Tư vấn tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội

Tư vấn tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, nhà làm luật đã đưa vào tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội. Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có quyền khởi tố các vụ án hình sự về hoạt động tư pháp có dấu hiệu Làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc, không truy cứu người có tội thuộc cơ quan  Điều tra, Viện kiểm sát… phải đối diện với mức hình phạt tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi? 

Luật sư tư vấn tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội

» Luật sư bảo vệ quyền lợi người bị hại

1. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội được quy định tại Điều 369 BLHS 2015 như sau:

“1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;

b) Đối với 02 người đến 05 người;

c) Người không bị truy cu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

d) Dn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Đối với 06 người trở lên;

b) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

d) Làm người bị hại t sát.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. Về cấu thành tội phạm

Chủ thể của tội phạm:

Bao gồm Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; Viện kiểm sát. Phó viện trưởng Viện kiểm sát; Điều tra viên; Kiểm sát viên…

Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là tội phạm không chỉ xâm phạm đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng, mà còn xâm phạm đến nguyên tắc xử lý “mọi hành vi phạm tội phải bị phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh”. Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là tội cố ý bỏ lọt tội phạm và do đó còn xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, xã hội và của công dân.

Về mặt khách quan của tội phạm:

Người phạm tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội có thể thực hiện một trong các hành vi sau:

Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án, không khởi tố bị can, không kết luận điều tra vụ án, ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với người mà mình biết rõ là có tội. Điều tra viên không lập hồ sơ vụ án; không triệu tập bị can hoặc có triệu tập nhưng không tiến hành hỏi cung và những người tham gia tố tụng khác; không quyết định áp giải bị can…

Viện trưởng, Phó viện trưởng việm kiểm sát ra quyết định không khởi tố vụ án, không khởi tố bị can; ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án…

Kiểm sát viên không kiểm sát việc khởi tố, không kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra…

Người phạm tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội thực hiện hành vi phạm tội của mình do lỗi cố ý.

Hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, bỏ lọt những tội phạm rất nghiêm trọng hoặc hành vi dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến ANTT thì người phạm tội sẽ phải đối mặt với khung hình phạt từ 2-7 năm tù.

Ngoài ra, người vi phạm có thể bị xem xét kỷ luật đối với cán bộ công chức, kỷ luật Đảng.

Theo Nghị định 122/NĐ-CP, các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

» Luật sư bào chữa tội hình sự