Tư vấn mức cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác, ngoài việc bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù thì còn phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho nạn nhân.
Quy định cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người
1. Hậu quả của tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, ảnh hưởng đến bản thân người bị tai nạn giao thông, gia đình và xã hội. Cụ thể như sau:
Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của rất nhiều người; đối với những trường hợp may mắn còn sống sau tai nạn giao thông có thể bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe; phải nằm viện điều trị trong thời gian dài; hoặc phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn; có nhiều người chịu tàn phế, sống cuộc đời thực vật do tai nạn giao thông. Bên cạnh bị thiệt hại về sức khỏe mà tại nạn giao thông còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bị tai nạn, khiến họ phải lo sợ mỗi khi ra đường…
Đối với gia đình, những gia đình có người thân bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống; thì gia đình sẽ đau đớn rất nhiều về tinh thần, mất mát đối với họ rất lớn; hoặc nếu may mắn hơn nếu người bị tai nạn còn sống thì gia đình cũng mất thời gian; công sức chi phí để chăm sóc và điều trị cho họ.
Đối với xã hội; tai nạn giao thông dễ dẫn đến nghèo đói; lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ; số người tử vong là đối tượng thanh niên; trụ cột trong gia đình.
Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn thương đến toàn xã hội và gia đình và người bị nạn.
2. Quy định cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người theo Bộ luật Dân sự 2015
Theo quy định Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Và theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy bên cạnh bên cạnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi mà mình đã gây ra; mà còn phải chịu trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người; tức ở đây là cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại cấp dưỡng khi còn sống.
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
– Bên cạnh đó, người gây tai nạn còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại (tức người con); nếu không có những người này; thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng; người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường; hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật; hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗ;i hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại; hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại; thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường; nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
3. Quy định chi tiết về cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP
Theo tinh thần của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ta sẽ giải quyết về cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người như sau:
– Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng; tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng; thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập; và khả năng thực tế của người phải bồi thường; nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
– Thời điểm cấp dưỡng: Được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.
– Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người:
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên; nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
- Con chưa thành niên; hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động; không có tài sản để tự nuôi mình ;mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng; là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
Như vậy nếu con của người mà bạn gây ra tai nạn giao thông là người chưa thành niên; thì bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi con của người mà bạn gây ra tai nạn giao thông đã thành niên.