Trình tự, thủ tục yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật. Hiện nay hệ thống pháp luật ngày càng cụ thể để luật pháp hòa nhịp vào cuộc sống người dân đẻ mọi người đều có thể hiểu nắm bắt pháp luật. Trong thực tế các vụ xô xát, dẫn đến tổn thương cơ thể và đây chính là một yếu tố quan trọng để xác định tội danh. Các nạn nhân trong vụ xô xát cần nắm được trình tự, thủ tục chi tiết yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật theo quy định của pháp luật.
– Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi cá nhân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về sức khỏe”, Do đó, bất cứ hành vi nào bị xâm phạm đến thân thể của cá nhân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu hành vi của một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe cho cá nhân khác với tỉ lệ thương tật đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 thì người thực hiện hành vi đó có thể bị truy cứu về trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 134, 135, 136, 137, 138, 139 Bộ luật hình sự năm 2015, đồng thời phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe.
I. Hướng dẫn trình tự thủ tục thực hiện giám định tỷ lệ thương tật như sau:
» Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật
1. Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người ra Quyết định trưng cầu giám định hoặc khi Cơ quan chức năng đã thụ lý tin báo tố giác tội phạm khi tiến hành điều tra xác minh vụ việc theo quy định tại Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 trong các trường hợp sau:
– Khi có nghi ngờ về cá nhân đó gặp vấn đề trong việc nhận thức, điều khiển hành vi, khả năng khai báo,…có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều tra vụ án.
– Giám định để xác định chính xác về tuổi trong trường hợp cần thiết
– Thương tích, mức độ tổn hại về sức khỏe hoặc khả năng lao động
– Cần xác định các chất là ma túy hoặc chất độc, chất cháy, phóng xạ, …Xác định vũ khí quân dụng, tiền giả, vàng, bạc, đá quý,…
– Mức độ ô nhiễm môi trường.
Các vấn đề cần lưu ý: Giám định thương tật cho người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe là trường hợp bắt buộc, do đó nếu cơ quan tiến hành tố tụng không ra quyết định trưng cầu giám định, người bị xâm phạm về thân thể, sức khỏe hoặc đại diện của họ có quyền đề nghị các cơ quan đó phải trưng cầu giám định.
Nếu sau 7 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị đến Cơ quan điều tra, Tòa án hoặc Viện kiểm sát mà cơ quan đó ra thông báo từ chối thì người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền tự mình yêu cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật của mình hoặc người mà họ đại diện.
Cá nhân cần xác định tỷ lệ thương tật hoặc đại diện của họ khi thực hiện yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức thực hiện việc giám định phải trả kết quả giám định đúng thời hạn, đúng nội dung đã yêu cầu. Nếu trong trường hợp không rõ về kết quả giám định có quyền yêu cầu tổ chức đó phải giải thích về kết quả cho mình (Theo quy định tại điều 22 Luật giám định tư pháp năm 2012)
Trường hợp nếu xét thấy nội dung kết luận giám định thương tật chưa rõ ràng, đầy đủ hoặc có căn cứ cho rằng không chính xác thì người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định lại (Theo quy định tại điều 29 Luật giám định tư pháp năm 2012)
2. Bước 2: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu.
Cơ quan ra quyết định trưng cầu giám định hoặc cá nhân có yêu cầu giám định gửi quyết định, yêu cầu của mình đến tổ chức thực hiện giám định.
Việc giao, nhận các tài liệu, giấy tờ trưng cầu, yêu cầu giám định được thực hiện trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
Tiến hành giám định cho người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe tại cơ quan giám định hoặc nơi tiến hành điều tra vụ án .
Sau khi tiến hành giám định thương tật, tổ chức giám định phải có kết luận giám định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức khỏe.
Thời gian giám định:
– Tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời gian không quá 9 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định (khoản 1 Điều 208 BLTTHS năm 2015). Thời hạn này cũng được áp dụng trong trường hợp trưng cầu hoặc yêu cầu giám định lại thương tật.
– Nếu hết thời gian này mà tổ chức giám định không thể thực hiện được việc giám định thương tật theo quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.
3. Bước 3: Gửi kết quả giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định:
Kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận. (Theo khoản 2 điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
II. Căn cứ pháp lý về trình tự, thủ tục yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật
– Luật giám định tư pháp năm 2012
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ hướng dẫn Luật Giám định tư pháp.
– Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể, sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
Nếu bạn chưa rõ cách tính tỷ lệ thương tật để làm căn cứ đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết hình sự, bồi thường thương tật về dân sự trong hình sự, bạn liên hệ số Điện thoại: 0768236248 – Chat Zalo để nhận được dịch vụ tư vấn pháp lý để được tư vấn đúng, đủ, hợp pháp và nhận kết quả một cách nhanh nhất.
» Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi trong vụ án hình sự
Trên đây là trình tự, thủ tục yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật, mời luật sư xin liên hệ: