Mẫu đơn đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn hình sự

Mẫu đơn đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn hình sự, hướng dẫn viết? Mẫu đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn (47/CQĐT). Đối với những vụ án có tính chất nghiêm trọng thì những cơ quan trên tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp để ngăn chặn lại những hình vi của người phạm tội và những quy định trong hoạt động tố tụng hình sự các cơ quan tham có liên quan hỗ trợ thực thi các quyết định từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc gồm có cơ quan điều tra, cơ quan Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân,…. 

Mẫu đơn đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn, hướng dẫn viết

Đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can. 

1. Mẫu đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn (47/CQĐT): 

Download – tải: Mẫu đơn đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn hình sự

……………………………
……………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …………….

…………………, ngày…… tháng…… năm……..

ĐỀ NGHỊ THAY THẾ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN (1)

Kính gửi: …………………………………………………..

Căn cứ (2): …………………………………………………………………………………….

Căn cứ Điều 36 và Điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự,

Cơ quan ……………………………………. đề nghị Viện kiểm sát ………………………… thay thế biện pháp ngăn chặn (3) …………………………….. theo Quyết định/Lệnh ……………. số: ………………

ngày ……….. tháng ………. năm…………….. của ……………………………………

và Quyết định phê chuẩn số: …………………… ngày …………. tháng ……….. năm …… của Viện kiểm sát

Bằng biện pháp ngăn chặn: …………………………………………………………….

Thời gian áp dụng: ………………………………………….. đối với: ………………..

Họ tên: ……………………………………………………. Giới tính: ……………………

Tên gọi khác: ………………………………………………………………………………..

Sinh ngày ………… tháng ………… năm …………………. tại: …………………….

Quốc tịch: ……………………….; Dân tộc: …………………………..; Tôn giáo: …

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………..

Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……………………………………………………..

cấp ngày………… tháng ………… năm ………………. Nơi cấp: …………………

Nơi cư trú: ……………………………………………………………………………………

Nơi nhận: 
– Như trên;
– Hồ sơ 02 bản.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Hướng dẫn ghi đơn đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn

(1) Biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn

điều tra thì việc thay thế biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát quyết định;

(2) Ghi rõ căn cứ để thay thế biện pháp ngăn chặn;

(3) Gia hạn tạm giữ (lần thứ nhất hoặc thứ hai), tạm giam, bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm.

3. Trường hợp thay thế biện pháp ngăn chặn:

– Theo khoản 2, Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác căn cứ theo từng trường hợp. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định. Như vậy thay thế biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo là hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đang thi hành và áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

– Về biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam thì Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, quy định có hai biện pháp ngăn chặn được thay thế biện pháp tạm giam gồm: biện pháp bảo lĩnh được quy định tại Điều 121 và biện pháp đặt tiền bảo đảm được quy định tại Điều 122 theo đó, biện pháp bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền bảo đảm đều là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Nhưng căn cứ để áp dụng biện pháp bảo lĩnh khác với căn cứ để áp dụng biện pháp đặt tiền bảo đảm, cụ thể:

+ Bảo lĩnh phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo; cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập; giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm, có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này; bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

+ Đặt tiền để bảo đảm phải căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm; bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử; thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Nếu chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì được trả lại số tiền đã đặt.

Vậy, với quy định của Điều 121, 122 khi có đủ các điều kiện nêu trên thì biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp đặt tiền để bảo đảm chỉ được áp dụng để thay thế khi bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp tạm giam. Nói cách khác là bị can, bị cáo đang bị tạm giam nhưng có đủ điều kiện quy định tại Điều 121, 122 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì có thể được thay thế áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp đặt tiền bảo đảm

» Luật sư bào chữa hình sự