Cách kiểm tra đất có bị quy hoạch hay không?

Cách kiểm tra đất có bị quy hoạch hay không? Thực tế hiện nay nhiều người dân vẫn bị mua đất thuộc khu quy hoạch vẫn xẩy ra, do không biết có quy hoạch khiến mình bị thiệt hại số tiền lớn chỉ bởi một phút chủ quan. Có người mua nhà cũ, sau đó muốn xây dựng mới thì mới vỡ lẽ lô đất của mình nằm trong diện quy hoạch vành đai nên chỉ được cấp phép xây dựng tạm, và buộc phải tháo dỡ khi nhà nước cần giải phóng mặt bằng, đến lúc này tiền mất tật mang.

Nhà cửa, đất đai là những tài sản lớn, nơi mà nhiều người muốn an cư trong khoảng thời gian dài nên việc thận trọng tìm hiểu đất có quy hoạch là thực sự cần thiết, giúp bạn yên tâm hơn trước khi quyết định mua nhà đất.

Khi đi mua nhà đất nằm cần xem quy hoạch tránh mua phải đất trạng mập mờ thông tin trong khu vực quy hoạch đất giao thông… không tìm hiểu vì đã lỡ xuống cọc mất rồi, dẫn đến kiện tụng xảy ra vì đã mua nhầm đất bị quy hoạch. Thậm chí vừa mua tháng trước, tháng sau đã nhận thông báo giải tỏa để làm dự án.

Các cách kiểm tra để biết đất có bị quy hoạch không?

Mục Lục: Làm sao để biết đất có quy hoạch hay không? phía dưới có mẫu đơn xin thông tin về đất đai.

1. Đất quy hoạch là gì?

Đất quy hoạch là đất được khoanh vùng cho một số mục đích để phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, v.v dựa trên tiềm năng và nhu cầu sử dụng đất. Nhà nước phân chia ra thành nhiều chức năng đất tùy theo mục đích sử dụng để dễ dàng quản lý.

Khi mua bất kỳ mảnh đất nào, bạn cần xem nó nằm trong diện quy hoạch nào, đất công nghiệp hay đất quy hoạch cây xanh đô thị, v.v. Nếu bạn mua để ở mà đất quy hoạch là đất quy hoạch công viên thì sẽ chịu bất lợi…

Tìm hiểu thêm Điều 49 Luật đất đai 2013 quy định về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2. Tra cứu thông tin quy hoạch nhà đất trực tuyến

Tra cứu quy hoạch trực tuyến

Hiện nay người dân tại TPHCM có thể tự kiểm tra thông tin quy hoạch khu đất mà mình dự định mua thông qua dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống

Hoặc lô đất mà mình dự định mua thông qua trang web của TPHCM https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/ hoặc các bạn cài đặt ứng dụng “Thông tin Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh” thực sự rất tiện lợi và nhanh chóng.

Người dân thành phố cũng có thể xác định được thửa đất cần xem thông tin quy hoạch dựa trên định vị GPS của người dùng.
Sau khi xác định vị trí khu đất, thì người dùng bấm vào vị trí định vị trên giao diện rồi nhận thông tin quy hoạch.
Ngoài ra, cũng có thể tìm kiếm theo tọa độ thể hiện trong sổ đỏ hoặc bản đồ hiện trạng vị trí

VD: Tại các khu vực trung tâm hiện hữu và quận Thủ Đức:

Người dân có thể xác định thông tin quy hoạch trên bản đồ số
Bằng cách định vị khu đất qua chức năng tìm kiếm theo “số tờ, số thửa” hoặc “tọa độ” phần mềm sẽ tự động truy suất thông tin quy hoạch.

3. Xem quy hoạch trên thông tin sổ hồng

Hiện nay, thông tin nhà đất bị quy hoạch hay không cũng đã được cơ quan Nhà Nước ghi trực tiếp trên sổ hồng, bởi vậy, khi bạn mua nhà đất mà có sổ hồng thì cũng sẽ hạn chế được 1 phần nào về quy hoạch.
Thường sổ hồng cũng sẽ ghi đầy đủ thông tin chi tiết về tọa độ X, tọa độ Y trong bản vẽ sơ đồ.
Cho nên các bạn có thể kiểm tra chính vị trí thửa đất của mình thông qua ứng dụng VN2000.

Bạn đọc kỹ các thông tin trong đó:

  • Thông thường thông tin về quy hoạch đất sẽ nằm trong phần ghi chú
  • Sẽ giúp bạn sẽ biết sơ lược về thông tin lô đất mà bạn đang muốn mua.

Nếu nó thuộc diện quy hoạch đất giao thông, quy hoạch đường sắt, trường học,… Thì tốt nhất bạn nên đi tìm kiếm căn nhà khác, đỡ mất thời gian.

4. Tra cứu quy hoạch thông qua Ủy ban nhân dân quận, huyện

Đối với các địa phương chưa có tra cứu quy hoạch trực tuyến có thể thông qua các cơ quan ban ngành phụ trách vấn đề thông tin quy hoạch để xin thông tin quy hoạch.

Trình tự các bước xin chứng chỉ quy hoạch:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận, huyện từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ: Chuyên viên nhận, lập và giao biên nhận cho người nộp hồ sơ;
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: Chuyên viên hướng dẫn, giải thích để cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; trả lại hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân quận, huyện xem xét và Cấp chứng chỉ quy hoạch cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Nếu không cấp thì phải thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Ủy ban nhân dân quận, huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ xem quy hoạch:

Hồ sơ cung cấp thông tin quy hoạch gồm các văn bản sau:

  • Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ quy hoạch (theo mẫu);
  • Văn bản giải trình nội dung;
  • Sơ đồ vị trí của khu vực hoặc lô đất xác định bằng bản đồ hiện trạng vị trí tỷ lệ 1/1000- 1/2000 (đối với diện tích > 5ha), tỷ lệ 1/5000 (đối với diện tích ≤ 5ha) do cơ quan – đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện, thời gian chưa quá 3 năm (ban chính hoặc bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân quận, huyện
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ quy hoạch hoặc Văn bản trả lời đối với các trường hợp không có đầy đủ thông tin để cấp Chứng chỉ quy hoạch.

Lệ phí: Không có.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ quy hoạch.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009, có hiệu lực ngày 01/01/2010;
  • Quyết định số 49/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về công bố công khai và cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực ngày 22/7/2011.

5. Tra cứu quy hoạch tại cơ quan ban ngành có chức năng

Bạn có thể đến Phòng Tài nguyên Môi trường ở quận, huyện để hỏi cho chính xác.

Thông thường, cán bộ có chức năng sẽ tra cứu bản đồ quy hoạch chi tiết và trả lời cho bạn. Tuy nhiên thì số lượng người dân đi hỏi quy hoạch khá đông, bạn sẽ phải chờ số thứ tự để đến lượt hỏi thông tin quy hoạch của mình. Do đó bạn tới sớm một xíu nhé để hỏi quy hoạch nhanh hơn.

Đặc biệt ở một số quận ở địa bàn TP. HCM có hỗ trợ tra cứu online tình trạng quy hoạch của toàn bộ quận giúp bạn tiết kiệm được thời gian.

6. Nhờ công ty nhà đất, dịch vụ thuộc địa phương đó xem quy hoạch

Dịch vụ này tương đối nhanh gọn, thường thì các công ty này có bản đồ quy hoạch chi tiết của toàn bộ địa bàn quận đó:
+ Giúp bạn biết được miếng đất của bạn thuộc diện đất quy hoạch gì
+ Có phải đất ở đô thị không để đưa ra quyết định nhanh chóng hơn
+ Trong trường hợp miếng đất đó cực đẹp, bạn cực thích mà có nhiều người cũng đang có ý định muốn mua.
+ Tuy nhiên bạn sẽ phải trả một khoản phí nhỏ cho hoạt động dịch vụ này
Và nó sẽ được cập nhật chậm hơn thông tin quy hoạch so với các cơ quan trên quận.

Tóm lại, Có rất nhiều cách để kiểm tra thông tin quy hoạch thửa đất của bạn, tuy nhiên cách tra cứu quy hoạch trực tuyến online vẫn là nhanh nhất nhưng để an toàn hơn thì xin chứng chỉ quy hoạch tại UBND.
Sau khi bạn đã xem quy hoạch và không có bị vướng gì thì hãy xuống tiền đặt cọc mua nhé, bạn nên đặt cọc tại Văn Phòng Công Chứng để đảm bảo an toàn.

» Mẫu Đơn xin thông tin đất đai có hướng dẫn cách viết đơn

» Mã ký hiệu các loại đất LUC, ONT, ODT, CLN là loại đất gì?

» Luật sư tư vấn luật đất đai