Kỷ phần thừa kế xác định như thế nào?

Kỷ phần thừa kế xác định như thế nào? Sau khi đã xác đinh thời hiệu chia thừa kế vẫn còn trong khoản thời gian đối với động sản là 10 năm, đối với bất động sản là 30 năm, thì những người thừa kế sẽ được hưởng một phần di sản của người đã mất để lại đem chia cho các đồng thừa kế theo pháp luật. khi đó cần làm Văn bản phân chia kỷ phần thừa kế hoặc Đơn kiện đòi kỷ phần thừa kế”.v.v… Vậy kỷ phần thừa kế là gì? 

Kỷ phần thừa kế là phần thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, mà được chia theo quy định của pháp luật.

Di chúc để lại không hợp pháp thì di sản chia theo quy định của pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Cách xác định giá trị kỷ phần thừa kế của đương sự trong vụ án

Kỷ phần thừa kế của người không phụ thuộc vào di chúc: 
VD: Ông Phạm Văn A có 02 người con, tuy nhiên ông nghi ngờ người con út không phải con ruột mà do vợ ông ngoại tình với người khác. Do đó, lúc lập di chúc, ông không để lại tài sản cho con út. Khi ông mất, người con này (mới 14 tuổi) theo quy định của pháp luật là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, tức là người có quyền được hưởng “kỷ phần thừa kế”; hay nói rõ là được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất (Đây còn gọi là kỷ phần thừa kế bắt buộc) của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

Cụ thể, Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định về vấn đề này như sau:

“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

» Tư vấn luật thừa kế đất đai

» Văn bản thoả thuận cho tặng di sản thừa kế