Tư vấn bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích

Tư vấn bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích. Tội cố ý gây thương tích là một trong những hành vi khá phổ biến hiện nay, với tính chất phức tạp, hậu quả nhiều vụ việc đã ra gây thương tích nặng hoặc dẫn đến chết người. Vậy người phạm tội này sẽ bị truy cứu trách nhiệm và phải bồi thường thiệt hại như thế nào cho người bị hại? Cũng là quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng của con người.

Mục lục:

      1. Cố ý gây thương tích là gì?
      2. Quy định về tội cố ý gây thương tích
      3. Trách nhiệm bồi thường dân sự do cố ý gây thương tích
      4. Các khoản phải bồi thường thương tích

Tư vấn đòi bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích

1. Cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác tác động vào cơ thể người khác, dẫn đến làm mất hoặc làm giảm chức năng các bộ phận, cơ quan trên cơ thể của họ, thậm chí khiến người đó tử vong.

2. Quy định về tội cố ý gây thương tích

Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

3. Trách nhiệm bồi thường dân sự do cố ý gây thương tích

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợ đồng tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

4. Các khoản phải bồi thường thương tích

4.1. Mức bồi thường thiệt hại sức khỏe bị đe dọa quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

4.2. Giải thích Điều 590:

4.2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm:

+ Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế;
+ Tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí;
+ Tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ;
+ Các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

4.2.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại: 

  • Khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được căn cứ vào mức lương, tiền công trước khi sức khỏe bị xâm phạm với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
  • Tùy từng hoàn cảnh và công việc của người bị thiệt hại mà mức tiền được bồi thường khác nhau nhưng đảm bảo tuân thủ quy định của (Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP).

Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

  • Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Tổng hợp số thu nhập.
  • Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại (điểm a tiểu mục 1.2 của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP);
  • Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế không bị mất.

4.2.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

  • Bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại.
  • Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được tính dựa vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất và các trường hợp còn lại được xác định theo luật định.

4.2.4. Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại nếu người bị thiệt hại không còn khả năng lao động

Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

  • Bao gồm: chi phí hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.
  • Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tan tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
  • Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

4.2.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm

  • Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…
  • Mức tiền bồi thường do đánh người nhằm bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận.
  • Trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Mức lương cơ sở hiện tại là 1.600.000 đồng (Nghị quyết số 86/2019/QH14).

4.3. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết: người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thêm một số khoản quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này (thiệt hại đến tính mạng) và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

4.4. Thời hạn hưởng bồi thường quyền lợi của người bị thiệt hại và thân nhân của họ tại Điều 593 – Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 593. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm

1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:

a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.”

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì mức bồi thường quy định tại Điều 587 BLDS năm 2015:

“Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

» Tư vấn về tội cố ý gây thương tích

» Luật sư tư vấn luật hình sự

Luật sư bảo vệ, tư vấn bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích:

  • Luật sư nghiên cứu hồ sơ, trao đổi tìm hiểu thông tin vụ án với khách hàng.
  • Đưa ra những phương án cụ thể đối với hồ sơ vụ án, đánh giá điểm mạnh điểm yếu, đưa ra phương án xử lý vụ việc;
  • Hướng dẫn thu thập chứng cứ, tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ, tài liệu để trình trước Tòa;
  • Luật sư tham gia bào chữa tại Tòa án.

Luật sư tư vấn, tham gia giải quyết bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích: