Phân biệt thủ tục Điều tra bổ sung và Điều tra lại

Phân biệt thủ tục Điều tra bổ sung và Điều tra lại.  Điều tra lại và điều tra bổ sung là yêu cầu của 02 cơ quan tiến hành tố tụng la Viện kiểm sát và Tòa án khi không chấp nhận kết quả điều tra của Cơ quan Điều tra đã thực hiện trong thời hạn điều tra.

Phân biệt thủ tục Điều tra bổ sung và thủ tục Điều tra lại

1. Sự khác biệt giữa Điều tra bổ sung và Điều tra lại:

  Điều tra bổ sung Điều tra lại
Căn cứ phát sinh – Giai đoạn truy tố
– Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
– Tại phiên toà xét xử sơ thẩm
– Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
– Hội đồng giám đốc thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định để điều tra lại
– Hội đồng Tái thẩm hủy bản án, quyết định để điều tra lại.
Thẩm quyền quyết định – Viện Kiểm Sát
– Toà án (Thẩm phán và Hội Đồng xét xử)
Hội Đồng xét xử cấp phúc thẩm
Hội đồng Giám đốc thẩm
Hội đồng Tái thẩm
Hình thức quyết định – Đối với giai đoạn truy tố và tại phiên tòa, văn bản yêu cầu điều tra bổ sung là “quyết định yêu cầu điều tra bổ sung”;
– giai đoạn chuẩn bị xét xử thì văn bản yêu cầu điều tra bổ sung là “quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”.
Quyết định huỷ 1 phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của toà cấp dưới yêu cầu Điều tra lại
Căn cứ áp dụng

+ Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85([1]) mà không thể bổ sung được;
+ Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
+ Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

+ Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;
+ Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Hậu quả pháp lý Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền tiến hành điều tra, truy tố, xét xử lại vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng Hình sự.

2. Thực tế áp dụng của việc Điều tra lại và Điều tra bổ sung:

Trong thực tế trong nhiều vụ án, trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung và hủy án để yêu cầu điều tra lại, Cơ quan Viện kiểm sát đều thực hiện ra văn bản quyết định trả hồ sơ và nêu rõ các nội dung yêu cầu cần Cơ quan Điều tra thực hiện. Tức là nó giống với hậu quả pháp lý của Điều tra bổ sung, chỉ khác nhau giữa tên gọi bổ sung và lại.

Điều này quan điểm nghiên cứu của tôi cho rằng là rất phi lý. Bởi chỉ với yêu cầu điều tra bổ sung thì Cơ quan Viện kiểm sát mới được viết yêu cầu chỉ đạo Cơ quan Điều tra thực hiện một số hoạt động điều tra cụ thể còn thiếu xót trong quá trình điều tra trước đó.

Còn điều tra lại, Luật tố tụng hình sự quy định là phải thực hiện theo thủ tục chung, mà thủ tục chung thì Cơ quan Điều tra phải căn cứ trên Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can để điều tra lại toàn bộ các nội dung tình tiết của vụ án nhằm xác định đúng sự thật của vụ án.

Tuy nhiên, Pháp luật tố tụng Hình sự hiện nay vẫn chưa có quy định hướng dẫn chi tiết về 02 quy trình “điều tra bổ sung” và “điều tra lại”. Do vậy, có những vụ án rõ ràng là bị hủy án điều tra lại, nhưng Cơ quan Điều tra lại chỉ thực hiện các chỉ đạo cụ thể của Viện kiểm sát trong văn bản yêu cầu, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định sự thật của vụ án Hình sự.

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

» Các biểu mẫu dùng trong tố tụng Hình sự