Đơn yêu cầu thi hành án việc cấp dưỡng nuôi con

Đơn yêu cầu thi hành án việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Đơn yêu cầu thi hành việc cấp dưỡng được ban hành kèm Thông tư 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp về biểu mẫu trong thi hành án dân sự. Và phải có các nội dung sau:

Đơn yêu cầu thi hành án việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Download – tải:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………. ngày …. tháng  …. năm 20……  

ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN
(về việc cấp dưỡng)

Kính gửi:  Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự …………………………….

Người yêu cầu cấp dưỡng: (1) ………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

Họ và tên người được cấp dưỡng …………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

Người phải cấp dưỡng ………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..

1. Nội dung yêu cầu: (2) ……………………………………………………….

2. Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải cấp dưỡng (nếu có) …………………………………………………………………..

3. Các tài liệu kèm theo

– Bản án, Quyết định số ……ngày  …tháng …. năm …. của ………..

– Tài liệu thông tin về tài sản hoặc điều kiện của người phải cấp dưỡng (nếu có).

– Tài liệu có liên quan khác …………………………………………………….

Người yêu cầu thi cấp dưỡng 
(Ký, ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ)

Hướng dẫn:

(1) Trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền và một trong các giấy tờ sau đây: Căn cước công dân; Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

(2) Nêu cụ thể về việc yêu cầu thực hiện việc cấp dưỡng hoặc tăng thêm tiền cấp dưỡng… 

Không cấp dưỡng bị phạt như thế nào?

Việc cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn là quyền, cũng là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Việc cấp dưỡng góp một phần vào việc san sẻ, chăm sóc, tạo điều kiện tốt nhất cho con cái.

Do đó, với người trốn tránh không chịu cấp dưỡng, hành vi không cấp dưỡng có thể bị xử phạt hành chính và chịu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, tính chất và hậu quả của việc không thực hiện cấp dưỡng.

Theo khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực thi hành án dân sự thì sẽ bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng nếu:

– Không thực công việc phải làm theo bản án, quyết định;

– Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp có điều kiện để thi hành;

– Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuân theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án;

Như vậy, việc trốn tránh, không cấp dưỡng sau khi đã có quyết định hoặc bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì sẽ bị phạt từ 03 – 05 triệu đồng.

Nếu việc không chấp hành án đủ điều kiện để phạt tù thì có thể phải ngồi tù đến 05 năm nếu:

– Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

– Tẩu tán tài sản. (Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017).

Ngoài ra, nếu từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng. (Căn cứ khoản 1 Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Không chỉ vậy, nếu có nghĩa vụ cấp dưỡng, có khả năng thực tế có thể cấp dưỡng mà không thực hiện hoặc từ chối, trốn tránh thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm nếu có một trong hai điều sau:

– Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;

– Khiến người bị cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm tính mạng, sức khỏe. (Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

» Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là bao nhiêu?