Luật sư tư vấn đề nghị xem xét Giám đốc thẩm Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Luật sư tư vấn đề nghị xem xét Giám đốc thẩm Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Sau khi xét xử phúc thẩm tại Tòa án cấp tỉnh, bản án đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ kháng nghị thì đương sự nộp đơn đề nghị lên Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội trong thời hạn 1 năm để tòa án xem xét lại bản án, quyết định của tòa án theo trình tự, thủ tục Giám đốc thẩm. 

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có thẩm quyền xem xét kháng nghị, xét lại Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo thủ tục Giám đốc thẩm theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. 

Luật sư tư vấn đề nghị Giám đốc thẩm Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật

1. Giám đốc thẩm là gì

Giám đốc thẩm là xét lại Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị khi có căn cứ sau:

+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

+ Có vi phạm nghiêm trọng trong tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

+ Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra Bản án, Quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

2. Thời hạn xem xét thủ tục giám đốc thẩm

Thời hạn đề nghị xem xét, giải quyết theo thủ tục Giám đốc thẩm:
Trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

3. Địa chỉ nộp đơn đề nghị Giám đốc thẩm

Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội
Địa chỉ: Ngõ 1, Phố Phạm văn Bạch, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

4. Dịch vụ của luật sư đề nghị Giám đốc thẩm

Dịch vụ pháp lý của luật sư, tư vấn việc xem xét, kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội: 

– Tư vấn Đơn đề nghị xét lại, Kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

– Nghiên cứ hồ sơ, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; đưa ra giải pháp, phương án đề nghị xét lại theo thủ tục Giám đốc thẩm;

– Soạn thảo Đơn đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm; lập luận đưa ra lý do, căn cứ chứng minh cho yêu cầu xét lại Giám đốc thẩm là có cơ sở, căn cứ hợp pháp;

– Nộp đơn, hồ sơ đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội;

– Theo đuổi đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm, thúc giục Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội xem xét, quyết định kháng nghị theo quy định của pháp luật;

– Sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý hồ sơ đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm theo yêu cầu hợp lý của Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội;

– Phản biện, khiếu nại… trước yêu cầu không hợp lý của Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm;

– Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm là có cơ sở, căn cứ hợp pháp;

– Tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại phiên tòa xét xử Giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội trong trường hợp tòa triệu tập đương sự.

» Thủ tục Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự

Luật sư tư vấn đề nghị xem xét Giám đốc thẩm Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Luật sư viết đơn đề nghị Giám đốc thẩm, viết đơn khiếu nại thông báo kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: