Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định BLHS 2015

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, để phân biệt thời gian truy cứu và phân biệt mức độ nặng phạm tội theo quy định. cụ thể như sau:

Mục lục: 

    1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
    2. Phân loại tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiên trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng)
    3. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
    4. Thứ tư, các trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?

I. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

1. Khái niệm
Là một khoảng thời hạn nhất định mà đến khi chấm dứt thời hạn này thì người thực hiện hành vi phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng (phạt tù đến 03 năm);

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng (từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù);

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng (từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù);

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình).

+ Trong đó thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc.

+ Thời điểm xác định cụ thể bằng ngày, tính theo năm dương lịch.

3. Thời điểm để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

4. Phân loại tội phạm được quy định tại Điều 9 BLHS như sau:

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy him cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy him cho xã hội rất ln mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy him cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

II. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự 2015 đối với các tội phạm sau đây:

1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII Các tội xâm phạm an ninh Quốc gia của Bộ luật hình sự 2015;

2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI Các tội chống phá hòa bính, chống laoif người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật hình sự 2015;

3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật hình sự 2015;
Tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật hình sự 2015.

III. Thứ tư, các trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự:

– Các trường hợp người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử mà có căn cứ chứng minh:

+ Tình hình, diễn biến sự việc chuyển biến dẫn đến xác định được hành vi của người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

+ Người phạm tội bị mắc các căn bệnh hiểm nghèo nên không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội từ các hành vi của mình nữa.

– Mặc dù có thể thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trên vẫn còn nhưng người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Khi có quyết định đại xá của Chủ tịch Quốc Hội thể hiện sự khaon hồng của Nhà nước;

+ Trong giai đoạn  tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà có sự thay đổi trong chính sách Nhà nước, quy định của pháp luật dẫn đến hành vi phạm tội được xác định là không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

» Luật sư tư vấn luật hình sự

» Luật sư bào chữa

Trên đây là nội dung thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015.