Thời gian tạm giữ có được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù không? Án tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
– Căn cứ pháp luật:
+ Bộ luật Hình sự 2015
+ Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP
– Thời hạn tạm giữ có được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù không?
+ Tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tù có thời hạn như sau:
“1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng”.
+ Tại Mục 3 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn trên tinh thần của Bộ luật Hình sự như sau:
Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1985 không quy định thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, tại Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được bổ sung quy định: “Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù”;
Như vậy, khi quyết định hình phạt cần lưu ý trừ thời gian tạm giữ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù cho người bị kết án.
Việc trừ thời gian tạm giữ, thời gian tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt tù được thực hiện như sau:
“a) Trong trưòng hợp người phạm tội bị xử phạt tù mà thời gian tạm giữ, thời gian tạm giam đối với họ liên tục vối nhau và ngươi phạm tội vẫn tiếp tục bị tạm giam cho đến khi xét xử, thì trong bản án cần ghi rõ là “thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị tạm giữ là…” (ghi rõ ngày…tháng…năm…).
b) Trong trường hợp người phạm tội bị xử phạt tù mà trước đó bị tạm giữ, sau đó được trả tự do, nhưng sau một thời gian lại bị bắt tạm giam và tiếp tục bị tạm giam cho đến khi xét xử, thì trong bản án cần ghi rõ là: “thòi hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt tạm giam (ghi rõ ngày… tháng…năm…) và dược trừ thời gian tạm giữ là…” (ghi rõ thòi gian bị tạm giữ).
c) Trong trường hợp người phạm tội bị xử phạt tù mà trước đó bị tạm giữ, sau đó được trả tự do và được tại ngoại cho đến khi xét xử, thì trong bản án cần ghi rõ là: “thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt đi thi hành án và được trừ thời gian tạm giữ là…” (ghi rõ thời gian bị tạm giữ).
d) Trong trường hợp người phạm tội bị xử phạt tù mà trước đó tạm giữ, bị tạm giam (thời gian tạm giữ, thòi gian tạm giam có thể liên tục với nhau, có thể không liên tục vối nhau), nhưng khi xét xử đang được tại ngoại, thì trong bản án cần ghi rõ là: “thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt đi thi hành án và được trừ vào thời gian tạm giữ, thời gian tạm giam là…” (cộng thời gian tạm giữ, thời gian tạm giam lại với nhau)”.
Khi tổng hợp hình phạt của nhiều bản án cũng như khi buộc phải chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo, cần chú ý là bị cáo có bị tạm giữ, tạm giam trong những lần phạm tội và bị xét xử trước đó hay không; Nếu có bị tạm giữ, tạm giam thì đã được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù hay chưa; Nếu trước đó chưa được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù thì phải trừ thời gian tạm giữ, tạm giam trước đó vào thời hạn chấp hành hình phạt tù cho họ.
Dựa vào các quy định trên, thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 1 ngày tù.
» Quy định về tạm giam bị can, bị cáo
» Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Thời gian tại ngoại, tạm giữ có được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù không: