Ý nghĩa biển báo R412 với từng vạch kẻ đường và mức phạt đi sai làn đường

Ý nghĩa của biển R412 kết hợp với từng loại vạch kẻ đường được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ. có được chuyển làn để chuyển hướng không, nếu vi phạm thì mức phạt là bao nhiêu? 

Mức phạt đi sai làm đường theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Ý nghĩa của biển báo R412 kết hợp với từng loại vạch kẻ đường và mức phạt đi sai làn đường

1. Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh tại Điều 36 QCVN 41:2019/BGTVT

…. – Biển số R.412a: Làn đường dành cho xe ô tô khách;

– Biển số R.412b: Làn đường dành cho xe ô tô con;

– Biển số R.412c: Làn đường dành cho xe ô tô tải;

– Biển số R.412d: Làn đường dành cho xe máy;

– Biển số R.412e: Làn đường dành cho xe buýt;

– Biển số R.412f: Làn đường dành cho xe ô tô;

– Biển số R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp;

– Biển số R.412h: Làn đường dành cho xe đạp;

– Biển số R.412i: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô khách;

– Biển số R.412j: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô con;

– Biển số R.412k: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô tải;

– Biển số R.412l: Kết thúc làn đường dành cho xe máy;

– Biển số R.412m: Kết thúc làn đường dành cho xe buýt;

– Biển số R.412n: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô;

– Biển số R.412o: Kết thúc làn đường dành cho xe máy và xe đạp;

– Biển số R.412p: Kết thúc làn đường dành cho xe đạp; …. “

D.14 Biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h) “Làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe”

a) Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe nhoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h). Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện, nhóm phương tiện cần quy định mà bố trí hình vẽ, biểu tượng các phương tiện tương ứng và mũi tên trên biển cho phù hợp và đảm bảo mỹ quan. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). Riêng biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt. 

– Biển số R.412a “Làn đường dành cho xe ô tô khách”: làn đường dành riêng cho ô tô khách (kể cả ô tô buýt). Trong trường hợp cần phân làn các loại xe khách theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “< 16c”. Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT” trên biển R.412a.

– Biển số R.412b “Làn đường dành cho xe ô tô con”.

– Biển số R.412c “Làn đường dành cho xe ôtô tải”. Trong trường hợp cần phân làn các loại xe tải theo khối lượng chuyên chở cho phép thì ghi trị số khối lượng chuyên chở cho phép của xe tải lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “<3,5t”).

– Biển số R.412d “Làn đường dành cho xe máy”: làn đường dành riêng cho xe máy và xe gắn máy.

– Biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”.

– Biển số R.412f “Làn đường dành cho ô tô”: làn đường dành cho các loại xe ô tô.

– Biển số R.412g “Làn đường dành cho xe máy và xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe máy (kể cả xe gắn máy) và xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).

– Biển số R.412h “Làn đường dành cho xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).

b) Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.

D.15 Biển số R.412 (i, j, k, l, m, n, o, p) “Kết thúc làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe” 

2. Ý nghĩa của biển báo R412 kết hợp với các loại vạch kẻ đường 2.1, 2.2 và 2.3

Căn cứ theo điểm b Điều 36 QCVN 41:2019/BGTVT như sau: “b) Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.”

2.1. Biển báo R412 kết hợp với vạch kẻ đường 2.1 

Vạch  2.1 là vạch trắng, nét đứt.

 Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1.

Như vậy, biển 412 kết hợp với vạch kẻ đường 2.1 theo quy trên thì sau khi phương tiện đi vào đúng làn đường của mình nếu hành trình trình cần chuyển hướng ở đường giao nhau phía trước thì có thể chuyển làn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định như quan sát an toàn, bật xi nhan báo chuyển làn đi theo hành trình mong muốn.

2.2. Biển báo R412 kết hợp với vạch kẻ đường 2.2

Vạch  2.2 là vạch trắng, nét liền.

–  Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Như vậy, biển 412 kết hợp với vạch kẻ đường 2.2 theo quy trên thì sau khi phương tiện đi vào đúng làn đường của mình sẽ không được chuyển làn. Vì việc chuyển làn sẽ không đáp ứng các quy định phương tiện sẽ vi phạm đè vạch 2.2.

2.2. Biển báo R412 kết hợp với vạch kẻ đường 2.3

Vạch  2,2 là vạch trắng, liền nét.

– Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên: Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.

Vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch đứt nét), các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe.

Xe trên làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên có thể cắt qua các vạch này khi làn đường hoặc phần đường xe chạy liền kề không cấm sử dụng loại xe này. 

Như vậy, biển 412 kết hợp với vạch kẻ đường 2.3 theo quy trên, nếu vạch cho phép chuyển làn (vạch đứt nét) thì các phương tiện vẫn được chuyển làn theo hành trình mong muốn, khi đủ điều kiện theo quy định.

3. Mức xử phạt lỗi đi sai làn đường

Mức phạt lỗi đi xe sai làn đường

 

Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)

Đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông

Xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng.

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

 

(điểm đ, khoản 5 Điều 5, điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng.

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

 

 

(điểm a, khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm c Khoản 11 Điều 5)

Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

 

 

 

(điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019)

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.

– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

 

(điểm b khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019)

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

– Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.

– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

 

(điểm c, khoản 3 Điều 7, điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019)

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.

– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

 

(điểm a khoản 7 Điều 7, điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019)

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.

 

(Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019)

 

» Cần làm gì khi bị Cảnh sát giao thông dừng xe