Bản án dân sự có hiệu lực pháp luật khi nào?

Bản án dân sự có hiệu lực pháp luật khi nào? Để xác định bản án có hiệu lực pháp luật thì trước tiên cần xác định đó là bản án thuộc cấp xét xử là cấp nào, thuộc lĩnh vực gì. Đối với xét xử sơ thẩm thì khi tuyên án thì bản án không có hiệu lực ngay mà còn phụ thuộc một số yếu tố khách quan. nếu đủ điều kiện thì bản án mới có hiệu lục pháp luật.

Khi nào bản án dân sự có hiệu lực pháp luật?

1. Bản án dân sự cấp sơ thẩm

Khoản 2, Điều 282 BLTTDS 2015 quy định Bản án Dân sự có hiệu lực pháp luật khi:

Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

+ Trong đó thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. (Khoản 1, Điều 280, BLTTDS 2015)

+ Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Như vậy, sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật.

Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay (Khoản 1, Điều 282).

+ Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị (điều 482): 

Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công;

2. Bản án cấp phúc thẩm

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (Điều 313 BLTTDS 2015)

» Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự

» Trình tự thủ tục phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự