Người làm từ thiện có được giảm nhẹ tội, rút ngắn thời gian tù không?

Người làm từ thiện có được giảm nhẹ tội, rút ngắn thời gian tù không? Khi phạm tội được sư tư vấn của luật sư thì gia đình mới đi tìm chứng cứ giảm nhẹ như các huân huy chương, bằng khen… để nộp cho Tòa án để xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vậy nếu một cá nhân làm từ thiện thì có được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? 

Tư vấn người làm từ thiện có được giảm nhẹ tội không, rút ngắn thời gian tù không? 

1. Đối với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Hiện nay, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự, trong đó tại điểm v có một tình tiết liên quan đến việc làm từ thiện nhiều, đó là: “Người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu học tập hoặc công tác”.

Theo tinh thần quy định tại Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP và Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP. của hội đồng thẩm phán:

“Người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu học tập hoặc công tác là người được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua…” (Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP);

Theo quy định khi quyết định hình phạt tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của bộ luật hình sự, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 

Cụ thể, Điều 50 Bộ luật hình sự quy định, khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2. Đối với trường hợp được tha tù trước thời hạn

Một trong các điều kiện để người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể được rút ngắn thời gian thử thách là “lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc… được cơ quan cấp tỉnh trở lên khen thưởng” (khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP).

3. Đối với trường hợp làm từ thiện nhằm mục đích tre giấu phạm tội

Trường hợp làm từ thiện lợi dụng từ thiện nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi, coi đó như một tấm lá chắn để phô trương nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Thậm chí có kẻ phạm tội còn xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ lang thang cơ nhỡ nhưng thực chất là đang lợi dụng những việc này để thực hiện việc làm phạm pháp. 

Như vậy, nếu người làm từ thiện nhiều xuất phát từ tâm với mong muốn giúp đỡ thêm nhiều trường hợp có hoàn cảnh khó khăn mà có huân chương, bằng khen, giấy khen… thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 

» Luật sư bào chữa trong giai đoạn xét xử

» Các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 Điều 51