So sánh tội hành hạ người khác với tội hành hạ ông bà cha mẹ

So sánh tội hành hạ người khác với tội hành hạ ông bà cha mẹ. Tội hành hạ người khác và Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

Theo quy định tại BLHS 2015 thì có 02 Tội danh về hành vi “hành hạ người khác” mà chúng ta cần phân biệt đó là tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS) và Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 BLHS 2015).

Có thể nhiều bạn mới đọc tên tội danh và nghĩ việc phân biệt chúng chỉ đơn giản dựa vào đối tượng bị xâm hại (nạn nhân) là ai:

+ Nếu là “ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng” của người phạm tội thì xử tội danh tại Điều 185;

+ Còn nếu nạn nhân không thuộc các đối tượng trên thì xử tội hành hạ người khác.

Nhưng thực tế không phải thế, bản chất 02 tội danh trên còn khác nhau về loại cấu thành tội phạm. Cụ thể:

Tiêu chí Tội hành hạ người khác (Điều 140) Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185)
Khách thể bị xâm hại Xâm phạm Quyền được bảo vệ về sức khỏe của người khác. Xâm phạm nghĩa vụ hôn nhân gia đình. Cụ thể là các nghĩa vụ giữa cha mẹ, con cháu, ông bà,.. trong quan hệ gia đình được quy định trong pháp luật Hôn nhân gia đình.
Loại cấu thành tội phạm – Cấu thành tội phạm hình thức: tức chỉ cần có hành vi luật định thì được xem là tội phạm hoàn thành.

– Cụ thể hành vi khách quan được quy định trong luật là: “Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185”.

– Cấu thành tội phạm vật chất: tức phải tồn tại cả 02 yếu tố: hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả thì mới xem là tội phạm hoàn thành.

– Cụ thể cấu thành quy định trong luật là:

Hành vi: Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

Hậu quả: Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần hoặc  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Tuy nhiên, sau khi đọc cấu thành luật định của 02 loại tôi danh trên thì chúng ta có thể nhận thấy điểm giống nhau đó là: người phạm tội và nạn nhân phải đều là những người có mối quan hệ lệ thuộc, chỉ là lĩnh vực lệ thuộc của 02 tội trên là khác nhau:

+ Điều 185: lệ thuộc trong hôn nhân gia đình.

+ Điều 140: lệ thuộc trong các lĩnh vực khác như: tín ngưỡng, tôn giáo, kinh tế,…

» Tư vấn luật hình sự

» Phân biệt ân xá, đặc xá và đại xá