Phân biệt các tội dễ nhầm lẫn, các tội dấp dính. Khi xác định tội danh của người phạm tội là một công tác quan trọng trong quá trình thực thi pháp luật, Một số tội trong Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 dễ bị nhầm lẫn trong công tác định tội danh. hay so sánh các cặp tội dễ nhầm lẫn
1 | Làm nhục người khác (Điều 155) | Vu khống (Điều 156) |
Khách quan | Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 thì tội làm nhục người khác được thực hiện bằng hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. – Các hành vi có thể bằng lời nói hoặc hành động với lỗi cố ý trực tiếp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông,… nhằm mục đích hạ thấp nhân cách, danh dự, nhân phẩm của người khác mà đặc trưng của hành vi thường diễn ra trực tiếp và công khai trước nhiều người. – Ngoài ra để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Mà mục đích hường đến là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. | Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 thì tội vu khống người khác là tội được thực hiện bằng hành vi Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Bằng các hành vi: – Tạo ra những thông tin không đúng sự thực và loan truyền các thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin không đúng sự thực. – Tuy không tự đưa ra các thông tin không đúng sự thực nhưng có hành vi loan truyền thông tin sai do người khác tạo ra mặc dù biết rõ đó là những thông tin sai sự thực. |
khách thể | Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. | |
Về mặt chủ quan | Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị hạ thấp danh dự, nhân phẩm. | |
Về mặt chủ thể | Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. | |
2
| Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348) | Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 349) |
| căn cứ theo Nghị đinh 136/2007/NĐ-CP thì tội phạm này được xem là tội phạm xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi xuất cảnh trái phép là hành vi xuất mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thị thực. | căn cứ theo Chỉ thị số 26/CT-UB thì tội trốn đi nước ngoài trái phép thuộc tội xâm phạm an ninh quốc gia. Trốn đi nước ngoài có nhiều nguyên nhân. Có người đi vì mục đích phản cách mạng, chống đối chế độ. Có người đi vì có tội sợ bị trừng phạt, có người trốn đi do kích động, lôi kéo hoặc do đời sống khó khăn, tình cảm gia đình (có người thân ở nước ngoài…) mặc dù không phải do động cơ phản cách mạng, việc trốn đi nước ngoài vô hình trung phù hợp với âm mưu phá hoại của địch và ảnh hưởng xấu về mặt chính trị. Cho nên, dù thực hiện dưới bất cứ động cơ nào, hành vi trốn đi nước ngoài là một hành động phạm pháp, một tội phạm gây tác hại nghiêm trọng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội và phải xử lý theo pháp luật. |
4 | Tội cướp tài sản (Điều 168) | Tội cướp giật tài sản (Điều 171) |
Hành vi | Dùng vũ lực, đe dọa làm nạn nhân không thể chống cự | Lợi dụng sơ hở, dùng thủ đoạn tinh vi để nhanh chóng chiếm đoạt t.sản |
Trạng thái nạn nhân | Có thời gian để chống cự | Không kịp trở tay |
Tình tiết tăng nặng | Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù: – Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp – Phạm tội có tổ chức. – Tái phạm nguy hiểm. – Giá trị tài sản từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng. – Dùng hung khí hoặc có thủ đoạn nguy hiểm. – Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 11% đến 30%. – Gây hậu quả nghiêm trọng. | Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù: – Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. – Hành hung nạn nhân để tẩu thoát. – Phạm tội có tổ chức. – Tái phạm nguy hiểm. – Giá trị tài sản từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng. – Dùng thủ đoạn nguy hiểm. – Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 11% đến 30%. – Gây hậu quả nghiêm trọng |
Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 12 đến 20 năm tù: – Gây hậu quả rất nghiêm trọng. – Giá trị tài sản từ 200 triệu đến dưới 500 triệu. – Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 31% đến 60%. | Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 7 đến 15 năm tù: – Gây hậu quả rất nghiêm trọng. – Giá trị tài sản từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng. – Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 31% đến 60%. | |
Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 18-20 năm tù, chung thân hoặc tử hình: – Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. – Giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên. – Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân từ 61% trở lên hoặc làm chết người. | Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 12 đến 20 năm tù: – Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. – Giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên. – Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân từ 61% trở lên hoặc làm chết người. | |
Hình phạt | Phạt tù từ 3 đến 10 năm | Phạt tù từ 1 đến 5 năm |
Hình phạt bổ sung | – Phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng. – Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. – Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 đến 05 năm. | Phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng. |
5 | Tội cướp tài sản (Điều 168) | Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) |
Quan hệ xã hội bị xâm phạm | Luôn có xâm phạm tới quyền sở hữu, sức khỏe và tính mạng của nạn nhân | Luôn có xâm phạm tới quyền sở hữu nhưng không xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng của nạn nhân. |
Hành vi đặc trưng | Hành vi dung vũ lực hoặc đe dọa dung vũ lực ngay tức khắc hoặc dung các hành vi khác có khả năng làm cho nạn nhân mất hoàn toàn khả năng phản kháng sau đó chiếm đoạt tài sản. | Chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút. |
Loại tài sản | Tất cả các loại tài sản
| Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm |
Mức phạt tù | Cao nhất là chung thân, thấp nhất 3 năm | Cao nhất 20 năm, thấp nhất phạt cải tạo không g.giữ |
6 | Tội cướp tài sản (Điều 168) | Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Đ174) |
Phân biệt | Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. | là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó |
Dấu hiệu nhận biết | Có cấu thành hình thức, chỉ cần sử dụng các hành vi nói trên nhằm chiếm đoạt tài sản là tội phạm đã hoàn thành, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản như mong muốn hay không. | Đặc điểm nổi bật là người bị chiếm đoạt tài sản tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội và họ cho rằng giao tài sản cho họ là hoàn toàn hợp pháp. Hành vi phạm tội của tội phạm này bao gồm hai hành vi kế tiếp nhau, là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Lừa dối là hành vi đưa thông tin không phù hợp với thực tế khách quan nhằm làm người tiếp nhận thông tin cho nó là thật. Hành vi lừa dối có thể thực hiện qua lời nói, qua xuất trình giấy tờ giả mạo. Chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối. |
7 | Cướp tài sản (Đ168) | Cưỡng đoạt tài sản (Đ170) |
Hành vi khách quan | Dùng vũ lực, đe dọa ngay tức khắc dùng vũ lực hoặc dung thủ đoạn khác làm người có trách nhiệm về tài sản lâm vào tình trạng không thể tự vệ được để chiếm đoạt tài sản . | Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhau uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản, buộc người có trách nhiệm về tài sản giao nộp tài sản nếu không giao nộp tài sản họ sẽ bị áp dụng dùng vũ lực hoặc sẽ bị gây thiệt hại đến nhân thân. |
Trình trạng về mặt ý chí của nạn nhân | Nạn nhân bị tê liệt về mặt ý chí do hành vi của người phạm tội gây ra , rơi vào tình trạng không thể chống cự được. | Hành vi “sẽ dùng vũ lực” không diễn ra “ngay tức khắc” nên không làm cho nạn nhân bị tê liệt về mặt ý chí mà nạn nhân vẫn có thể chống cự được. Và nạn nhân vẫn còn khả năng, điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc, chọn lựa, quyết định hành động trong một giới hạn nhất định. |
Hình phạt | Chuẩn bị p.tội thì hình phạt là: 1-5 năm |
|
Khách thể | – Xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác (của các cq, tổ chức, cá nhân) – Xâm phạm đến quyền nhân thân (vì có thực hiện hành vi tác động đến người đang quản lý tài sản). | |
Chủ quan | – Lỗi: cố ý trực tiếp – Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản (mục đích bắt buộc) | |
Chủ thể | Bất kỳ người nào thực hiện, khi họ có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định (Từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên đối với cưỡng đoạt tài sản phải là phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới; nếu tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì phải từ đủ 16 tuổi mới chịu trách nhiệm HS) | |
Loại cấu thành tội phạm | Cấu thành tội phạm hình thức (tức chỉ cần có hành vi khách quan được quy định trong luật mà không cần hậu quả xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi; khi đó tội phạm đã được xem là hoàn thành). | |
8 | Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Đ175) | |
Ý thức c đoạt tài sản | Xuất hiện ngay từ đầu, trước khi thực hiện hành vi phạm tội | Sau khi có được tài sản mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản |
Hình thức phạm tội | Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản | Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. |
Về giá trị tài sản | Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự | Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4 triệu trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự |
Về thủ đoạn thực hiện | Đưa ra thông tin giả, sai sự thật làm cho nạn nhân tin đó là sự thật để chiếm đoạt tài sản | Sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hoặc dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp |
Mức xử phạt
| Cải tạo không giam gữ đến 3 năm hoăc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm | Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm |
9 | Tội công nhiên chiếm đoạt t.sản (Đ172) | Tội cướp giật tài sản (Điều 191) |
Hành vi | – Lợi dụng sơ hở, vướng mắc chiếm đoạt dưới hình thức công khai – lợi dụng hoàn cảnh khác nhau do khách quan làm cho người có tài sản không bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy ngươì phạm tội chiếm đoạt tài sản nhưng không làm được gì. | Có dấu hiệu công khai, người phạm tội không có ý định che đậy hành vi Lợi dụng sơ hở của chủ tài sản nhanh chóng tiếp cận và chiếm đoạt tài sản |
10 | Tội tham ô tài sản (Điều 353) | Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Đ175) |
Khái niệm | Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý với giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng. | Hành vi cố ý dịch chuyển 1 cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng. |
Chủ thể | Người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt. | Người đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. |
Đối tượng tác động | Tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lí | Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lí, đó có thể là tài sản của Nhà nước. |
Dấu hiệu phạm tội | Lơi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, đánh tráo tài sản do mình quản lí thành tài sản cá nhân, làm mất đi 1 khối lượng tài sản nhất định của nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức mà người đó quản lí. | Lợi dụng lòng tin của người khác để vay, mượn, thuê tài sản hoặc uy hiếp tinh thần chủ tài sản buộc họ giao tài sản. Sau đó, sử dụng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn chiếm đoạt tài sản vào mục đích bất hợp pháp. |
11 | Tội tham ô tài sản (Đ353) | Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Đ355) |
Loại Tội phạm | – Đều là Tội phạm về chức vụ được quy định tại Chương XXIII BLHS 2015. – Đều là loại tội phạm cấu thành vật chất (tức phải mặt khách quan phải tồn tại đủ 03 yếu tố: hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả theo quy định pháp lý thì mới cấu thành tội). | |
Chủ thể | Chủ thể đặc biệt, ngoài 02 dấu hiệu như chủ thể thường ((1) có năng lực TNHS và (2) đạt đủ độ tuổi luật định) thì còn phải có dấu hiệu là người có chức vụ, quyền hạn. | |
Khách thể | Xâm phạm đến quan hệ sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước. | |
Khách quan | Bản chất đều có hành vi chiếm đoạt tài sản. | |
Lỗi | Cố ý trực tiếp: – Về lý trí: nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, là vi phạm pháp luật. Thấy trước được hậu quả tất yếu hoặc có thể xảy ra. – Về ý chí: Mong muốn hậu quả xảy ra. | |
Mục đích chiếm đoạt tài sản | Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. ->Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộccủa cấu thành tội tham ô tài sản và tội lạm dụngchức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Nếu mục đích của người phạm tội chưa đạt được (chưa chiếm đoạt được tài sản), thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. | |
Đ.cơ p.tội | Đều có động cơ vụ lợi | |
Đối tượng tác động | Tài sản đang do người phạm tội quản lý một cách hợp pháp (do chức vụ, cương vị công tác đem lại); và là tài sản của Nhà nước. | Đối tượng của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tài sản của người khác và đang dưới sự quản lý của người khác, đó có thể là tài sản của Nhà nước. |
Khách quan | Hành vi của người phạm tội sử dụng chức vụ như một phương tiện để biến tài sản mình được giao quản lý thành tài sản cá nhân như: + Sử dụng quyền hạn thực hiện không đúng chức trách của mình hoặc làm trái chế độ quản lí tài sản thuộc lĩnh vực công tác cuẩ mình với mục đích chiếm đoạt tài sản; + Hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép nhưng có liên quan đến cương vị công tác với mục đích chiếm đoạt tài sản. | Hành vi người phạm tội sử dụng chức vụ như một phương tiện để làm một việc vượt ra ngoài trách nhiệm được giao nhằm chiếm đoạt tài sản như: + Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần chủ tài sản buộc họ giao tài sản; + Hoặc lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản dựa vào chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là nếu không có chức vụ, quyền hạn thì người phạm tội không tạo ra được sự tín nhiệm để được chủ tài sản tin và giao tài sản rồi sau khi có tài sản đó trong tay người phạm tội đã chiếm đoạt 1 phần hoặc toàn bộ tài sản đó. |
12 | Tội lừa dối khách hàng (Điều 198) | Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192) |
Mặt khách quan | Hành vi gian dối trong bán hàng, kinh doanh dịch vụ nhằm thu lợi bất chính bao gồm các hành vi: – lợi dụng sơ hở của khách hàng thực hiện các dụng cụ đo lường gây thiệt hại về số lượng cho khách hàng – Tính gian: thực hành vi lấy tiền của khách hàng nhiều hơn số đáng lẽ phải trả – đánh tráo hàng không đúng loại mà đáng lẽ khách hàng được nhận – các thủ đoạn gian dối khác lừa dối gây thiệt hại cho khách hàng | Người phạm tội thực hiện một trong hai hành vi sau: + Hành vi bán hàng giả: Là hành vi dùng sản phẩm, hàng hóa mà người bán biết rõ là hàng giả mà vẫn đưa ra thị trường nhằm thu lợi bất chính + Hành vi mua hàng giả: là việc dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá để đổi lấy những sản phẩm hàng hóa mà người mua biết đó là hàng giả để bán lại nhằm thu lợi bất chính |
Mặt chủ quan | Thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là nhằm vụ lợi và thu lợi bất chính. | Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (mục đích vụ lợi). |
Mặt khách thể | Quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, và uy tín của chính doanh nghiệm. | – Xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của nhà nước – Quyền và lợi ích của người sản xuất hàng thật và người tiêu dùng |
Mặt chủ thể | là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Đó có thể là người có những quyền hạn nhất định như nhân viên bán hàng, các kỹ thuật viên làm dịch vụ sửa chữa hoặc người bán hàng, kinh doanh tự do. | là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm cả thương nhân hoặc người không phải là thương nhân. |
13 | Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Đ174) | Tội lừa dối khách hàng (Điều 198) |
M k.quan | Đều thực hiện hành vi phạm tội bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. | |
Mặt chủ quan | Đều thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp: + Về lý trí: Người phạm tội mong muốn thực hiện được hành vi của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác. | |
Cấu thành tội phạm | Đều là cấu thành tội phạm vật chất, tức phải hội tụ cả 03 yếu tố sau thì mới xem là phạm tội: 1. Có hành vi nguy hiểm cho xã hội; 2. Có hậu quả xảy ra; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. | |
Mặt khách thể | Xâm phạm Quyền sở hữu tài sản của người khác. | Xâm phạm Trật tự quản lý kinh tế, kinh doanh thương mại và lợi ích của người tiêu dùng. |
Mô tả tội phạm | Là tội mà người phạm tội có hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và dựa trên sự tin tưởng đó giao tài sản cho người phạm tội để họ thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản đó. | Là hành vi tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi lừa dối khách hàng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm. |
Hành vi | Dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin tưởng vào sự gian dối mà trao tài sản cho người phạm tội. | Dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin tưởng vào sự gian dối mà trao tài sản cho người phạm tội. |
Chủ thể | Bất kỳ chủ thể nào thỏa mãn: có năng lực trách nhiệm HS và đạt độ tuổi luật định. | Chủ thể phạm tội chỉ có thể là những người làm nghề mua, bán hàng. |
14 | Tội giết người (Điều 123) | Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Đ134) (Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người) |
Mục đích | xâm phạm đến tính mạng con người | xâm phạm đến sức khỏe của c.người |
Lỗi | Thực hiện hành vi với lỗi cố ý về hành vi và hậu quả. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả đó xảy ra. | Đây là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý gây thương tich hoặc tổn hại sức khỏe đến nạn nhân nhưng không may dẫn đến cái chết (diễn ra ngoài ý muốn). Người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra. |
Hậu quả | Yêu cầu phải có hậu quả chết người xảy ra | Chết người là dấu hiệu định khung tăng nặng TNHS |
Thực tiễn rất khó xác định yếu tố chủ quan của người phạm tội. Thông thường, sẽ xác định hậu quả đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm đến đó | ||
15 | Tội giết người (Điều 123) | Tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Đ132) |
Chủ thể | Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên | Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên |
Khách thể | Quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người, đối tượng tác động của tội phạm là con người | Đối tượng tác động là xử sự cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng |
Mặt chủ quan | Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp: – Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội. – Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. | Lỗi cố ý gián tiếp |
Mặt khách quan | – Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác. Thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống. – Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau: + Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác. + Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp (ví dụ:bác sĩ lợi dụng việc điều trị cho bệnh nhân để giết họ) – Hậu quả Hậu quả nạn nhân chết không phải là dấu hiệu bắt buộc | – Có hành vi không cứu giúp người khác khi thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm. – Tội phạm thực hiện bằng hành vi không hành động, người phạm tội biết người khác đang trong tình trang nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu giúp ngay thì hậu quả chết người có thể xảy ra. – Cách thức mà chủ thể biết được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân có thể do nhìn thấy nghe thấy hay cảm nhận được tín hiệu về tình trạng nguy hiểm đối với nạn nhân hoặc biết được nguồn đó từ một nguồn khác (Nghe người khác nói) – Dấu hiệu bắt buộc: phải gắn liền với việc người đó có điều kiện cứu giúp nạn nhân. Tức là, chủ thể có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân và việc thực hiện hành vi này không gây nguy hiểm cho chủ thể. – Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc |
16 | Tội lạm dụng tín nhiệm c.đoạt t.sản (Đ175) | Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Đ355) |
Khái niệm | Là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản trong hợp đồng dân sự. | Là hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ đoạn lạm dụng chức vụ quyền hạn. |
Đối tượng tác động | Tài sản do người phạm tội quản lý. | Tài sản do người khác quản lý. |
Chủ thể | Là người được chủ tài sản tín nhiệm giao quản lý t.sản | Là chủ thể đặc biệt là người có chức vụ. |
Mặt khách quan | Đã thực hiện hành vi lạm dụng sự tín nhiệm của chủ tài sản chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản trong hợp đồng. | Đã lạm dụng chức vụ uy hiếp tinh thần chủ tài sản và gian dối để chiếm đoạt tài sản của công dân. |
» Luật sư bào chữa tội xâm phạm sở hữu
» Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Theo quy định tại Thông tư 73/2024/TT-BCA thì từ ngày 01/01/2025, người dân đã có thể tra…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo