Tư vấn về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định trong bộ luật hình sự như thế nào?

Xin hỏi luật sư: Do có mâu thuẫn, Trần Văn A đã dùng gậy đuổi đánh Nguyễn Văn B, do B không muốn đánh nhau với A nên đã né tránh bỏ đi. Tuy nhiên, A vẫn tiếp tục dùng gậy đập vào đầu B, trong lúc giằng co, B vơ được đoạn sắt nhọn đó đâm vào ngực A khiến A mất máu chết ngay tại chỗ. Hành vi của B thuộc trường hợp phạm tội nào? Xin cảm ơn.

Tư vấn: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ Điều 126 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định như sau:

Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”

Cùng với đó, phòng vệ chính đáng còn được quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017):

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Trường hợp này, A có hành vi đánh B nên đã phát sinh quyền phòng vệ chính đáng của A. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì phòng vệ chính đáng đòi hỏi sự chống trả lại một cách cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi tấn công trong trường hợp cụ thể. Để xem xét hành vi chống trả có cần thiết hay không, có quá giới hạn phòng vệ hay không phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng, cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ, hoàn cảnh xảy ra sự việc… Trường hợp trên đây thì B đã có hành vi chống trả quá mức cần thiết so với tính chất, mức độ hành vi tấn công của A. Ngoài ra, vũ khí mà B sử dụng là đoạn sắt nhọn được coi là hung khí nguy hiểm.

Từ những phân tích trên, B có thể sẽ bị phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại điều khoản trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng để tham khảo.

» Luật sư bào chữa tội hình sự

» Tư vấn về tội giết người

Tư vấn về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: