Tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chào công ty luật, em đang đi xe máy sang đường bị một thanh niên đi xe máy ngược chiều đâm phải dẫn đến ngã làm em bị thương ở chân và vai phải đưa vào bênh viện mổ cả ở chân và ở vai. Cho em hỏi trường hợp này anh thanh niên kia có phải chịu trách nhiệm với gia đình em như nào? Và mức bồi thường quy định thế nào? mong được tư vấn. Em xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

» Tư vấn bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích

1. Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;

2. Tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

– Về mức đọ lỗi:

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy để bồi thường thiệt hại thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Phải có thiệt hại xảy ra;
  • Phải có hành vi trái pháp luật;
  • Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại;
  • Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.

Như vậy, bạn có thể được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu có đủ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như trên.

Trong trường hợp này bạn nên đưa ra các thiệt hại để bên gây tai nạn bồi thường cho mình.

– Về mức bồi thường:

Các bên có thể tự thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được xác định theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015:

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Hiện nay đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì những người thân thích có thể người gây thiệt hại bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần với mức không quá 100 lần mức lương cơ sở, mức lương cơ sở hiện tại là 1 390 000 đồng ( Nghị định 72/2018/NĐ-CP).

» Bồi thường thiệt hại vất chất trong Bộ luật dân sự

» Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: