Đình chỉ vụ án hình sự khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố

Đình chỉ vụ án hình sự khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố. Pháp luật quy định cho phép người bị hại được lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thể hiện việc bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Pháp luật hình sự trao cho người bị hại quyền tự định đoạt và tạo điều kiện cho người phạm tội khắc phục hậu quả, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với người bị hại. Do đó, đối với một số trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật.

Tư vấn đình chỉ vụ án hình sự khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố

Tại Điều 155 BLTTHS năm 2015: 
“2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ… ”. 

Tại Điều 247 và Điều 282 quy định:

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo. Quy định này so với quy định tại khoản 2 Điều 155: Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ chưa thống nhất.

Tại Điều 63 của LXLVPHC năm 2012 quy định:
Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định trên có thể hiểu, đối với việc đình chỉ vụ án hình sự thuộc trường hợp người bị hại rút yêu cầu thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng phải chuyển hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xem xét, quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người đã bị khởi tố vụ án hình sự.

Điều 63 LXLVPHC quy định thời hạn chuyển

“… trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định” nhưng BLTTHS quy định: Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định (Điều 333), thời hạn kháng nghị đối với quyết định của Tòa án sơ thẩm là 7 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp, 15 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp (Điều 337). Do đó, quy định về thời hạn chuyển hồ sơ vi phạm để xem xét, quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của LXLVPHC chưa thống nhất với quy định của BLTTHS.

Tại Điều 248 BLTTHS quy định:

2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này” (giai đoạn truy tố).

Tuy nhiên, Điều 282 chỉ quy định:

2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này” mà không quy định việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan.

theo tapchitoaan.vn

» Các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại