Phân biệt phạm tội liên tục với phạm tội nhiều lần
Tiêu chí |
Phạm tội nhiều lần |
Phạm tội liên tục |
Căn cứ pháp lý |
Điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS SĐ, BS 2017 |
Không quy định cụ thể |
Khái niệm |
Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau mà chưa bị đưa ra xét xử. |
Là trường hợp nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại đến một quan hệ xã hội và đều bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể thống nhất. |
Quy định trong BLHS 2015 |
Phạm tội nhiều lần được quy định trong BLHS SĐ, BS 2017 là “phạm tội 02 lần trở lên”. Tất cả các hành vi phạm tội đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng BLHS. |
Tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội (kể cả cấu thành tội phạm hoặc không cấu thành tội phạm) tổng hợp thành một tội phạm quy định trong một điều luật cụ thể trong phần riêng BLHS. |
Đặc điểm |
Nếu tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẽ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập. |
Không phải hành vi nào cũng cấu thành tội phạm: Có hành vi cấu thành tội phạm, có hành vi không cấu thành tội phạm . |
Bản chất |
– Tình tiết định khung tăng nặng; – Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự |
Hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm cơ bản. |
Phạm vi |
Mọi tội danh trong BLHS SĐ, BS 2017 |
Chỉ tồn tại trong một số tội như tội hành hạ người khác; tội bức tử; tội đầu cơ,… |
Hậu quả pháp lý |
Người thực hiện phải chịu trách nhiệm toàn bộ về những hành vi đã gây ra |
Có hành vi chịu trách nhiệm, có hành vi không chịu trách nhiệm |
Ví dụ |
Mỗi tháng A thực hiện trót lọt một vụ cướp tài sản mà không bị bắt. |
B thường xuyên thực hiện các hành vi: ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình,… dẫn đến người này chết. Khi tổng hợp các hành vi nguy hiểm cho xã hội đó cũng chỉ cấu thành một tội phạm độc lập (gọi là Tội liên tục). |
theo thuvienphapluat.vn