Shipper bị lừa giao hàng cấm, cần phải làm gì?

Shipper bị lừa giao hàng cấm, cần phải làm gì? Shipper còn gọi là người vận chuyển, thực hiện các công việc giao, nhận, vận chuyển hàng hóa (ma túy) cho người khác. Vậy nếu shipper bị lừa giao hàng cấm thì phải làm sao?

Hàng cấm được hiểu là những loại hàng hóa, sản phẩm không được Nhà nước cho phép lưu thông. Hàng cấm thông thường là các loại hàng hóa mang tới sự nguy hại cho con người, gây mất an an ninh trật tự xã hội.

Tùy từng lĩnh vực mà Nhà nước có quy định danh mục hàng cấm cụ thể, trong đó thường là: các loại chất độc, ma túy, vũ khí, sản phẩm từ động vật quý hiếm,…

Shipper bị lừa giao hàng cấm, phải làm gì?

Giao hàng cấm là hành vi xâm phạm đến chế độ quản lý đối với các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm lưu thông. Vì vậy, người thực hiện hành vi giao hàng cấm với lỗi cố ý sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tội danh liện qua đến vận chuyển giao hàng cấm được quy định Tại Bộ luật Hình sự 2015 để xử lý hành vi giao hàng cấm đó là:
– Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191);
– Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250);
– Tội vận chuyển trái phép vật liệu nổ (Điều 305)….

1. Giao hàng cấm mà không biết bị xử lý thế nào?

Nếu bị phát hiện vận chuyển hàng cấm, người giao hàng sẽ bị cơ quan công an tiến hành xác minh, lấy lời khai và điều tra.

Căn cứ vào kết quả điều tra và xác minh của cơ quan điều tra, nếu người vận chuyển được chứng minh là hoàn toàn không biết về số hàng cấm đã vận chuyển và chỉ đơn thuần là người vận chuyển theo yêu cầu của người khác thì người giao hàng có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều tra cho thấy có liên quan đến việc giao nhận hàng cấm có thể sẽ bị xử lý hình sự hoặc nếu chứng cứ cho thấy là không biết về việc có hàng cấm thì người vận chuyển có thể sẽ không bị xử lý hình sự.

2. Sau đây là quy định về một số tội phạm có hành vi vận chuyển hàng cấm:

  • Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Tại Điều 191 Bộ luật Hình sự quy định, người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy, vận chuyển trái phép, vận chuyển trái phép chất cháy, độc…thì bị phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

– Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

– Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

– Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

– Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 300 triệu đồng…

Phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội có tổ chức; Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300 đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200 đến dưới 500 triệu đồng…

Phạt tù từ 05 – 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên; Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700 triệu đồng trở lên…

Hình phạt bổ sung áp dụng với tội này là phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ – 05 năm.

  • Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Tội vận chuyển trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự. Trong đó, người nào vận chuyển trái phép chất ma túy không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

– Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam…

Ngoài ra, người phạm tội có có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác là:

– Phạt tù từ 07 – 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam; Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam…

– Phạt tù từ 15 – 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam; Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam…

Nặng nhất, người phạm tội còn có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi vận chuyển nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên…

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, có thể thấy, nếu bị xử lý hình sự với một trong các tội về giao hàng cấm thì shipper có thể bị phạt tiền thậm chí phạt tù.

3. Shipper cần phải làm gì khi khách gửi hàng để vận chuyển đã được đóng gói?

Có nhiều người gửi hàng nghĩ rằng khi đã đóng gói thì có thể gửi đơn hàng để sử dụng dịch vụ vận chuyển một cách dễ dàng.

Trong trường hợp này sẽ xảy ra hai trường hợp sau:

  • Nhân viên đơn vị vận chuyển yêu cầu khai báo hàng hóa. Nếu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm vận chuyển thì đơn hàng sẽ không được chấp thuận và trả lại cho khách hàng.
  • Nhân viên đơn vị vận chuyển đã yêu cầu khai báo, nhưng khách hàng cố ý khai báo sai, hoặc khai báo không đúng thực trạng hàng hóa thì khi đó thông qua các dụng cụ hỗ trợ kiểm soát hàng hóa phát hiện hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm vận chuyển thì đơn vị vận chuyển sẽ ngừng cung cấp dịch vụ vận chuyển. Các phát sinh liên quan đến vấn đề vi phạm quy định cấm vận chuyển hàng hóa thì khách hàng hoàn toàn phải chịu trước pháp luật.

Như vậy, bằng chuyên môn nghiệp vụ đơn vị vận chuyển hoàn toàn có thể kiểm soát được danh tính hàng hóa để đảm bảo không vi phạm quy định vận chuyển hàng hóa cấm theo quy định. Còn đối với khách hàng, ngay từ đầu cần tìm hiểu thông tin hàng hóa cấm vận chuyển để có hướng sử dụng dịch vụ tối ưu, tránh những hệ lụy giao phải hàng cấm.

» Luật sư tư vấn luật hình sự

» Luật sư bào chữa hình sự