Bào chữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Luật sư bào chữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bản luận cứ bào chữa Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân trong vụ án hình sự (tổ chức chơi hụi):

Kính thưa Hội Đồng Xét Xử, Viện Kiểm Sát nhân dân TP đã có cáo trạng …/KSĐT-TA truy tố trước toà bị cáo Đ về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” theo khoản 3 điều 157 Bộ Luật Hình Sự nước CHXHCN Việt Nam.

Dịch vụ tư vấn qua điện thoại: 0768236248 Chat Zalo

» Luật sư tư vấn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

I. Nhân thân bị cáo:

– Đ sinh năm 1959 tại S. Thường trú tại số -/– ấp T, D, tỉnh S (nay thuộc tỉnh B). Quốc tịch: Việt Nam. Trình độ văn hoá: 6/12. Bản thân và gia đình thuộc thành phần nhân dân lao động. Không có tiền án tiền sự.

– Quá trình bản thân bị cáo: Từ 1975-1978: là CB-CNV thuộc quân đoàn, từ 1988-1993: tổ chức chơi hụi, đến tháng 03/1993: không trả được nợ bỏ trốn về địa phương L và D. Bị bắt giam cứu từ ngày 03/12/1996.

Tổng số nợ chiếm đoạt của 28 chủ nợ và hụi viên chưa trả được (chưa kể lãi) gồm 149.600.000 đồng, 2.550 USD và 24 chỉ vàng 24K.

II. Căn cứ hành vi phạm tội của bị cáo Đ và số tài sản do Đ chiếm đoạt, VKS Nhân dân TP đã đề nghị áp dụng khoản 3 điều 157 Bộ Luật Hình Sự về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”.

III. Phần biện hộ:

Việc VKS Nhân dân Thành phố truy tố bị cáo Đ về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” theo điều 157 Bộ Luật Hình Sự là có cơ sở. Ở đây, chúng tôi muốn nêu ra vấn đề mức độ phạm tội, mà theo chúng tôi nếu áp dụng khoản 3 điều 157 thì quá nặng đối với hành vi phạm tội của bị cáo, bởi vì các lẽ sau đây:

1. Do trình độ văn hoá thấp, lại thiếu kinh nghiệm về hoạt động kinh tế (dù chỉ gói gọn trong hoạt động “chơi hụi”), bị cáo Đ đã chấp nhận lãi suất vay từ 5%-7%, 10%/ tháng thậm chí đến 15%,20%/tháng, điều tất yếu dẫn đến phá sản mà thôi. Vì ngay cả doanh nghiệp lớn chỉ vay Ngân hàng với lãi suất trước đây 2,1%/tháng rồi 1,8%/tháng và hiện nay có 1,2-1,4% tháng phục vụ SXKD mà đã phải lỗ hàng 100 tỷ đồng, trong khi bị cáo Đ vay vốn chỉ để thuần tuý chơi hụi và phục vụ tiêu dùng sinh hoạt, thì con đường phá sản là tất yếu, không tránh được. Hành vi rồ dại đó xuất phát từ sự thiếu trình độ, không có kinh nghiệm, tính toán sai lầm hơn là một sự cố ý lừa đảo hay chủ mưu lừa đảo. Từ sự tính toán non kém, sai lầm đã dẫn Đ trượt dài xuống hố nợ nần, cho đến khi mất khả năng chi trả bị các chủ nợ bao vây đành phải tính đến con đường chẳng đặng dường là “Tẩu vi thượng sách”.

Trong thời gian trốn tránh, bị cáo đã biết hối hận bằng việc nỗ lực lao động bằng nghề chẽ tâm nhang để sống bằng chính sức lao động của mình. Điều này chứng minh bị cáo Đ là kẻ sa cơ lỡ bước vì hậu quả “Những lỡ dại” của một phụ nữ ít học hơn là một kẻ chủ mưu lừa đảo hay lừa đảo chuyên nghiệp.

2. Bản thân bị cáo trong giai đoạn đầu chơi hụi đã nỗ lực, giữ được chữ tín bằng cách trả vốn, lãi sòng phẳng cho các hụi viên và chủ nợ, nên mới được khá đông đảo bà con địa phương tin cậy và sẳn sàng đóng hụi hoặc cho vay. Thậm chí cả khi gặp khó khăn mất khả năng chi trả, bị cáo Đ cũng đã tự nguyện bán chính căn nhà đang ở của mình để hoàn trả các món nợ lớn, kể cả đưa cả xe gắn máy cho chủ nợ xiết nợ, trừ nợ. Hành động đó chứng tỏ thiện chí, thật tâm nỗ lực trả nợ chứ không phải cố tình lừa gạt, trốn nợ, chẳng qua ở đường cùng của sự tính toán non kém, rồ dại nên bế tắt, bí đường giải quyết, phải lánh mặt, trốn nợ mà thôi.

3. Mặt khác các chủ nợ của bị cáo D, một phần nào đó do hấp dẫn bởi lãi suất mà bị cáo Đ chấp nhận, đã vô tình hay cố ý cho bị cáo Đ vay với lãi suất rất nặng từ 5% đến 20%/tháng. Thậm chí có trường hợp bị cáo Đ đã vay với lãi suất đến 30%/tháng, đúng là khoản lãi cắt cổ. Tôi cũng xin lỗi các bà con chủ nợ những người bị hại có mặt tại phiên toà này dừng buồn, là hành vi cho vay với lãi suất quá cao đó có vô tình vi phạm điều 171 Bộ Luật Hình Sự về “Tội cho vay nặng lãi”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khách quan đẩy nhanh bị cáo Đ vào con đường cùng, phải vay trả nợ cuốn chiếu không có lối ra, đặt bị cáo Đ vào một chọn lựa duy nhất “chẳng đặng đừng” là trốn chạy nợ, đi vào con đường phạm pháp.

Ngay việc càng về sau, bị cáo Đ còn phải chấp nhận vay nợ với lãi suất ngày càng cao chứng tỏ ý chí của bị cáo là muốn trả nợ chứ không phải cố tình gạt nợ, nhưng rõ ràng là “lực bất tòng tâm”,bị cáo đã “sai con toán bán con trâu” không còn cứu vãn nổi con đường phạm pháp. Tình trạng tâm lý của bị cáo trong quá trình phạm pháp là đã “lỡleo lưng cọp không trụt xuống được”, “lỡ phóng theo lao phải theo lao”.

4. Bị cáo Đ thuộc thành phần nhân dân lao động, chưa có tiền án tiền sự, trình độ văn hoá thấp, phạm pháp một phần do thiếu hiểu biết, mù quáng chạy theo cái lợi trước mắt, đáng được chiếu cố của luật pháp. Chính bản thân bị cáo cũng bị các con nợ lừa gạt chiếm đoạt trên 55.000.000 đồng (trong đó có 37.000.000 đồng nợ vay và 17.500.000 nợ hụi) chiếm tỉ lệ 25% tổng số nợ mà bị cáo chiếm đoạt, chứng tỏ bị cáo Đ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của tệ nạn hụi hè bất hợp pháp, ngoài vòng kiểm soátcủa luật pháp Nhà nước.

Vì các lẽ trên, chúng tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử chiếu cố theo điều 38 Bộ Luật Hình Sự về “Những tình tiết giảm nhẹ” ở khoản 1 điểm “d” và điểm “g” để có thể áp dụng mức độ hình phạt theo khoản 2 thay vì khoản 3 của điều 157 theo cáo trạng của VKS Nhân dân TP.

Với trách nhiệm bảo vệ thân chủ của mình, với tư cách luật sư, tôi trân trọng kiến nghị Hội đồng Xét xử quan tâm chiếu cố cho bị cáo về mức độ hình phạt phù hợp, giảm nhẹ hợp lý để tạo điều kiện cho bị cáo cơ hội phấn đấu sửa chữa tốt khắc phục sai phạm của mình để trở thành một công dân tốt của đất nước.

Trân trọng cảm ơn Hội đồng Xét xử.

Luật sư ký tên.

» Luật sư tranh tụng các vụ án hình sự

» Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Luật sư bào chữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: