Thủ tục khai nhận di sản thừa kế, giấy tờ cần chuẩn bị

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế, giấy tờ cần chuẩn bị những gì. Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết, còn trong thời hạn được hưởng di sản thừa kế.

Tư vấn giấy tờ, thủ tục khai nhận di sản thừa kế

A. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế, hồ sơ gồm giấy tờ gì:

Sau thời điểm mở thừa kế, đề thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế có hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản hoặc thủ tục thỏa thuận phân chia di sản.

– Khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật
Căn cứ theo Điều 58 khoản 1 Luật Công chứng 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản được áp dụng đối với trường hợp
“Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”

– Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực thì thủ tục thỏa thuận phân chia di sản được áp dụng trong trường hợp:
“Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.”

1. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm các giấy tờ:

a) Giấy tờ chung:
+ Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản;
+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm, Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận cổ phần,…;
+ Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu, giấy khai sinh;

b) Trường hợp có di chúc và di chúc ghi rõ cách phân chia tài sản, thì cần cung cấp thêm:
+ Bản di chúc

c) Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không ghi rõ cách phân chia di sản, bạn cần cung cấp thêm:
+ Tờ tường trình và cam kết về quan hệ nhân thân
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế theo pháp luật với người để lại di sản trường hợp không có di chúc: hộ khẩu, giấy khai sinh, tờ khai nhân khẩu;
– Một số giấy tờ do thời gian quá lâu không còn nữa thì người khai nhận di sản thừa kế đến UBND xã, phường để xin trích lục giấy tờ như bản khai tử, giấy khai sinh, xác nhận tình trang hôn nhân. Xác nhận nhân khẩu gia đình ông/bà từ ngày tháng năm tại Cơ quan Công an quản lý.

2. Thực hiện thủ tục
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng 2014) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng 2014). Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

B. Dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế

1. Tư vấn thủ tục kê khai di sản thừa kế
+ Tư vấn luật thừa kế về quyền thừa kế không phụ thuộc di chúc, chia tài sản thừa kế không phụ thuộc di chúc;
+ Thủ tục kê khai di sản thừa kế (tài sản thừa kế) đối với tài sản là đồng sở hữu, tài sản chung vợ chồng;
+ Thủ tục kê khai di sản thừa kế (tài sản thừa kế) có yếu tố nước ngoài;
+ Cách thức chia thừa kế, hàng thừa kế, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc;
+ Trình tự, thủ tục kê khai di sản thừa kế (tài sản thừa kế) theo đúng quy định của pháp luật về thừa kế để có văn bản kê khai di sản thừa kế hợp pháp, đảm bảo tính hiệu lực của văn bản khai nhận di sản thừa kế (tài sản thừa kế) để đảm bảo thuận tiện cho bước xác lập quyền sở hữu đối với di san thừa kế về sau.

2. Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp
+ Giải quyết tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế;
+ Giải quyết tranh chấp trong việc xác định tài sản thừa kế, giá trị tài sản thừa thừa kế;
+ Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế;
+ Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
+ Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử.

» Tư vấn pháp luật thừa kế

» Luật sư tư vấn thừa kế

Luật sư tư vấn giấy tờ, thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Nếu có nhu cầu cần tư vấn, làm dịch vụ khai nhận di sản thừa kế xin liên hệ, trình bày sự việc để được tư vấn làm thủ tục khai nhận di sản: