Phân biệt hình phạt với biện pháp tư pháp hình sự? Hình phạt và biện pháp tư pháp là hai chế tài được sử dụng trong hình sự. Khái niệm của hình phạt, Phân biệt hình phạt với biện pháp tư pháp hình sự như sau:
Mục lục bài viết
I. Hình phạt
1. Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
2. Đặc điểm của hình phạt
Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
– Hình phạt trong luật hình sự nước ta vừa là nội dung, vừa là phương tiện của chính sách hình sự.
– Phương tiện: là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước với người phạm tội, ngoài ra còn là biện pháp giáo dục, thuyết phục.
– Nội dung: tính cưỡng chế, trừng trị, tước đoạt một số quyền, mang án tích.
Hình phạt không nhằm trả thù, đày đọa về thể xác, tinh thần người phạm tội
– Hình phạt phải được quy định trong Bộ luật hình sự 2015
+ Không có tội phạm, không có hình phạt nếu điều đó không được luật quy định
+ Phần chung: các loại hình phạt, điều kiện áp dụng của từng loại hình phạt, miễn hình phạt, thi hành hình phạt, giảm hình phạt
+ Phần riêng: quy định chi tiết loại hình phạt, khung hình phạt cho từng loại tội phạm cụ thể
Hình phạt do tòa án tuyên đối với người phạm tội
+ Chỉ tòa án mới có quyền nhân danh nhà nước quyết định một ng có phải là tội phạm hay không? Có phải chịu hình phạt hay không? Chịu hình phạt cụ thể như thế nào?
+ Tòa án không được tuyên những hình phạt, khung hình phạt trái với những điều được quy định trong bộ luật
+ Hình phạt chỉ có thể được áp dụng với cá nhân người phạm tội, không được áp dụng vs người thân, hay pháp nhân
Hình phạt là công cụ bảo đảm cho Luật hình sự có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình.
+ Nhiệm cụ của của pháp luật hình sự đương nhiên là nhiệm vụ của hình phạt
+ Hình phạt tác động đến người phạm tội, đảm bảo thực hiện được những nhiệm vụ của Luật hình sự
II. Sự khác biệt hình phạt với biện pháp tư pháp hình sự?
1. Tính chất
– Hình phạt
+ Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
+ Bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung
– Biện pháp tư pháp
+ Ít nghiêm khắc hơn hình phạt.
+ Mang tính chất hỗ trợ, thay thế cho hình phạt
2. Mục đích
– Hình phạt: căn cứ theo Điều 31 Bộ luật hình sự 2015
+ Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới ( mục đích phòng ngừa chung).
+ Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm (mục đích phòng ngừa riêng)
– Biện pháp tư pháp
+ Các biện pháp tư pháp được áp dụng nhằm mục đích thay thế, hỗ trợ hình phạt xử lí cơ bản, toàn diện người phạm tội về hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ.
+ Trong một số trường hợp, các biện pháp tư pháp đóng vai trò thay thế hình phạt loại bỏ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi nguy hiểm cho xã hội và thể hiện nội dung cao cả của nguyên tắc nhân đạo
3. Đối tượng áp dụng
– Hình phạt
+ Chỉ có thể áp dụng đối với người có hành vi phạm tội, đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
– Biện pháp tư pháp
+ Áp dụng với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, tập thể, lợi ích chính đáng của công dân trong xã hội.
4. Hậu quả pháp lý
– Hình phạt
+ Để lại án tích cho người bị kết án trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật
– Biện pháp tư pháp
+ Không để lại án tích
5. Cơ quan áp dụng
– Hình phạt
+ Do tòa án áp dụng.
– Biện pháp tư pháp
+ Do các cơ quan tư pháp như các cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm sát áp dụng.
6. Đặc điểm áp dụng
– Hình phạt
+ Áp dụng trong giai đoạn xét xử.
+ Hình phạt chính được áp dụng độc lập, hình phạt bổ sung được áp dụng kèm hình phạt chính
– Biện pháp tư pháp
+ Áp dụng trong giai đoạn điều tra, xét xử.
+ Áp dụng độc lập.