Cho vay nặng lãi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hỏi: Theo dõi thông tin trên báo đài, tivi, tôi thấy người dân mình khi cần tiền gấp là “nhắm mắt” vay tín dụng đen với lãi suất cao gấp nhiều lần quy định pháp luật dẫn đến hệ lụy nhiều người sau khi vay tiền đã không có khả năng trả lãi. Thưa Luật sư, hiện nay hành vi cho vay nặng lãi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Khuê Anh (Hà Tĩnh)

Cho vay nặng lãi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

» Phạm tội cho vay nặng lãi với lãi suất là bao nhiêu?

Trả lời: Luật sư Đặng Thành Chung, Công ty luật An Ninh, cho biết: Hiện nay, dưới góc độ Bộ luật hình sự, Điều 201 quy định Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau: 

“Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm….”. 

Để khép tội người cho vay nặng lãi theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm cần phải thỏa mãn các yếu tố: Cho vay lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự và Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 

+ Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 

+ Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho vay quá mức lãi suất 20%/năm được quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 11 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay”. Khi có đủ 02 yếu tố này, người cho vay nặng lãi mới bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư Đặng Thành Chung, Công ty luật An Ninh
trả lời trên báo phunuvietnam.vn

» Luật sư bào chữa tội cho vay lãi nặng

» Tư vấn pháp luật tài chính và ngân hàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Dịch vụ Lập vi bằng Thừa phát lại làm bằng chứng

Dịch vụ Thừa phát lại Lập vi bằng làm bằng chứng. Khi bạn một sự…

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bồi thường như thế nào?

Người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho phương tiện xe ô tô, mô…

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn.…

Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai

Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo