Tư vấn bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự

Trách nhiệm bồi thường khi gây thương tích cho người khác. Người nào xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác không chỉ phải chịu những chế tài nghiêm khắc của Bộ luật hình sự mà còn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự. Việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự, hoặc được tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự

Quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người, việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người không chỉ đơn thuần là gây tổn thất cho chính người đó mà còn gây những tác động xấu về tinh thần cũng như vật chất cho những người thân thích của người bị thiệt hại và xa hơn là những tác động xấu về mọi mặt đối với xã hội.

1. Về trách nhiệm dân sự

1.1. Trách nhiệm và nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Bộ luật dân sự 2015 có quy định về căn cứ phát sinh và nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
…”
1.2. Độ tuổi chịu trách nhiệm bồi thường. Cụ thể, tại Điều 686 BLDS 2015 có quy định:
“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; …
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; …”

2. Xác định thiệt hại và mức bồi thường

2.1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm Tại Điều 691 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 691. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; …
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; …

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Như vậy, việc bồi thường và mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ theo quy định trên.

2.2. Về trách nhiệm hình sự

Đối với hành vi cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134, 135, 138 BLHS 2015 như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 
A) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người
B) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc44 phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Tư vấn trường hợp bị cố ý gây thương tích:

Đầu tiên là đưa người bị thương tích đi khám và giám định thương tật.  Nếu thưởng tích gây tổn hại cho sức khỏe có tỷ lệ được quy định trong luật thì sẽ căn cứ vào tỉ lệ đó mà đưa ra mức bồi thường. Ngoài ra việc xác định hành vi của người gây thương tích là vô ý hay cố ý cũng ảnh hưởng đến kết quả của vụ việc.

Giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có đồng phạm

Công văn 212/TANDTC – PC năm 2019 có quy định về: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại “trong vụ án hình sự” có đồng phạm được xác định như thế nào? Tại mục 8 phần I như sau:

8. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có đồng phạm được xác định như thế nào?

Khi xem xét, quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại Tòa án căn cứ vào Điều 48 của Bộ luật Hình sự. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án có đồng phạm được thực hiện theo quy định tại Điều 587 của Bộ luật Dân sự, theo đó thì “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”. Ngoài ra, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án có thể tham khảo thêm hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Khi xem xét, quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại Tòa án căn cứ vào Điều 48 của Bộ luật Hình sự 2015:

“Điều 48. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.”