Luật sư bảo vệ bị hại trong vụ án giao thông

Luật sư bảo vệ bị hại trong vụ án giao thông. Theo quy định Bộ luật dân sự thì Bị hại là cá nhân, tổ chức trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Dịch vụ luật sư bảo vệ, bào chữa vụ án hình sự về giao thông được cung cấp nhằm đem lại cho người bị thiệt hại những quyền và lợi hợp pháp mà họ đáng được nhận cũng như giảm bớt được các oan sai, hay trách nhiệm hình sự chưa tương xứng do thiệt hại của bên gây ra thiệt hại. 

Dịch vụ luật sư bảo vệ bị hại trong vụ án giao thông

1. Những trách nhiệm phát sinh từ vụ án giao thông

1.2. Trách nhiệm hình sự của bên gây thiệt hại

Người bị thiệt hại luôn cần đến sự công bằng của pháp luật khi cơ quan chức năng giải quyết vụ án giao thông: 

Hành vi gây tai nạn giao thông có thể bị xử lý hình sự về một trong các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tại Mục 1 Chương XXI về các tội xâm phạm an toàn giao thông phổ biến hiện nay vẫn là các tội liên quan đến giao thông đường bộ gồm: 

  • Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
  • Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn
  • Tội cản trở giao thông đường bộ
  • Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
  • Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
  • Tội tổ chức đua xe trái phép; đua xe trái phép…

Theo đó, tùy vào hành vi, mức độ nguy hiểm gây ra hậu quả, người phạm các tội trên có thể bị phạt tiền hay thậm chí bị phạt tù, số tiền và số năm tù sẽ dựa trên tội đó là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra bên có lỗi còn phải chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do hành vi lỗi gây ra khi có thiệt hại phát sinh.

1.2. Trách nhiệm dân sự 

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân khi gây tai nạn giao thông được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được phát sinh khi:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại;
  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Căn cứ theo quy định tại Điều 589 BLDS 2015 thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  • Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng;
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị hư hỏng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định. 

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015 thi thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường như sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm khi bị tai nạn giao thông được bồi thường theo quy định tại Điều 591 BLDS 2015, cụ thể gồm:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 601 BLDS 2015, phương tiện giao thông được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, trong trường xảy ra thiệt hại trong vụ án hình sự về giao thông, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng và tình thế cấp thiết. 

2. Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị hại về giao thông

Căn cứ Điều 84 BLTTHS 2015, Luật sư có thể tham gia tố tụng hình sự trong vài trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại. Theo đó, với nghĩa vụ góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, luật sư dựa vào những quyền của mình sẽ có những hoạt động cụ thể:

  • Cung cấp chứng cứ, tài liệu và kiểm tra, đánh giá, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu;
  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án, phân tích và đưa ra các hướng giải quyết hợp lý và tối đa được quyền và lợi ích của thân chủ;
  • Xác định phương hướng và viết bản ý kiến bảo vệ bị hại để cáo buộc hành vi phạm tội và yêu cầu bị cáo thực hiện trách nhiệm dân sự, thẩm chí trong nhiều trường hợp chuyển tội danh sang tội khác nặng hơn;
  • Trao đổi với thân chủ về về yêu cầu và thống nhất phản ánh đúng bản chất quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ;
  • Hỗ trợ thân chủ xác định mức bồi thường thiệt hại hợp lý do hành vi vi phạm gây ra;
  • Trực tiếp tham tranh tụng tại Tòa để bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị hại.

3. Nên có luật sư bảo vệ người bị hại sớm trong vụ án hình sự về giao thông

Trong các vụ án hình sự về giao thông, hầu hết các trường hợp người bị hại, bị can, bị cáo đều có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, sự can thiệp sớm của luật sư có thể giảm thiểu được như rủi ro, khi luật sư có thể tiếp cận và nắm bắt được trọn vẹn nội dung vụ án để có những chuẩn bị kịp thời, có thể chủ động trong công việc, giảm thiểu được những rắc rối trong vụ án. Bên cạnh đó, đưa ra những lời tư vấn, đề xuất phù hợp để tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. 

» Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông

Luật sư bảo vệ bị hại trong vụ án giao thông: