Tư vấn luật thừa kế đất đai

Tư vấn luật thừa kế đất đai. Thừa kế đất đai là một giao dịch phổ biến trong xã hội nhưng để hiểu được các quy định về hồ sơ, thủ tục, trình tự thực hiện thì không phải ai cũng nắm được để thực hiện cho đúng để tư vấn cụ thể về thủ tục thừa kế đất đai theo quy định mới nhất:

» Tư vấn luật thừa kế

Tư vấn pháp luật thừa kế đất đai

1. Quy định của pháp luật về thừa kế đất đai

Để thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật; tổ chức, cá nhân,… được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua việc nhận thừa kế. Người sử dụng đất phải thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ theo quy định của pháp luật về thừa kế đất đai.

Đối với người được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì có quyền để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.

Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.

2. Hồ sơ khai nhận thừa kế về đất đai:

Hồ sơ càn chuẩn bị của luật sư tư vấn luật thừa kế đất đai:
+ Di chúc hợp pháp (nếu có)
+ Giấy tờ quyền sử dụng đất
+ Giấy chứng tử của chủ sử dụng đất
+ Giấy tờ thân nhân của người được hưởng thừa kế (bản sao chứng thực CMND/ hộ khẩu/ giấy chứng tử trong trường hợp người được hưởng thừa kế hàng thứ nhất theo pháp luật đã chết
+ Giấy chứng minh quan hệ với người chết để lại thừa kế (giấy khai sinh/ giấy chứng nhận kết hôn…)
+ Sơ yếu lý lịch của một trong các đồng thừa kế (để chứng minh quan hệ nhân thân)

– Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế (nếu có).

* Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có uỷ quyền hợp pháp cho người được uỷ quyền (Người được uỷ quyền phải có CMND, hộ khẩu).

Hồ sơ được lập thành một bộ và thực hiện các thủ tục dưới đây.

3. Trình tự, thủ tục thực hiện việc khai nhận thừa kế đất đai

a/ Khai nhận thừa kế tại văn phòng công chứng
Các bên chuẩn bị hồ sơ và nộp tại văn phòng công chứng (tại tỉnh nơi có đất) để làm thủ tục lập văn bản khai nhận thừa kế. Cán bộ công chứng kiểm tra hồ sơ, đối chiếu bản gốc, xét thấy hợp lệ sẽ soạn thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế để tiến hành thủ tục niêm yết công khai.

b/ Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế
Văn bản khai nhận di sản thừa kế trước khi được công chứng phải được niêm yết công khai tại UBND xã nơi có đất hoặc nơi người để lại di sản cư trú trước khi chết.
Trong thời giạn 15 ngày mà không có khiếu nại hoặc tranh chấp, Chủ tịch UBND xã sẽ xác nhận vào văn bản khai nhận thừa kế để làm cơ sở văn phòng công chứng tiến hành công chứng văn bản khai nhận thừa kế.

c/ Tiến hành thủ tục sang tên quyền sử dụng đất.
Sau khi có văn bản khai nhận di sản thừa kế được công chứng, các bên bổ sung vào hồ sơ được tư vấn ở mục 2 ở trên và nộp tại bộ phận một cửa của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận/ huyện (trong trường hợp người được hưởng thừa kế là cá nhân); cấp tỉnh (trường hợp người được hưởng thừa kế là tổ chức) để làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất.

4. Dịch vụ hỗ trợ của Luật sư bảo hộ.

Để thực hiện việc khai nhận thừa kế, chúng tôi hỗ trợ:
– Hoàn thiện hồ sơ khai nhận thừ kế
– Hỗ trợ thủ tục niêm yết tại UBND xã phường
– Hỗ trợ thủ tục sang tên quyền sử dụng đất
– Đại diện các bên giải quyết tranh chấp thừa kế
– Hỗ trợ các bên hòa gải hoặc khởi kiện tại Tòa án để phân chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất

» Các mẫu di chúc thừa kế

» Luật sự tư vấn về tranh chấp thừa kế đất đai

Dịch vụ luật sư tư vấn luật thừa kế đất đai.
Khi gia đình bạn và người thân có di sản là nhà đất cần chia thừa kế xin liên hệ để được luật sư tư vấn trong tình huống cụ thể: