Đăng ký mã số mã vạch ở đâu, thủ tục thế nào, chi phí bao nhiêu?

Đăng ký mã số mã vạch ở đâu, thủ tục thế nào, chi phí bao nhiêu, thời gian bao lâu?, chọn loại mã vạch nào để đăng ký, sử dụng cho doanh nghiệp mới.

Sử dụng mã số mã vạch in trên sản phẩm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa kinh doanh vào các siêu thị, cửa hàng dễ quản lý hàng hóa khi phân phối sản phẩm của bạn ra thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Sau đây là những câu trả lời về Đăng ký mã số mã vạch ở đâu, thủ tục thế nào, chi phí bao nhiêu:

1. Địa chỉ đăng ký mã số mã vạch ở đâu?
Đăng ký mã số mã vạch tại Bộ Khoa Học và Công Nghệ hoặc Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam số 6 Hoàng Quốc Việt Hà Nội, hiện nay có rất nhiều đơn vị làm dịch vụ, Số điện thoại làm dịch vụ mã số mã vạch toàn quốc: 0768236248 Chat Zalo

2. Cấu tạo về mã vạch như thế nào?

Đây là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu 1 cách tự động dựa trên nguyên tắc sau: đặt cho đối tượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quản lý 1 dãy số hoặc 1 dãy chữ số thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét đọc và nhận dạng.
Hình ảnh cấu tạo mã số mã vạch của sản phẩm:

Cấu tạo mã số mã vạch của sản phẩm Đăng ký mã số mã vạch ở đâu, thủ tục thế nào, chi phí bao nhiêu?
Cấu tạo mã số mã vạch của sản phẩm

– Cấu tạo mã số mã vạch gồm 2 phần:
+ Phần dãy chữ số nguyên ở dưới phần vạch bao gồm các thông tin ẩn chứa trong nó: sản phẩm gì? công ty nào sản xuất, đến từ quốc gia nào?
+ Phần mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống sông song sao cho các thiết bị quét quang học đọc trên điện thoại hoặc kết nối với máy tính để giải mã vạch cho người đọc biết được thông tin về hàng hóa. 

3.  Loại mã vạch nào được sử dụng phổ biến hiện nay?

Có nhiều loại mã số mã vạch nhưng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường sử dụng mã số mã vạch thể hiện mã số thương nhân toàn cầu  GTIN-13 và EAN-13.
– Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo gồm 13 con số từ trái sang phải:
+ Ba con số đầu Mã quốc gia (893),
+ Tiếp theo là Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số. Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp,
+ Số cuối cùng là số kiểm tra do máy tự quy ước.

4. Ai quản lý mã số mã vạch:
Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này, đầu mã số quốc gia của Việt Nam là 893.
+ Mã số EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo như sau, ba số đầu là mã số quốc gia giống như EAN-13, bốn số sau là mã mặt hàng và số cuối cùng là số kiểm tra.
Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, cho các sản phẩm nhỏ không đủ chỗ ghi mã EAN-13, ví dụ như bút bi, thỏi son… Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã số EAN-8 trên sản phẩm của mình cần làm đơn xin mã tại Tổ chức mã số quốc gia (EAN-VN). Tổ chức mã số quốc gia sẽ cấp trực tiếp và quản lý mã số mặt hàng, gồm 4 con số cụ thể cho doanh nghiệp.

4. Lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch.

– Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản lý số lượng sản phẩm, giá thành trên các phương tiện công nghệ một cách chính xác mà không tốn công ghi chép.
– Với những mặt hàng xuất khẩu thì mã số mã vạch bắt buộc phải có để cơ quan đơn vị này dễ dàng kiểm tra, theo dõi các mặt hàng khác.
– Tiết kiệm được nguồn nhân lực và thời gian đáng kể, nâng cao năng suất hiệu quả làm việc
– Hạn chế được những sai xót trong quá trình làm việc
– Tra cứu thông tin và thanh toán nhanh chóng

5. Muốn có mã số mã vạch trên sản phẩm phải làm những gì?
Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán hàng ở Việt Nam, tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam (tức là doanh nghiệp cần đăng ký mã số mã vạch). EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm.

Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng.

Quản lý mã mặt hàng (mã I) theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn.

6. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch bao gồm những gì?
Khi muốn đăng ký mã số mã vạch cần cung cấp các giấy tờ sau:
+ Giấy phép đăng kí kinh doanh hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác. (02 bản, sao y bản chính).
+ Bản đăng ký mã số mã vạch theo mẫu quy định của Bộ khoa học & công nghệ.
+ Bảng danh mục sản phẩm sử dụng mã số mã vạch.

7. Thời gian cấp mã số mã vạch mất bao lâu?
Thời gian từ 2 đến 5 ngày là việc kể từ ngày đăng ký bạn sẽ được cấp mã số để sử dụng ngay, thời gian cấp giấy chứng nhận MSMV sau 1 tháng.

8. Phí cấp mã số mã vạch là bao nhiêu?
2.250.000 đồng
cộng với phí duy trì nộp cùng của năm đầu: 500.000 vnđ cho 100 loại sản phẩm.

Số lượng sản phẩm tương ứng ở dưới quyết định phí duy trì nộp hằng năm theo loại mã doanh nghiệp, chọn sao cho phù hợp:
+ Loại mã vạch 10 số: 500.000 vnđ/năm  – sử dụng được dưới 100 loại sản phẩm.
+ Loại mã vạch 9 số: 800.000 vnđ/năm – sử dụng được dưới 1000 loại sản phẩm.
+ Loại mã vạch 8 số: 1.000.000 vnđ/năm – sử dụng được dưới 10.000 loại sản phẩm.
Phí duy trì sử dụng MSMV phải nộp trước 30/6 hàng năm cho Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam.

» Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

» Chi phí đăng ký Mã số mã vạch

Như vậy, khi cần đăng ký mã số mã vạch, làm thủ tục thế nào, chi phí bao nhiêu, chọn loại mã vạch nào để đăng ký, sử dụng cho doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp chỉ cần gọi theo số điện thoại: 0768236248 Chat Zalo