn muốn ứng tiếp với nhiều lý do khác nhau, Người mua nhà có thể nêu ra điều luật có thể bảo vệ mình và yêu cầu nhà đầu tư thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Cuối cùng, người mua nhà cần có những quyết định thông minh và an toàn để bảo vệ bản thân và ngăn cản những hành vi sai trái của Chủ đầu tư.
Thứ hai: Hãy biết chắt lọc thông tin khi quyết định mua nhà
Trước khi ký hợp đồng với chủ đầu tư đầu tư dự án khách hàng cần lưu ý tính pháp lý của dự án đó, uy tín, năng lực tài chính của chủ đầu tư. Trước khi quyết định mua, khách hàng nên liên hệ với các cơ quan trên để xác nhận những thông tin chủ đầu tư cũng cấp đúng hay không, trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư đã làm đúng quy trình hay chưa, đã xin gửi thông báo về vấn đề huy động vốn hay chưa.
Phải xem xét kỹ các điều khoản của hợp đồng nhất là các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán, các điều khoản về thanh toán, phạt về chậm tiến độ thi công, chậm giao nhà, các điều khoản bất khả kháng… Từ trước đến nay người mua nhà luôn đi theo một lối mòn là các hợp đồng đều do chủ đầu tư soạn thảo và người mua nhà không có lựa chọn nào khác nếu muốn mua nhà và phải ký vào hợp đồng mặc dù biết rằng hợp đòng có các điều khoản bất lợi cho mình. Trong khi đó, theo luật dân sự thì Hợp đồng là sự thỏa thuận của 2 bên, nên bên mua hoàn toàn có quyền yêu cầu điều chỉnh mẫu hợp đồng do bên bán đưa ra.
Về chủ thể ký hợp đồng, phải xem bên ký hợp đồng có thẩm quyền ký hay không. Vì có một số trường hợp đã ký xong nhưng bên ký hợp đồng không có thẩm quyền dẫn tới hợp đồng vô hiệu.
Trường hợp không có khả năng tự kiểm tra được, người mua nên hỏi ý kiến của luật sư hoặc các chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán nhà ở để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Câu hỏi: Anh đánh giá thế nào về các chính sách bảo vệ quyền lợi của bên mua bất động sản hiện nay?
LS Nguyễn Thanh Hà: Theo đánh giá của tôi thì Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2015 với nhiều đổi mới, đã tác động tích cực, tạo điều kiện cho thị trường BĐS khởi sắc.
Chính sách bảo vệ quyền lợi của người mua được quy định tích cực trong Luật nêu trên là:
– Chủ đầu tư phải được ngân hàng bảo lãnh nghĩa vụ tài chính,
– Chủ đầu tư chỉ được thu tiền ứng trước của khách hàng khi đã xây dựng xong móng và phải được cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh kiểm tra đủ điều kiện. Lần thu tiền đầu tiên, chủ đầu tư chỉ được thu không quá 30% giá trị hợp đồng và không quá 70% khi chưa bàn giao nhà, không quá 95% khi bên mua chưa được cấp giấy chứng nhận…
Các quy định nêu trên thắt chặt nghĩa vụ của Chủ đầu tư trong việc thực hiện cam kết về thời hạn bàn giao nhà cho bên mua bất động sản.
– Năng lực tài chính của Chủ đầu tư cũng được Luật nâng lên từ 6 tỷ lên 20 tỷ đồng vốn pháp định. Quy định này cũng lọc bớt các Chủ đầu tư năng lực tài chính yếu tham gia vào thị trường xây dựng và kinh doanh bất động sản, từ đó cũng góp phần làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản.
– Liên quan tới nguồn vốn cho thị trường, thông tư 17 của Bộ Xây dựng có hiệu lực vào ngày 25/11 mới đây đã cho phép người mua nhà ở thương mại có giá trị dưới 1,05 tỉ đồng được phép tiếp cận gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng. Đặc biệt là việc thay đổi trọng số rủi ro cho vay lĩnh vực bất động sản, từ mức 250% xuống mức 150% trong Thông tư 36 mới ban hành của NHNN. Đánh giá chung về mặt định tính là sửa đổi này chắc chắn sẽ giúp các ngân hàng có thêm nguồn để cho vay lĩnh vực BĐS, trong khi vẫn giữ được hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 9%.
– Bên cạnh đó, đảm bảo quyền lợi của người mua nhà, mới đây Chính phủ vừa ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo Nghị định, tùy mức độ vi phạm, đối tượng có hành vi vi phạm sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1 tỷ đồng. Mức phạt cao hơn cũng góp phần hạn chế và có tính răn đe với những vi phạm về bất động sản.
SB LAW là một trong những công ty luật uy tín tại Việt Nam, được các khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Với gần 40 luật sư và chuyên gia pháp lý tại văn phòng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, SBLAW có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực: tư vấn đầu tư dự án (năng lượng, viễn thông, bất động sản, xây dựng), mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án, quản trị doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, thuế, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và các hoạt động hỗ trợ pháp lý khác.
Chúng tôi hy vọng nhận được nhận xét, phản hồi của các bạn cũng như những vấn đề các bạn đang quan tâm. Vui lòng gởi ý kiến đóng góp đến email info@muabannhadat.com.vn

Vật quyền, quyền được thực hiện trực tiếp trên vật

luật sư Nguyễn Tiến Hòa

Trong Dự thảo BLDS sửa đổi (gọi tắt là dự thảo) có đưa vào những khái niệm mới như “địa dịch”, “vật quyền”…

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Tiến Hòa – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết:- Việc đưa những khái niệm trên vào Dự thảo đã có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy vậy, cải tổ chế độ pháp lý về tài sản là điều cần thiết để vừa đưa pháp luật dân sự Việt Nam tiệm cận với các hệ thống pháp luật tiên tiến, vừa cải thiện tính khả thi của luật. Do Việt Nam chưa đủ sức tự xây dựng học thuyết riêng nên việc tìm kiếm một mô hình đã có sẵn và đang vận hành tốt để vận dụng vào hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam là giải pháp tốt nhất.

– PV: Việc áp dụng lý thuyết vật quyền trong dự thảo liệu có gây khó hiểu cho người dân?

– Luật sư Nguyễn Tiến Hòa: Vận dụng lý thuyết vật quyền vào luật Việt Nam có thể làm xuất hiện những thuật ngữ mới lạ gây khó khăn cho việc tiếp cận, nắm bắt nội dung của luật, song đây chỉ là khó khăn tạm thời. Cùng với đó, chế định cơ bản của pháp luật tài sản – quyền sở hữu, được xây dựng trong luật Việt Nam hiện hành, mang đầy đủ các yếu tố đặc trưng của vật quyền được thừa nhận trong luật của một số nước phát triển. Do vậy, việc áp dụng lý thuyết vật quyền sẽ không dẫn đến những xáo trộn lớn.

– Ông có thể nói rõ hơn về khái niệm vật quyền?

– Vật quyền được hiểu là quyền được thực hiện trực tiếp trên vật. Người có vật quyền thực hiện quyền của mình mà không cần sự hợp tác, hỗ trợ của người khác, kể cả người đang nắm giữ tài sản. Tất cả mọi người, kể cả người đang nắm giữ tài sản với tư cách là chủ sở hữu, phải tôn trọng quyền của người có vật quyền đối với tài sản.

Vật quyền có thể được chia thành hai nhóm: vật quyền chính và vật quyền phụ. Vật quyền chính bao gồm những quyền trực tiếp tác động lên bản thể vật lý của tài sản, đứng đầu nhóm này là quyền sở hữu. Vật quyền phụ bao gồm những quyền cho phép người có quyền tác động không phải vào bản thể của tài sản mà vào giá trị kinh tế của tài sản. Các vật quyền này hình thành từ các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản, như cầm cố, thế chấp.

– Hiện có không ít người băn khoăn rằng: Liệu có thể tạo ra một vật quyền trên cơ sở hợp đồng giữa các bên (cùng với các vật quyền đã được pháp luật quy định) trong các quan hệ dân sự?

– Về mặt lý thuyết, một quyền mang đầy đủ các đặc tính của vật quyền thì sẽ được gọi là vật quyền. Bởi vậy, nếu các bên đạt được một thoả thuận về việc tạo ra một quyền không giống bất kỳ vật quyền nào được luật quy định, nhưng có đủ các tính chất của vật quyền, thì sẽ có một vật quyền mới xuất hiện. Song  điều đó chỉ trở thành hiện thực khi có sự tôn trọng của tất cả mọi người đối với quyền được tạo ra. Chỉ có Nhà nước mới có quyền dùng luật pháp để áp đặt cách ứng xử đối với các cá nhân. Các bên vẫn có quyền thoả thuận để tạo ra một quyền được thực hiện trực tiếp trên vật, nhưng thoả thuận này không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba đối với vật đó. Do đó, nó chỉ là vật quyền ảo.

– Có quan điểm cho rằng nên bỏ hẳn sự thừa nhận quyền chiếm hữu như là một phần nội dung của quyền sở hữu trong Dự thảo. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

– Tôi đồng ý với quan điểm trên, bởi nguy cơ lẫn lộn giữa hai khái niệm này trong dự thảo là rất lớn. Trong BLDS năm 2005, quyền chiếm hữu được nhìn nhận như là một phần nội dung của quyền sở hữu, quyền chiếm hữu lại có thể làm phát sinh hiệu lực như quan hệ chiếm hữu thực tế (quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức của người chiếm hữu ngay tình…). Chiếm hữu trong luật thực định phải có nguồn gốc pháp lý được xác định, nguồn gốc chiếm hữu phải hợp pháp thì bản thân nó mới được thừa nhận và bảo vệ khi bị xâm hại. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là nguồn gốc hợp pháp lại chưa được làm rõ. Do đó, để hoàn thiện chế định chiếm hữu cần loại bỏ quyền chiếm hữu ra khỏi nội dung của quyền sở hữu.

Theo Luật sư Nguyễn Tiến Hòa trả lời trên anninhthudo.vn

Hợp đồng tiếng anh mua bán mặt hàng trầm hương

Khách hàng hỏi: Mình có nhu cầu cần soạn thảo bản hợp đồng tiếng anh về việc mua bán mặt hàng tinh dầu trầm hương (agarwood resin) và mặt hàng trầm hương miếng (agarwood chips) với đối tác nước ngoài.

Xin hỏi quý công ty có thể soạn bản hợp đồng dự thảo bằng tiếng Anh và xin báo giá phí soạn thảo là bao nhiêu vậy ạh?

Chân thành cảm ơn

Luật sư trả lời: Trước hết, chúng tôi xin gửi tới Ông và Quý Công ty lời chào trân trọng nhất. Qua nội dung trao đổi sơ bộ, chúng tôi hiểu rằng Quý Công ty hiện nay đang có nhu cầu soản thảo các hợp đồng liên quan đến việc mua bán trầm hương với đối tác nước ngoài bằng tiếng Anh.

Do đó,chúng tôi hân hạnh đệ trình Quý Công ty Bản đề xuất dịch vụ pháp lý cho việc tư vấn và dự thảo các hợp đồng liên quan đến việc mua bán trầm hương với đối tác nước ngoài cho Quý công ty.

1- PHẠM VI CÔNG VIỆC

Trên cơ sở yêu cầu tư vấn pháp luật của Quý Khách hàng, chúng tôi dự liệu phạm vi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật như sau:

Rà soát hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Soạn thảo mẫu hợp đồng bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của Quý Khách hàng theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam;

Giải thích các câu hỏi hoặc ý kiến của Khách hàng liên quan đến dự thảo hợp đồng;

Rà soát, sửa đổi và hoàn thiện dự thảo hợp đồng dựa trên các ý kiến của Khách hàng (không quá 04 lần) để có bản dự thảo hợp đồng hoàn chỉnh, giờ làm việc phát sinh thêm sẽ được tính theo phí luật sư theo giờ;

Chúng tôi dự kiến hoàn tất công việc nêu trên trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từngày bắt đầu triển khai dịch vụ.

2- PHÍ DỊCH VỤ

2.1. Phí dịch vụ

– Phí dịch vụ soạn thảo Hợp đồng mua bán trầm hương với đối tác nước ngoài là 15,000,000VNĐ (Mười năm triệu Việt Nam Đồng). Ngôn ngữ của Hợp đồng là tiếng Anh.

– VAT (10%): 1.500.000 VNĐ (Một triệu năm trăm nghìn đồng).

– Tổng phí dịch vụ: 15.000.000 VNĐ (Mười lăm một triệu đồng)

– Trong trường hợp Khách hàng yêu cầu sửa đổi và hoàn thiện hợp đồng và vượt quá 04 lần, phí dịch vụ cho giờ làm việc phát sinh thêm là 1.000.000VNĐ (Một triệu đồng);

» Hỗ trợ soạn thảo, đàm phán hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa

Tư vấn thành lập công ty nhập khẩu

Doanh nghiệp hỏi: Tôi và một vài người bạn ở Singapore và Hồng Kông muốn thành lập công ty nhập khẩu bia nước ngoài và phân phối ở Việt Nam, xin hỏi giá tư vấn của công ty luật.

Luật sư trả lời: Liên quan đến yêu cầu dưới đây của chị, chúng tôi hiểu rằng, chị và một số người bạn tại Singapore và Hồng Kông dự định thành lập công ty nhập khẩu và phân phối bia tại Việt Nam.

Hiện tại, theo chính sách quản lý kinh tế của Việt Nam, chính phủ Việt Nam không ưu tiên cho việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thực hiện quyền phân phối hàng hóa tại Việt Nam, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư cá nhân.

Đối với mặt hàng bia, mặc dù Việt Nam không có tuyên bố chính thức về việc hạn chế nhập khẩu sản phẩm này, tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, chính phủ Việt Nam đang cố gắng kiểm soát tình hình tiêu thụ bia tại Việt Nam.

Do vậy, tại thời điểm hiện nay, việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài do các cá nhân nước ngoài làm chủ sở hữu để nhập khẩu và phân phối bia tại Việt Nam sẽ không thuận lợi (cơ hội thành công thấp, chi phí cao và thời gian kéo dài).

Do vậy, trong trường hợp này, theo ý kiến của chúng tôi, chị nên xem xét khả năng thành lập công ty 100% vốn đầu tư trong nước để thực hiện việc nhập khẩu và phân phối bia tại thị trường Việt Nam.

Trong trường hợp chị vẫn muốn tiếp tục theo đuổi kế hoạch thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài để nhập khẩu và phân phối bia, chúng tôi cho rằng, chị và các bạn chị nên kêu gọi một công ty sản xuất bia có uy tín ở nước ngoài tham gia và cam kết chỉ nhập khẩu và phân phối bia do công ty đó sản xuất.

Vốn đầu tư cho dự án nên từ 1,5 triệu USD trở lên. Thời gian hoạt động của dự án có thể bị giới hạn trong 05 năm.

Hy vọng rằng, những thông tin trên đây có thể giúp ích cho chị. Trong trường hợp cần trao đổi thêm thông tin chi tiết, chị vui lòng liên hệ lại với chúng tôi.

Quyền hình ảnh của cá nhân được quy định thế nào?

Quyền hình ảnh của cá nhân
Quyền hình ảnh của cá nhân

Quyền hình ảnh của cá nhân được quy định thế nào? Thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, nên việc sử dụng các hình ảnh cũng cần phải tuân theo quy định của luật về quyền hình ảnh của cá nhân, sau đây là quy định quyền đối với hình ảnh của cá nhân được quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 về cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Quyền hình ảnh của cá nhân được quy định như sau:

» Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự

“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

– Sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân, phạt đến 3 triệu đồng

Điểm e, khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản cũng quy định phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng với hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó. 

Tương tự tại điểm c, khoản 1, Điều 10 Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá – thông tin nêu rõ: Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng với hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người đó, trừ các trường hợp tìm thân nhân của nạn nhân, ảnh của người đã bị khởi tố hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù giam, ảnh thông tin về các hoạt động tập thể.

Trên đây là quy định của pháp luật về quyền hình ảnh của cá nhân.

» Giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án

» Dịch vụ soạn thảo đơn thư tư vấn

Mua bán, sát nhập và hợp nhất Doanh nghiệp

Đội ngũ luật sư về tư vấn mua bán, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp của chúng tôi có bề dày kinh nghiệm tư vấn chuyên sâu về các giao dịch mua bán, sáp nhập và hợp nhất đối với các công ty đại chúng, công ty tư, và các liên doanh.

Chúng tôi cung cấp những giải pháp giàu tính sáng tạo và thực tiễn cho tất cả các loại giao dịch về mua bán, sáp nhập và hợp nhất ở cả Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt, khách hàng được hỗ trợ không chỉ trong việc cơ cấu giao dịch mà còn cả trong các vấn đề về thuế, và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến luật mua bán, sáp nhập và hợp nhất và luật chứng khoán.

Chúng tôi đã từng đại diện cho nhiều tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư, và các công ty trong rất nhiều giao dịch sáp nhập, hợp nhất, và chuyển nhượng (kể cả vốn lẫn tài sản) trong nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng, liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau.

Thành lập và hoạt động:

Các luật sư của SBLAW có kinh nghiệm chuyên sâu trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài thành lập hiện diện thương mại của mình tại Việt Nam lẫn hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài. Dịch vụ tư vấn của chúng tôi bao gồm nhưng không giới hạn việc tư vấn các khách hàng trong và ngoài nước trong việc thành lập các chi nhánh mới hoặc thâm nhập vào thị trường mới, cũng như giúp đưa ra các định hướng chiến lược cho hoạt động kinh doanh của khách hàng tại thị trường trong và ngoài nước.

Cơ cấu lại doanh nghiệp:

Chúng tôi tư vấn cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc cơ cấu lại doanh nghiệp của họ. Chúng tôi hỗ trợ các khách hàng của mình trong việc cơ cấu lại trên tinh thần cải thiện vị thế tài chính đồng thời chỉ ra những vấn đề pháp lý phát sinh là hệ quả của việc cơ cấu lại.

Luật sư làm giám khảo buổi Pitch-O-Rama

Luật sư làm giám khảo buổi Pitch-O-Rama của We create Vietnam
We create Vietnam là một dự án công tư giữa Phòng kinh tế và thương mại thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Startup Cup.

Mỗi một trung tâm Wecreate được xây dựng phù hợp với điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia và xây dựng trong một khu vực an toàn và tập trung nhằm giúp phụ nữ đạt được các nguồn lực về kinh tế.

Nhằm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, WE create tổ chức các buổi Pitch -O-Rama nhằm tạo điều kiện cho ứng viên giới thiệu và được tư vấn cho các dự án khởi nghiệp.

Ban giám khảo buổi Pitch-O-Rama ngày 28/2 gồm các doanh nghiệp giàu kinh nghiệm và người có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực phát triển và khởi nghiệp:

Ông Mr. Marko Seppä
Owner and CEO, Dr. Econ.- Venture Capital Corporation VCC Oy
Entrepreneur in Residence at IPP in Hanoi – Vietnam-Finland Innovation Partnership Program

Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Giám đốc – Công ty CP Dự án Công nghệ Nhật Hải – OIC

Bà Đoàn Thị Thu Hương
Giám đốc Craft to Inspire

Bà Ngô Thị Hoài
Giám đốc Chương trình
WECREATE | VIETNAM

» Luật sư SB law tham dự lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

» Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Bài viết mới