Quyền yêu cầu di dời cột điện như thế nào? Nhà hàng xóm gần nhà tôi có một chiếc cột điện nằm trong đất của nhà họ. Gia đình hàng xóm muốn chuyển cột điện, chôn cột vào phần đất trước cửa phần giáp ranh nhà tôi, nhưng tôi không đồng ý vì làm mất mỹ quan nhà tôi. Cho tôi hỏi liệu có thể nhờ Công ty điện lực hay cơ quan quản lý đô thị chuyển cột điện đó sang bên phần đất khác được không? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc đó? Tôi xin cảm ơn!
Tư vấn quyền yêu cầu di dời cột điện
– Luật điện lực năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2012;
– Nghị định số 14/2014/NĐ-CP.
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 51/2020/NĐ-CP hướng dẫn bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không như sau:
Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau:
- Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định.
- Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.
- Nếu chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ đầu tư lưới điện cao áp phải chịu kinh phí và tổ chức thực hiện việc cải tạo nhằm đáp ứng các điều kiện đó.
- Trường hợp phá dỡ một phần, phần còn lại vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ đầu tư lưới điện cao áp có trách nhiệm: Chi trả, bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ hoặc bồi thường di dời nhà ở công trình theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Trường hợp nhà ở, công trình không thể cải tạo được để đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này, mà phải dỡ bỏ hoặc di dời, thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Đất là hành lang an toàn giao thông, hành lang lưới điện, đê điều… Phần đất này có quy hoạch làm đất công để sử dụng, đáp ứng cho các công trình công cộng như giao thông, thủy lợi, đê điều, điện,….
Theo quy định, dự án xây dựng công trình điện là nhằm phục vụ lợi ích của công cộng, nên bạn không thể yêu cầu bên điện lực di chuyển cột và đường dây điện sang vị trí khác hay yêu cầu bên điện lực đặt cột điện ở vị trí cụ thể nào theo nhu cầu cá nhân của bạn.
» Tư vấn kiện đòi bồi thường nhà bị hư hại do công trình xây dựng bên cạnh
» Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng